Saturday, May 3, 2014

Ba sự giác ngộ

Hỏi: Ba sự giác ngộ

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 1-5-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Khi chúng ta đọc trong kinh điển cái biết của một vị Tu Đà Hườn đối với Niết-bàn là cái biết điều chưa từng biết thì có nghĩa là ở trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta những cái tưởng tượng những suy nghĩ của chúng ta về Niết-bàn rất hạn chế và chúng ta thường có cảm giác mình không muốn chứng Niết-bàn hay là mình không thích Niết-bàn nữa. Ví dụ như có câu chuyện người ta nói rằng có một bà Phật tử đến chùa hỏi vị sư:

-  "Tu làm sao để mau chứng Niết-bàn?

Thì vị Sư nói rằng:

- "Bà muốn chứng ngay bây giờ không?"

Thì bà suy nghĩ một lúc, bà nói:

- "Để con về lo xong việc nhà đã."

Dĩ nhiên, câu chuyện đó là một câu chuyện hài hước nhưng có ý  là chúng ta không biết điều đó nhưng chúng ta hay có ý kiến Niết-bàn là thế này Niết-bàn là thế kia, là một chuyện mà chúng ta nên đặc biệt nhìn vào thái độ của chúng ta.

Và điểm thứ hai, khi Đức Bồ Tát Ngài chưa thành tựu đạo quả Ngài có suy nghĩ như vầy: nếu có một cái gọi là thân già đau chết chi phối thì phải có cái không bị đau già chết chi phối. Đó là cái nhìn của một bậc thiện trí nghĩ đến giác ngộ giải thoát. 

Ở trong đời sống chúng ta luôn nhìn vấn đề nó phải có giải pháp, đây là khổ, đây là nhân sanh khổ thì nó phải có sự diệt khổ và phải có con đường dẫn đến diệt khổ. Câu hỏi mình tự đặt ra như vậy thật ra nó lớn chuyện chứ không phải đơn giản đời sống của chúng ta cái gì thấy cũng bế tắt hết. Nhưng một người có trí tuệ phải tìm ra thông lộ tìm ra giải pháp cho sự bế tắt đó. 

Khi Đức Bồ Tát Ngài ý thức rõ rệt rằng bản thân của Ngài những người thân của Ngài và cả cuộc đời này không có bất cứ ai thoát khỏi sanh già đau chết thì Ngài tự khởi lên một ý nghĩ rằng nếu có cái sanh, già, đau, chết, chi phối thì cũng phải có cái không bị sanh, già, đau, chết chi phối. Đó là một ý tưởng mặc dù Ngài chưa đắc đạo chứng quả nhưng ý tưởng thật sự rất vượt thoát. Do vậy một người mà hiểu sự khổ hiểu thật rõ sự khổ thì người đó có khả năng để hiểu sự diệt khổ và con đường dẫn đến sự diệt khổ.

Nên chi, trong cuộc tu tập của chúng ta đôi khi chúng ta hiểu cái kia nhờ cái này, nhờ sự đối lập của nó mà chúng ta hiểu được vấn đề. Và trong cái đối lập đó chúng ta có thể đưa trí tuệ của chúng ta trở về với cuộc sống bình thường. 

Thí dụ, mỗi lần chúng ta có sự lo âu, giao động hay phiền não thì lúc đó chúng ta nhìn vào nội tâm của mình, phải mình đang khổ và cái khổ này do không có tu tập, cái khổ này là do nội tâm của chúng ta không được vững vàng cái khổ này là do nội tâm của chúng ta vẫn chưa có được sự an lành vững chãi. Mình cứ nhìn vào đó để chấp nhận điều đó và rất thành thật về điều đó. Như vậy rất tốt cho sự tu tập của chúng ta.

 Nếu như một người bịnh và biết rằng mình đang bịnh mà mình bịnh nó là như vậy đó thì cái đó rất là cần thiết tại vì chúng ta thấy rằng nếu một người đang bịnh mà không chịu là mình có bịnh để chữa bịnh thì nói đến bàn chuyện hết bịnh thì là chuyện rất viễn vông. Chúng ta thường thích nói đến những cái gì rất viễn vông trong đời sống. Người Việt của chúng ta có bịnh, chúng ta hay nói về một thứ tương lai, tương lai thế này tương lai thế kia nhưng chúng ta không chịu nhìn hiện tại với những vấn đề của hiện tại. Thật ra không phải vấn đề hiện tại nào chúng ta nhìn chúng ta cũng thoải mái, có những vấn đề nhìn rất đau lòng. 

Thí dụ như mình đang bị phiền não chi phối, mình biết mình là người có ganh tị tật đố. Một người có khả năng nhìn vào tâm ganh tị của mình tâm đố kỵ của mình nói rằng mình đang có tâm ganh tị đang có tâm đố kị và tâm đó đang làm cho mình khổ, chuyện đó không phải là dễ nhìn. Chúng ta thường bao che, chúng ta thường làm cách này cách khác để tự đem khổ về chính mình.

Bây giờ chuyện rất đơn giản của một hành giả tu Tứ Niệm Xứ là tâm mình có tham biết mình tham, sân biết sân, tâm mình căng thẳng biết tâm đang căng thẳng, tâm mình đang phiền não biết mình phiền não, biết như vậy thấy như vậy, nhìn nhận như vậy thì đó là bước đầu tiên rất là cần thiết. Giống như mình bận thì nói mình bận thôi, nhưng chuyện này không dễ dàng. Và do vậy đối với người tu tập thì chúng ta biết tâm mình ra sao. Như cả một người đang bị nô lệ, thí dụ như họ sanh ra trong giai cấp thấp, giai cấp thủ đà la nhiều khi họ cũng không hình dung không tưởng tượng thế nào là sự tự do, thế nào là một xã hội vưọt ngoài giai cấp, họ không thể tưởng được, và họ cứ nghĩ rằng cuộc sống phải như vậy, họ sanh ra đời thượng đế đã an bài họ trong số phận người nô lệ thì họ phải cam phận, và một ngày nào đó không có chế độ nô lệ không có giai cấp đó của xã hội thì họ cảm thấy lạc lõng, họ không biết họ phải làm cái gì vì họ không có được sự hướng dẫn và họ rất là sợ sự thay đổi. 

Con người của chúng ta một khi đã rập khuôn nào đó thì chúng ta rất sợ thay đổi. Nhưng chính cái biết chưa từng biết, biết rõ cái đã cần biết và biết một cách hoàn hảo thì chúng ta mới có hi vọng tốt hơn. 

Người Phật tử Việt Nam thường nghe một câu rất xáo ngữ đó là tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, câu này rất hay nhưng kỳ thật một khi giác ngộ thấy biết điều chưa từng biết, rõ biết cái vốn đã biết, và biết một cách viên mãn đầy đủ thì ba cái biết đó là ba giai đoạn của một hành trình cuộc hành trình rất đẹp rất quan trọng và tất cả những người con Phật sẽ đi qua ./.

No comments:

Post a Comment