Thursday, November 3, 2016

Kinh Girimànanda

Kinh Girimànanda 

TT Giác Đẳng giảng tại Chùa Pháp Luân trong dịp Lễ Thượng Nguyên 2009.

Minh Hạnh chuyển biên và biên tập

TT Giác Đẳng: Bài kinh kể về Tỳ kheo Girimànanda, đệ tử Phật lâm trọng bệnh.

Thời Đức Phật còn tại thế, nếu một vị Tăng sĩ hay bất cứ người nào bệnh , có thuốc thì uống thuốc không có thuốc thì nằm ở trên giường chịu trận với cơn bệnh. Tỳ kheo Girimànanda trong một cơn bạo bệnh không phải chỉ với hơi mòn sức kiệt mà vị này cũng giống như tất cả chúng ta, một quá khứ dài thăm thẳm hiện về trong đầu như một cuốn phim dĩ vãng, trạng đi trạng lại. Những lúc bệnh, chúng ta thường có tâm trạng bi quan, thường nghĩ về quá khứ nhiều hơn, thường nhớ về những điều mà chúng ta ít có khi nào nhớ được.

Có một lần chúng tôi đến thăm một đạo hữu ngày xưa làm việc trong quân đội, có chức lớn là một vị chỉ huy trưởng đang nằm ở trên giường bệnh suốt hai tháng. Khi đến thăm, chúng tôi có hỏi, 

-“Trong hai tháng qua đạo hữu thấy như thế nào

Đạo hữu đó nói với chúng tôi:

-“Bệnh của thân thì ít, nhưng có những điều con tưởng rằng đã quên, nhưng không quên. Bây giờ nằm trên giường bệnh những thứ đó lại trở về và chẳng những nó trở về mà nó còn tạo bao nhiêu cảm xúc bồi hồi”

Đạo hữu nói tiếp, -"Thưa Thầy lần đầu tiên trong cuộc đời, con biết nghĩ đến Đức Phật." 

Vì bình thường là một người có danh vọng, có địa vị, có quyền chức, có con cái. Trong nhà cũng la rầy vợ con được, ra ngoài có anh em đồng đội, có đệ tử nên vị này chưa bao giờ nghĩ đến Đức Phật. Nhưng trong hai tháng nằm trên giường bệnh, bỗng nhiên bao nhiêu quá khứ hiện về, và vị này nói rằng, “Chưa bao giờ cảm thấy quá khứ đã trở thành một phần thân thiết của đời sống như vâỵ.” Tất cả chúng ta đều có quá khứ, tất cả chúng ta đều có dĩ vãng. Đôi khi chúng ta nghĩ mình quên đi, mình cắt đứt, mình làm hàng rào chắn lại để mình không nghĩ và không biết về quá khứ. Nhưng chúng ta không thể làm được như vâỵ. Ở một tuổi nào đó, như các em teenager (thiếu niên), những thanh niên thiếu nữ mới vào cuộc đời nhìn cuộc đời bằng mắt kiếng màu xanh. Những người đó thường nghĩ và hy vọng về tương lai. Nhưng đối với những người chín chắn, những người đã kinh qua bao nhiêu tuổi đời, chung rượu đời đã uống gần cạn, trong những lúc khắc khoải thâu đêm, những lúc bệnh nằm một mình, thì quá khứ có thể là một ám ảnh khôn nguôi. Quá khứ, dĩ vãng có thể là một điều không thể từ chối được. 

Vậy chúng ta làm gì và sống gì với quá khứ? 

Bài kinh Girimananda, trong đó Đức Phật Ngài đã dạy cho một vị Tỳ kheo lúc bệnh, nên nhìn về quá khứ như thế nào gọi là nhìn khôn ngoan. Chúng ta nghĩ về dĩ vãng như thế nào gọi là nghĩ một cách thiện xảo, nghĩ một cách lợi ích. Làm sao chúng ta tựa trên quá khứ để làm một bước nhảy vọt đi đến bến bờ giác ngộ giải thoát. Quá khứ có vui có buồn, có những điều chúng ta muốn nhớ và những điều chúng ta muốn quên. Ở đây vấn đề đó thật sự không quan trọng mình thích hay không thích, mình hãnh diện hay cảm thấy nhục nhã, hay điều đó chúng ta cảm thấy tưởng tiếc hay muốn phủi tay. Vấn đề ở đây là chúng ta nhìn, chúng ta nhớ, chúng ta nghĩ về quá khứ như thế nào mà Đức Phật gọi là khôn ngoan.

Chúng ta hãy trân qúi những lời dạy của Đức Phật, bởi vì những lời dạy này sẽ cho chúng ta rất nhiều gợi ý quan trọng. 

Chánh Văn

Evamme sutam. Ekam. samayam. Bhagavā Sāvatthiyam. viharati Jetavane Anāthapit.hapin.d.ikassa ārāme.
Tena kho pana samayena āyasmā Girimānando ābādhiko hoti dukkhito bāl.hagilāno.
Atha kho āyasmā Ānando yena Bhagavā tenupasan.kami upasan.kamitvā Bhagavantam. abhivādetvā ekāmantam.nisīdi.
Ekamantam. nisinno kho āyasmā Ānando Bhagavantam. etadavoca.
Āyasmā bhante Girimānando ābādhiko dukkhito bāl.hagilāno.
Sādhu bhante Bhagavā yenāyasmā Girimānando tenupasam.kamatu anukampam. upādāyāti.

Như vầy tôi nghe
Một thời Thế Tôn
Ngự tại Kỳ Viên tịnh xá
Của trưởng giả Cấp Cô Độc
Gần thành Xá Vệ
Lúc ấy thầy Tỳ kheo
Ghi Ri Ma Nan Da
Thọ bệnh trầm kha
Vật vã đau đớn
Thị giả A Nan Đa
Động lòng trắc ẩn
Vào nơi Phật ngự
Đảnh lễ Thế Tôn
Ngồi xuống một bên
Bạch Đức Thế Tôn
Thầy Ghi Ri Ma Nan Đa
Thọ bệnh trầm kha
Vật vã đau đớn
Xin Đức Thế Tôn
Dủ lòng bi mẫn
Quang lâm thăm viếng.

Sace kho tvam. Ānando Girimānandassa bhikkhuno upasan.kamitvā dasa saññā bhāseyyāsi.
T.hānam. kho panetam. vijjati yam. Girimānandassa bhikkhuno dasa saññā sutvā so ābādho t.hānaso pat.ippassambheyya.
Katamā dasa?
Aniccasaññā anattasaññā asubhasaññā ādīnavasaññā pahānasaññā virāgasaññā nirodhasaññā sabbaloke anabhiratasaññā sabbasan.khāresu aniccasaññā ānāpānassati.

Lúc ấy Đức Phật dạy:
Này A Nan Đa
Hãy thay Như Lai 
Đến chỗ Tỳ kheo
Ghi Ri Ma Nan Đa
Truyền dạy cho thầy
Mười pháp quán tưởng,
Giảng giải tận tường
Minh bạch thông suốt
Bệnh nhân được nghe
Chú tâm lãnh hội
Bệnh tình trầm kha
Có thể thuyên giảm
Này A Nan Đa
Hãy lắng nghe kỹ
Mười pháp quán tưởng
Gồm những pháp nào?
Quán tưởng vô thường
Quán tưởng vô ngã
Quán tưởng bất tịnh
Quán tưởng hệ lụy
Quán tưởng đoạn tận
Quán tưởng ly dục
Quán tưởng tịch tịnh
Quán tưởng vô trước
Quán tưởng yểm ly
Quán niệm hơi thở.

Katamā cānanda aniccasaññā.
Idhānanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti pat.isañcikkhati.
Rūpam. aniccam.
Vedanā aniccā. 
Saññā aniccā.
San.khārā aniccā.
Viññān.am. aniccanti.
Iti imesu pañcasu upādānakkhandhesu aniccānupassī viharati.
Ayam. vuccatānanda aniccasaññā.

Này Anan Đa
Phàm thầy Tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Hàng nên quán tưởng
Sắc uẩn vô thường
Thọ tưởng hành thức
Cũng hằng biến hoại
Này A Nan Đa
Như vậy vị ấy
Quán niệm vô thường
Với năm thủ uẩn
Như Lai gọi là
Quán tưởng vô thường.

Chúng ta đi vào phần một của kinh văn. 

Trước nhất sự việc này xảy ra tại chùa Kỳ Viên. Chùa Kỳ Viên là ngôi chùa ở thành Xá Vệ, kinh đô của xứ Kiều Tát La hay còn gọi là xứ Kosala. Chùa Kỳ Viên do ông trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường đến Đức Phật. Ngôi chùa có tên là Anāthapithapindikassa Jetava Vihara. Câu chuyện kể rằng, ông trưởng giả Cấp Cô Độc khi đi qua thành Vương Xá gặp Đức Thế Tôn đã phát tâm muốn dâng cúng một ngôi chùa cho Đức Phật. Ông bạch hỏi Đức Phật, “Thế nào là một nơi thích hợp cho Ngài?”. Đức Phật trả lời rằng một nơi nào không quá xa xóm làng để đi khất thực, không quá gần chỗ huyên náo để giữ được sự thanh tịnh là nơi thích hợp. Người đàn tín với tấm lòng rất trong sạch này đã làm một chuyện mà không ai có thể tưởng nghĩ ra được. Ông đến gặp một ông hoàng tên là Jeta để hỏi mua lại công viên đẹp của hoàng tử Jeta.

Thời bây giờ có những miếng đất người ta bán ở bên ngoài tại vì người ta không đủ tiền trả hay là vì lý do gì đó họ phát mãi. Nhưng mua một vườn cảnh của một ông hoàng tử thời xưa thì thật sự  không ai dám làm chuyện đó và chỉ có ông Cấp Cô Độc thôi. Lý do là ông thấy chỗ đó thích hợp, không quá xa thành Xá Vệ và cũng không quá gần và có cây cao bóng mát cảnh trí rất u nhã tươi đẹp. Có lẽ suốt đời của Thái Tử Jeta chưa bao giờ nghe ai  đòi mua công viên nghỉ mát của mình. Ông hoàng Jeta nghe như vậy thì ông có một câu trả lời  "Tôi thật tình không muốn bán vì tôi không cần tiền, nhưng thấy ông khẩn khỏan quá thì thôi tôi sẽ ra giá nếu ông thích thì ông cứ mua." Cái giá  là vàng trải đến đâu thì lấy đất đến đó. 

Ông Cấp Cô Độc suy nghĩ một chút thì ông hoàng nói,

-“ Mắc quá phải không?” 

-“Không tôi đang nghĩ là lấy vàng ở đâu về để trải cho xứng.

Và ông Cấp Cô Độc đã lấy vàng trải trên đất để mua khu vườn đó làm chùa cúng dường Đức Phật. Từ đó về sau chùa có tên là Bố-kim-tự, bố kim nghĩa là trải vàng Nhưng trong lúc ông Cấp Cô Độc đang trải vàng thì hoàng tử Jeta đến gặp ông Cấp Cô Độc và nói với rằng:

-“ Ông chỉ có thể trải vàng ở đất trống thôi nhưng  chỗ có cây thì làm sao ông trải vàng được và ông không được phép ông đốn cây. Nhưng ông đã phát tâm mạnh mẽ cúng dường cho Đức Phật như vậy, thì phần nào đất trống ông trải vàng thì kể như là ông cúng cho Đức Phật còn phần nào là cây thì coi như phần đó tôi cúng cho Đức Phật.”

Về sau này những nhà dịch giả Trung Hoa đặc biệt là Ngài An Thế Cao và Ngài Huyền Trang Ngài dịch là "Kỳ thọ Cấp Cô Độc Viên". 

-Kỳ lấy từ chữ Jeta là Kỳ Đà, 
-Thọ là cây, Kỳ thọ là cây của Thái Tử Kỳ Đà. 
-“Cấp Cô Độc Viên” nghĩa là vườn của Cấp Cô Độc.
-"Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên", nghĩa là vườn của Cấp Cô Độc mà cây của Thái Tử Kỳ Đà. Khi tụng kinh chữ Hán qúi vị cũng nghe câu này.

Tại nơi đây Đức Thế Tôn đã an cư trong nhiều năm, lâu nhất trong tất cả những nơi mà Đức Thế Tôn ở trong suốt 45 năm hoằng đạo của Ngài.

Trong bài kinh có một vị Tỳ Kheo tên là Girimànanda bị bệnh. Thời bấy giờ không có thuốc để chữa, Tôn Giả Ananda thị giả Đức Phật khởi lòng bi mẫn. Tôn Giả Ananda là một thị giả rất đặc biệt, không những là người luôn luôn chăm sóc thì giờ của Đức Phật hay sự sống của Đức Phật, Tôn Giả còn luôn nghĩ tới lợi ích của thập phương bá tánh, nghĩ tới lợi ích của chư Tỳ kheo. Tôn Giả có đức độ rất quan trọng mà ngày nay chúng ta phải học. Chúng tôi thường thấy qúi Phật tử đi chùa, đôi khi vì thương chư Tăng muốn bảo vệ chư Tăng, thành ra có những công việc hoằng pháp qúi vị không muốn. Sợ chư Tăng mệt hay sợ có người lạ đến làm phiền. Những việc đó thật ra qúi vị chỉ thương chư Tăng chứ đôi khi qúi vị không nghĩ đến việc hoằng pháp. Hay có đôi khi qúi vị chỉ nghĩ đến việc hoằng pháp mà không nghĩ đến chư Tăng. 

Nhưng Tôn Giả Ananda rất đặc biệt vừa lo cho Đức Phật và đồng thời tìm mọi cách để cho mọi người được hưởng lợi ích về sự có mặt của Đức Phật trên thế gian này. Nên khi nghe Tôn Giả Girimànanda bị bệnh nặng, Tôn Giả Ananda nghĩ rằng hình ảnh và âm thanh của Đức Phật là một sự an ủi vô biên với một người đang bị bịnh và dĩ nhiên là pháp nhũ của Đức Phật sẽ tưới tẩm được tâm hồn của một người đang ở trong cơn bệnh hoạn khổ đau như vậy. Tôn Giả đến bạch Đức Phật, Đức Phật nói những lời này cho Ngài A-Nan-Đa học thuộc và nói lại cho Tỳ Kheo Girimànanda. Không phải Đức Phật không có lòng từ, nhưng có một lý do rất đặc biệt. 

Có một điều chúng tôi hơi tiếc là trong bản dịch có dùng chữ quán tưởng. Trong danh từ chuyên môn của Phật học, chữ saññā dịch là quán tưởng thì thật ra không chính xác. Ở đây dùng chữ dasa saññā tức là 10 pháp tưởng. Chữ tưởng ở đây tức là nghĩ về, nhớ về, hoài niệm, hồi tưởng nghĩ đến sự việc mình đã trải qua gọi là tưởng.

Như chúng tôi đã nói khi bịnh và đặc biệt là lâm trọng bệnh, chúng ta nghĩ ít về tương lai, nhưng lúc bấy giờ quá khứ là một cuốn phim dĩ vãng hiện về rõ từng nét một chưa bao giờ nhiều như vậy, chưa bao giờ lôi kéo chúng ta trở về quá khứ nhiều như vậy và chưa bao giờ làm cho chúng ta tha thiết về quá khứ như vậy. Đức Phật Ngài dạy khi nghĩ về quá khứ chúng ta nên nghĩ về điều gì.

Đức Phật dạy có mười khía cạnh hay là mười ý nghĩa hoặc giả là mười cách suy nghĩ về quá khứ.
Mười suy nghĩ về quá khứ là gì? Đó là:

1. Tưởng về sự vô thường,
2. Tưởng về sự vô ngã, 
3. Tưởng về bất tịnh,
4.  Tưởng về hệ lụy, 
5. Tưởng về đoạn tận,
6.  Tưởng về ly dục,
7.  Tưởng về tịnh tịch,
8.  Tưởng về vô trước, 
9. Tưởng về yểm ly
10.  Tưởng về hơi thở. 

Trong này có một vài ý nghĩa rất đặc biệt,  thí dụ tại sao hơi thở lại dùng chữ tưởng? Trước nhất là chúng ta nói: 

1. Tưởng về sự vô thường
Giả sử trong cuộc đời của một người Việt Nam nào đó đã có mấy lần trắng tay để làm lại cuộc sống. Từ ngoài Bắc rồi chiến tranh làm nhà cửa tan nát, phải gây dựng lại sự nghiệp. Đến 1954 chia đôi đất nước lại bỏ đất vườn, gồng gánh vợ con đi vào trong Nam, đến năm 1975 bỏ tất cả để đi ra nước ngoài. Mỗi một chuyến đi như vậy, những gì giữ lại trên đôi tay bé nhỏ của mình còn rất ít và người đó làm lại cuộc đời. Người đó có thể có nhiều cách suy nghĩ hoặc là ngồi đó mà buồn và có đôi khi buồn quá, cũng hát bài.“ Sàigòn ơi, ta đã mất người trong cuộc đời.....” Nhưng người đó cũng có thể suy nghĩ rằng cuộc sống đúng là bất định, “Ở đời tay lại trao tay”, từ tay này trao qua tay khác, đúng là vô thường. Nếu có cái gì để nhớ, có bài học gì để đáng học về cuộc đời thì một ở trong 10 bài Đức Phật dạy chúng ta, đó là học về sự vô thường.

Với HT Tăng Thống  chúng tôi thỉnh thoảng có nghe Ngài nói về một việc, Ngài nói rằng, “ Những chuyện về địa vị, danh vọng, chức phận thật ra chỉ là bổn phận, chỉ là sự nhọc nhằn thôi.” Có nhiều khi Ngài lại nói thẳng với một vài cặp vợ chồng trẻ rằng, “Hôn nhân là bổn phận chứ không phải là hạnh phúc đâu”. Nói đến bổn phận có nghĩa là sanh ra làm người, mỗi người đóng một vai giống như đào kép lên sân khấu, vai làm cha, vai làm mẹ, vai làm vợ, vai làm chồng, vai làm trụ trì, vai làm chức vụ này chức vụ khác. Những vai trò đó nếu nói được thì không biết có bao nhiêu nhưng trách nhiệm thì vô số. Khi sống với những vai trò đó, qúi vị thấy rồi. Như vậy khi chúng ta lớn tuổi nhìn lại những cuộc đời đi qua thì chúng ta thấy một điều rằng đúng, sai, phải, quấy, đẹp, xấu, khen chê, vui, khổ, vinh, nhục, "tất cả rồi cũng đi qua".

Trong một câu chuyện, một vị vua Do Thái tên là Solamôn nghe đồn về một chiếc nhẫn kỳ diệu. Nếu ai buồn nhìn chiếc nhẫn đó với sự tập chú lắng đọng tâm tư, thì bao nhiêu sự phiền muộn sẽ vơi đi. Vua nghe như vậy thích lắm, nhà vua nghĩ rằng mình phải làm sao có được chiếc nhẫn đó. Vị quốc sư tâu với nhà vua rằng. “Muôn tâu Hoàng Thượng chiếc nhẫn đó có một điều kỳ lạ lắm, khi buồn nhìn chiếc nhẫn thì sẽ hết buồn, nhưng nếu Hoàng Thượng đang vui, đang hạnh phúc mà nhìn chiếc nhẫn đó thì sẽ mất vui, thôi Hoàng Thượng đừng có tìm chiếc nhẫn đó để làm gì.”. Nhà vua không nghe, vì một chút hiếu kỳ nghĩ rằng mình làm vua thì cái gì mình muốn thì phải được. Cuối cùng nhà vua cũng làm chủ được chiếc nhẫn. Khi cầm chiếc nhẫn trên tay nhà vua chỉ thấy trên đó ghi vỏn vẹn một giòng chữ rất ngắn là "Cái gì rồi cũng qua."

Cái gì rồi cũng qua”, thưa qúi vị, có những lúc buồn bạn bè, buồn vì tình duyên, buồn về công ăn việc làm, buồn về nhân tình thế thái  lúc đó chúng ta nhìn câu "cái gì rồi cũng qua" mình thấy ấm áp vô cùng. Thời gian là một phương thuốc nhiệm màu, nhưng khi đang vui, cuộc đời màu xanh và niềm hy vọng đang dâng lên mà nhìn cuộc đời cái gì cũng qua thì hầu như mình cảm thấy mất hứng cảm thấy không còn vui nữa. Nhưng quả thật có bài học lớn nhất mà Đức Phật Ngài nói rằng "Nếu mình ngồi nhớ về quá khứ, nhớ về dĩ vãng thì thay vì mình buồn là, hồi trước tại sao có người đó họ phụ mình. Tại sao hồi xưa mình có nhiều mà bây giờ mình lại không có. Tại sao hồi trước mình trẻ bây giờ mình già v.v...” Khi nghĩ như vậy Đức Phật Ngài bảo đó là "Ayoniso manasikāra" tức là nghĩ một cách không có thiện xảo, không khôn ngoan. Nếu nghĩ một cách khôn ngoan là từ tất cả những điều đó chúng ta có bài học, tất cả là vô thường, cuộc đời là như vậy.

Có một vị thi sĩ viết câu, “Đời là thế, thiên thu sầu bất diệt” Nhưng thật ra đạo Phật không nói đến chữ sầu mị. Đạo Phật nói bài học là vô thường, có thể chúng ta sẽ đọc được từ cái ý nghĩa rất là đẹp. Đó là dù đúng, dù sai, dù phải, dù quấy, dù đẹp, dù xấu, dù chánh, dù tà, dù sang, dù hèn, tất cả rồi sẽ đi theo thời gian. Tất cả rồi cũng sẽ trở về quá khứ và tất cả rồi sẽ đi qua. 

Trái đất chúng ta đang sống, kể cả Thái Dương Hệ cũng bị hư hoại.  Ngày nay khoa học đã chứng minh một cách rõ ràng và khẳng định một cách rất chắc chắn rằng nó cũng có tuổi của nó có nghĩa là đến một giai kỳ nào đó cả một hệ thống Thái Dương Hệ của chúng ta sẽ trở thành cát bụi, trở thành hư vô. 

Do vậy bài học Đức Phật khuyên chúng ta nên sống với dĩ vãng là, Nếu phải nhớ về dĩ vãng, nếu phải nhìn về dĩ vãng thì đừng ngồi đó để mà tưởng tiếc, ngồi đó để mà nhai đi nhai lại mà chúng ta nên thắm thía một điều rằng ở đời cái gì nó cũng qua, cuộc đời nó là một quyển sách mà thôi.

Chúng ta trở lại với bài kinh.

Này Ananda 
Phàm thầy Tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Hàng nên quán tưởng

Đức Phật thường dạy chúng ta phải suy tư và có thể thâm nhập, thấm thía được những gì mà chúng ta quán tưởng thì ở những chỗ thanh tịnh là một việc rất cần thiết. Thí dụ như trong một đêm trường tỉnh mịch ngồi một mình, trong những giờ phút đó, những giờ phút chúng ta có thể chiêm nghiệm được những điều mà bình thường chúng ta không chiêm nghiệm được. Nên Đức Phật thường khuyên các vị Tỳ kheo tu tập nên sống ở nơi thanh tịnh.

- Sắc uẩn vô thường. Ngôn ngữ này rất bác học, trong kinh Phật ngày xưa khi nói rùpam. aniccam. người Ấn Độ nghe hiểu liền, nhưng khi dịch ra tiếng Việt nghe có vẻ xa vời. Qúi vị nghe "Sắc tức thị không, không tức thị sắc," hay "sắc thọ tưởng hành thức" nghe ngôn ngữ rất bác học, nhưng trên thực tế là "rùpam. aniccam." có nghĩa “sắc là vô thường”. Thưở nào chúng ta trẻ, bây giờ chúng ta già. Thú thật với qúi vị Phật tử lúc chúng tôi đặt chân đến Houston năm 1983, chúng tôi gặp rất nhiều Phật tử rất trẻ nhưng bây giờ trên đầu tóc đã bạc rồi, thay đổi rất nhiều, thân này thay đổi.

- Thọ cũng thay đổi, thọ là cảm giác. Không thể vui hoài và không thể buồn hoài. Bây giờ qúi vị làm một cuộc đánh cá là khi nào qúi vị buồn qúi vị thử đánh cá với người khác là tôi sẽ giữ cái buồn này liên tục bảy ngày hoặc có thể buồn một tháng thì qúi vị sẽ rất ngạc nhiên là cho dù qúy vị muốn buồn đi nữa cũng không thể buồn hoài, chỉ buồn một lúc rồi tự nhiên thay đổi. Con người có nhiều khi người ta gọi là có cơn nhưng không phải là có cơn mà Đức Phật gọi là vô thường, không thể buồn hoài. Vui cũng vậy. Nếu quý vị khẳng định với mọi người tôi sẽ giữ cái vui cho đến một tuần một tháng, thật ra không thể giữ mãi niềm vui. Ngày nào qúi vị đi shopping, mua vật gì mình thích, đem về để trong nhà nhìn. Thử xem quý vị vui với vật đó được bao lâu. Nhiều khi chưa tới một ngày, qúy vị sẽ quên và không thích nữa. Chúng tôi có nghe một vị Phật tử nói lúc mua món đồ rất thích, nhưng đem về để trên xe không mang xuống nữa và khi đem bỏ ở garage 10 năm cũng chưa dùng tới, nhưng lúc mua thì thích lắm. Do vậy Đức Phật nói cảm thọ là vô thường.

- Tưởng là gì? Tưởng là ký ức, là dĩ vãng. Chúng ta có những hoài niệm là đẹp, là xấu, là thích, hay không thích. Những điều đó cũng vô thường.

Hành là những hành động như là thiện, là ác, hay những chủ trương, những quan kiến. Lúc trẻ mình cho rằng, làm trai phải tề gia trị quốc bình thiên hạ v.v... Nhưng đến tuổi nào đó chúng ta có quan niệm khác đi và cái đúng sai phải quấy trong đời sống chỉ có giá trị tương đối.

Thức là những giác quan như là thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Lúc còn nhỏ mình thích ăn nếp bây giờ thấy bánh tét ở trong tủ lạnh thì không muốn ăn nữa. Hoặc vị nào đó lúc nhỏ thấy bánh trung thu hấp dẫn nhưng bây giờ nhìn bánh trung thu không có cảm giác gì hết. 

Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều vô thường. Đức Phật Ngài nói rằng sắc, thọ, tưởng, hành, thức nếu chúng ta nhớ nên nhớ rằng nó vô thường, thay đổi.


Chánh Văn

Katamā cānanda anattasaññā? idhānanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti pat.isañcikkhati. Cakkhum. anattā. Rūpā anattā. Sotam. anattā. saddā anattā. ghānam. anattā. gandhā anattā, Jivhā anattā rasā anattā. Kāyo anattā phot.t.habbā anattā mano anattā dhammā anattāti. Iti imesu chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu anattānupassī viharati ayam. vuccatānanda anattasaññā.

Này Ananda
Phàm thầy Tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Hằng nên quán tưởng
Từ mắt tai mũi
Đến lưỡi thân ý
Chúng là vô ngã
Từ sắc thanh hương
Đến vị xúc pháp
Thảy đều vô ngã
Này Ananda
Như vậy vị ấy 
Quán niệm vô ngã
Sáu căn sáu cảnh
Như Lai gọi là
Quán tưởng vô ngã.

Katamā cānanda asubhasaññā? Idhānanda bhikkhu imameva kāyam. uddham. pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantam. pūrannānappakārassa asucino paccavekkhati: atthi imasmim. kāye kesā lomā nakhā dantā taco mam.sam. nahārū at.t.hī at.t.himiñjam. vakkam. hadayam. yakanam. kilomakam. pihakam. papphāsam. antam. antagun.am. udariyam. karīsam. pittam. semham. pubbo lohitam. sedo medo assu vasā khel.o sin.ghānikā lasikā muttanti. Iti imasmim. kāye asubhānupassī viharati. Ayam. vuccatānanda asubhasaññā.

Nầy Ānanda
Phàm Thầy Tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Hằng nên quán tưởng
Từ chân trở lên
Từ đầu trở xuống
Bì da bao bọc
Chứa vật không sạch,
Tính chất khác nhau
Hình dạng sai biệt
Tóc, Lông, Móng, Răng,
Da, Thịt, Gân, Xương, 
Tủy, Thận, Tim, Gan,
Cơ hoành, Lá lách, 
Phổi, Ruột già, Ruột non, 
Vật thực chưa tiêu
Phẩn, Mật, Đàm, Mủ, 
Máu, Mồ hôi, Mỡ, 
Nước mắt, Dầu da, 
Nước miếng, Nước mũi,
Nước nhớt, Nước tiểu.
Này Ananda
Như vậy vị ấy
Quán niệm bất tịnh
Đối với thân này
Như Lai gọi là
Quán tưởng bất tịnh.

Katamā cānanda ādīnavasaññā? Idhānanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti pat.isañcikkhati. Bahudukkho kho ayam. kāyo bahuādīnavoti. Iti imasmim. kāye vividhā ābādhā upajjanti. Seyyathidam. cakkhurogo sotarogo ghānarogo jivhārogo kāyarogo sīsarogo kan.n.arogo mukharogo dantarogo kāso sāso pināso. d.aho, jaro. Kucchirogo mucchā pakkhandikà sulā visūcikā kut.t.hham. gan.d.o kilāso soso apamāro dandu kan.d.u kacchu rakhasā vitacchikā lohitam. pittam. madhumeho am.sā pil.akā. bhagan.d.alā pittasamut.t.hānā ābādhā semhasamut.t.hānā ābādhā vātasamut.t.hānā ābādhā sannipātikā ābādhā utuparin.āmajā ābādhā visamaparihārajā ābādhā opakkamikā ābādhā kammavipākajā ābādhā sītam. un.ham. jighacchā, pipāsā uccāro passāvoti. Iti imasm.im. kāye ādīnavānupassī viharati. Ayam. vuccātananda ādīnavasaññā.

Này A Nan Đa
Phàm thầy Tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Hằng nên quán tưởng
Nơi thân thể ta
Nguyên nhân tội khổ
Đầy dẫy hệ lụy
Nhiều tật nhiều bệnh
Bệnh mắt, bệnh tai,
Bệnh mũi, bệnh lưỡi,
Bệnh thân, bệnh đầu,
Bệnh ngoài vành tai,
Bệnh răng, bệnh ho,
Bệnh suyễn, sổ mũi,
Bệnh sốt, bệnh già,
Đau bụng, cảm mạo,
Thổ huyết, bệnh ruột,
Thổ tả, bệnh cùi
Ung nhọt, ghẻ lở,
Bệnh lao, trúng gió,
Bệnh sảy, bệnh ngứa,
Ban trái, huyết đảm,
Tiểu đường, bệnh trỉ,
Mụt nhọt, ung loét,
Bệnh sanh do mật,
Bệnh sanh do đàm.
Niêm dịch, gió máy,
Bệnh do dịch vị,
Bệnh do thời tiết,
Bệnh do lao lực,
Bệnh do trùng hợp,
Bệnh do nghiệp sanh
Cùng sự lạnh nóng
Đói khát hằng ngày
Đại tiện, tiểu tiện
Này Ananda
Như vậy vị ấy 
Quán niệm nguy hại
Đối với thân này
Như Lai gọi là
Quán tưởng hệ lụy.

2 - Quán Tưởng về Vô Ngã

Đức Phật thường cho chúng ta cái nhìn toàn diện về đời sống này, chúng ta còn nhìn toàn diện theo nhiều cách, ví dụ hồi nãy chúng ta nói đến sắc, thọ, tưởng, hành, thức, tức là thân và tâm là một sự toàn diện đối với cái gọi là "ta" là "tôi". 

Nhưng Ngài cũng cho chúng ta một cái nhìn toàn diện khác đó là khi quán tưởng về vô ngã là thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, hay là nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, tỷ thức, thân thức, ý thức, đó là mặt toàn bộ sự sống của chúng ta qua sáu thức đó. Đức Phật Ngài dạy chúng ta là nên dùng sáu thức đó là hữu ngã hay là vô ngã. Nói một cách khác chúng ta có quyền với nó hay  chúng ta không có quyền với nó. Thì ở đây Đức Phật Ngài đã khẳng định một điều là thật ra đối với điều đó chúng ta không có nhiều quyền đối với nó. 

Dĩ nhiên, qúi Phật tử sống ở một nơi như Hoa Kỳ mình ăn những gì mình muốn, mình có thể mua sắm cái gì mình thích, hoặc giả mình đi đến nơi thật sự muốn đi, nhưng trên thực tế đôi khi có những điều chúng ta không muốn nếm chúng ta cũng phải nếm, có điều chúng ta không muốn nghe chúng ta cũng phải nghe, có điều chúng ta không muốn thấy chúng ta cũng phải thấy, có điều chúng ta không muốn suy nghĩ chúng ta cũng phải suy nghĩ, cái đó gọi là vô ngã tại vì nó không nằm theo ý muốn của chúng ta. Do đó khi nhìn về các căn; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,  chúng ta thấy rằng  tất cả cái đó đều là vô ngã. Thì Đức Phật Ngài dạy chúng ta nên quán tưởng vô ngã qua lục căn của mình.

3 - Quán Tưởng về Bất Tịnh

Và khi Ngài dạy chúng ta nên nhìn lại tưởng về sự bất tịnh, tức là cái gì mình đã trải qua trong cuộc đời, có những hình bóng mỹ miều, có những điều thấy ở bên ngoài rất rộng rất đẹp rất là khả ái, Ngài cho biết rằng tất cả chúng ta dù là thân mình hay thân người, dù là già, dù là trẻ, thì ở trong đó đều là cái bọc da chứa toàn tóc, lông, móng, răng, da, thịt, xương, tủy, những chất này mình nhìn thấy sự bất tịnh.

Có một vài ấn tượng nhỏ ở trong cuộc đời mà ấn tượng đó chúng ta thấy rằng không có ý nghĩa nhưng lại ảnh hưởng rất lớn. Ở trong kinh kể câu chuyện về một thanh niên rất giàu có sanh trong một gia đình thế gia vọng tộc tên là Yasa, thanh niên này sống đời sống nhung lụa không thiếu một món gì hưởng thụ mà vị này muốn mà không có, nhưng một đêm tối thức dậy khoản nửa đêm bỗng nhiên vị này cảm thấy trong phòng hơi chật không thích nữa muốn đi ra sân hóng gió một chút, vị này đi băng ngang qua nhà trên là một sảnh đường rất rộng nơi đó hồi chiều có một buổi tiệc rất sang trọng do cha mẹ của Yasa mở tiệc khoản đãi những người bạn của Yasa, và hồi tối này cách đây có vài giờ thôi Yasa đã nhìn thấy những vũ công trong những xiêm y rất đẹp và được trang điểm đẹp đẽ, những vũ công này đã múa những vũ điệu đẹp mắt, tuy nhiên vì cả buổi tối vũ múa hát mệt quá do đó những vũ công này đã vào một phòng nhỏ để ngủ và khi ngủ như vậy thì có lẽ lúc đó không tiện nghi và những người vũ công ca hát thời đó người ta không được ưu đãi không có phòng riêng và họ ngủ trong phòng không có giường nhiều thành ra họ lấy cái gì chêm đầu được thì chêm, có gì trải lưng thì họ trải để ngủ. Yasa đã tình cờ đi ngang bắt gặp được một cảnh tượng những nàng vũ nữ kiều diễm hồi chiều đã trình diễn những màn vũ rất đẹp mắt nhưng bây giờ thì nằm đó, cách ngủ cách thở cách nằm la liệt son phấn nhễ nhãi, Yasa tự nhiên cảm thấy cuộc đời thật sự không đẹp như mình thấy mà nó còn có bề trái của nó, và Yasa đã rời nhà đi một mình trong đêm tối vừa đi vừa chắc lưỡi  than vãn, cuối cùng Yasa gặp Đức Phật.

Câu chuyện đó về sau Đức Phật kể như vầy, một người mà nhìn thấy người khác đang nằm ngủ ở trong một trạng thái không được đẹp mắt chuyện đó rất thường thấy trong đời sống chúng ta, cũng như mình thấy không biết bao nhiêu người già người bệnh người chết nhưng cái thấy của chúng ta không có tác động tâm tư mãnh liệt như Thái Tử Sĩ Đạt Đa đã thấy tại vì chúng ta không có túc duyên, nhưng Yasa thì Đức Phật Ngài dạy rằng trong một tiền kiếp rất xa xưa Yasa lúc bấy giờ là một người giàu lòng từ thiện, đã làm một việc ít có người làm đó là đi nhặt những xác chết không có thân nhân, thời xưa có nhiều người sống không nhà lang thang rồi khi chết ở đầu đường xó chợ không ai hoả táng, thì một phần những người họ nằm chết như vậy giống xác một con chó con mèo thấy rất đau lòng cho một kiếp người chết mà không có ai chôn cất hỏa táng, một phần nữa là Yassa cũng muốn giữ cảnh đẹp vệ sinh cho phố phường nên lúc bấy giờ Yasa đã cùng với những người bạn của mình làm việc từ thiện là nghe ai đó ở đâu có xác chết vô chủ thì Yasa và những người bạn đến đó tẩn liệm đàng hoàng như là một sự tôn trọng đối với người chết. Có một lần tiền thân của Yasa lúc đang thiêu một xác chết thì bắt gặp một cảnh người chết là phụ nữ có thai và cái thai đó lớn rồi. Có lẽ là qúi Phật tử ở đây thì qúi vị không thấy cảnh này tại vì lâu lâu qúi vị đến một vài nhà quàn để dự lễ hoả táng thì người ta để xác ở trong quan tài rồi họ đẩy vô trong lò thiêu đậy nắp lại rồi bấm điện thì qúi vị không thấy gì hết nhưng nếu qúi vị muốn biết câu chuyện mà chúng tôi kể qúi vị qua Ấn Độ một chuyến đến sông Hằng, một người chết họ xếp một lớp củi rồi để xác lên trên rồi đốt, vị nào yếu bóng vía mà nhìn thấy cảnh thiêu xác ban đêm ngủ không được là tại vì cảnh tượng xác con người khi hoả táng thì có nhiều cảnh cũng ghê, con người rút lại có khi giống xác chết ngồi dậy rồi họ phải lấy cây lấy chỉa họ xăm xoi để xác nằm yên không cựa quậy để họ thiêu. Thì lúc đó xác chết là một thai phụ khi hoả táng thì thai nhi bỗng nhiên bị lòi ra bên ngoài và nhìn xác chết đã ghê rồi mà thai nhi ở trong xác chết bị đẩy ra bên ngoài như vậy thì cái hình ảnh rất hãi hùng ghê tởm. Bỗng nhiên Yasa lúc bấy giờ ở trong một kiếp xa xưa có ấn tượng là mặc dù mình thấy thai nhi ghê rợn như vậy, mình cũng đã từng sống những phút giây trong bụng mẹ như vậy, tất cả mọi người đã từng sống trong bụng mẹ như vậy, và cảnh tượng đó tuy là ghê rợn nhưng lửa cháy một lúc là hết, tuy nhiên sự bất tịnh ở trong người mình là một điều mình không phủ nhận được, như Đức Phật nói là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, xương, v.v... những thứ đó suy nghĩ thì mình sẽ thấy nó bất tịnh đến mức độ nào, cái ấn tượng đó đã in sâu vào trong tiềm thức của Yasa nên chi ở trong kiếp Đức Phật Ngài ra đời Yasa chỉ nhìn thấy một cô vũ công nằm ngủ mà bỗng dưng cảm thấy chán đời và đi xuất gia là nhờ ấn tượng của quá khứ. Thành ra đôi khi quán về bất tịnh nó lại tạo cho hành giả có được một chất xúc tác rất mạnh mẽ để giúp trừ tâm bớt dính mắc đối với các pháp.

4 - Quán Tưởng về Hệ Lụy

Ở đây Đức Phật Ngài đề cập đến một cái khía cạnh khác,  Ngải nói một danh sách về những chứng bệnh. Hồi nhỏ khi đọc danh sách này chúng tôi cũng sợ, có một lần chúng tôi hỏi Ngài Tịnh Sự "Bạch Ngài không biết mình lớn lên có bị hết những chứng bệnh này không?" thì Ngài cười, Ngài nói "Không chừng còn nhiều hơn vậy nữa đó con." Thì thưa qúi vị danh sách các chứng bịnh chỉ là bài pháp của Đức Phật, Đức Phật chỉ trưng dẫn một số bệnh thôi. Đức Phật Ngài gọi thân của chúng ta là một ổ bệnh tật. Ổ kiến lửa người ta gọi là ổ vì có rất nhiều kiến lửa, thì ở đây Ngài nói ổ bệnh tật, con người chúng ta thấy bình thường như vậy nhưng lại có đủ thứ bệnh và cái bệnh đó là cái hệ lụy của kiếp nhân sinh, bệnh đó là khổ nạn của cuộc sống và các chứng bệnh đó ai cũng có hết. Ngày hôm nay khi chúng ta đau, như có lần chúng tôi sang Thái Lan bị nhức răng rất mãnh liệt đến đỗi chúng tôi không có làm được gì hết, và có  mấy người Thái, họ rất tử tế chở chúng tôi vào bệnh viện và khi  vào bệnh viện gặp bác sĩ  họ khuyên không nên nhổ răng tại vì ngày mai có chuyến bay về Mỹ thì đừng nhổ răng nhưng họ sẽ cho uống thuốc cầm đau, họ cho chúng tôi uống thuốc đến bốn ngày sau nó cũng không đau. Thì khi chúng tôi bị đau răng như vậy chúng tôi nhớ chuyện là ngày hôm nay mình bịnh mà có thuốc như vậy thời Đức Phật còn tại thế không có thuốc đau răng chắc những người bịnh họ đau khủng khiếp lắm. Và khi Đức Phật Ngài nói thân mình là ổ bệnh tật, đôi khi ngày hôm nay chúng ta xem thường là vì bệnh thì đi bác sĩ hay đi bệnh viện, nhưng đúng là thân của chúng ta là ổ bệnh hoạn.

Chúng ta đọc lại nghe Đức Phật nói rằng thân thể của chúng ta là:

Nguyên nhân tội khổ
Đầy dẫy hệ lụy
Nhiều tật nhiều bệnh
Bệnh mắt, bệnh tai,
Bệnh mũi, bệnh lưỡi,
Bệnh thân, bệnh đầu,
Bệnh ngoài vành tai,
Bệnh răng, bệnh ho,
Bệnh suyễn, sổ mũi,
Bệnh sốt, bệnh già,
Đau bụng, cảm mạo,
Thổ huyết, bệnh ruột,
Thổ tả, bệnh cùi
Ung nhọt, ghẻ lở,
Bệnh lao, trúng gió,
Bễnh sảy, bệnh ngứa,
Ban trái, huyết đảm,
Tiểu đường, bệnh trỉ,
Mụt nhọt, ung loét,
Bệnh sanh do mật,
Bệnh sanh do đàm.
Niêm dịch, gió máy,
Bệnh do dịch vị,
Bệnh do thời tiết,
Bệnh do lao lực,
Bệnh do trùng hợp,
Bệnh do nghiệp sanh
Cùng sự lạnh nóng
Đói khát hằng ngày
Đại tiện, tiểu tiện
Này Ananda
Như vậy vị ấy 
Quán niệm nguy hại
Đối với thân này
Như Lai gọi là
Quán tưởng hệ lụy.

Nếu chúng ta nhìn lại quá khứ của mình trải qua những cơn bệnh thì chúng ta không có quá kiêu căng tự hào rằng cuộc sống của mình là cuộc sống hoàn hảo, thân chúng ta đúng là ổ bệnh tật, có nhiều khi bệnh đó chưa trổ ra thôi chứ nó trổ thì chúng ta thấy đủ thứ bệnh. Chúng tôi ít có khi nào mà nghĩ đến chuyện HT phải uống bao nhiêu thuốc, rồi có một lần chúng tôi thấy HT uống một nắm thuốc ở trong đó đủ các thứ thuốc thì chúng tôi mới hỏi HT "Bạch Hoà Thượng, sao Ngài uống nhiều thuốc vậy?" thì Ngài nói rằng "thì mình nhiều bệnh thì phải uống nhiều thuốc," rồi Ngài nói tiếp "khi mình già thì sanh ra nhiều thứ bệnh nên phải uống nhiều thuốc như vậy." Nhưng khi chúng ta nhìn lại thấy Đức Phật Ngài dạy rằng đôi khi mình phải nhìn lại cuộc đời của mình ở trong cái nhìn khách quan hơn, mình khoan nói mình thích hay không thích, cứ nói một cách thành thật thân của mình là ổ bệnh tật thì chúng ta cứ nhìn nó là ổ bệnh tật.

Chúng ta vừa trải qua các pháp niệm đầu tiên là quán về vô thường, quán về vô ngã, quán về bất tịnh, quán về hệ lụy nhưng sáu pháp tưởng còn lại, sáu cách hồi ức còn lại, sáu cái nhìn về dĩ vãng, sáu cái nhìn về quá khứ cho chúng ta một số điểm rất bất ngờ, thật sự hết sức là bất ngờ.

Lời Đức Phật dạy là một người tu tập một vị hành giả đi vào một nơi trống vắng như ở trong khu rừng, ở trong một ngôi nhà trống, ở chỗ không có người để ngồi xuống trầm tư suy nghĩ. 

Chúng ta kiếm một nơi hoàn toàn yên lặng không gian thanh tịnh, tạm thời chúng ta tắt những ngọn đèn điện chỉ giữ những ngọn đèn nến và chúng ta nhìn những ngọn nến ở đây như là một sự thắp sáng trí tuệ ở trong lòng của chúng ta,  ngồi một cách rất yên lặng thanh thản, để đi qua một số suy nghĩ về những pháp Đức Phật dạy ở tại đây. 

Đức Phật Ngài dạy chúng ta trong đời sống có những sự sợ hãi có nhiều việc mà có một lần nào đó trong cuộc đời của mình được ngồi xuống và đối diện với nó và nếu chúng ta có thể chấp nhận được nó và có thể đối diện nó một cách rất là tỉnh táo thì chúng ta sẽ an lành.

Trước nhất chúng ta hãy quán tưởng về sự vô thường dựa trên những kinh nghiệm đã trải qua trong cuộc đời của mình.

- Đức Phật dạy sắc uẩn là vô thường có nghĩa thân của chúng ta không đứng một chỗ mà luôn thay đổi, có thời nào đó chúng ta rất trẻ trung nhiều sức sống, và cũng có lúc chúng ta mệt mỏi già nua, có lúc chúng ta khỏe mạnh nhưng cũng có khi bệnh hoạn ốm đau, sắc uẩn là vô thường.

- Đức Phật dạy thọ uẩn là vô thường, những cảm xúc vui buồn bình thản ở trong đời sống luôn thay đổi theo thời gian, chúng ta muốn giữ lại một cảm giác mãi mãi nhưng không làm được, trải qua trong cuộc đời có bao nhiêu lần vui bao nhiêu lần buồn và những vui buồn đó sanh rồi diệt do vậy Đức Phật dạy thọ uẩn là vô thường.

- Đức Phật dạy hãy tưởng về sự vô thường của tưởng uẩn tức là ký ức trí nhớ những hoài niệm hay là dĩ vãng ở trong lòng của chúng ta có khi nó in hằn thật đậm thật sâu những điều nào đó nhưng mà rồi lại phôi pha mờ nhạt theo năm tháng chúng ta không thể giữ lại quá khứ và quá khứ tuy rằng đã qua rồi nhưng nó không đứng yên trong lòng của chúng ta có khi rất là tỏ rõ có khi rất là mờ nhạt. Đức Phật dạy tưởng uẩn là vô thường.

- Chúng ta hãy tưởng nghĩ về sự vô thường của hành uẩn những quan niệm về thiện ác, những chủ trương về đúng sai phải quấy những điều mà chúng ta đã sống qua trong cuộc đời, có một thời gian nào đó một tuổi nào đó những điều đó gần như là chân lý bất diệt, qua một giai đoạn khác thì những thứ đó hầu như vô nghĩa. Đức Phật dạy hành uẩn là vô thường.

- Chúng ta hãy tưởng nghĩ về sự vô thường của thức uẩn, thị giác hay là nhãn thức, thính giác hay là nhĩ thức, khứu giác hay là tỷ thức, vị giác hay là thiệt thức, xúc giác hay là thân thức, suy nghĩ hay là ý thức, dù là thấy dù là nghe dù là ngửi dù là nếm, dù là đụng, dù là suy tư tất cả đều đi qua trong cuộc sống này, cái đẹp nhất muốn giữ lại cũng không được, cái xấu nhất mà cho dù chúng ta có đóng đinh với nó thì nó cũng qua đi. Đức Phật dạy thức uẩn là vô thường.

-Như vậy một hành giả an tịnh tâm tư khi tưởng nghĩ đến việc gì đã trải qua trong cuộc sống, thấy được biết được và tự mình xác chứng với chính mình là sắc là thọ là tưởng hành thức tất cả đều vô thường.

- Chúng ta hãy tưởng nghĩ về ý nghĩa của vô ngã là sự bất lực, sự không có làm chủ đối với cuộc sống này, cuộc sống của chúng ta là sự hoạt động của mắt của tai của mũi của lưỡi của thân của ý, cho dù là mắt cho dù là cảnh sắc hay nhãn thức thì chúng ta không làm chủ được hoàn toàn, "những điều trông thấy mà đau đớn lòng", có những điều mình không muốn thấy nhưng vẫn phải thấy, có những điều không muốn nghe nhưng mình cũng nghe, có những điều mình muốn nó mãi mãi như vậy nhưng mà chúng ta không thể sống hoài với một mùi hương, ăn hoài một món ăn, suy nghĩ hoài một thứ. Vì vậy Đức Phật dạy rằng chúng ta không làm chủ được bởi vì có cái là do mình tạo nên, có cái do cuộc đời cho mình. Như qúi vị ngồi đây trong ngôi chánh điện này hình ảnh của Phật đài trang nghiêm với những ngọn nến lung linh cho dù chúng ta muốn khác đi thì cũng không được, chúng ta muốn mãi mãi như vậy cũng không được, tại vì nó tùy thuộc vào hoàn cảnh, tùy thuộc vào sự phát tâm, tùy thuộc vào nhân duyên, và do vậy đối với mắt, đối với tai, đối với mũi, đối với lưỡi, đối với thân, đối với ý, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhiều nhân duyên, không phải chỉ một yếu tố duy nhất nên chúng ta hãy tưởng nghĩ về sự vô ngã của các pháp qua sự nhớ biết về sự vô ngã của sáu thức.

- Chúng ta hãy tưởng nghĩ về sự bất tịnh của cuộc sống, không có cái gì mà mình qúi hơn là thân của mình, và không có cái gì chúng ta đam mê như những gì liên quan đến thể xác, nhưng Đức Phật dạy rằng thân của chúng ta giống như một chiếc bao da ở trong đó chứa đầy những bất tịnh, có những bất tịnh thể đặc như là thịt xương gân, có những bất tịnh thể loãng như mật đàm mủ máu, và có nhiều thứ bất tịnh khác kết lại thành thân của chúng ta, nếu chúng ta có thể nhìn thấy một lần nào đó ở trong cuộc đời đã trải qua hình ảnh của vết thương, hình ảnh của mổ xẻ, hình ảnh của cơ thể thì chúng ta hiểu rằng thân của chúng ta vốn tạo thành bởi những thứ bất tịnh, chúng ta hãy nghĩ tưởng về sự bất tịnh như là một điều tất nhiên của điều mà Đức Phật dạy rằng thân này và cũng giống như tất cả xác thân đều mang tính bất tịnh.

- Chúng ta hãy tưởng nghĩ về sự hệ lụy của đời sống trải qua trong cuộc đời này không phải chỉ có màu xanh và cũng không phải.chỉ có sự thuận buồm suôi gió mà chính trong thân trong tâm của chúng ta cũng chứa đựng bao nhiêu gút mắc khổ đau. Tấm thân này Đức Phật đã dạy rằng là một ổ bệnh tật nhiều bệnh nhiều tật, từ bệnh mà chúng ta thấy rất bình thường như là cảm mạo phong hàn cho đến những bệnh chỉ có những người chuyên môn mới có thể thấy được, bao nhiêu là hệ lụy cuộc sống chúng ta có tự hào và hãnh diện chăng chỉ là những giờ phút lãng quên, nếu mà chúng ta nhớ được thân là một ổ hệ lụy thì chúng ta sẽ sống khiêm tốn hơn, điềm đạm hơn, và xin cho chúng ta đừng quên rằng thân của mỗi người vốn dĩ là một ổ chứa đầy những bệnh tật và cuộc sống không hoàn toàn như ý  chúng ta mong muốn, như vậy gọi là quán tưởng hệ lụy, xin tất cả chúng ta ghi nhớ điều này như tâm niệm ở trong sự tu tập.

Chúng ta khoan bàn về cách gọi Đạo Phật, hay là nói Đạo Phật là tôn giáo của những người như thế này hay như thế kia, nhưng nếu chúng ta nhìn qua những đệ tử Phật thì những người này đến từ mọi nẻo khác nhau của cuộc đời này, có người tuổi rất cao giống như tỳ kheo Ratha, có những người rất trẻ như Visakha mới bảy tuổi hay sadi Sukha, cũng có những người trí thức như Ngài Ananda, như Tôn Giả A Nậu Đà Na, cũng có những người xuất thân từ những người làm việc nô lệ như Ngài U Pali. Chúng ta có thể tìm thấy một hội chúng của Đức Phật có rất nhiều quá khứ khác nhau nhưng nói chung thì tất cả những vị này đều có thể lãnh hội được giáo pháp từ cái nhìn của chính mình. 

Đây là đặc điểm của đạo Phật khi chúng ta nói về vô thường của quá khứ thì dù giàu, nghèo, sang, hèn, già, trẻ, chúng ta cũng có thể nhìn sự vô thường. Vô ngã cũng vậy, bất tịnh cũng vậy, mà hệ lụy cũng vậy, những điều đó Đức Phật khẳng định rằng dù chư Phật có ra đời hay không thì những sự thật này vẫn là những sự thật muôn thuở, và chư Phật là người chỉ điểm cho chúng ta thấy rằng tại sao cuộc sống vô thường. Đức Phật Ngài cũng khẳng định một điều rằng những pháp như vô thường, khổ, vô ngã, thì không phải chỉ dành riêng cho một người hay một xóm làng hay một gia tộc hay một hội chúng mà dành cho tất cả chúng sanh ở trong thế gian này. 

Do vậy Đức Phật thường nói đến những mẫu số rất lớn, một tầm nhìn rất rộng rãi và đôi khi xét thì thấy chúng ta học được ở đó rất nhiều điều để thay đổi hoán chuyển đời sống của mình. Ở trong Thiền Tông có nói một câu "Té ở trên đất thì chống ngay trên đất mà đứng dạy," hay "bảy lần ngã xuống thì tám lần đứng dạy," và bài học của đạo Phật rất đơn giản "khổ" là một chất liệu của tuệ giác và "khổ" là một điều vi diệu chứ nó không đơn giản như chúng ta nghĩ "khổ" là điều để rơi nước mắt để làm chúng ta não lòng. Thật ra bài học đó là bài học lớn.

Bây giờ chúng ta tụng một đoạn tiếp theo. 

Katamā cānanda pahānasaññā? Idhānanda bhikkhu uppannam. kāmavitakkam. nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvam. gameti uppannam. byāpādavitakkam. nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvam. gameti. Uppannam. vihim.sāvitakkam. nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvam. gameti. Uppannuppanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvam. gameti. Ayam. vuccatānanda pahānasaññā.

Này A Nan Đa
Phàm thầy tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Hằng nên quán tưởng
Làm cho tiêu tan
Hết mọi tà niệm
Là dục tư duy
Là hận tư duy
Là hại tư duy
Đã sanh trong lòng
Tẩy sạch chấm dứt
Ngăn ngừa mầm mống
Tương lai sanh khởi
Này A nan Đa 
Như vậy vị ấy
Quán niệm dứt bỏ
Đối với tà niệm
Như Lai gọi là
Quán tưởng đoạn tận.

Katamā cānanda virāgasaññā? Idhānanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti patisañcikkhati etam. santam. etam. pan.ītam. yadidam. sabbasan.khārasamatho sabbūpadhi pat.inissaggo tan.hakkhayo virāgo nibbānanti. Ayam. vuccatānanda virāgasaññā.

Này A Nan Đa
Phàm thầy Tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Hằng nên quán tưởng
Tội khổ ái dục
Duyên sanh phiền não
Phải biết ly dục
Niết bàn tịch tịnh
An ổn tối thượng
Tịnh chỉ các hành
Không còn sanh y 
Này A Nan Đa
Như vậy vị ấy
Quán niệm xả bỏ
Đối với ái dục
Như Lai gọi là 
Quán tưởng ly dục.

5 - Quán Tưởng về Đoạn Tận

Ở đây Đức Phật Ngài cho chúng ta một công án mới khi chúng ta sống với qúa khứ hay sống với dĩ vãng, đôi lúc chúng ta nhìn lại dĩ vãng thì chúng ta sẽ nhận ra một điều rằng có những tư duy hay tà niệm được gọi là kiết sử hay kiết vật tức là sợi dây cột trói. Điều này rất dễ nhận ra ví dụ như một giấc ngủ không được bình yên vì chúng ta quá bực bội hay vì chúng ta quá thù ghét một người nào, đó là những đêm dài trằn trọc thâu canh, ngủ không được, nằm không yên, ray rức, rối bời, Đức Phật gọi đó là sân tư duy. 

Cũng có những người sống với một điều mà Đức Phật gọi là hại tư duy. Tức là có một khoảng đời nào đó chúng ta nuôi thù chuốc oán rắp tâm để trả thù, thù máu phải trả bằng máu, và khi thù hận đã lên men rồi thì phải giết chết kẻ thù phải làm sao để cho mình gọi là hả lòng hả dạ, thì hại tư duy là sự thù hận. Đôi khi ở trong đời mình khi sự thù hận đã ngút ngàn rồi mình sống với một điều mình không tưởng tượng được là mình vui theo cái khổ của người khác, mình thấy kẻ thù bị đau khổ bị sui xẻo bị bất hạnh thì mình cảm thấy vui trong lòng.

Chúng tôi có nói chuyện với một vị thầy vị tương đối lớn tuổi và tu cũng rất lâu, một lần chúng tôi đi bộ với vị đó trong một khu rừng ở Seattle, vị này nói với chúng tôi một chuyện mà chúng tôi cũng rất là bất ngờ, chúng tôi ngoài pháp danh Giác Đẳng thì chúng tôi có pháp danh Pali là Jotika, Sư đó nói với chúng tôi rằng "Sư Jotika có biết một điều là có nhiều thứ ở trong lòng mình, mình không có hiểu." Chuyện là một lần kỳ đó nghe nói trận Stunami (sóng thần) xảy ra năm 2006 ở một hòn đảo Sumatra ở Indonesia bị động đất thì tạo nên sóng thần Stunami từ đảo Sumatra đánh vào đất liền ở nhiều nơi, Thái Lan, Miến Điện bị ít, Tích Lan và Indonesia thì bị nặng, một vùng Nam của Thái Lan bị nhẹ, rồi một vài nơi ở Ấn Độ và Phi Châu." Thì vị này đi với một số Phật tử người Thái và người Tàu có đi sang Tích Lan để cứu trợ, thì vị này nói rằng lúc vị này đến một vùng duyên hải của xứ Tích Lan, vùng này bị tàn phá 95% và thiệt hại thì khủng khiếp bởi vì sóng thần đi vào rất nhanh mà cư dân miền duyên hải tại đây đa số là người theo Hồi giáo. Thì vị này kể lại cho chúng tôi nghe rằng đi thăm ở đâu mà nghe nói đến chuyện người này chết người kia chết thì cảm thấy rất là trắc ẩn rất là xúc động, nhưng khi đến chỗ đó nghe nói đa số người ở trong vùng là người Hồi giáo tự dưng tâm dửng dưng không xúc động chút nào hết. Thì vị này mới về nói rằng là sau này khi vị này về lại Seattle sống một mình thì vị này mới hiểu rằng ở trong bao nhiêu năm qua vị này có nuôi một chút hiềm hận với người theo Hồi giáo, vị này nói mỗi lần ra phi trường người ta xét kỹ quá bực bội lắm, tại vì mấy người khủng bố Hồi giáo, xem phim thấy không tặc rồi, xem TV thấy chuyện xảy ra ngày 11 tháng 9 (911) cũng do người Hồi giáo v.v... thành ra ở trong lòng mình ghét mà mình không hay, chẳng những ghét không hay mà ở trong lòng khi thù cũng không hay, hễ mình ghét người nào mình ghét ở chừng mực nào đó, người đó mình không ưa khi gặp họ là mình ghét nhưng tới khi họ khổ thì mình cũng trắc ẩn, nhưng ở đây đến mức độ mà mình ghét đến đỗi người đó họ chết mình cảm thấy trong lòng dửng dưng mà cảm thấy vui nữa thì cái đó nó hơi nặng, vị ấy nói rằng "không ngờ mình tu mấy chục năm mà còn vướng vào chuyện đó."

Chúng tôi nghe thì chúng tôi cảm nhận được điều đó, Đức Phật Ngài dạy có ba thứ gọi tà tư duy. Chúng ta quá muốn một thứ gì đó, hay chúng ta quá bực quá giận cái gì đó, hay chúng ta quá thù ai. Đó là dục tư duy, sân tư duy và hại tư duy. Thì ba tư duy này làm cho chúng ta như ngồi trên ổ kiến lửa, như một người ngồi ở trên đống gai không bao giờ ngồi yên được, chúng ta luôn sống khổ sở. Do vậy một lúc nào đó chúng ta nhớ lại trong đời mình bỗng nhiên mình đoạn tận mấy điều đó được thì mình cảm thấy rất là hạnh phúc.

Chúng tôi có hai kinh nghiệm mà nghĩ về việc này.

1). Lúc còn nhỏ chùa Siêu Lý nơi chúng tôi ở có hai con đường, con đường trước và con đường đi sau chùa, con đường đi sau chùa có hơn một năm trời chúng tôi không muốn đi và cảm thấy ghét đi con đường đó chỉ vì đường đi sau chùa có nhà của ông Chín và ông Chín người miền Nam gọi là công an 30, tức là sau 30 tháng 4 thì ông ra mặt làm công an và hồi trước 75 thì thỉnh thoảng có qua lại người ở trong xóm làng thì dĩ nhiên có sự tôn trọng với nhau, nhưng lúc cộng sản vào rồi thì ông là công an, có khi ông gọi chư tăng ở bên chùa qua, chúng tôi và sư huynh và có Sư Giác Sơn vị trụ trì thì ông ngồi đó và ở trần, ông nói chuyện với chư tăng ông kêu bằng mày. Vì lúc đó người ta muốn chứng tỏ họ là "duy vật" chứng tỏ họ là "vô thần" thành ra họ thấy ông thầy tu mà kêu bằng ông hay kêu bằng anh là họ tử tế ,còn nếu nhỏ nhỏ thì họ kêu bằng mày thôi, họ gây khó dễ đủ điều đến đỗi mà con đường của chùa bị lở bị sạt là tại vì ông nhất định là chùa phải mở con đường đó ra để cho người ta dẫn trâu bò đi ngang, con đường đất mà trâu bò đi thì bị sạt lở hết mà chùa không làm được gì hết. Thì cũng có thời gian dài chúng tôi ở chùa đi ngang con đường đó tự nhiên không thích, mình thấy vậy chứ trong lòng mình cũng có ghét, không biết có thù không nhưng thật sự tâm trạng của vị sadi hồi nhỏ đó là thật sự mình ghét là ghét đến cùng cực, nhưng rồi về sau này bỗng nhiên có một lần chúng tôi nói chuyện với sư huynh Giác Giới ở chùa dưới Vĩnh Long và hỏi thăm thì biết sau này gia đình ông cũng bị việc này việc kia cũng tan nát hết, nhưng có một chuyện chúng tôi nghe xúc động là ông có người cháu sau này có làm được một việc rất đáng nói. Lúc đó tự nhiên khi chúng tôi nghĩ tới việc đó chúng tôi không có ghét không có thương, cảm thấy tâm bình thản hoàn toàn, và ngay lúc đó chúng tôi học được một bài học là hễ trong cuộc đời mình có ghét ai có thù ai thì điều đó chỉ làm cho mình chĩu nặng trong lòng mình thôi mình không thể nào xoá đi chuyện đó.

2). Cách đây chừng hơn 25 năm chúng tôi có xem một cuốn phim, đó có lẽ là cuốn phim duy nhất, chúng tôi nhớ là Henry Fonda với Jane Fonda hai cha con đóng chung cuốn phim tên là On Golden Pond, nói về một cô gái lớn nên từ vùng New Island và cô có mặc cảm với ông cha ghẻ tại vì cô rất thương mẹ, và từ lâu mỗi lần cô về nhà của bà mẹ thì luôn luôn cô ghét ông cha ghẻ, cô có ý chống điều này chống điều kia vì lý do đơn giản là cô nghĩ rằng người đàn ông này đã làm gánh nặng cho người mẹ của mình, người đàn ông này có thể là trong thâm tâm cô nghĩ đã chia sẻ tình thương của bà mẹ dành cho cô hay cô muốn bà mẹ sống một cách khác, bây giờ có một người đàn ông khác trong cuộc đời thì bỗng nhiên cô đâm ra không thích. Nhưng vào một mùa hè cô về, đó là nội dung chính của cuốn phim, là cô về nhà trong dịp hè và cô đã sống trong mái nhà đó cùng với bà mẹ và ông cha kế, thì  lúc cô đi thuyền ở trên hồ và chiếc thuyền vươn phải chỗ bãi cạn và gặp tai nạn thì hai cha con cùng chia sẻ với nhau giờ phút hoạn nạn, rồi có lúc nào đó bỗng nhiên cô chợt nhận ra rằng cô rất cảm ơn là có một người cha ghẻ như vậy, có một người kế phụ như vậy đã đến trong cuộc đời này làm cho mẹ của cô đỡ phải cô đơn và cảm thấy rằng ông không phải là gánh nặng của bà mẹ mà là một người bạn để chia sẻ bớt đi sự lẻ loi của một người phụ nữ như bà mẹ lớn tuổi. Lúc bấy giờ cô không còn ghét ông nữa mà cô cảm thấy rất cảm kích, cô đã tìm thấy được một cái gì rất đẹp giữa tình ở trong gia đình dù là cha ruột hay là cha ghẻ, dù là mẹ hay là con mà bao nhiêu năm tháng có những ngăn cách. Khi cô tìm thấy điều đó là cô đã chấm dứt được sự hiềm hận đối với người kế phụ của mình, trong lòng của cô cảm thấy rất hạnh phúc, cảm thấy nhẹ tênh, đặc biệt là lúc cô rời nhà để trở về nơi thành phố để chỗ mình đang ở.

Thì những kinh nghiệm đó có lẽ là một ở trong nhiều kinh nghiệm chúng ta trải qua trong cuộc đời, chúng ta ghét một người nào đó, chúng ta bực một người nào đó, hay chúng ta cột trói dính mắc vào một người nào đó, nhưng một lúc nào đó chúng ta nhìn lại cục diện ở trong một cái nhìn khách quan hơn và cảm thấy thanh thản hơn, dục tư duy, sân tư duy và hận tư duy không còn thì lúc đó trong lòng của chúng ta nhẹ thênh, nó là kinh nghiệm rất qúi báu. Đức Phật Ngài khuyên chúng ta nên chắc chiu những kinh nghiệm đó, nên biết qúi những kinh nghiệm đó tại vì chính những kinh nghiệm đó nó gợi ý cho chúng ta một việc rất quan trọng là "thường thì những khúc mắc trong tâm hồn của chúng ta nó đến không phải vì thế giới ở bên ngoài mà vì những khúc mắc ở trong lòng của mình". Do vậy ở đây Đức Phật Ngài dạy chúng ta nên niệm tưởng tức là nhớ tưởng về cái gọi là "đoạn diệt" để nghĩ đến chuyện mà dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy là một kinh nghiệm rất quan trọng mà Đức Phật dạy.

6 - Quán Tưởng Ly Dục

Trong đoạn thứ hai Đức Phật Ngài dạy về ly dục ở đây là:

Tội khổ ái dục

Duyên sanh phiền não,

Phải biết ly dục

Niết-bàn tịch tịnh

An ổn tối thượng

Tịch chỉ các hành

Không còn sanh y.

Thông thường đối với chúng ta thì dục vọng và hạnh phúc gắng liền với nhau, ở đâu không có sự ham muốn thì ở đó không có hạnh phúc, đó là quan niệm của chúng ta như vậy.

Chúng tôi nhớ có một nhân chủng học viết :"Tất cả những nền văn minh của nhân loại, những nền văn minh gọi là cao độ gọi là để phát triển thì đều có hai thứ, một là có những người phụ nữ sắc mặt được coi là rất đẹp, hai là nền văn hoá có vấn đề ẩm thực rất cao."

Ông nói tại vì hai thứ đó nuôi dưỡng lòng dục của con người và nhờ lòng dục đó con người phấn đấu con người đam mê và con người mới sinh ra được những kiệt tác về văn hoá về nghệ thuật v.v...

Nhưng ở đây thì Đức Phật cũng gợi ý cho chúng ta một chuyện rất quan trọng về một khía cạnh khác của ái dục Ngài lấy ví dụ là tại sao chúng ta có rất nhiều thứ nhưng chúng ta không thể bằng lòng và chúng ta không thể ngồi yên được, rất đơn giản là vì ở trong lòng của chúng ta có một năng lực mà Đạo Phật gọi là tanha là khát ái, cái năng lực đó luôn luôn đẩy chúng ta đi tới đi tìm một cái gì đó, do điều đó nó không bao giờ khiến cho chúng ta cảm thấy vui vẻ được với cái hiện tại.

Chúng tôi lấy ví dụ là có một Phật tử nói với chúng tôi là đang đi làm thì cứ mong cho đến ngày về hưu nhưng khi đã về hưu rồi thì ngồi nhà buồn quá lại nghĩ đến chuyện muốn đi làm, hay là hồi vợ chồng mới cưới nhau thì muốn có con, có con nuôi cực quá thì mong cho nó ra khỏi nhà, con ra khỏi nhà lúc buồn quá mong cho có cháu để bồng ẵm. Con người mình cứ chạy tới chạy tới. Nhưng vấn đề ở tại đây là ái dục nó không cho phép mình sống chọn vẹn với cái gì mình đang sống mà luôn luôn nó khiến cho mình dõi mắt về một chân trời xa xăm, cái chân trời đó là gì chúng ta không thật sự biết nhưng nó chỉ thúc đẩy chúng ta lên đường.

Có một người viết tâm trạng của những người đi du lịch rất lạ, là ở nhà cũng có giường ngủ cũng có cơm ăn và cũng sách vở nhưng tại vì muốn đi nên cứ nghĩ chuyện làm sao chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới. Nhưng đừng tưởng khi đi mình thật sự vui vẻ chuyến đi, khi mình đang đi thì nghĩ chuẩn bị lúc đi về. Nó thật sự oái oăm "khi ta về lại nhớ lúc ta đi" Trịnh Công Sơn nói như vậy và tất cả chúng ta cùng sống với tâm trạng như vậy, Đức Phật gọi nó là tanha. 

Tanha là gì? thật ra tanha có chữ mà ngày xưa dịch là khát ái, khát ái giống như mình khát nước mà người ta cho mình uống nước muối, nghĩa là uống thì cũng uống nhưng không đã khát cứ muốn uống hoài, nó bắt uống hoài, lúc nào mình ăn đồ mặn quá mà qúi vị khát nước thì gọi là tanha. Thì tanha dịch là khát ái bởi vì nó chỉ muốn chúng ta đi tới đi tìm một cái gì đó và chỗ đó làm cho đời sống của chúng ta bất an. Nó bất an đến đỗi như vậy, có một lần chúng tôi nói chuyện với một người quen, người này nói rằng "tại sao mấy người ở bên Mỹ còn than nếu con mà sống ở bên Mỹ con hoàn toàn hạnh phúc, miễn là con có thẻ xanh là con hạnh phúc rồi và không cần gì trên cuộc đời này", ở đây có bao nhiêu vị có thẻ xanh có bao nhiêu vị có quốc tịch rồi nhưng chúng ta không hẳn có hạnh phúc, qúi vị có quốc tịch, có nhà, có cửa, có driver license, có số an sinh xã hội, có tất cả mọi thứ nhưng mà nói mình hạnh phúc thì không có, nhưng nếu bây giờ chúng ta ở Việt Nam đôi khi nói có thẻ xanh thì thật là đúng là một điều may mắn lắm, thì chuyện mà nó cứ đẩy chúng ta đi tới trôi dạt Đức Phật gọi là khát ái.

Chúng tôi nhớ là trên một chuyến đi máy bay đọc một bài viết ở trong tờ báo  Dallas Morning News hay là tờ USA Today, bài viết đó đưa ra một sự việc cũng thú vị họ nói rằng ngày hôm nay có rất nhiều người thất nghiệp và một ở trong cái điều đáng sợ nhất của một người thất nghiệp đó là sự mất niềm tin nơi chính mình, một cái gì cảm thấy bất an cho dù họ còn tiền để sống cho dù họ có nhiều thứ. Thành ra người cố vấn về tâm thần họ nói rằng có một điều hết sức đơn giản mà ông khuyên nhiều người làm mà khó có người làm được tốt, đó là làm một bản inventory (bản kiểm kê) về cái gì mình có. Ví dụ như bây giờ mình bị thất nghiệp mình thử hỏi mình có gì, mình có được ngôn ngữ, mình có được kinh nghiệm, mình có được bằng cấp, mình còn tiền ở trong nhà băng, rồi mình cũng có bạn bè, cũng có thân bằng quyến thuộc, cũng còn nhiều thứ, mình làm inventory coi mình có cái gì, ít nhất là mình đỡ hơn người homeless (người vô gia cư) ở bên ngoài. Nhưng chúng ta không có làm inventory như vậy được, chúng ta chỉ nghĩ đến một điều đó là mình thất nghiệp thì bầu trời sẽ sụp xuống và thế giới này giăng đầy mây mù, chứ không thể nào mà mình tìm thấy được một hi vọng một sự khả quan gì hết, thành ra người có tinh thần vững vàng là người đó có khả năng để làm inventory về đời sống của họ.

Cũng có một lần chúng tôi đọc một bài viết nói về những người homeless chúng ta thấy trên đường, họ là người da trắng cũng từng có công ăn việc làm, chúng ta đừng tưởng rằng họ bệnh tâm thần, cũng có nhiều người ở trong hoàn cảnh rất tốt nhưng người này trong cuộc sống đôi khi sa cơ thất thế, mà một bước xảy chân thì lôi theo nhiều thứ khác đến đỗi vợ chồng con cái sống trong một chiếc xe rồi từ chiếc xe dần dà họ trở thành vô gia cư không còn giấy tờ, họ nói được tiếng Anh có bằng cấp có kinh nghiệm và đã từng có việc làm, lẽ ra họ có thể chấp nhận một đời sống tương đối nào đó để xây dựng cuộc đời, rõ ràng là họ hơn rất nhiều người Việt Nam mới qua đây không biết nói tiếng Anh, nhưng họ không chấp nhận được, cuối cùng họ sống homeless. Cái đó là một sự truy thoái cùng cực về cái mà các nhà tâm lý học gọi là sự căng thẳng do chúng ta ham muốn quá đáng hay kỳ vọng quá đáng, đôi khi chúng ta nên bằng lòng với thực tại. Chúng tôi lấy ví dụ là có thể tối hôm nay qúi Phật tử ngồi ở trong chánh điện này có đèn có hương đăng hoa quả trong một chánh điện như vầy qúi vị cảm thấy rằng những giờ phút này mong cho nó trôi qua mau để mình đi về, hết chuyện, nhưng mà rồi mươi năm sau đó trong một thời gian nào đó mình nói "ủa sao lâu quá không thấy Sư tổ chức chương trình đó sống như vậy là những lúc rất an lạc." Nhưng chúng ta chỉ thấy an lạc khi nào chuyện đó qua rồi chúng ta hồi ức lại, nhưng ngay lúc chúng ta sống tại đó chúng ta không thấy được an lạc như vậy. Đức Phật Ngài nói rằng nguyên nhân chính yếu khiến cho chúng ta bị đẩy ra khỏi thực tại và không còn bám sát vào thực tại chỉ vì khát ái, khát ái giống như có ai đó thúc trong lưng mà chúng ta phải đi tới phải lên đường, và do vậy chúng ta không có an lạc được với hiện tại.

Nhiều người ở gần những công viên, có sân cỏ, có hoa, có mọi thứ nhưng chúng ta rất hờ hững, khó có khi mình tìm thấy được một sự an lạc thật sự khi đi ngang qua công viên cho đến một ngày nào đó có người bạn nói rằng bạn ở gần nhà có công viên thật là đẹp, điều đó không phải là điều không có. Chúng tôi có quen với một người Phật tử ở tại miền bắc California mua một căn nhà nằm ngay góc đường và góc đường phía bên kia là một sân golf rất đẹp, và khi mời thỉnh chư tăng về thì chư tăng khen là chỗ này chỉ cần mở cửa sổ lên thì cả một bức tranh đẹp khỏi cần phải treo tranh gì trên tường hết, thì anh chủ nhà mới ngó ra đường nói "bữa nay qúi Sư nói con mới để ý, hồi trước đến giờ con không thấy điều đó" rất đơn giản thôi, mình ở nhà cứ đi qua đi lại hoài không thấy có chuyện gì phải quan tâm về cái công viên nằm kế bên nhà mình. Nhiều khi các vị thiền sư nói giống như là vỗ vai mình nói rằng "bỏ một ít thì giờ làm thì được nhưng hãy nghĩ đến chuyện ở đây và chuyện bây giờ, có những giờ phút rất đẹp mà nó đi qua trong cuộc đời mà không bao giờ lập lại."

Chúng tôi rất nhiều lần đưa qúi Phật tử đi hành hương, đi qua những vùng đất rất đẹp và có những buổi sáng rất thơ mộng, ví dụ như chúng ta đi về Ấn Độ mùa hành hương là mùa khô, trong mùa khô chúng ta có một con đường nhựa ở giữa và hai bên người Ấn Độ thường trồng soài và đồng ruộng thì khô mang một màu vàng của gốc rạ tức là lúa chín rồi họ cắt đi còn rạ, và nếu mình đi bộ thì mình nghe mùi rạ, những giờ phút đó khi mặt trời lên vào một buổi sáng để tụng một thời kinh ở trên xe bus rồi kể một vài câu chuyện về Phật tích những con đường Đức Phật đi qua trong khung cảnh như vậy thật ra là những giờ phút an lạc, nhưng nhiều Phật tử đã đánh mất làm hỏng đi những giây phút đó bằng chuyện lo lắng vali mất, bực dọc về người bên cạnh tại sao họ ngồi trước mình họ không nhường ghế cho mình, hay hoặc giả hỏi Sư mình chạy còn bao lâu nữa thì tới, mình có trăm thứ việc để suy nghĩ, cái đó mình cảm thấy không quan trọng ngồi đó để mà cảm nhận để mà đón nhận thật sự cái gì mình có.

  Đức Phật Ngài dạy nếu mình nghĩ đến chuyện ly dục tức là đoạn tận khát ái hay là làm lắng sự khát ái là một điều an lạc, thì chúng ta nên tưởng nghĩ về điều đó, hồi ức về điều đó

Chánh Văn

Katamā cānanda nirodhasaññā? Idhānanda bhikkhu araññāgato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti pat.isañcikkhati. Etam. santam. etam. pan.ītam. yadidmam. sabbasan.khārasamatho sabbūpadhipat.i nissaggo tan.hakkhayo nirodho nibbānanti. Ayam. vuccatānanda nirodhasaññā.

Này A Nan Đa
Phàm thầy Tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Hằng nên quán tưởng
Niết bàn tịch tịnh
Chấm dứt hữu vi
Diệt các sở hành
Đoạn tuyệt ái dục
Dứt bỏ phiền não
Này A Nan Đa
Như vậy vị ấy
Quán niệm tịch nhiên
Đối với niết bàn
Như Lai gọi là
Quán tưởng tịch tịnh.

Katamā cānanda sabbaloke anabhiratasaññā? Idhānanda bhikkhu ye loke upāyupādānā cetaso adhit.t.hānābhinivesānusayā te pajahanto viramati na upādiyanto. Ayam. vuccatānanda sabbaloke anabhiratasaññā.

Này A Nan Đa
Phàm thầy Tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Hằng nên quán tưởng
Kiến chấp mông lung
Chủ quan biên kiến
Phương tiện thành kiến
Cần phải viễn ly
Chẳng nên chấp thủ
Nầy A Nan Đa
Như vậy vị ấy
Quán niệm từ bỏ
Đối với kiến chấp
Như Lai gọi là
Quán tưởng vô trước.

Katamā cānanda sabbasan.khāresu aniccasaññā? Idhānanda bhikkhu sabbasan.khārehi at.t.iyati harāyati jigucchati. Ayam. vuccatānanda sabbasan.khāresu aniccasaññā.

Này A Nan Đa
Phàm thầy Tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Hằng nên quán tưởng
Tất cả các hành
Đáng nhàm đáng chán
Đáng sợ đáng thẹn
Nầy A Nan Đa
Như vậy vị ấy
Quán niệm nhàm chán
Đối với các hành
Như Lai gọi là 
Quán tưởng yểm ly

7 - Quán Tưởng về Tịch Tịnh

Công án tiếp theo là một điều khó để chiêm nghiệm nhất ở trong đời sống của chúng ta đó là sự chiêm nghiệm về Niết-bàn hay là sự tịch tịnh. 

Đối với đa số người Phật tử thì Niết-bàn là cái gì rất xa lạ đôi khi chúng ta nghĩ đến một cảnh giới như Tây Phương Cực Lạc ở đó có sự thanh tú tươi đẹp của hoa của chim và có một cuộc sống rất thanh khiết thì chúng ta còn cảm thấy hoan hỉ. Nhưng khi nghĩ tới Niết-bàn người Phật tử đang sống rất là mơ hồ, chúng ta khó có thể cảm nhận được Niết-bàn là gì. Chữ Niết-bàn mà Đức Phật Ngài đề cập đến ở tại đây là sự tịch tịnh, sự tịch tịnh ở trong tiếng Việt Nam còn gọi là sự vắng lặng. Và chữ vắng lặng là một từ nhiều khi chúng ta cảm không hết, nói không đủ. 

Tại sao sự vắng lặng đó có một ý nghĩa đẹp có một ý nghĩa lớn và ý nghĩa quan trọng trong đời sống. 
Một kinh nghiệm cá nhân của chúng tôi, khi sống trong căn phòng niềm hạnh phúc lớn nhất không phải khi nào có nhiều đồ mà là những lúc phòng trống thì chúng tôi cảm thấy hạnh phúc nhất. Không biết qúi vị có chia sẻ được điều đó hay không? Ở trong phòng đồ đạc món này món kia ngổn ngang thì mình sài cái gì cũng có. Ở chùa có cô Phật tử dọn dẹp rất giỏi , mỗi lần cô vô dọn cô quăng hết đồ đạc nhưng đi vô phòng trống thì cảm thấy hạnh phúc, cái hạnh phúc đó thật sự lớn hơn cái mình có đồ đạt. Đôi khi mình nghĩ rằng mình nên có cái này nên có cái kia là hạnh phúc. Nhưng thật sự không phải. Lúc nó trống vắng thì lúc đó mình hiểu được hạnh phúc của sự tịch tịnh. Đức Phật Ngài cho ví dụ như mình đi tắm, tắm xong tự nhiên thấy sản khoái, thật ra cái tắm đó chỉ cho mình cảm giác là sạch hơn, nhưng cái sạch đó làm cho mình cảm thấy hạnh phúc rất lạ lùng. Hay hoặc giả có đôi khi mình coi cuốn phim thấy con người sống, càng sống thì càng ngổn ngang trăm mối, nào là ân, nào là nghĩa, nào là tình, nào là thù, rồi người ta mơ về cái gì? người ta chỉ mơ về một thế giới bình an vắng lặng hết tất cả những điều đó. Khi mình mới đi vào cuộc đời thì mình muốn cái này, được cái kia. Tại sao người ta nói là "cái vòng danh lợi không không kẻ hòng ra khỏi người mong chu toàn." Rất đơn giản thôi qúi vị, chúng ta thường mong có rất nhiều thứ nhưng một lúc nào đó không có những thứ đó thì mình cảm thấy rất hạnh phúc, hạnh phúc lắm.

Có một lần có một Phật tử kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện, là sống ở bên Mỹ thì bao nhiêu năm có một điều rất khổ tâm là cái garage thường thường để đậu xe, mà vì nhiều đồ quá không biết để chỗ nào nên chất vào garage còn xe đậu bên ngoài. Bỏ thì thương mà vương thì tội, muốn bỏ đi thì bỏ không đành, mà để thì không biết để làm gì, mà để lâu thì ấp đầy, sau khi bão Ike đến garage bị tróc nóc và đồ trong đó hư rất nhiều, thì quăng đồ hư lên trên xe truck đem liệng tại đồ ướt hết, nhưng mà về nhìn thấy garage trống thì hạnh phúc hơn là mười mấy năm có đồ đầy ở trong garage. Cái đó đôi khi chúng ta cảm nhận không ra, chúng ta sống trong cuộc đời có đôi khi rất mâu thuẫn, mình sống mà cái gì rất là gút mắc ở trong lòng, mình muốn có thật nhiều, mình muốn tạo thật nhiều, muốn bày thật nhiều, rồi đôi lúc mình muốn cho nó trống trải, muốn dọn dẹp. Cái trống vắng cái thênh thang cái tịch tịnh đó cái vắng lặng đó là một kinh nghiệm khác.

Ngày nay chư tăng khi đi xuất gia, là thường thường người ta nghĩ rằng những vị đi tu có chùa cao Phật lớn, làm trụ trì có chùa lớn là hạnh phúc, nhưng thật sự không hạnh phúc chút nào hết, chúng tôi nói vậy không biết qúi vị có cảm thông không, những giờ phút hạnh phúc nhất của chúng tôi là rời khỏi chùa, tại sao vậy, mình ở chùa có khi buổi tối có chư tăng thì không nói chi, ví dụ bữa không có chư tăng thì chúng tôi cũng phải chạy đi coi cửa, mà chùa không phải một cửa mà chùa có rất nhiều cửa, rồi đi tắt đèn, rồi lúc mình đang nằm vậy mà tiếng chó sủa mình phải ra coi ai ở ngoài, những lúc đi đâu xa mình khỏi phải nghĩ tới chuyện đó thì hạnh phúc vô cùng. Có nhiều khi người ta nghĩ rằng mình làm trụ trì ngôi chùa lớn chắc là hạnh phúc, chúng tôi không biết có vị nào làm chùa lớn mà hạnh phúc chứ chúng tôi thú thật với qúi vị chúng tôi không thấy hạnh phúc chút nào hết.

Chúng tôi có quen anh Phật tử ở chùa anh có 5 đứa con, và có khi anh ngồi tâm sự với chư tăng "thường thường hồi trước đi đâu cũng bỏ 5 đứa nhỏ trên xe chở đi hết, mà bữa nào bỏ được mấy đứa ở nhà lái xe đi một mình thì hạnh phúc nhất." Có lẽ qúi vị nghĩ chuyện đó rất kỳ là có khi người ta cũng muốn con đàn cháu đống, tết chúc nhau có nhiều con cho vui vẻ, nhưng rồi lúc lái xe đi một mình thì lại hạnh phúc. 

Thì thời Đức Phật còn tại thế có những hạnh phúc mà một vị Tỳ kheo với chiếc y và bình bát sống trong rừng ở cội cây, khi đi mình chỉ dọn dẹp sạch chỗ đó rồi mình đi, không phải lo lắng ai đến chiếm gốc cây đó, rồi mình đến nơi nào đó mình không đóng thuế không lo trả hóa đơn  không lo chuyện này chuyện kia thì đời sống rất là hạnh phúc. Bây giờ thì chúng ta không còn nhiều những thứ đó nữa, chỉ trừ một vài quốc gia còn lại là cho những vị tu sĩ sống lang thang trong rừng, đa số chúng ta sống là phải có điều mà người ta gọi là cơ ngơi, phải có chỗ, phải có liêu, phải có am, có thất, có chùa, có viện, và không biết những thứ này cho chúng ta được cái gì nhưng phiền hà thì rất nhiều. Do vậy lâu lâu qúi vị coi trong những phim có những người sau một thời gian dài đi hành hiệp giang hồ bao nhiêu ân oán xa gần, bao nhiêu là khúc mắt khó nghĩ, họ chỉ mơ ước là rút khỏi giang hồ qui ẩn về một nơi nào đó không người biết đến. Tâm trạng đó không phải dễ cảm nhận, một lúc nào đó chúng ta phải sống như Đức Phật khi nghiệm lại được hạnh phúc của sự vắng lặng thì mình cảm thấy rất là hạnh phúc.

Về điểm này là một công án lớn mà hồi nhỏ chúng tôi có nghe Thầy thường nhắc là khi nào mình bị nhức răng rồi đến khi hết nhức răng thì từ cái nhức răng tới hết nhức răng mình nên biết nó giống như là hạnh phúc Niết-bàn, tức là từ cái khổ bây giờ hết khổ là hạnh phúc, mình nên cảm nhận điều đó, hay ở trong kinh dùng chữ "gánh nặng đã đặt xuống" mình gánh khi đến chỗ nào đặt xuống được thì cảm thấy rất khỏe, và lúc đó mình không cần "có" mà mình cần cái "không có."

Các thiền sư cũng thường nhắc rằng: "Một trong những bí quyết sống có hạnh phúc là đừng nghĩ rằng mình sẽ mang theo cái gì qua bên kia thế giới mà cái khả năng mình có thể bỏ lại cái gì ở bên này."

Khi mình nằm ở trên giường bệnh, có đôi khi mình cưu mang đủ thứ, đôi khi mình ngổn ngang trăm mối, và lúc đó mình không làm được gì hết. Cuộc đời của vua A Dục là một vị vua hiểu Phật pháp nhưng nhà vua vốn là một vị rất sùng kính Phật pháp luôn luôn muốn làm những việc hộ pháp, thế mà giờ cuối cùng ở trong cuộc đời nhà vua đã bị cột lấy một chuyện không nên cột chút nào hết, đó là trên long sàng nhà vua muốn rằng mình phải tiếp tục làm những việc Phật sự mà mình muốn làm, nhưng các vị quan đại thần và vị tân quân sắp thừa kế thì hoàn toàn không muốn tại vì không muốn cạn việc bất cố, không muốn hao công qũi thêm nên những vị đó từ chối, nhà vua biết như vậy và ở trong cái mảy may kề cận cái chết thì vua A Dục đã làm một chuyện ngược lại với điều mà mình làm đó là nhà vua không sống đúng với chánh pháp, tức là không đi với tâm buông xả, tại vì mình làm cũng được mà không làm được thì cũng vậy thôi, nhưng nhà vua đã ra đi với tâm trĩu nặng và nhà vua bị đoạ 7 ngày. Nhưng may cho vua A Dục là có một người con là hoàng tử Mahinda sau này xuất gia là Thánh Tăng Mahinda thì Ngài biết cha mình bị như vậy nên Ngài đã tìm cách để Ngài cảnh tỉnh và cuối cùng thì nhà vua đã chuyển kiếp.

Nhưng câu chuyện đó là câu chuyện rất thường tình, ở trong đời sống đôi khi chúng ta nghĩ rằng mình muốn có rất nhiều thứ, nhưng chúng ta ít khi nào nhận ra rằng giờ phút kề cận cái chết điều quan trọng nhất là chúng ta có thể rủ bỏ có thể buông bỏ được hay không, khả năng buông bỏ quan trọng hơn cái gì mình có, và không biết mình có cái gì, do vậy Đức Phật gọi là quán tưởng sự tịch tịnh là càng sống càng chiêm nghiệm thì chúng ta càng cảm thấy hạnh phúc với cái "không có". Ví dụ như một ngày ít bận việc hay một cuộc sống không nợ nần hay một cuộc sống không bon chen danh lợi không hận thù.

Và nhiều khi Đức Phật dạy chúng ta những hạnh phúc lạ lắm, hạnh phúc mà Đức Phật dạy là:

"Hạnh phúc thay ta sống không hận thù giữa những người thù hận, giữa những người thù hận ta sống không hận thù. 
Hạnh phúc thay ta sống không khổ đau giữa những người mang nhiều niềm đau khổ, giữa những người mang nhiều niềm đau khổ ta sống không sầu khổ."

Đức Phật dạy chúng ta những hình thức của cái "không", cái "không" đó rất khó cảm nhận, chúng ta muốn bày ra thứ này, bày ra thứ kia, và chúng ta nghĩ rằng cuộc sống không có thứ này, không có thứ kia nó sẽ trống vắng, nhưng phải hiểu ở một điểm nào đó của Đạo Phật là nếu cái gì nắm lên mà không thể đặt xuống được, cái gì mang trên tay được mà không đặt xuống được thì cái đó trở thành hệ lụy của đời sống.

Và ở đây trong một đoạn kinh tiếp theo Đức Phật dạy rằng:

"Này A Nan Đa,
Phàm thầy tỳ kheo
Sống trong Phật pháp,
Ngụ ở trong rừng,
Nhà trống cội cây,
Hằng nên quán tưởng,
Kiến chấp mông lung, 
Chủ quan biên kiến, 
Phương tiện thành kiến
Cần phải viễn ly,
Chẳng nên chấp thủ,
Này A Nan Đa
Như vậy vị ấy
Quán niệm từ bỏ
Đối với kiến chấp
Như Lai gọi là
Quán tưởng vô trước.

8 - Quán Tưởng Vô Trước

Điều này là một sự việc nhiều khi người ta ít để ý. Con người mình nghĩ rằng mình nặng về sắc, nặng về danh, về lợi, nhưng cái nặng đó không có bao nhiêu, thật sự nặng không bao nhiêu, một người nặng về danh về lợi có thể chỉ là chạy theo tham vọng cá nhân của mình thôi, nhưng chính những ý thức hệ, gọi là chủ nghĩa, gọi là kiến chấp, là cái mà làm cho cả thế gian này điên đảo. Qúi vị thấy một chuyện rất đơn giản là có những người có thể mang bom trong người đi tự sát để giết kẻ thù, trong một việc làm mà bản thân của họ là nạn nhân và những người chết cũng là nạn nhân nhưng họ vẫn tin rằng đó là việc làm cao cả có ý nghĩa, thì đó là kiến chấp, tại vì người ta nói làm như vậy sẽ sanh về thiên đàng, làm như vậy sẽ được phần thưởng gì đó, đó là kiến chấp.

Ở trong đời sống của chúng ta thì ít khi nào chúng ta nghĩ đến điều Đức Phật dạy rằng những thành kiến, định kiến, tà kiến, biên kiến, kiến chấp, giống như rừng gọi là lâm kiến, hoang vu kiến, trù kiến, những kiến chấp như rừng rậm không có lối ra. Có nhiều khi qúi vị nói chuyện với một người nào đó mà nghe họ nói huyên thiên, nói về chuyện này đúng, chuyện kia phải, cái nọ phải như vậy, cái kia phải như vậy, những lúc đó thì thật sự không có lối thoát, chúng ta không gỡ ra được và chúng ta hoàn toàn không biết làm gì với người đó, những lúc đó chúng ta chỉ mong rằng người đó có thể sống được im lặng một chút. được thảnh thơi một chút, được nhẹ nhàng một chút là an lạc. Nhưng mà không. Chúng ta luôn luôn sống với quan niệm cái này đúng, cái kia sai, người này hay kẻ kia dở, chúng ta theo chủ nghĩa này bênh vực chủ nghĩa khác v.v... Nhưng người đó chưa bao giờ đặt vấn đề lại là những thứ đó có làm rộn ràng, có làm phần rối rắm, có làm cho chúng ta điên đảo hay nó cho chúng ta một sự thanh thản thật sự, kiến chấp nó khủng khiếp lắm.

Đức Phật Ngài cho chúng ta biết rằng cái gọi tà kiến là một ở trong những hệ lụy lớn của kiếp nhân sinh, bởi vì nó là niềm hãnh diện của chúng ta, mà nó lại là niềm đau, nó lại là cái gì mà chúng ta tin tưởng rất mạnh nhưng nó lại khiến cho chúng ta trở lên rất tàn nhẫn với những người đồng loại của mình. Nó là cái gì mà chúng ta nghĩ rằng đó là sở đắc là sở tri của chúng ta, nhưng chính những thứ này lại khiến cho chúng ta làm một ngục tù rào chúng ta lại không cho phép chúng ta đi xa hơn.

Một lần chư tăng Tây Tạng về chùa Pháp Luân thì có một người Phật tử lên chùa làm công quả và người Phật tử là người chúng tôi rất mến, vị đó nghe chư tăng ở xa về thì hết sức hoan hỉ lên chùa để công quả giúp, nhưng sau đó thì chúng tôi nghe một người Phật tử khác nói rằng đạo hữu đó đã rất bực bội có vẻ tức giận và bỏ đi về vì lý do gì đó, chúng tôi nghĩ một người Phật tử có đạo tâm thì mình cũng nên gọi điện thoại hỏi thăm, sau khi chúng tôi gọi điện thoại thì biết rằng vị này bực bội vì một việc mà chúng tôi phải giải thích gần cả 2 tiếng đồng hồ mới làm cho vị này hơi nguôi ngoai một chút. 

Chuyện đó như vầy là chư tăng Tây Tạng có tổ chức một số chương trình trình diễn, những chương trình này đối với người Việt Nam thì xem như là văn nghệ, thí dụ họ múa tuyết sư tức là múa con sư tử tuyết hay họ có kịch bản về qủi vô thường, họ có nhiều kịch bản mang đầy tính triết lý. Thì đáng lẽ những màn đó rất hay rất đẹp rất thích, nhưng vị này khám phá ra rằng người vũ điệu vũ quỉ vô thường lại là vị trưởng lão trong phái đoàn đó, đã là ông Sư sao lại trình diễn văn nghệ. Chúng tôi nói rằng đó là văn hoá của Tây Tạng, người Tây Tạng họ không coi đó là văn nghệ mà họ coi đó là thứ nghệ thuật giống như Mạndàla, họ có thể cống hiến cho mình thì mình hoan hỉ, nếu mình cảm thấy không hoan hỉ thì thôi, không nhất thiết phải giận.

 Nhưng vị đạo hữu đó nói rằng "giả sử Sư thỉnh Ngài Hộ Giác múa kiểu đó thì con bỏ chùa không làm gì hết." Chúng tôi biết qúi vị giận, nhưng thật ra chúng ta nên nhìn lại vấn đề, đối với chúng tôi thì rất thương vị trưởng lão đó Ngài lớn tuổi rồi công việc mệt nhọc nhưng cố gắng để thực hiện cho chúng ta một chương trình, thật ra Ngài chẳng được cái gì hết, lớn tuổi rồi làm gì, nhưng người Tây Tạng thì quan niệm rằng đạo, đời, văn hoá nghệ thuật và đạo, không thể tách biệt nhau được, qúi Phật tử mà sống với người Tây Tạng qúi vị hiểu điều đó là một nhà sư có thể làm bộ trưởng, Đức Đạt Lai Lạt Ma Ngài là vị vua đời và vua đạo nữa và chúng tôi gặp nhiều vị bộ trưởng là những vị Lạt Ma, các nhà sư Tây Tạng cũng làm thuốc, và dĩ nhiên là qúi vị Phật tử thấy một vị trưởng lão đội mặt nạ vô và khoát áo để nhảy những điệu vũ thì qúi vị thấy cũng lạ, thật sự chúng tôi cũng phải nhìn nhận là lần đầu tiên chúng tôi sang một tu viện bên Ấn Độ tham gia chương trình như vậy chúng tôi cũng thấy lạ. 

Nhưng chúng tôi có giải thích như vầy là nếu chuyện đó mà qúi vị cảm thấy không thoải mái thì cũng không nên là lý do để giận, giả xử như các vị đó làm chuyện gì phiền hà thì không nói làm chi, các vị đó làm công việc có tánh cách nghệ thuật. Chúng tôi nói ở tại đây không phải chúng tôi muốn binh vực văn hoá Tây Tạng mà chúng tôi chỉ nói rằng bản thân của chúng ta có những thứ thành kiến, có những thứ định kiến, có những kiến chấp, mà những kiến chấp này làm cho chúng ta sống trong hàng rào, cái hàng rào đó là cái tù ngục, cái hàng rào đó làm cho chúng ta bị giới hạn lại, chúng ta không bao giờ có thể tiếp xúc và đón nhận một nền văn hóa khác với chúng ta hết, và thường thường chúng ta chỉ sống với văn hoá của chúng ta thôi.

Chúng tôi cũng kể cho qúi vị nghe một câu chuyện khác trước khi mình bước sang đề tài tiếp theo. Có một Phật tử đi với chúng tôi làm việc ở bên Âu Châu, chúng tôi thấy vị này là một người rất thân thiện với các tôn giáo khác, khi có một vị linh mục từ bên Anh qua Trois Mois thì chúng tôi có một buổi cơm trưa tại toà nhà của người Âu Châu và trò chuyện vui vẻ rất thân thiện mặc dầu vị linh mục đó gặp người Phật tử này lần đầu tiên, nhưng mà rồi buổi trưa hôm đó chúng tôi dẫn vị này về một ngôi chùa của người Hoà Lan và khi chúng tôi về ngôi chùa này thì vị Phật tử này có một điểm không vui với một vị Sư người Tích Lan mà vị Sư đó chúng tôi rất kính trọng, Ngài là bậc cao tăng, thì chúng tôi hỏi tại sao thì vị này nói là ông Sư mà tại sao mang giày tennis. Thì thưa qúi vị chuyện là như vầy, Ngài có vấn đề với đôi chân của Ngài, Ngài mang dép cũng đau, mang cái gì cũng đau và bác sĩ bên Hoà Lan cho Ngài mang giày tennis, vị cư sĩ này thấy một vị trưởng lão mà mang đôi giày tennis thì bực bội, chúng tôi cũng đồng ý là ông Sư mà mang giày tennis thì cũng hơi kỳ, giống như hồi nãy chúng tôi gặp Hoà Thượng chúng tôi nói "Bạch Hoà Thượng ai đưa Ngài đôi với của những người mang giày thể thao vậy." Thì Ngài trả lời "Thì Sư Phương lục ra cái gì thì Sư mang vào cho ấm." Ngài không có quan trọng chuyện đó. Nhưng bây giờ chúng tôi hỏi là tại sao một người gặp ông linh mục khác đạo với mình hoàn toàn mà ông cũng mang giày có khi ông cũng mang giày tennis, có khi ông đi khiêu vũ thì mình cảm thấy thoải mái, mà ông Sư mang giày tennis mình bực bội như vậy. Tại vì đơn giản thôi. Tại mình nghĩ rằng ông Sư phải như thế này nè mà nếu khác hơn thì mình phiền, còn bên kia họ làm sao cũng được.

Thường thường con người chúng ta bị cái chuyện là, Tin Lành có khi ghét Thiên Chúa giáo hơn là ghét Phật giáo, Phật tử tông này ghét phái kia nhiều hơn là mình ghét ngoại đạo tại vì mình có định kiến là đạo Phật phải như vậy, nhưng chúng tôi thú thật với qúi Phật tử là chúng tôi đi và sống với chư tăng nhiều tông phái và nhiều văn hoá thì chúng tôi biết rằng; không có tông phái nào mà tất cả mọi người đều tốt, và cũng không có tông phái nào mọi người đều xấu, và cũng không có tông phái nào mà cái gì cũng tốt hết, cũng có những điều mình thoải mái cũng có những điều không thoải mái. Đừng nói là tông phái mà cá nhân thì mỗi con người có những cái được và có những cái không được, nhưng chúng ta thường có định kiến và thành kiến vơ đũa cả nắm thành ra chúng ta gạt ra bên ngoài rất nhiều thứ.

Đời sống của chúng ta không nhất thiết phải như vậy, chúng ta có thể thoải mái với một cái gì đó. Có một lần chúng tôi có một cái khay đựng trà, một Phật tử hỏi chúng tôi vậy chứ Sư mua ở đây vậy, nói mua ở tiệm Đại Hàn thấy đẹp tiện mua đem về, vị Phật tử nói là hồi nãy thấy cái khay con thích mà nghe nói mua ở Đại Hàn thì lại không thích vì con ghét mấy ông Đại Hàn, đi tiệm convention stores thấy mặt mấy ông Đại Hàn khó chịu." Chuyện đó chúng tôi cũng đầu hàng. Thiệt ra chúng ta kỳ thị người khác không phải là người ta thiệt thòi, mà người kỳ thị là người bị thiệt thòi nhiều nhất. Đúng ra thì ở một người mỗi một văn hoá mỗi một điều gì chúng ta đều có thể học được hết. Cũng có người Phật tử nói với chúng tôi một câu rằng "Tại vì Đức Phật ra đời ở Ấn Độ nên con qua Ấn Độ chứ nếu Đức Phật không ra đời ở Ấn Độ thì con không bao giờ đặt chân đến Ấn Độ hết, con không ưa Ấn Độ chút nào hết, đi làm với người Ấn Độ họ khó chịu vô cùng." Thì thưa qúi vị vấn đề đó là thành kiến cũng là định kiến, chúng ta sống hễ tâm tư của chúng ta càng mở rộng thì chúng ta càng an lạc. Một người mà nghĩ rằng cái hoa nó đẹp nó phải nằm ở trong sân nhà của mình nó phải nằm trong chậu bông của mình mới là đẹp, nhưng hoa đó ở công viên hay ở nhà hàng xóm thì không đẹp. Thì thật sự cũng chẳng chết ai hết mà chỉ thiệt thòi cho mình thôi, nếu một khóm hoa ở nhà hàng xóm mà chúng ta thấy mình không cảm giác gì đó là chuyện của mình, mà một cái hoa nhỏ ở trong phòng của mình mà mình thấy nó đẹp thì đó là chuyện của mình chứ không phải là vấn đề của thiên hạ.

9 - Quán Tưởng về Yểm Ly

Ở đây có một sự việc khác mà Đức Phật Ngài đề cập đến, pháp hữu vi, chữ hữu vi là chữ đó khó định nghĩa và khó hiểu nhất ở trong đạo Phật.

Chữ hữu vi là gì?

Chúng tôi lấy một ví dụ như vầy là qúi vị nhìn thấy mấy nhánh đào này, đào nở rất là đều, năm nay ngày tết đào nở không nhiều nhưng đến rằm tháng Giêng thì đào nở rất đẹp, và khi nhìn thấy đào thì thấy tết, nhưng chúng ta nhìn thấy đào đẹp mà nó cho chúng ta mùa xuân. Tại sao như vậy? Vì lý do chúng ta là người Việt Nam hay chúng ta sống mà ai đó đã dạy chúng ta là có hoa đào hoa mai là có mùa xuân ngày tết. Thì như vậy cái đẹp của hoa đào một phần giá trị của hoa đào là do một phần nằm ở văn hoá của chúng ta. Có một lần chúng tôi nói với một Phật tử lúc chúng tôi học ở trường đại học Rice University thấy một cây lê đẹp quá, chúng tôi nói rằng sao mình không cắt cành lê đó về chưng vào dịp tết vì nó đẹp quá, thì Phật tử nói rằng ngày tết không chưng màu trắng vì là màu tang tóc mà nghe chữ lê là lê lết nghe không hay thì thôi đừng chưng cành lê. Đó cũng là vấn đề văn hoá, văn hoá làm cho chúng ta có như vậy. Cũng như mình đang ở trong chánh điện có thể là qúi vị quen với người Việt Nam quen với Đạo Phật thấy chánh điện là đẹp, nhưng người khác không thấy là đẹp, là tại vì nó cũng tùy văn hoá, tùy thời tùy lúc.

Những vị hoạ sĩ họ nói như vầy: "Mình nhìn một trái táo hay nhìn một ly nước cam vào lúc mình khát mình nhìn nó khác, mà lúc không khát mình nhìn nó khác, lúc mình đói mình nhìn nó khác mà mình no mình nhìn nó khác, lúc vui nhìn khác mà lúc buồn nhìn khác."

Thì cũng một sự vật chúng ta lãnh hội chúng ta nhận thức bằng nhiều cách khác nhau. Lý do tại sao? Là bởi vì tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, do có nhiều yếu tố nên nó tạo thành nhận thức của chúng ta. Thì nhiều yếu tố gặp lại Đạo Phật gọi là một sự kết cấu hay là một sự tổng hợp, là nhiều thứ hợp lại với nhau, bởi vì có nhiều yếu tố nhập lại với nhau, do đó không có một yếu tố là quyết định. Chúng tôi lấy ví dụ là qúi vị đi chùa một ngày mà vui buồn nó không phải chỉ đơn giản do tại chư tăng tại qúi Phật tử hay tại thời tiết, mà nhiều lý do. Phần lớn tất cả những gì chúng ta được biết được có trong cuộc đời này là do nhiều nhân nhiều duyên, tại do nhiều nhân nhiều duyên kết hợp lại như vậy Đức Phật gọi là sankhàra hay là pháp hữu vi. Hữu vi là cái gì được tạo nên bởi nhiều điều kiện, bởi vì được tạo nên bởi nhiều điều kiện nên cái đó không thuộc hẳn về chúng ta. Chúng ta biết trong tất cả con người của chúng ta đều có một ướt mơ là mình thật sự làm chủ hoàn toàn cái gì đó, mình quyết định hoàn toàn cái gì đó và thậm chí chúng ta muốn có một đấng thượng đế định đoạn tất cả, tại vì mình sẽ không yên tâm khi thấy rằng những gì được thực hiện đều quyết định bởi nhiều người. Người ta nói rằng tại sao mình không tin vào dân chủ, mình không tin vào chế độ đại nghị, là tại vì nó tạo cho chúng ta cảm giác bấp bênh. Bấp bênh thí dụ như dự khoản kích thích kinh tế (stimulus packet) của tổng thống Obama đưa ra, bây giờ thì người ta thấy có triển vọng là được thông qua Thượng Viện hay là đã thông qua Hạ Viện, nhưng mới đưa ra thì người ta hồi hộp không biết là có được thông qua hay không được thông qua, là bởi vì không có một người duy nhất quyết định, nhưng người ta nói rằng đó là nền tảng của dân chủ nghĩa là một sự phân quyền (balance check) tức là có bên lập pháp có bên hành pháp chứ không phải một bên quyết định.

Thì thưa qúi vị, đời sống của chúng ta Đức Phật Ngài nói về pháp hữu vi, thí dụ Ngài nói về danh pháp, sắc pháp, nói về sắc, thọ, tưởng, hành, thức, tất cả những thứ đó thì Đức Phật dạy rằng nó đều được kết hợp bởi nhiều yếu tố, mà những yếu tố này đôi khi rất là lạ, lạ đến đỗi chúng ta không có ngờ được, như qúi vị Phật tử đọc chữ "duyên" ở trong đây thì qúi vị sẽ thấy một điều là có những yếu tố thúc đẩy bằng cách có mặt, và có những yếu tố thúc đẩy bằng cách vắng mặt, có những yếu tố thúc đẩy bằng cách tương đồng, có những yếu tố thúc đẩy bằng khác biệt, có những yếu tố thúc đẩy bằng cách sanh trước, có những yếu tố thúc đẩy bằng cách sanh sau. Và nói theo kinh Hoa Nghiêm của Bắc Phạn thì "thế giới này là trùng trùng duyên khởi" tức là không biết bao nhiêu nhân bao nhiêu duyên, và do vậy chúng ta đừng thất vọng khi thấy rằng mọi việc không nhanh như ý mình nghĩ, nó không mau như ý mình muốn, và nó hoàn toàn không nằm ở trong quyết định của mình, Đức Phật Ngài gọi đó là hệ lụy của các hành. Thì thưa qúi vị khi nói đến hạnh phúc nói đến đau khổ thì chúng ta vẫn thường quan niệm rằng mình quyết định tất cả, nếu mình quyết định tất cả và chỉ có một ý muốn thôi thì Đức Phật không gọi đó là Sankhàra, nhưng bởi vì có nhiều ý muốn quyết định do đó chúng ta phải tùy thuận, chúng ta cũng có góp một phần ý muốn nhưng chúng ta không làm được tất cả, do đó Đức Phật gọi đó là pháp hữu vi.

Thì hữu vi có vấn đề của hữu vi, do đó chúng ta không nên dính mắc nhiều hay bận lòng nhiều. Ví dụ như vầy, qúi vị thử chiêm nghiệm một điều là mình đi gặp một người nào đó mà người đó chào mình với vẻ mặt rất lạnh lùng thì mình nghĩ trong bụng là người này khinh dễ mình, hay người này coi thường mình, cái đó Đức Phật dạy rằng mình nhìn pháp hữu vi chỉ có một thôi, chỉ có một là người ta lạnh lùng với mình là tại vì họ khinh dễ mình, nhưng có khi không phải như vậy, có khi bởi vì người đó không khỏe trong người, hay người đó đang có chuyện gì bực dọc, hay người đó đang hiểu lầm mình chuyện gì đó, hoặc giả có trăm muôn ngàn lý do. Nên chi một người hiểu pháp hữu vi thì không bao giờ gọi là quơ đũa cả nắm, hay lấy một lý do để giải thích cho tất cả, mà đa số cái chúng ta giải thích chúng ta không biết đích xác nó như thế nào. Nên cái nhìn của chúng ta Đức Phật Ngài khuyên đối với hữu vi pháp nên có một cái nhìn rộng rãi.

10 - Quán Tưởng về  Hơi thở

Chánh Văn

Katamā cānanda ānāpānassati? Idhānanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallankam. ābhujjitvā ujum. kāyam. pan.idhāya parimukham. satim. upat.t.hapetvā. So satova assasati. Sato passasati. Dīgham. vā assasanto dīgham. assasissāmīti pajānāti. Dīgham. vā passasanto dīgham. assasissāmīti pajānāti. Rassam. vā assasanto rassam. assasissāmīti pajānāti. Rassam. vā passasanto rassam. passasissāmīti pajānāti. Sabbakāyapat.isam.vedī assasissāmīti sikkhati sabbakāyapat.isam.vedī passasissāmīti sikkhati. Passambhayam. kāyasankhāram. assasissāmīti sikkhati. Passambhayam. kāyasankhāram. passasissāmīti sikkhati. Pītipamt.isam.vedī assasissāmīti sikkhati. Pītipat.isam.vedī passasissāmīti sikkhati. Sukhapat.isam.vedī assasissāmīti sikkhati sukhapat.isam.vedī passasissāmīti sikkhati. Cittasankhārapat.isam.vedī assasissāmīti sikkhati. Cittasankhārapat.isam.vedī passasissāmīti sikkhati passambhayam. cittasankhāram. assasissāmīti sikkhati. Passambhayam. cittasankhāram. passasissāmīti sikkhati. Cittapat.isam.vedī assasissāmīti sikkhati cittapat.isam.vedī passasissāmīti sikkhati. Abhippamodayam. cittam. assasissāmīti sikkhati. Abhippamodayam. cittam. passasissāmīti sikkhati. Samādaham. cittam. assasissāmīti sikkhati. Samādaham. cittam. passasissāmīti sikkhati. Vimocayam. cittam. assasissāmīti sikkhati. Vimocayam. cittam. passasissāmīti sikkhati. Aniccānupassī assasissāmīti sikkhati. Aniccānupassī passasissāmīti sikkhati. Virāgānupassī assasissāmīti sikkhati. Virāgānupassī passasissāmīti sikkhati. Nirodhānupassī assasissāmīti sikkhati. Nirodhānupassī passasissāmīti sikkhati. pat.inissaggānupassī assasissāmīti sikkhati. Pat.inissaggānupassī passasissāmīti sikkhati. Ayam. vuccatānanda ānāpānassati.

Này A Nan Đa
Phàm thầy Tỳ kheo
Sống trong Phật Pháp
Ngụ ở trong rừng
Nhà trống cội cây
Kiết già khép mắt
Thân hình ngay thẳng
Tâm ý chánh chơn
Tu tập thiền định
Thở vô biết rõ
Thở ra biết rõ
Hơi thở vắn dài
Vô ra biết rõ
Cảm giác toàn thân
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập 
Cảm giác toàn thân
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
An tịnh tâm hành
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
An tịnh tâm hành
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
An tịnh thân hành
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
An tịnh thân hành
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Cảm giác hỷ thọ
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Cảm giác hỷ thọ
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Cảm giác lạc thọ
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Cảm giác lạc thọ
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Cảm giác tâm hành 
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Cảm giác tâm hành
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
An tịnh tâm hành
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
An tịnh tâm hành
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Cảm giác nội tâm
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Cảm giác nội tâm
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Với tâm hân hoan
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Với tâm hân hoan
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Với tâm định tĩnh
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Với tâm định tĩnh
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Với tâm giải thoát
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Với tâm giải thoát
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Quán tưởng vô thường 
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Quán tưởng vô thường
Tôi sẽ thở ra
Vĩ ấy thực tập
Quán tưởng ly tham
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Quán tưởng ly tham
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Quán tưởng đoạn diệt
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Quán tưởng đoạn diệt
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Quán tưởng từ bỏ
Tôi sẽ thở vô
Vị ấy thực tập
Quán tưởng từ bỏ
Tôi sẽ thở ra
Vị ấy thực tập
Này A Nan Đa
Nhu vậy gọi là
Quán niệm hơi thở.

Sace kho tvam. Ānanda Girimānandassa bhikkhuno upasankamitvā imā dasa saññā bhāseyyāsi, t.hānam. kho panetam. vijjati yam. Girimānandassa bhikkhuno imā dasa saññā sutvā so ābādho t.hānaso pat.ippassambheyyāti.

Này A Nan Đa
Hãy đến thăm viếng 
Ghi Ri Ma Nan Đa
Giảng giải cặn kẽ
Minh bạch thông suốt
Mười pháp quán tưởng
Bệnh nhân nghe được
Chú tâm lãnh hội
Bệnh dẫu trầm kha
Vật vã đau đớn
Lập tức thuyên giảm.

Atha kho āyasmā Ānando Bhagavato santike imā dasa saññā uggahetvā yenāyasmā Girimānando tenupasankami upasankamitvā āyasmato Girimānandassa imā dasa saññā abhāsi. Atha kho āyasmato Girimānandassa imā dasa saññā sutvā so ābādho t.hānaso pat.ippasambhi. Vut.t.hahi cāyasmā Girimānando tamhā ābādhā. Tathā pahīno ca panāyasmato Girimānandassa so ābādho ahosīti.

Tôn giả A Nan Đa
Ghi nhớ nằm lòng
Mười pháp quán tưởng
Thế Tôn vừa dạy
Giảng giải cho Thầy
Ghi Ri Ma Nan Đa
Cặn kẽ tường tận
Minh bạch thông suốt
Người bệnh trầm kha
Chú tâm lắng nghe
Lập tức thuyên giảm
Bởi duyên khởi ấy
Mười phép quán tưởng 
Do Đức Thế Tôn
Vì lòng bi mẫn
Dạy cho người bệnh
Luôn được chư Tăng
Các hàng tại gia
Thành tâm tụng đọc
Quán tưởng nhiếp niệm
Hằng được an vui
Hằng được dứt khổ
Chúng sanh hữu tình
Khắp thảy trời người
Vô biên lợi lạc.

Phần cuối cùng của bài kinh Girimànanda  là một phần đặc biệt quan trọng. Ở đây có một điểm chúng ta nên biết trong lúc mình đang hoan mang vì cơn bệnh mà mình nghĩ về cái gì không rõ ràng thì tâm của chúng ta trở lên mơ hồ và yếu đuối, mà chúng ta nghĩ về cái gì rõ ràng thì tâm của chúng ta sẽ ổn định, cái rõ ràng và không rõ ràng tạo cho chúng ta cảm giác rất khác biệt.

Thế nào là cái không rõ ràng?

Không biết vợ mình con mình có thương mình không, cái chuyện đó không chắc chắn, không rõ ràng. Qúi vị đang bệnh hay đang phiền mà nghĩ điều đó qúi vị sẽ phiền thêm. Không biết rằng mình có mệnh hệ nào và ai chăm sóc công việc mình đang làm, mình không có câu trả lời, mình càng suy nghĩ thì càng hoang mang thêm. Không biết đám tang của mình hậu sự của mình có được lo chu tất hay không, có ai nhang khói hay là để nhang tàn khói lạnh, cái việc đó không rõ ràng. Không phải với người bệnh mà ngay đời sống  hàng ngày thì chúng ta vẫn thường suy nghĩ trăm muôn ngàn việc, nghĩ thì có nghĩ, tính toán thì có tính toán, liệu toan thì có liệu toan nhưng chúng ta không bao giờ tìm được câu trả lời dứt khoát. Một người bạn đời đầu ắp tay gối chưa chắc là mình biết rõ người đó, công việc mình làm mấy mươi năm ở trong sở của mình chưa chắc là chắc chắn. Chúng ta ao ước rằng mình có được một cái gì đó mình tính toán mà chắc như là vật nắm trong bàn tay, nhưng cổ nhân nói rằng cái vật nắm trong bàn tay cũng chưa chắc là chắc chắn nữa. Và do vậy mặc dù chúng ta có rất nhiều liệu toan, rất nhiều điều gọi là tính toán và xác quyết với chính mình, nhưng tận ở trong thâm tâm của mình sâu kín trong đáy lòng của mình thì mình vẫn hoang mang vẫn nghi ngờ và cảm thấy bất an, sự bất an đó là một cái gì sâu kín lắm mà chúng ta không hề biết. Chúng ta đã sống bất an điều đó từ thuở nhỏ cho đến lớn, hồi nhỏ mình có thể rất thương một người nào đó như là cha mẹ anh chị em, nhưng những người đó đôi khi họ nhìn mình với ánh mắt giận dữ và làm cho mình cảm thấy lạ quá, tại sao người đó mới thương mình mà bây giờ họ không thương mình nữa.

Tại sao người ta thích nuôi con chó? Tại vì người ta kỳ vọng rằng dầu mình đối xử với nó như thế nào, mình cho nó ăn nhiều hay ăn ít, mình quan tâm hay không quan tâm, gặp mình nó vẫn quấn quít. Tại sao người ta thích nuôi con chó? Tại vì họ tìm một sự bảo đảm của tình yêu, họ tìm sự bảo đảm của tình nghĩa. Nhưng tại sao chúng ta sống với con người? Tại con người không có gì chắc chắn hết, từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, từ cuộc sống, và chúng ta tính toán một trăm một ngàn việc mà không chắc chắn, như vậy thì liệu rằng chúng ta có thể an tâm có thể cảm thấy an lạc không, khó lắm, rất khó.

Một trong những bí quyết Đức Phật dạy chúng ta là nên nhắm tới an trú và sống với cái gì rõ ràng. Cái gì rõ ràng chắc chắn nhất đó là hơi thở ra hơi thở vào, hơi thở ra biết mình thở ra, hơi thở vào biết hơi thở vào, cái đó nó chắc lắm. Và tại sao những người luyện hơi thở thường tâm tư của họ rất vững, họ rất an lạc là tại vì cái mà họ an trụ, cái mà họ sống với, cái mà họ thường xuyên sống thì cái đó là cái gì rất chắc, họ biết rõ.

Nhiều lần chúng tôi đến thăm những người bệnh  ở trong nhà dành cho người bệnh (hospices house) hay là họ ở trong bệnh viện làm hoá chất trị liệu (chemotherapy), họ bị bệnh đau gan ở thời kỳ cuối cùng. Khi còn nói chuyện được thì vị này có nhiều chuyện để lo lắng, kể cả chuyện không biết người vào thăm mình có vào thăm đúng giờ hay không, nhưng phải nói lâu lắm, phải thuyết phục nhiều lắm thì những người này mới chịu ngồi xuống để coi mình thở ra hay mình thở vào. Và ở trong suốt bao nhiêu năm chúng tôi tiếp xúc thì chúng tôi nhớ chỉ có hai người mà chúng tôi đến thăm và sau đó ngày hôm sau chúng tôi trở lại, một trong hai người đó là một người Mỹ, cả hai đều bệnh ung thư và nói với chúng tôi rằng bây giờ tìm thấy trong hơi thở sự bình an thật sự là không nghĩ đến chuyện gì khác, chỉ làm bạn với hơi thở, làm thân với hơi thở, sống mật thiết với hơi thở, tại vì hơi thở rất rõ ràng chắc thật. Thưa qúi vị hễ tâm của chúng ta y cứ tựa vào cái bất an thì nó bất an, tựa vào cái vô định thì nó không thể nào an được, mà hễ nó tựa vào cái gì rõ ràng thì nó sẽ an. Đó là điều đầu tiên tại sao Đức Phật Ngài dạy chúng ta niệm vào hơi thở.

Bây giờ chúng ta nói đến điểm thứ hai. Bài kinh vừa rồi đọc không phải là dễ hiểu tại vì Đức Phật nói về hơi thở qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn đầu tiên là mình làm quen với hơi thở và mình không có ý kiến gì hết chỉ làm sao quen thuộc với hơi thở. Hơi thở ra biết là hơi thở ra, hơi thở vào biết là hơi thở vào. Và chúng ta phải khẳng định với mình một điều rằng cho dù mình có cố gắng thở hay không cố gắng thở, mình làm cho nó tự nhiên hay không tự nhiên thì mình vẫn thở. Hơi thở luôn luôn có mặt và lúc nào cũng có hai nhịp; thở vào và thở ra.

Bao giờ cũng vậy một hành giả mới niệm hơi thở thì tâm tư rất lúng túng. Lúng túng là tại sao? Là bởi vì bình thường mình để hơi thở tự nhiên nhưng lúc mình để ý nó thì không còn tự nhiên nữa, mình bắt nó phải thở. Thì ở đây Đức Phật Ngài cho chúng ta biết nên kiên nhẫn một chút, chúng ta sống thường với hơi thở lâu tự nhiên chúng ta cảm thấy tự nhiên.

Chúng tôi lấy ví dụ là bây giờ ở trong chùa có một người nào đó họ mới vào ở hoặc vị sư nào ở xa mới về qúi Phật tử để ý nói rằng Sư phải thế này phải thế kia nhưng ở lâu trong chùa tận tâm ở một lúc rồi thôi sao cũng được chúng ta thấy tự nhiên không muốn điều chỉnh. Con người chúng ta hay muốn điều khiển thì đầu tiên là Đức Phật Ngài khuyên chúng ta nên đừng có điều khiển gì hết cứ ghi nhận hơi thở, hơi thở sao thì ghi nhận như vậy, và hơi thở rất đơn giản nó có hai nhịp thôi, nhịp vào và nhịp ra và đó là một điều chắc thật. Hơi thở ra biết là hơi thở ra hơi thở vào biết là hơi thở vào.

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn chúng ta trở lên rất bén nhạy và rất tinh tế để có thể biết hơi thở một cách tinh tế hơn một chút, khi chúng ta biết hơi thở tinh tế hơn một chút thì chúng ta nhận ra  tất cả hơi thở không giống nhau, có hơi thở ngắn, có hơi thở dài, có hơi thở nhanh, có hơi thở chậm. Nhưng trong kinh không dùng chữ nhanh và chậm mà chỉ nói ngắn và dài. Chúng ta hiểu ngắn thường thường là chúng ta thở mạnh vô, có cái nhanh có cái chậm trong kinh nói ngắn và dài. Để phân biệt được hơi thở ngắn và dài nó mất thời gian để cho chúng ta có được sự thuần thục, nghĩa là mình quen thân lắm mình biết. Như chúng tôi có nghe một vài người kể  đôi khi qúi vị có con nhỏ dẫn con nhỏ đến chùa mấy đứa nhỏ nói gì chúng tôi không biết, như cách đây không lâu thì có bà cụ dẫn một đứa cháu đến chùa nó nói chuyện nhiều lắm, nó nói 10 câu chúng tôi hiểu được 5 câu thôi, mà nó nói gì bà cụ cũng hiểu và chúng tôi nghĩ rằng chắc con của qúi vị mà nó nói đớt nói đát qúi vị nghe cũng hiểu hết, tại sao? tại vì quá quen với nó. Thì hơi thở của chúng ta cũng vậy, khi chúng ta chưa có sống thường với hơi thở thì chúng ta thấy thở thì chỉ có ra và vào thôi, nhưng đến giai đoạn thuần thục nó quen thuộc nó tinh tế thì chúng ta biết nó thở ra thở vào, cũng giống như một người bạn thân của mình mà người bạn thân đó nếu chúng ta thật sự là thân thì người đó vui người đó buồn người đó sợ chúng ta có thể biết được, người đó bất an chúng ta nghe giọng nói chúng ta biết được, còn nếu chúng ta không quan tâm đến nhiều đôi khi người đó bất an mình cũng không biết được.

Bây giờ chúng ta bước sang một câu chuyện khác, câu chuyện này rất lạ lùng về hơi thở. Ở trong kinh Phật thì dùng hai chữ là thân hành và tâm hành.

 Tâm hành để chỉ cho khuynh hướng của tâm, ở trong kinh dùng chữ vitakka tức là chúng ta có khuynh hướng gì đó. Thí dụ như là có lúc qúi vị thích chưng bông, có lúc qúi vị thích nấu ăn, có lúc qúi vị thích xem phim, có lúc qúi vị thích đi chùa, cái khuynh hướng đó diễn ra từng giai đoạn ở trong đời sống mình chúng ta gọi là tâm hành ở dạng thô nhất mà chúng ta có thể biết được. Thí dụ chúng ta có khuynh hướng thích làm chính trị, thích làm văn hoá, thích làm thơ, cái đó gọi là tâm hành, đó là khuynh hướng của tâm.

Kàyasankhàràm. là thân hành. Thân hành là chỉ cho hơi thở.  Chúng tôi phải mất rất nhiều năm nói chuyện với Ngài Panita và Ngài Tangpulu, về sau này ở gần Ngài Hòa Thượng và thêm hai vị Thầy khác thì chúng tôi mới thật sự hiểu về điều này đó là mặc dù hơi thở ra và hơi thở vào là hai nhịp ra và vào, và dường như nó vô sự không liên hệ gì hết, tuy nhiên tất cả các vị thiền sư và kể cả bản thân của Hòa Thượng Ngài tập Yoga thì Hoà Thượng đều xác nhận một điều, là hơi thở gắng liền với hoạt động của thân của chúng ta. Về điểm này chúng ta khó hiểu nhưng mà không có một người nào tập thiền, không có người nào tập Yoga, hay không có người nào tập võ mà không nắm được cái yếu tính của hơi thở mà người đó có thể thật sự là đi xa hơn trong sự tập luyện của mình, tại vì đơn giản lắm, chúng ta lấy một thí dụ như vầy; là hơi thở, là nhạc, và cái hoạt động của chúng ta, là lời ca, là điệu vũ. Khi người ta ca hát mà quen với nhạc rồi không có nhạc thì khó ca, khi người ta quen khiêu vũ với nhạc rồi họ nghe âm nhạc trổi lên tự nhiên họ muốn khiêu vũ, là tại vì hai cái đó nó gắng liền với nhau.

Sự hoạt động của thân rất đặc biệt về điểm này, những nhà tâm lý học họ có làm một trắc nghiệm được xem như là cơ sở bước đầu của nền tâm lý học Tây Phương, họ lấy một thí dụ là một con chó mỗi lần cho nó ăn họ đánh một tiếng chuông và tới lúc nào đó không cho nó ăn họ chỉ gõ chuông và họ để độ dò chất cường toan thì mỗi lần nghe tiếng gõ chuông đầu con chó liên tưởng tới thức ăn. Thì tâm của chúng ta và thân của chúng ta nó thường gắng liền với một cái gì đó, cái đó chúng ta gọi là nhịp điệu của đời sống. Chúng tôi sống gần qúi Thầy như là hồi trước có Thầy Thiện Tâm ở đây và nhiều Thầy bên Bắc Tông tụng kinh dùng chuông dùng mõ, qúi Thầy tụng kinh hay đều là nhờ tiếng mõ, mõ là một pháp khí nhưng mà giống như một nhạc cụ, nghe tiếng mõ thì tụng đều có thể đánh khoan đánh nhạt có thể đánh nhanh đánh chậm và theo đó mà tụng kinh, tại vì tụng kinh quen người ta cũng tụng theo như vậy. Thì hơi thở đó là một thứ nhịp điệu gắng liền với điều mà người ta gọi là nhịp điệu sinh học, đây là một ở trong những cái yếu tính mà tất cả những nền đạo học ở Đông Phương từ Lão Trang đạo Lão ở Trung Hoa và Du Già ở Ấn Độ và cả trong Đạo Phật đều nói rằng hơi thở nó có nhiều điều kỳ diệu mà chúng ta chưa khám phá ra được, ít nhất là với bản thân của mình, chúng ta không khám phá ra được.

Chúng tôi lấy một ví dụ là, có những người khi họ thở ra và thở vào mà họ thở vào bằng một tâm niệm "an tịnh tôi sẽ thở vô, an tịnh tôi sẽ thở ra", và lâu ngày mỗi lần họ niệm như vậy thì cảm giác an tịnh hay cảm giác hân hoan tràn ngập trong người của họ, vì cảm giác đó nó đi với hơi thở đó. Bình thường không có chuyện gì xảy ra hết mà khi họ để ý bằng hơi thở thì hân hoan sẽ hiện ra, pháp hỉ sẽ hiện ra, trong lúc có nhiều chuyện chi phối họ trở về họ cảm thấy nó hiện ra như vậy.

Trong đời của chúng tôi hồi nhỏ có một kinh nghiệm lạ lùng, có lẽ là vì túc duyên của quá khứ nên chúng tôi rất đặc biệt là thích đọc kinh Tạng, hồi mới vào chùa khoảng chừng một vài tháng chúng tôi đã bắt đầu rất thích đọc Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh, và những lần chúng tôi lật những trang kinh thì nó trả chúng tôi về với một cảnh giới rất bình an, và do vậy bây giờ chúng tôi vẫn còn có thói quen mỗi lần cảm thấy đời sống có nhiều căng thẳng sáo trộn thì buổi sáng thức dậy có khi làm việc ở internet có khi một mình lật một vài trang kinh ra đọc, lật trang kinh ra đọc có những bài kinh đọc rất nhiều lần trong cuộc đời nhưng lật trang kinh ra là cả một thế giới bình an trở về. Và khi chúng tôi ở gần Sư Cậu thì Sư Cậu có thói quen mỗi lần suy nghĩ gì thì hay đi tới đi lui, chúng tôi hồi nhỏ tới lớn cũng có tật là hay đi tới đi lui và bây giờ khi nào chúng tôi cần suy nghĩ gì chúng tôi đi tới đi lui để suy nghĩ chuyện đó thông suốt hơn ngồi một chỗ, mỗi người có một cách khác nhau. Chúng tôi cũng nghe nói có những người bình thường suy nghĩ không ra mà kéo một vài hơi thuốc là suy nghĩ ra, chúng tôi không biết sao nhưng mỗi người tâm tư gắng liền với hoạt động gì đó, thì có một điều là nó gắng liền với hơi thở của chúng ta.

 Và do vậy, một người tu tập không thể không biết  là qua hơi thở chúng ta có thể tạo ra một cảm giác hay là có thể khai triển cảm giác nào đó một cách thuần thục và về điểm này hết sức là quan trọng.

Cảm giác toàn thân.

 Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô, cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra. Thì chữ cảm giác toàn thân này vị nào có lái xe thì qúi vị biết rằng khi mình mới lái xe thì mình với chiếc xe là hai và có vẻ như mình đang vật lộn với chiếc xe, khi lái xe quen rồi thì mình với chiếc xe là một, khi mình với chiếc xe là một thì cảm giác gì mình có như là chạy tới, chạy lui, quẹo trái, quẹo phải, thì nó không phân biệt là mình phải điều khiển chiếc xe mà tự tay mình nó quay chiếc xe đi theo mình, mình với chiếc xe rất nhịp nhàng với nhau, mình với chiếc xe là một. Khi qúi vị sống với một người nào cũng vậy, khi mình với người đó còn là hai phía cách biệt đôi khi sự hoạt động của mình cần phải giữ kẽ, cần phải đãi bôi, cần phải khách sáo, cần phải nghĩ tới nghĩ lui, nhưng một lúc nào đó là mình với một hội chúng với một đám đông với một người nào đó ở mức độ thoải mái thì mình thấy rằng cùng bước tới, cùng bước lui, cùng quẹo phải, cùng quẹo trái, thì cảm giác chúng ta gọi là cảm giác toàn diện hay cảm giác toàn bộ. Một vị hành giả khi hiểu được chữ cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô thì vị này không những chỉ cảm nhận hơi thở đi từ sống mũi vào trong bụng mà vị này thấy khi thở ra thở vào toàn thân thở chứ không phải là một hơi thở thôi, cái yếu tính này rất là khó.

 Sau khi chúng ta có thể làm quen với hơi thở ra vào, sau khi chúng ta đến giai đoạn tinh tế có thể nhận ra hơi thở dài hơi thở ngắn, sau khi chúng ta có thể cảm nhận rằng hơi thở với thân đó là một và cảm giác toàn diện, thì bấy giờ chúng ta mới gắng liền giữa hơi thở và một cảm giác nào đó.

Cũng giống như lúc chúng tôi mới học Yoga với Hoà Thượng, Hoà Thượng nói rằng "Chà tay nghiêng qua bên trái vặn qua bên phải." Nhưng Hoà Thượng không nói vậy.

Hoà Thượng nói "hít vào gập người xuống, ngẩn lên thở ra."

Chúng tôi cảm thấy lúng túng, tại sao chúng tôi lúng túng, là tại vì một lúc mà vừa phải điều khiển hơi thở một lúc đồng thời cũng phải để ý đến thao tác cái động tác của mình, thì chúng tôi nói với Hoà Thượng là chắc làm một lần một cái chứ vừa hơi thở vừa là động tác nữa thì khó quá.

Hoà Thượng nói rằng; "không phải vậy, cứ tập như vậy, ban đầu hơi khó nhưng khi làm quen rồi thì sẽ thấy rằng mỗi lần mình thở ra thở vào là thân mình tự nó làm việc."

Đúng như vậy, một thời gian sau khi mình tập quen rồi hễ khi mình cúi xuống thì tự động mình hít vào ngẩn lên thì tự động thở ra và khi mình hít vào thì mình tự động gập xuống nó nhịp nhàng nhau thì như vậy nó là một sự song hành, cái song hành sự gắng bó sự mật thiết này rất là khó nói như là một người mà nghe điệu nhạc thì người đó tự nhiên khiêu vũ được tại vì họ đã quen như vậy rồi.

Chúng tôi có năm đó chúng tôi đi với Ngài HT qua Thái Lan dự đại hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới và ngày đó là ngày cuối cùng trước khi bế mạc. Thái Lan là một quốc gia Phật Giáo do đó đại hội Phật Giáo Thế Giới họ có một buổi tiếp tân rất trọng thể trong dinh thủ tướng. Thì khi vào trong dinh thủ tướng chúng tôi phải chịu đựng một cực hình đó là ngồi trong đó gần 4 tiếng đồng hồ để chỉ nghe hai thứ thôi đó là diễn văn và đồng thời nghe nhạc ngũ âm kêu lóc cóc len ken. Qúi vị nào mà mới nghe nhạc Thái Lan người ta nhảy múa những vũ điệu theo nhạc ngũ âm, nghe một bài đầu thì qúi vị thấy hơi lạ nên để ý nhưng qúi vị nghe gần một tiếng đồng hồ thì qúi vị sẽ có cảm giác là muốn khùng lên được, tại vì nó có một điệu mà lập đi lập lại len ken lóc cóc cứ vậy hoài, thật ra thì chúng ta không quen nhạc ngũ âm. Hồi nhỏ trong xóm mỗi lần có đám tang  người ta kéo đờn cò hay nhạc đám ma, nghe vui chạy ra coi nhưng họ kéo từ sáng đến chiều thì nghe mệt quá, nhạc ngũ âm cũng vậy. Ngày hôm đó thì chúng tôi vào buổi chiều, bên Thái buổi chiều nhà Sư không dùng cơm, họ để cái bàn trên đó để cafe và coke thì lúc đó chúng tôi lại ngồi gần với vị Thầy, Thầy này ở Huế, Thầy thấy Hoà Thượng Thầy cũng đến ngồi chung bàn và chúng tôi mới nói với Thầy rằng:

"Mình ở đây không có chuyện gì làm mà người ta mời phái đoàn thì ráng đi mà đi đây khổ quá." 

Thì Thầy nói "người ta vũ nhạc cũng vui vậy sao Thượng Tọa không coi,"

Chúng tôi trả lời "dạ coi nãy giờ đủ rồi

Thì Thầy nói "thấy vậy chứ không phải dễ đâu nha."

Chúng tôi nói "Thầy thấy chỗ nào xuất sắc Thầy hoan hỉ chỉ dùm" 

Thầy đưa một bàn tay và nói rằng:"Nếu Thầy để ý cái bàn tay của tôi điều khiển cách này cách kia, một bàn tay nó dễ phải không, nhưng nếu một lúc Thầy đứng một chân, mà vừa tay phải, vừa tay trái, vừa đầu, vừa mông, vừa cả người, lắc lư theo nhịp điệu cho đúng nó không dễ đâu, đó là nghệ thuật, mà càng chậm lại càng khó làm."

Chúng tôi tin điều đó, rất tin điều đó, tại vì thường thường tập Yoga với Hoà Thượng, Hoà Thượng chỉ một lần chỉ một điểm thôi, ví dụ đưa bàn tay lên nhìn bàn tay đưa xuống một điểm thôi, nhưng một người mà một lúc cả hai tay hai chân cả người như vậy thì khó. Và chúng tôi hỏi Thầy rằng
"Cái đó thật sự là khó đó, như mình đọc trong chuyện Kim Dung nói Châu Bá Thông có món gọi là song thủ hộ bát, cả hai tay một bên vẽ hình tròn một bên vẽ hình vuông được thì cũng hay lắm, nghe Thầy nói chắc cái này họ phải tập ba bốn chỗ."

Thầy nói rằng "thật ra nó cũng có một điều dễ là nếu mà mình biết nhạc, những cử chỉ những điệu bộ của họ chạy theo tiếng nhạc và mình không biết nghe nhạc thì nghe lóc cóc len ken, ngũ âm mà họ gõ liên tục nghe mệt như nhạc Miên nhạc Thái, nhưng những người sống với nhạc đó thì mỗi một âm thanh như vậy thì đi với mỗi điệu một động tác và chỉ có họ mới làm được thôi chứ mình không làm được vì họ tập quen như vậy".

Chúng tôi nghe Thầy nói chuyện vậy chúng tôi nhớ đến chuyện hơi thở. Nhiều khi hơi thở nó là cái gì rất là vô tình không có ý nghĩa gì hết nhất là trong giai đoạn đầu mình tu tập, chỉ có hơi thở ra và hơi thở vào, hơi thở ra ngắn hơi thở vô ngắn, hơi thở vào dài hơi thở ra dài. Nhưng chúng ta sống một thời gian thì chúng ta có thể gói kèm theo hơi thở đó một niềm hân hoan, gói kèm theo hơi thở đó một sự an tịnh. Và nó giống như qúi vị Phật tử thắp một cây hương, ở đây hầu hết qúi Phật tử đều có thói quen là lạy Phật mà thắp một cây hương thì thấy trang nghiêm, tại cây hương đó là một văn hoá đã ăn sâu vào trong đầu óc của chúng ta, khi không có nhang không có hương mình thấy nhang tàn khói lạnh thì thấy thật sự không ấm áp, nhưng thắp một cây hương thì qúi vị cảm thấy cái gì đó rất trang nghiêm rất thanh tịnh rất thành kính, thành ra khói hương lại đi chung với cảm giác trong lòng mình, hai cái đó hoà quyện gắng liền với nhau, thì hơi thở cũng có thể gắng liền với cảm giác như vậy.

Và đây là vấn đề của chúng ta, vấn đề là thường là chúng ta thở đi với phiền não. Khi chúng ta thở đi với phiền não thì qúi vị để ý là lúc chúng ta nổi giận chúng ta có cách thở khác, khi chúng ta đang ham muốn điều gì chúng ta thở khác, khi chúng ta sợ chúng ta có hơi thở khác, và chúng ta không để ý rằng giữa hơi thở đó, phiền não đó, cảm giác đó, nó lại gắng liền với nhau. Nên chi một hành giả tu tập thì từ từ cho nhả bớt những tập khí đó bằng cách sẽ thở nhưng cho nó gắng liền với một sự hân hoan một sự hoan hỉ với sự an tịnh với sự giải thoát. Thật ra thì ở trong bài kinh này thì Đức Phật dạy: "niệm thân thọ tâm pháp tất cả bốn pháp đó đều đi với hơi thở" nếu chúng ta đọc cho kỹ cả bốn điều đó đều đi với hơi thở. 

Nên ở trong phép niệm hơi thở nó gởi trả chúng ta về với một điều đó là hơi thở là một quá khứ rất gần, quá khứ gần là những gì mới thở ra mình còn nhớ còn biết đến được và cái đó gần nhất trong tầm tay của mình và mình có thể biết được, thật sự Đức Phật Ngài nói một người trên giường bệnh hay trong bất cứ hoàn cảnh nào mà người đó chỉ nghĩ đến hơi thở và có thể an trú vào hơi thở được liền thì đó là một ở trong những phúc đức cao tột nhất, tại vì một người có thể theo dõi được hơi thở biết hơi thở ra hơi thở vào thì nó là cả một sự bình an rất lớn của tâm hồn.

Bây giờ thì chúng ta sẽ làm một việc là khi đọc bài kinh này thì chúng ta sẽ học được một chuyện là nếu bản thân của mình như Thầy Girimànanda nằm ở trên giường bệnh và có một dĩ vãng hiện về một quá khứ bao nhiêu vui buồn thương ghét thì chúng ta nhìn về qúa khứ như thế nào, thì Đức Phật dạy chúng ta nhìn về vô thường, nhìn về khía cạnh vô ngã, nhìn về khía cạnh bất tịnh, nhìn về khía cạnh hệ lụy, nhìn về khía cạnh tịch tịnh, nhìn về khía cạnh đọan diệt, nhìn về khía cạnh xả ly, nhìn về khía cạnh ly dục, nhìn về khía cạnh hơi thở. Đó là những điều an tâm tịnh trí làm cho chúng ta vững lòng hơn, làm cho chúng ta an lạc hơn. Và thật sự đây là những bài học rất lớn không dễ dàng tiêu hoá, nhưng nếu chúng ta quen nhìn theo gốc cạnh đó thì tâm hồn chúng ta sẽ yên tĩnh hơn nhiều, đối với hầu hết chúng ta quá là cái gì rối bời mà chúng ta không có lối thoát.

Bây giờ chúng tôi muốn mời tất cả qúi Phật tử làm một việc an tâm tịnh trí là chúng ta sẽ đi kinh hành nhưng khi đi kinh hành này chúng tôi giải thích về ý nghĩa ở trong kinh Phật ba ý nghĩa của sự đi kinh hành.

- Ý nghĩa đầu tiên. Tất cả chúng ta sống trong cuộc đời thường nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ và thế giới này phải xoay chung quanh mình, giống như mình là một định tinh là mặt trời tất cả những hành tinh phải đi chung quanh mình, điều đó khổ lắm, tại vì ai làm gì, ai nói việc gì, cũng phải nghĩ đến mình, phải đề cao mình, phải tâng bốc mình, phải làm cho mình được thoải mãn tự ái thì mới hạnh phúc, tại vì mình là trung tâm của vũ trụ. Thì người Ấn Độ có một văn hoá rất đặc biệt là khi mình kính trọng người nào thật sự kính trọng thì mình không còn là trung tâm vũ trụ nữa mà mình đặt để người đó là trung tâm vũ trụ, tức là thay vì mình nghĩ người đó phải đi chung quanh mình thì bây giờ mình đi chung quanh người đó, và không phải chỉ là người Ấn Độ mà Chư Thiên cũng vậy. Chư Thiên khi đến lạy Đức Phật thì cũng đi ba vòng chung quanh Đức Phật, ba vòng chung quanh Đức Phật là hình ảnh rất đẹp, sự quan trọng không phải là ở mình mà sự quan trọng ở Đức Phật. Qúi vị thấy rằng qúi vị là cha mẹ, qúi vị cũng muốn là trung tâm của vũ trụ, và khi qúi vị là con thì qúi vị cũng muốn là trung tâm của vũ trụ, là vợ cũng muốn là trung tâm của vũ trụ, chồng cũng muốn là trung tâm của vũ trụ. Bây giờ đối với Đức Phật thì có một lần nào đó trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta tưởng nghĩ về Đức Phật là Ngài mới chính là quan trọng hơn chúng ta, do vậy chúng ta đi chung quanh Ngài.

- Ý nghĩa thứ hai. Chúng ta đi nhiễu Phật là nhắc lại hình ảnh rất đẹp và rất khả kính của Tôn Giả Ananda, Tôn Giả Ananda là một thị giả trong 25 năm cuối đời của Đức Phật, không có một buổi tối nào mà Tôn Giả Ananda không làm một việc đó là một tay cầm đuốc và một tay cầm cây gậy đi chung quanh am thất của Đức Phật ba vòng, đi xem có cái gì cần phải làm mà chưa làm và đi xem cũng để nói lên sự quan tâm của mình đối với Đức Phật. Ở trong sớ giải có ghi một hình ảnh rất đẹp là năm Tôn Giả Ananda 80 tuổi và lúc đó Đức Từ Phụ của chúng ta vừa viên tịch ở tại Kusinagar sau khi hoả táng xong, sau khi xá lợi của Ngài đã được chia cho các quốc gia thì Tôn Giả Ananda một mình lên đường trở về thành xá vệ và khi Ngài về thành Xá Vệ thì Ngài đến đảnh lễ hương thất nơi Đức Phật đã từng cư ngụ rất nhiều năm trong cuộc đời của Ngài, mặc dầu bây giờ Đức Phật Ngài đã viên tịch nhưng Tôn Giả Ananda cũng làm một việc giống như ngày xưa khi Đức Phật còn tại tiền, Tôn Giả thay nước rửa sạch lu và đổ nước đầy lu, cái giếng Tôn Giả lấy nước ngày hôm nay vẫn còn, tôn giả quét dọn ở trong ở ngoài và buổi tối Tôn Giả đi ba vòng cốc của Đức Thế Tôn, sau đó Ngài đi nghỉ. Ngài ở đó hai ba ngày rồi Ngài mới lên đường đi về Vương Xá để dự pháp hội kết tập Tam Tạng. Ngày hôm nay chúng ta có dịp nào đó để đi chung quanh Đức Phật để chúng ta cảm nhận rằng Đức Phật đã cho chúng ta thật nhiều và cho dù chúng ta là người sanh sau đẻ muộn không cùng thời với Đức Phật nhưng cũng có nghĩa cử để cảm niệm Đức Phật.

- Ý nghĩa thứ ba. Ý nghĩa này cũng thuộc về kinh hành nhưng lại liên quan đến sự thực tập thiền định, theo những vị thiền sư và tất cả những người tu tập thiền định không phải là chỉ tu tập ở trong thế tĩnh tức là ngồi mà còn tu tập ở trong thế động nữa tức là đi kinh hành. Do vậy chúng ta sẽ đi kinh hành theo chiều kim đồng hồ ở đây, bắt đầu từ điểm này chúng ta cùng đi và chúng ta đi hết vòng này, đi sau lưng Đức Phật và đi trở lại, đi ba vòng.

Và ngày hôm nay khi chúng ta đi kinh hành để cảm niệm Đức Phật thì chúng ta chỉ niệm một câu niệm Phật, câu niệm Phật này là một câu ở trong chữ Hán cũng có và tương đương với câu Pali mà chúng tôi muốn qúi vị cùng đọc.
Thường thường trong chữ Hán có Namo Phật Đà Gia, Namo Đạt Nạ Gia, Namo Tăng Già Gia. Namo Phật Đà Gia là con xin đảnh lễ Phật, hôm nay chúng ta chỉ đọc một câu là Namo Buddhaya tức là Namo Phật Đà Gia.
Chữ Namo. Na tức là nước, Mo là đất, khi đất và nước hoà nguyện với nhau là điều kiện cho những chủng tử lành tăng trưởng. Nói theo kinh điển của Bắc Truyền là "Năng lễ sở lễ tánh không tận" tức là cảm ứng giữa năng lễ và sở lễ gặp nhau thì tạo rất nhiều cái đẹp. Năng lễ sở lễ là ý nghĩa của chữ namo.
Buddha là Đức Phật, Buddhaya là hướng về Đức Phật trong chỉ định cách. Do đó chúng ta niệm Namo Phật Đà Gia bằng tiếng Phạn là Namo Buddhaya./.