Friday, December 27, 2013

Pháp Môn Niệm Phật nên tu tập như thế nào?

Hỏi: Pháp Môn Niệm Phật nên tu tập như thế nào?

(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Gíắc Đẳng: Pháp tu niệm Phật, niệm Phật ngày hôm nay đặc biệt là ở trong một số các tông phái như Tịnh Ðộ tông thi` đã trở thành một pháp môn tu tập chính.

Có nhiều người xem pháp môn niệm Phật là pháp môn ưu việc nhất trong tất cả pháp môn, bởi vì những vị này cho rằng pháp môn niệm Phật thích hợp với thời đại mạt pháp này. Thật ra niệm Phật trong kinh điển Pali là một trong nhiều cách niệm,

 Trước hết chúng ta hãy có một cái nhìn đại loại, cái nhìn chung về pháp môn niệm Phật ở trong Phật Giáo, vào thời Ðức Phật còn tại thế thì Ðức Phật Ngài giới thiệu cho chúng ta nhiều pháp tu tập. Theo trong Thanh Tịnh Ðạo ghi có tất cả 40 đề mục thiền chỉ, và niệm Phật là một trong 40 đề mục thiền chỉ đó, và rồi chúng ta cũng biết được Tứ Niệm Xứ,: Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp. Được xem như thiền quán của Phật Giáo thì không có pháp môn niệm Phật ở trong bốn pháp Niệm Xứ, cho dù rằng những vị thiền giả thỉnh thoảng khi hành thiền cũng có niệm Phật, có đảnh lễ Tam Bảo, nhưng không gọi là niệm Phật theo cách của chúng ta thường niệm được.

Và chúng ta cũng biết được người ta có ba quan niệm khác nhau về niệm Phật.

- Thứ nhất niệm Phật công cử hay là niệm Phật với sự chuyên chú niệm một hồngdanh Phật, niệm tên danh xưng của Ðức Phật, như Ðức Phật A Di Ðà chẳng hạn, niệm nhất tâm bất loạn nghĩa là niệm liên tục, niệm như vậy thường được qua nhiều phương tiện như người Trung Hoa, như người Việt Nam thường niệm Phật lần chuỗi, hay là người Tây Tạng cũng đều dùng chuỗi để niệm, một ngày họ có thể niệm 1000 lần những danh hiệu của các Ðức Phật, như Ðức Phật Tỳ Lô Giá Na, hay Ðức A Di Ðà v.v...

Niệm Phật như vậy thì mang tánh cách thiền định và chúng ta cũng nghe đến một vài pháp niệm Phật khác trong truyền thống Phật Giáo Nam Tông như niệm Budho là ân đức Phật, ở trong đó là ân đức Phật Ðà,thì cũng là một cách niệm như là một cách thiền, nghĩa là niệm qua hơi thở, niệm đi niệm lại nhiều lần. Tuy vậy cũng có một cách niệm Phật khác mang sắc thái tôn giáo tính nhiều hơn là tánh của thiền. Sắc thái tôn giáo tính có nghĩa là chúng ta niệm Phật trở thành quen miệng, giả sử như trong truyền thống Bắc Truyền thì mỗi khi gặp nhau hay niệm ADiDaPhật. ADiDaPhật được xem như câu mở đầu cho câu chào hỏi. Và rồi niệm Phật đã trở thành bản sắc của những người Phật tử, cũng như là các tôn giáo khác họ cũng niệm xưng danh hiệu vị giáo chủ của mình, ở trong Ky Tô Giáo họ cũng nói " lạy Chúa tôi " chẳng hạn. Những câu đó quen miệng như là một sự gần gủi một tín đồ với một đấng thiêng liêng cao cả.

- Trong cách niệm Phật thứ hai này, niệm lâu trở thành quen miệng mà thường nói như vậy.  Chúng tôi đã có rất nhiều cố gắng để nhìn lại pháp môn niệm Phật khi Ðức Phật còn tại thế. Và  trong câu chuyện về một em bé quen miệng lúc nào cũng niệm câu mà chúng ta phiên âm là Nam Mô Phật Ðà Gia, như quí vị thường nghe:

Nam Mô Phật Ðà Gia,  Nam Mô Tăng Đà Gia, cái câu Nam Mô Phật Đà Gia là Namo Buddhàya, có nghĩa là thành tâm đảnh lễ Ðức Phật, xin đảnh lễ Ðức Phật.

Ở trong nhà em bé này cha mẹ thường hay nói câu Namo Buddhàya và em cũng hay quen miệng tụng như thế.

Cũng trong câu chuyện này thì một lần cha đi tìm con bò đã bị lạc mất, và khi tìm lại đươc con bò lạc bấy giờ cửa thành đóng lại, không có cách gì để ra ngoài tìm con, đêm đó em bé đã ngủ một mình ở ngoài thành trong bãi tha ma, theo trong kinh kể thì tối hôm đó có một ác dạ xao đã định hại em bé này, nhưng khi trong giấc ngủ em bé mớ lên lời "Namo Buddhàya", lúc bấy giờ dạ xoa cảm thấy sợ hãi không dám đụng đến, một dạ xoa tốt đã nói với ác dạ xoa rằng phải làm một cái gì đó để đừng làm em bé kinh hoàng, và câu chuyện chúng ta đã được nghe đọc là ác dạ xoa đã vào trong hoàng cung lấy một ít thức ăn đựng trong một đĩa bằng vàng đem ra giả làm cha mẹ để cho em bé ăn cho đỡ đói trong đêm.

Về sau này khi biết được câu chuyện này nhà vua đã bạch hỏi Ðức Phật rằng, có phải chỉ có sự niệm Phật mới được sự hộ trì như vậy không, thì Ðức Phật đưa ra tất cả 6 pháp niệm Phật mang đến sự hộ trì.

Pháp môn niệm Phật, có rất nhiều sự dị biệt khi người Phật tử quan niệm về vấn đề niệm Phật:

- Đa số quan niệm về niệm Phật trong truyền thống Phật Giáo Bắc truyền là niệm Phật theo danh hiệu của Phật, và trong truyền thống Nam truyền thì niệm ân đức của Phật. Chúng tôi muốn nói danh hiệu của Phật là như niệm Đức Dược Sư hay là niệm Đức Phật A Di ĐÀ, hay là niệm Đức Tỳ Lô Giá Na, và có lẽ vị Phật được niệm nhiều nhất là Phật A Di Đà, hay là Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang Phật, như vậy tức là lấy tên của vị Phật nào đó để niệm.

- Trong truyền thống Nam tông cũng xác nhận có nhiều vị Phật, mặc dầu có những vị Phật quá khứ, có những danh hiệu như Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Đức Phật Ca Diếp, Đức Phật Thi Khí, Đức Phật Tỳ Bà Thi v.v....tuy nhiên ở trong truyền thống Phật Giáo Nam Tông thì không lấy danh tánh của Chư Phật mà niệm, mà niệm vào ân đức Chư Phật, và ân đức Phật đây là ân đức của cả ba đời mười phương Chư Phật, ví dụ như là Ứng Cúng Chánh Biến Tri Minh Hạnh Túc Thiện Thệ.

Và hai ân đức Phật được niệm nhiều nhứt đó là Arahan là Ứng Cúng tức là trọn lành, là bậc xứng đáng được cúng dường và Buddho, Buddho là Phật Đà có nghĩa là bậc Giác Ngộ tỉnh thức.

Về pháp môn niệm Phật người ta có nhiều pháp môn đại để là có những pháp môn họ tưởng niệm về ân đức của Phật và an trú vào sự suy niệm đó, được giải thích ở trong Thanh Tịnh Đạo. 

Đặc biệt là Buddho có hai âm đi với hai nhịp điệu của hơi thở ra và vào thì niệm là Buddho, niệm Phật Đà hay Araham, hơi thở ra niệm Araham Đức Phật trọn lành, hơi thở vào niệm Araham Đức Phật trọn lành.

Thường thì niệm Phật chung với hơi thở hoặc người ta cũng niệm chung với tràng chuỗi. Tại Miến Điện người ta có một cách niệm là trọn cả ân đức của Đức Phật, từ Ứng Cúng Chánh Biến Tri Minh Hạnh Túc mà theo trong kinh Phạn là:

Itipi So Bhagavà Araham cho đến đoạn cuối, nếu mà họ tụng là Itipi So Bhagavà Araham, Itipi So Bhagavà Sammàsambuddho, Itipi So Bhagavà buddhassa sampanno thành 108 cái âm, 108 âm đó tương ưng với 108 hạt chuỗi ở trong 108 cái âm tương ưng với 108 hạt trong tràng chuỗi thì đó là cách niệm Phật bằng chuỗi.

- Cách niệm Phật rất là tôn giáo tính của chúng ta thường niệm và chúng ta thường nghe một số các Phật tử quen niệm ADiĐà Phật hay là mô Phật. Những chữ đó tại các quốc gia Nam Truyền không nghe nhiều, các quốc gia Nam Truyền người ta thường nói "Sadhu" là "Tùy hỷ" nhiều hơn  câu AdiĐà Phật" hay "Mô Phật". 
Tuy nhiên pháp môn niệm Phật có một chỗ đứng vào thời Đức Phật, và ở đây ví dụ:

Đệ tử của Gotama năng tỉnh giác chánh niệm,
không luận ngày và đêm thường niệm tưởng Phật Đà,

Niệm tưởng Phật Đà ở đây có thể được hiểu như  trong Thanh Tịnh Đạo đã đề cập. Một người suy tư quán niệm ân đức của Đức Phật một cách nhuần nhuyễn từ sự quen thuộc của âm thanh, sau đó là sự biến mãn ở trong ân đức của Ngài và sự nhập tâm ân đức của Ngài và đem vào trong từng hơi thở của mình. Phép niệm Phật đó được xem như là phép niệm Phật nhuần nhuyễn và pháp niệm Phật đó là pháp niệm Phật thường được đề cập đến ở trong thiền chỉ. 

Câu kinh lễ Tam Bảo:

Bậc Ứng Cúng Chánh Biến Tri Minh Hạnh Túc Thiện Thệ Thế Gian Giải Vô Thượng Điều Ngự Thiên Nhân Sư Phật Thế Tôn".

Đó là những ân đức của Phật. 

Thursday, December 26, 2013

Có ba hạng còn giữ lại bí mật của mình, không cởi mở

Hỏi: Trong kinh Tăng Nhứt A Hàm. Ðức Phật dạy : Có ba hạng còn giữ lại bí mật của mình, không cởi mở : hạng phụ nữ không cởi mở, giữ bí mật . Tri kiến thần gí được giữ kín, không cởi mở. Tà giáo được giữ kín, không cởi mở. Giáo Pháp và Giới Luật do một vị Phật toàn thiện công bố thì rực rỡ chói sáng trong thế gian, chớ không giữ kín. Kính xin  giảng rõ cho con về ý nghĩa câu kinh này

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Ðẳng trả lời :     Khi Ðức Phật dạy như vậy, Ngài nói về phần đông thôi.
            Riêng đối với Ðức Phật thì ở đây chúng ta thấy rõ ràng ý của Ðức Phật Ngài muốn dạy những lời của Ngài mà giáo pháp của Ngài đưọc phơi bày rõ ràng và khi mà được gọi là phơi bày rõ ràng thì không có gì gọi là ẩn khuất và dấu kín, giáo pháp của Ðức Phật nói một cách khác gọi là hiển giáo và cái cơ sở và giáo lý của Ðức Phật đã mở rộng như là một cuốn sách mở rộng cho bất cứ ai đến chiêm nghiệm chứ không phải có một cái gì  để nắm giữ lại như là Ðức Phật Ngài đã tuyên bố rất là nhiều lần, Ngài không phải là vị Thầy với bàn tay nắm lại, những gì mà Ngài muốn giữ riêng cho Ngài hay là có những điều bí mật mà không có trình bày được.

            Và Ngài dạy trong thế gian này có ba điều mà người ta giữ kín thôi, thứ nhứt như là chúng ta đã được đọc là ngừơi phụ nữ thì sống không có thể nào bộc bạch hết những gì thuộc về mình, thật ra người phụ nữ có nhiều lý do, lý do để bảo vệ cái đẹp cũa mình, lý do là vì tâm tư tương đối là có phức tạp.

            Và điều thứ hai là chúng ta nói đến bùa chú hay là chú thuật, chú thuật cái gì mà ngừơi ta biết thì nó không có linh, về điểm này nó là một câu chuyên dài có đôi lúc chúng ta nghe được những ngừơi học về bùa, giả sử như một người mắc xương họ vẽ chữ  NGƯ  mình thấy giống lá bùa nhưng mà là cá thôi, nhưng mà nếu chúng ta biết chữ NGƯ là cá thì tự nhiên nó không có linh nữa và ngừơi ta thường dùng chữ "linh tại ngã bất linh tại ngã". Những vị mà họ luyện bùa chú hay chú thuật thì họ không có tỏ rõ cái gì mà họ làm như là một cái mẹo vậy.

           Và điều thứ ba tà giáo luôn luôn gìn giữ  lại, chúng ta biết rằng trong cuộc sống này cái gì thật sự mình bày tỏ ra, tức là mình không có ái ngại mình có sao thì nhận như vậy, người ta khen cũng được người ta chê cũng được, đẹp cũng được xấu cũng được mình là mình thôi, nhưng mà cái bản chất cố hữu của ngừơi phụ nữ  không phải tất cả nhưng mà hầu hết phụ nữ ví dụ như thích trang điểm để làm đẹp, như ngừơi ta nói rằng ngừơi đàn ông ra đừơng một ngừơi vợ khác, về nhà một ngừơi vợ khác có nhiều ngừơi họ đẹp vì sự trang điểm của họ và nếu họ không trang điểm khi đi ra ngoài họ cảm thấy không thoải mái đó là một trong những đặc tính của người phụ nữ, và rồi ngừơi phụ nữ thì thừơng có những chuyện hay vui hay buồn và trong cái vui cái buồn mà nói hết thì đôi khi nó cũng khó nói, cái tâm tư hơn khó nói thành ra có rất nhiều phương diện mà  ngừơi phụ nữ đa phần là không có thể biểu lộ một cách thoải mái như là người nam, ví dụ chúng ta sống Hoa kỳ hay là ở các quốc gia Âu Châu thì họ thường kỵ về vấn đề tuổi tác chẳng hạn, ngừơi phụ nữ mà bị hỏi về tuổi tác là một sự xúc phạm rất là lớn, không phải ai cũng không muốn nói về tuổi tác của mình nhưng phần đông bên đây ngừơi ta rất là sợ già nua, họ thường nói về ngày sinh nhật là ngày mấy  nhưng họ không nói họ bao nhiêu tuổi , và hỏi bao nhiểu tuổi bên này là một cách giao thiệp của xã hội.

          Và thời Ðức Phật cũng vậy và hôm nay cũng vậy có lẽ sau này cũng vậy riêng về đời sống cái tâm trạng phụ nữ có nhiều điều mà không có bộc lộ rõ ràng , ví dụ như đối với Ðạo Phật lời dạy của Ngài rất là rõ về cái giá trị của chánh pháp chứ không phải như khi mình luyện bùa luyện chú mà mình phải chứng tỏ mình phải có cái này hay, có khả năng phi thừơng này hay khả năng phi thường khác, ở trong Ðạo Phật thì Ðức Phật Ngài đặt nặng về giáo dục, nặng về khả năng lãnh hội , nặng về khả năng áp dụng  trong đời sống, như vậy nếu chúng ta sống với đạo thì chúng ta sống rất thực ngay cả cái tham sân si phiền não mà một vị Tăng sĩ có thể nhận rằng mình vẫn còn phiền não và vị đó không phải có tội và vị đó rất là thành thực bởi vì mình còn phiền não thì mình nhận là mình còn phiền não, chúng ta không thể vin vào điều này mà nói họ có tội được.

         Cho nên Giáo Pháp của Ðức Phật mở rộng như là bầu trời mênh mông ở đó mọi ngừơi đến, và theo Tam Tạng kinh điển không phải chúng ta Phật tử chúng ta mới có quyền đọc và nếu chúng ta không phải là Phật tử thì chúng ta không có quyền đọc đúng ra thì có vài truyền thống Phật Giáo quan niệm rằng giới luật của ngừơi xuất gia thì ngừơi cư sĩ không được quyền đọc việc đó chỉ là một việc riêng một tông phái một địa phương mà thôi, chứ tất cả các quốc gia khác thì hễ đã gọi là kinh điển của Ðạo Phật thì ai muốn đọc thì đọc, thật sự cấm thì cấm cũng không đựơc làm sao mà cấm trong thời đại này không có cách gì mà  cấm được hết , mà đã không cấm đựơc tại sao chúng ta phải cấm, thì nói  chung là Giáo Pháp của Ðức Phật là giáo lý tỏ rạng để mà mọi ngừơi cùng đến đó để trắc nghiệm.

Wednesday, December 25, 2013

làm như thế nào để sống một cách trọn vẹn là một người Phật tử, là một người con đáng kính của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Hỏi: làm như thế nào để sống một cách trọn vẹn là một người Phật tử, là một người con đáng kính của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

TT Giác Đẳng: Nói về những nguyên tắc sống hay những giới luật chúng ta phải nói rằng: có đôi khi người Phật tử hiểu rằng giới luật là cái gì mà chúng ta phải theo như  một thứ giáo điều. Thật ra giới luật là một phương tiện mà phương tiện đó nói lên một số nguyên tắc, những nguyên tắc giúp cho chúng ta tìm thấy được sự thanh thản ở trong đời sống của mình. 

Chúng ta sẽ bàn về điểm này ở trong một bài kệ khác, nhưng có rất nhiều thứ mà người Phật tử có thể theo, lấy ví dụ như chúng ta nói về thập thiện tức là chúng ta nói làm như thế nào cho ba nghiệp được thanh tịnh, làm mười điều thiện và tránh xa mười điều ác, nó cũng là nguyên tắc mà chúng ta có thể làm. 

Hoặc giả  trong Thi Ca La Việt trong Trường Bộ kinh tập bốn, qúi Phật tử có thể tìm thấy ở đó những lời dạy của Đức Phật cho thanh niên Singàlaka sự cung kính sáu phương đông, nam, tây, bắc, trên,dưới, nói lên sự quan hệ của chúng ta đối với cha mẹ, đối với người hôn phối, đối với bạn bè, đối với những người làm công, đối với những vị samôn v.v….

Khi chúng ta nói đến những điều này Ngài Narada ở trong một chương nói về trì giới balamật trong sách Đức Phật và Phật pháp, Ngài cũng xem đó là một số nguyên tắc mà một vị bồ tát có thể theo để hành trì, và thấy ở đó một điều có thể mang lại lợi lạc cho mình.

Ngũ giới, bát quan trai giới, thập giới v.v… đó là những nguyên tắc liên quan đến giới luật, hoặc giả nếu trong đời sống tu tập của chúng ta hành trình theo Bát Chánh Đạo, chúng ta nhớ ba pháp đơn giản nhưng hết sức quan trọng đó là Chánh Ngữ, Chánh Niệm và Chánh Mạng, lời nói chân chánh, hạnh nghiệp chân chánh vàsinh kế cũng chân chánh, ba điều đó là những nguyên tắc tối thiểu chúng ta cũng có được một số nguyên tắc rõ nét cho đời sống.

Dĩ nhiên, không phải chỉ về phương diện giới luật, về thái độ sống, và thái độ đàng hoàng của chúng ta. Ở đâu nó ra đó, việc nào nó ra việc đó, ví dụ như có những người  họ không thể nhận ra thế nào là tình bạn, thế nào là tình yêu, thế nào là sựgiao thiệp.  Sự giao dịch buôn bán họ lẫn lộn những điều này, nó gây cho họ nhiều rắc rối, và họ không bao giờ có một tình bạn bình thường được.  Khi họ có một tình bạn rồi thì  họ đòi hỏi, họ lợi dụng, họ khiến làm hỏng đi một tình bạn rất tốt đẹp, thì đó là một điều rất đáng tiếc, tại vì họ không thấy được việc nào ra việc đó.

Chúng ta ra chợ thì chúng ta biết có những việc ở ngoài chợ, chúng ta ra phi trường thì biết cái gì nên làm ở phi trường, chúng ta đi chùa thì chúng ta biết cái gì làm ở chùa, và chỉ làm vừa phải, làm thích hợp, đó là một người biết sống với nguyên tắc. 

Riêng đối với một người tu thiền, nguyên tắc ở đây có nghĩa là chúng ta sống để tâm đến những gì mình đang làm, mình không làm việc vừa ngồi  ăn cơm vừa coi TV, chúng ta không làm việc mà chúng ta vừa lái xe và vừa cố gắng nói điện thoại, chúng ta không làm việc vừa nói chuyện với người khác và vừa lật sách ra coi.  Thì những thứ hai ba công việc nó không rõ ràng như vậy, nó rất dễ dàng làm cho đời sống của chúng ta, cái này  dẫm lên cái kia, cái kia nó lại ràng buộc với cái nọ một cách không cần thiết. 

Nên chi, đây là một kinh nghiệm cá nhân mà chúng ta phải áp dụng để tìm thấy ở đó, để hiểu như thế nào là áp dụng những nguyên tắc vào đời sống một cách thiện xảo.  Qúi vị đọc trong kinh điển, câu chuyện về thiên chủ Đế Thích có 7 pháp để trở thành vị thiên vương, một con người hiếu kính với cha mẹ, và lập tâm rằng ngày nào cha mẹ còn sống thì mình phụng dưỡng cha mẹ một cách hiếu thảo, đó cũng là một nguyên tắc sống, cũng là một nguyên tắc dạy tâm.

 Đức Phật Ngài có cái nhìn rộng, đến nỗi Ngài nói rằng ở trong thời nào đó mà không có Phật Pháp, không có bậc thiện trí, thì như một người vợ biết lo cho chồng bằng hết bổn phận của mình, đó cũng là cái nhân lành dẫn đến thiên giới, và một người chồng biết lo lắng cho người vợ bằng với tất cả bổn phận của mình, đó cũng là một hạnh phúc cao thượng. 

Nói chung, nếu trong đời sống của chúng ta dầu rằng chúng ta có biết Phật pháp hay không biết Phật Pháp, dầu chúng ta là người cư sĩ hay vị xuất gia, dầu chúng ta là người như thế nào, nhưng nếu chúng ta sống có chừng mực trong sự ăn uống, chừng mực trong sự cư sử, chừng mực ở trong lời nói mà chúng ta xem đó là nguyên tắc sống, thì điều đó cũng tạo cho chúng ta một điều kiện rất tốt để hướng dẫn tâm tư của mình.

Những cái lộn xộn thường xảy ra ở trong cộng đồng, hay ở trong gia đình có lẽ bởi vì ta không biết rõ cái ranh giới, cái giới hạn, cái gì là vừa phải.  Tương tựa như vậy, tâm của chúng ta nếu không biết ở đâu là vừa phải mà chúng ta cứ vương theo nó, thì tâm đó lao chao, loạn động, cái tâm phan duyên đó nó sẽ dẫn chúng ta đi, nó trôi dạt về những phương trời vô định và những phương trời đó dần dà chúng ta không còn biết mình là ai, chúng ta trở nên tha hóa hoàn toàn, chúng ta sẽ không còn nắm được cái gốc của mình nữa.

Vì vậy, rất quan trọng để một người sống gọi là đủ  nghĩa của một người theo trong kinh Phật, là người sống với một số nguyên tắc hay một số tôn chỉ nào đó, dầu cho tôn chỉ đó là tôn chỉ rất cá nhân, chỉ có bản thân của mình mới chấp trì. Nhưng nhờ tôn chỉ đó cho thấy rằng chúng ta là một người sống có căn bản, chúng ta là người sống có nguyên tắc chứ không phải đụng đâu xâu đó, sống sao cũng được, ăn sổi ở thì, cách sống như vậy là cách sống Đức Phật Ngài gọi là người trí làm cho tâm thẳng như thợ khéo nhặt tên.

Nếu trong đời sống của qúi Phật tử đã lựa chọn được một thiện pháp nào, và thiện pháp đó qúi vị thấy rằng có thể làm một điểm tựa, và có thể làm một nơi mà qúi vị có thể trung thành, là một cái pháp môn, là một phương cách, qúi vị có thể sống qua nhiều năm tháng thì qúi vị lên hoan hỷ. 

Thiện pháp có rất nhiều, phát nguyện hiếu thảo cũng được, nguyện trong đời sống là báo ân những gì mà bất cứ ai mình đã thọ ân cũng là những hình ảnh rất đẹp, là làm tròn bổn phận.  Làm tròn bổn phận đối với vợ, đối với chồng đối với con, thì Đức Phật Ngài dạy đó cũng là những hạnh phúc cao thượng, là những nguyên tắc. 

Nguyên tắc mà đạo Phật dạy thoáng lắm, ngày hôm nay cái nhìn của chúng ta rất cục bộ, do đó khi chúng ta vào trong đạo chúng ta cảm thấy rằng hình như đạo của chúng ta nó đóng khung, nó không có bao nhiêu hàng rào.  Nhưng thực sự đạo của Đức Phật dạy rất đẹp, và khi Đức Phật Ngài đưa ra cho chúng ta con đường tu tập, là Ngài mở cho chúng ta một bầu trời mênh mông, ở trong bầu trời đó có đầy dẫy kỳ hoa dị thảo, có bao nhiêu phương tiện để chúng ta áp dụng vào đời sống nội tại của mình, chứ không phải chỉ có một số điều, một hai ba bốn nào đó mà anh A anh B nói với mình rằng việc đó mình phải làm.

Do vậyn khi nói đến nguyên tắc, chúng ta phải nói rằng về điểm này không đơn giản, qúi vị có thể lựa ngũ giới, có thể lựa thập thiện,  có thể lựa những nguyên tắc được đề cập đến trong kinh Lễ bái Lục Phương, tức là kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, qúi vị có thể sống tuân theo Bát Chánh Đạo, bất cứ một nguyên tắc nào qúi vị thấy thích hợp, và dựa trên đó để làm cảnh giới trật tự cho nội tâm của mình thì điều đó đều tốt đẹp, điều đó đều có một giá trị lớn trong việc uốn nắn nội tâm của chúng ta./. 

Tuesday, December 24, 2013

khi chúng ta đề cập đến những điều tâm niệm và cuộc sống tu tập. Thi tâm niệm có phải là một giới luật hay không?

Hỏi: khi chúng ta đề cập đến những điều tâm niệm và cuộc sống tu tập. Thi tâm niệm có phải là một giới luật hay không?

(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng Có thể nói rằng những gì mình cần phải tâm niệm và quán tưởng để nhắc nhở, trừ khi liên quan những điều tứ vật dụng mà Đức Phật Ngài dạy những điều đó là thanh tịnh giới, ở trong tứ thanh tịnh giới gọi là quán tưởng thanh tịnh giới, nhưng những điều tâm niệm khác, phải nói rằng tùy vào căn cơ, tùy vào căn duyên của mỗi người, và mỗi người có thể đem vào trong tâm tư của mình những tâm niệm, và những tâm niệm này nó phải thích hợp với căn tánh của mình ví dụ ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng, hay ân đức của Chư Thiên.

Một người niệm ân đức của Chư Thiên không có nghĩa ân đức của Chư Thiên hơn của Phật, không có nghĩa ân đức của Chư Thiên hơn ân đức Pháp, ân đức Chư Thiên hơn ân đức Tăng, mà tại vì người đó  hạp với tâm niệm đó, như vậy khi nói đến những điều tâm niệm đó, chúng ta cứ tưởng nghĩ rằng đó là những khuôn mẫu tâm nhất định phải đi theo, ở trên thực tế những điều tâm niệm này là những gợi ý, nhưng khi áp dụng vào đời sống chúng ta thì được áp dụng như là giới luật, giới luật là điều phải thọ trì giới luật, là điều không có thể thay đổi được, nhưng những tâm niệm thì nó khiến cho chúng ta có một không gian rộng lớn khác, ở trong không gian rộng lớn đó chúng ta có thể lựa chọn.

Thật ra trong lịch sử đạo Phật thời gian gần đây có một trường hợp rất thú vị, đó là trường hợp của Hoà Thượng Nhất Hạnh có lập ra một dòng tu gọi là dòng tiếp hiện và có một giới luật gọi là giới luật tiếp hiện, đúng ra trong những năm tháng gần đây Hoà Thượng Nhất Hạnh đã đổi hướng đi từ những quan niệm hết sức khác biệt với truyền thống, bây giờ Hoà Thượng lại trở về với quan niệm truyền thống, kể cả tu chính và kể cả nhấn mạnh đến những giới bổn người xuất gia, nhưng trước đây Hoà Thượng nói rất nhiều đến giới luật tiếp hiện, khi đọc vào giới luật tiếp hiện thật ra với quan niệm của một vị tu sĩ Phật Giáo truyền thống, nhất là tu sĩ Nam Tông những điều trong giới luật tiếp hiện mang tánh cách tâm niệm nhiều hơn giới luật.

Chúng tôi nói tâm niệm nhiều hơn giới luật là ví dụ như vầy, ví dụ như chúng ta quan niệm trong giới luật là không sát sanh, thế nào là người phạm giới sát sanh thì có quy định rất rõ, con vật có thức tánh là biết con vật có thức tánh và có ý giết rồi ráng sức giết, rồi con vật đã chết vì sự ráng sức đó, thì sau khi tính như vậy mới đủ gọi là giới sát sanh, và nếu chúng ta vẫn quan niệm một điều như vậy là mình sống mình phải thương yêu muôn loài, phải thương yêu sự sống, phải bảo vệ môi sinh, phải bảo vệ hành tinh sanh này v.v... những khái niệm như vậy mang tánh cách tâm niệm hơn là giới luật, tại vì nó phải áp dụng được trên phương diện giới, nếu đem điều đó  áp dụng vào đời sống hàng ngày của chúng ta thì không biết ai là người phạm giới hay là người không phạm giới.

Chúng tôi lấy một ví dụ, những tờ báo chúng ta đang đọc hiện nay, những tờ báo in màu và giấy láng bóng, những tờ giấy đó nó vốn là những tờ giấy được sản xuất một cách rất tai hại cho việc bảo vệ môi sinh, quí vị cầm tờ báo, trang bià in màu bóng láng, thì các hoá chất để họ dùng vào thứ đó là hoá chất làm ô nhiễm rất lớn môi trường, do vậy người ta kêu gọi con người hãy bỏ bớt những thứ đó lại. Khi người ta in bản in màu, mà bản đó không có sáng, màu nó không bóng láng tự nhiên thấy màu nó không hấp dẫn, tuy nhiên cách in đó khiến cho chúng ta ít có làm ô nhiễm môi sinh.

Bây giờ nếu như một tờ báo được in bìa bóng như vậy chúng ta mua, chúng ta cầm đọc thì bảo rằng người đó đã phạm giới luật tiếp hiện, tức là người đó không bảo vệ môi sinh, thì điểm đó rất khó bởi vì chung quanh chúng ta có rất nhiều thứ mà chúng ta hoặc ý thức được hoặc là không ý thức được, do vậy tinh thần bảo vệ môi sinh không thể gọi là giới luật được, tinh thần bảo vệ môi sinh là một điều rất đẹp, nhưng cái đẹp đó lại khác với quan niệm về giữ giới. Khi nói về giữ giới không nói về đẹp hay xấu, giới là điều, điều đó là điều qui định rất rõ ràng chứ không phải chỉ là một khái niệm như tâm niệm. Do vậy chúng tôi phải nói rằng những giới luật về tiếp hiện của Hoà Thượng Nhất Hạnh đề ra, nếu đọc kỹ lại thì đó là những điều mà mang tánh cách tâm niệm hơn là giới luật, bởi vì có những thứ không có.

Chữ Bồ Tát giới ở trong Đại Thừa có rất nhiều điểm mang tới tâm niệm hơn là về giới, giới khác xa với điều đó. Có thể nói rằng khi đề cập đến giới luật, nó là một câu chuyện khác hơn những gì chúng ta quan niệm mang tánh cách tư tưởng hay khái niệm, hay là tâm niệm đem áp dụng vào trong đời sống. Và chúng tôi cũng phải nói ở tại đây những điều tâm niệm là những điều rất có lợi cho sự tu tập của mình, tuy nhiên khi đã nói đến tâm niệm thì không thể đem một kiểu mẫu nào đó áp dụng cho tất cả mọi người, có những người họ lại hạp với những thứ này, có những người hạp thứ khác.

Chúng tôi lấy một ví dụ, một người tu tập thiền chỉ hay thiền quán, những người này có thể niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm Chư Thiên, chúng ta không thể nói một ân đức nào lớn hơn ân đức nào. Thật ra đối với một người tu tập thì dù ân đức Pháp, ân đức Tăng, hay ân đức của Chư Thiên, hay ân đức của thí, của giới tất cả đều giống nhau ở một điểm, cái nào thích hợp với căn tính của mình thì cái đó nên tu tập, nên thường xuyên niệm tưởng. Chính vì vậy đối với những điều chúng ta gọi là tâm niệm, tuy là nó mang tánh cách tiền chế, tức là cái gì được quy định sẵn, nó là những khái niệm mà đã được tìm đâu đó ở trong kinh điển, tìm đâu đó ở trong lời dạy và chúng ta chỉ dựa trên điều đó để nhắc đi nhắc lại trên đời sống. Tuy vậy phải nói rằng những điều tâm niệm là một lợi khí rất lớn cho chúng ta để đương đầu với phiền não.

Phải nói rằng cuộc sống tu tập hay đời sống của người xuất gia, khi chúng ta phấn đấu với phiền não chúng ta phải có một vài chỗ đứng, và chỗ đứng này nhất định phải của mình chứ không thể của phiền não được. Như một người lính họ ra trận, tuy rằng xông pha ngoài trận mạc sống giữa làn tên mũi đạn, nhưng họ phải trở về hậu cứ, hậu cứ tức là nơi an toàn của họ, hậu cứ là nơi họ canh gác cẩn mật để họ có thể an toàn sống ở trong lãnh vực nào đó, thì hậu cứ đó sẽ giúp cho quân đội được dưỡng quân, phải giúp cho những người lính tìm thấy những giây phút mà không phải mặt đối mặt với kẻ thù và lúc nào cũng lo sợ. Thì như vậy một người tu tập phải có cứ điểm nội tâm, và những cứ điểm nội tâm đó khiến cho chúng ta qua đó không có tranh luận hơn thua, không phải đôi co, không có bàn thảo mà nó là như vậy để chúng ta có sự ổn định.

Chúng tôi muốn nói ở đây một điểm đó là sự nghi hoặc, nghi hoặc tức là một người tu tập mà không sống bằng những tâm niệm, thì thường xuyên phải đối diện với tâm hoài nghi, hoài nghi ở đây là hoài nghi Phật, hoài nghi Pháp, hoài nghi Tăng, hoài nghi về quá khứ hiện tại vị lai, hoài nghi về nhân quả v.v.... và những hoài nghi này có thể đưa chúng ta trôi dạt về nhiều phương hướng. Vì vậy tâm niệm là cái gì cho chúng ta hậu cứ, nó cho chúng ta một cứ điểm, cứ điểm đó khi chúng ta trở về, chúng ta không cần phải đôi co, không phải vật vã, không phải hoài nghi, không phải nghi hoặc, để làm gì, để tạo ra sự ổn định của mình, cái sự ổn định này cần thiết.

Không hẳn là khi chúng ta tu tập, chúng ta phải sống với một số quan niệm bất di bất dịch  không thay đổi, nhưng, khi đương đầu với phiền não, từ cái tham, cái sân, cái si, cái thay đổi trong đi đứng nằm ngồi, cái thay đổi ở trong bất cứ sự thay đổi nào khi đối diện với phiền não thì nó làm cho chúng ta trở lên lúng túng, nó làm cho chúng ta trở lên khó chịu và lâu ngày mình cảm thấy mình bị thua trận nhiều hơn là đạt được lòng tự tin.

Chúng tôi xin được nhắc ở đây lại giai thoại liên quan đến một vị thiền sư, liên quan đến một vị Tăng sĩ, vị Tăng sĩ đó là Ajahn Sumedho là người đã thành lập ra Tăng đoàn Phật Giáo Tây Phương ở Anh Quốc và nhiều quốc gia khác, Ngài là một trong những khuôn mặt Phật Giáo lớn của thế kỷ này, khi quí vị nghe Ngài kể câu chuyện, quí vị rất ngạc nhiên về đời sống tu tập của Ngài, Ngài là một người sanh ra ở tại Mỹ, và là người da trắng, lớn lên ở tại Mỹ, khi đi sang Á Châu xuất gia tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài Ajahn Chah, thì phải nói rằng: Một con người đến từ nền văn hoá khác, một con người sống từ một xã hội như Hoa kỳ mà chọn con đường tu tập xuất gia lại trọn con đường trở thành người Phật tử, một đứa con của Phật thì phải nói rằng đó là sự lựa chọn lớn.

khi chúng ta nghe về quan niệm tu tập của Ngài có một vài đoạn chúng ta rất ngạc nhiên ví dụ như Ngài Sumedho nói, đời sống của ngài thường an trú trong ba câu:

- Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami, Sangham saranam gacchami - con về nương tựa với Phật, con xin quay về nương tựa với Pháp, con xin quay về nương tựa với Tăng.

Đối với một người Phật tử Việt Nam quan niệm rằng: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng là những quan niệm rất sơ đẳng, vào chùa thì tam quy trước, rồi ngũ giới, rồi sau đó thiền định v.v..., mà tại sao với một vị xuất gia, một vị thiền sư có thể nói rằng một người có nhiều năm tu tập mà lại trở về với những quan niệm đó. Thật ra, quan niệm của một người mà đã một lần người đó quì xuống và phát nguyện từ đây trở về sau cho đến trọn đời con sẽ sống nương tựa Phật, nương tựa Pháp, nương tựa Tăng, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng đó là quyết định lớn và trong quyết định đó, tâm niệm này hoàn toàn có thể nói rằng trong sạch tịnh tính, và trong cái tâm tịnh tính đó không còn nghi hoặc nữa và vị đó lựa chọn là từ đó trở về sau sự quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng nó trở thành cứ điểm an toàn của mình, hễ khi mình nghĩ đến điều đó thì tâm mình được thuần, tâm mình được trong sạch, tâm mình được ỗn cố, nó không hoài nghi, nó không có những uế nhiễm phức tạp.

Do vậy đối với Ngài Sumedho thì ba câu:
 "Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami, Sangham saranam gacchami" 
mang lại cả một ý tưởng rất lớn lao, nó mang lại cả một vùng trời an toàn, một không gian mà ở trong đó vị đó không bị chi phối bởi những nghi hoặc, những hoài nghi. 

Như vậy là tâm niệm của mỗi người xuất gia, và quan niệm sự tu tập nó khả dĩ cho phép chúng ta có một hậu cứ an ổn và không phải thường xuyên vật lộn đối với những phiền não nghi hoặc mà chúng ta sống trong tâm trạng hồi hộp, năm ăn năm thua, mà trái lại tìm được một không khí hết sức là ổn định về tinh thần, một cảm giác gọi là an toàn.

Vì vậy khi chúng tôi nói về những tâm niệm ở tại đây thì phải nói rằng với một người tu tập chúng ta không có bác bỏ những giá trị tiền chế, giá trị tiền chế ở đây tức là những giá trị mà chúng ta hấp thụ từ trong kinh điển, những giá trị mà chúng ta vốn tìm thấy ở từ vị Thầy, từ sự nhắc nhở răn bảo của vị Thầy mà những thứ đó khi đem vào trong đời sống tu tập nhất là người tu thiền thì bao giờ nó cũng cần thiết và hết sức là cần thiết để chúng ta tìm được một sự ổn định trước khi bắc đầu vào sự tu tập.

Như vậy chúng ta phải tìm sự tu tập ở thế quân bình giữa giá trị tiền chế và giá trị tự nhiên của một người tu tập. Cái giá trị tiền chế ở đây là chúng ta phải sống bằng một số khái niệm đã được quy định sẵn, và giá trị về tự nhiên, là ở trong trách nhiệm ghi nhận cái gì xảy ra mới nghe nói như vậy, chúng ta tưởng tượng như hai giá trị giữa cái tự nhiên và tiền chế có tính cách mâu thuẫn, trái chống với nhau, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Một người bỏ vào trong rừng thiền sống 5 ngày ba ngày thì người đó cần rất nhiều sự trang bị, những trang bị này khả dĩ giúp cho vị đó đương đầu với nhiều phiền não, cả hai thứ đó đều cần thiết. Và hỏi rằng những quan niệm này cần được khai triển tới đâu, thì đó là cái khéo của mỗi người hành giả, là cái khéo của mỗi người tu tập./.

Monday, December 23, 2013

Tìm hiểu chữ "Tâm Niệm" là gì?

Hỏi: Tìm hiểu chữ "Tâm Niệm" là gì? 

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Theo quan niệm thường thức ở bên ngoài "Tâm Niệm" là điều gì mà chúng ta phải tâm tâm niệm niệm, tức là phải thường ghi nhớ, phải thường tưởng nhớ, phải thường xuyên dặn lòng nhắc nhở chính mình, phải thường xuyên dùnh những thứ đó thường niệm, tưởng. Thí dụ như chúng ta có quyển 10 điều tâm niệm của Hoàng Ðạo, một nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Ðoàn trước đây, và chúng ta có 10 điều tâm niệm của người xuất gia, hoặc giả chúng ta có 10 điều tâm niệm trong Luận Bảo Vương Tam Muội mà các chùa thường in ra và treo ở trên tường.

Chữ "Tâm Niệm" ở đây hiểu theo phương diện thường thức cái gì mà chúng ta thường phải nhắc nhở, thường ghi nhớ lấy. Thật ra pháp tu tập về tâm niệm không phải xa lạ trong Ðạo Phật, như trường hợp chúng tôi vừa nhắc đến 10 điều tâm niệm của người xuất gia, Ðức Phật Ngài dạy 10 điều tâm niệm đó, ví dụ như Ngài nhắc hình dáng của ta đây phải khác hơn kẻ thế, như đầu tròn áo vuông khác hơn kẻ thế, sự nuôi mạng ta phải nhờ nơi kẻ thế, để không sanh tâm kiêu mạn. Rồi bậc trí có thể tự chê trách mình không, ngày và đêm trôi qua mình đã làm đưọc chuyện gì v.v....

Có nhiều điều để nhắc nhở hàng ngày, hay hoặc giả chúng ta cũng nghe những điều quán tưởng của người xuất gia, khi thọ dụng tứ vật dụng, tức là khi ăn, khi mặc, khi sử dụng chỗ ở, khi dùng thuốc men, những thứ đó cần được quán tưởng ra sao. 

Sự quán tưởng đó là một sự nhắc nhở, là một sự ý thức. Sự quán tưởng hay là tâm niệm cho chúng ta đi theo đường hướng nhất định.  

Một người tu tập chánh niệm, thấy sao ghi nhận như vậy, hơi thở vào biết là hơi thở vào, hơi thở ra biết là hơi thở ra, hơi thở ngắn biết hơi thở ngắn, hơi thở dài biết hơi thở dài, mình thở ra với tâm hân hoan thì mình biết là mình thở ra với tâm hân hoan, thở ra với tâm không hân hoan biết là thở ra với tâm không hân hoan.

Như vậy ở trong một phương diện nào đó, một người tu thiền quán là người thấy sao biết vậy, không tô hồng chuốt lục, không vẽ rắn thêm chân, và cái nhìn của người thiền quán là cái nhìn rất tự nhiên. Nói như vậy không phải một người tu tập không cần đến tâm niệm, không cần đến những khái niệm. Khái niệm vốn đã lấy từ trong kinh điển. Khái niệm đó vốn có sẵn mà chúng ta dùng ở đây là tiền chế. Tiền chế có nghĩa là những quan niệm vốn đã đặt bày, vốn được gợi ý, vốn đã được nói đến, đã được dạy ở trong kinh điển. Còn một người tu thiền quán thấy sao ghi nhận như vậy, thấy sao biết vậy, thật ra hai điều này không có trái chống với nhau nhiều.

Nếu chúng ta ở tại các trường thiền, ở  các trung tâm thiền định, chúng ta sẽ biết rằng không phải một ai bước vào trong trường thiền, được giao cho chìa khoá của am thất, rồi về am thất đó ngồi xuống một mình là có thể nhìn vào hơi thở của mình được, không phải ai được vị thiền sư dạy thiền rồi thì có thể ngồi xuống để theo dõi hơi thở được, không phải như vậy, chúng ta phải phấn đấu rất nhiều và lấy ví dụ chúng ta bị sự lôi cuốn của sắc đẹp, của tiếng hay, của mùi thơm, vị ngon, xúc lạc.

Phải nhắc lại một giai thoại mà ông Joseph Goldstein thường nhắc đến các khoá thiền của ông, có một lần ông đến dự một khoá thiền, thức ăn theo kiểu người Miến Điện và thức ăn lại hạn chế, một ngày chỉ ăn được một buổi thôi, do vậy đầu óc của ông bị ám ảnh bởi một miếng bánh mì nướng, bánh mì nướng là một cái gì rất quen thuộc đối với bữa ăn sáng của người Tây Phương, và miếng bánh mì nướng bình thường thì nó không có nghĩa gì để nghĩ đến, cũng không ai muốn nghĩ đến làm gì, thật ra muốn ăn thì ra nướng bánh mì ăn, bánh mì đối với người Tây Phương cũng giống như cơm đối với chúng ta vậy. Tuy nhiên, vào giờ hành thiền thì miếng bánh mì nướng nó trở nên một cái gì ám ảnh ở trong đầu, tự nhiên thèm miếng bánh mì nướng một cách lạ lùng, chưa bao giờ thèm như vậy, và lúc bấy giờ không ngồi định tâm được không ngồi tập trung vào hơi thở được.

Nên chi một người hành thiền cũng thường phải sống với một số tâm niệm, một số tâm niệm tức là một số nhắc nhở, hay một số lời dạy được trích từ trong kinh điển hay lời dạy của các vị thiền sư và điều này chúng ta gọi là điều tiền chế cũng được, và điều này chúng ta gọi những gì đã định đặt sẵn cũng được, tuy vậy những điều tâm niệm này giúp ích cho người hành thiền rất nhiều, chứ không có đơn giản.

Tại sao giúp cho chúng ta rất nhiều? Bởi vì chúng ta không phải ai cũng có thể giữ được tâm tự nhiên để theo dõi hơi thở ngay lập tức, chúng ta phải phấn đấu với bản thân, và trong sự phấn đấu với bản thân để có thể ngồi xuống yên lặng, có thể ngồi xuống lẳng lặng nhìn hơi thở thì sự phấn đấu đó đòi hỏi một số khí giới để chúng ta có thể đánh lại với giặc phiền não.

Phải nói nhận ra một điều là đối với tất cả những người tu tập hay những người muốn thay đổi cuộc sống của mình, trước nhất chúng ta phải chọn một số điều để tự nhắc nhở lấy mình, và những điều này đối với chúng ta phải là những gì có ý nghĩa rất lớn, không phải chúng ta phải nhắc mình như là những điều răn của thánh thần, mà chúng ta chỉ nhắc mình về những điều đến từ những lời dạy của Đức Phật, những điều này khi chúng ta đọc vào chúng ta cảm thấy thấm thía, cảm thấy có đủ sức mạnh để cho chúng ta vượt qua những phiền não.

Chúng tôi nhớ những năm tháng đầu, TT Trí Siêu với chúng tôi đi xuất gia, và đặc biệt là thời gian sống ở Long Thành, thực phẩm rất khan hiếm, lúc bấy giờ hầu như thường xuyên phải ăn độn với khoai mì và lúc bấy giờ người ta bán rất nhiều loại mì sợi, hồi trước năm 75 chúng tôi thích ăn mì sợi lắm, nhưng phải nói rằng lúc sống ở Long Thành rất sợ ăn mì sợi, mì sợi người ta luộc cả thúng to như vậy đó, rồi lấy nước chấm chan lên cho ăn thôi, chứ không có cái gì để ăn với nó hết, ăn thế cho cơm, lúc đó mới thấy rằng miếng ăn nó quan trọng, chỗ ở cũng quan trọng, nhưng thật sự đối với người Việt Nam thì một giai đoạn nào đó miếng ăn được coi như quan trọng như vậy. Bây giờ chúng tôi được nghe rằng thực phẩm rất đầy đủ, miếng ăn không còn quan trọng nữa. Nhưng nói chung đời sống khi đi xuất gia, cái ăn, cái mặc, thuốc uống, chỗ ở rất dễ trở thành những thứ làm cho mình sanh ra tâm phiền não, bởi vì khi đã giảm bớt những nhu cầu khác, nó chỉ tập trung vào những nhu cầu hết sức tương đối thì những nhu cầu đó nó lại có sức quyến rủ rất đặc biệt.

Chúng tôi nhớ là có một vị Thầy cho chúng tôi biết rằng có một lần đi đến một chùa ở Udorn-thani, chùa của Ngài Ajaan Maha Boowa, Ngài giao cho một cái thất, mà chúng ta gọi là cái cốc, cốc là chỗ để những vị xuất gia ở, bên Thái lan thì những ngôi chùa theo truyền thống đầu đà, hay tu thiền, những ngôi chùa này đa số cất những cái cốc riêng, những cái cốc này gọi là những am thất, đa số được cất ở những nơi thanh vắng, thường thường được bao bọc chung quanh bởi những rừng cây để tạo ra sự yên tĩnh. Và có một phong tục ở bên Thái Lan, có nhiều người khi họ qua đời, tài sản họ còn để lại, thân nhân thường gom tất cả tài sản đó để cúng dường vào trong chùa để cất những am thất cho những người tu thiền, ví dụ như người đó để lại một số tiền vài ba chục ngàn đồng, số tiền đó sẽ được dùng cất một cái cốc và ở trước cái cốc đó có bản nhỏ đề là cốc này cất để hồi hướng cho ông A bà B nào đó, và cũng có trường hợp đặc biệt, mỗi cái cốc như vậy người ta xây một con đường kinh hành, con đường kinh hành nghĩa là con đường bằng gạch để cho những vị hành thiền đi tới đi lui tu tập, tức là tu thiền tu dưỡng chánh niệm lúc đang đi, thông thường người ta lấy hũ cốt của người mất, họ chôn ở cuối con đường kinh hành đó, có nhiều vị sợ ma khi đi hành thiền mà biết rằng có hũ cốt chôn ở cuối con đường kinh hành thì sợ, nhưng thường thường người ta tin rằng khi một người tu thiền, đi kinh hành hay ngồi thiền mà nhớ rằng cái cốc này, con đường kinh hành này được xây dựng bởi một thí chủ nào đó, bây giờ thí chủ đã quá vãng, người ta hồi hướng cho thí chủ đó, nên chi cái phong tục như vậy thường dễ tìm thấy ở các chùa thiền.

Những am thất tại Thái Lan thông thường được cất rất đẹp, chúng tôi ở và chúng tôi phải nhìn nhận rất đẹp, rất thoáng. Người Thái Lan họ có kinh nghiệm rất lớn về thủ pháp cất các am cốc, họ cất như thế nào mà kiến không vào được, rắn không vào được, cất như thế nào mà thoáng mát, trông nó giản dị. Ví dụ như cốc luôn luôn cất giống như nhà sàn và cao lên một chút, cửa sổ không cao, cửa sổ sát với cái sàn vì vậy có thể mở cửa sổ gió có thể vào trong, cả trong lúc chúng ta nằm cũng có thể có gió thoáng được và phải nói rằng một cái am thất nằm giữa trong rừng cây bao bọc ở chung quanh, đó là một nơi rất dễ làm cho chúng ta sanh tâm ái nhiễm, ái nhiễm chỉ muốn ở tại chỗ đó mà thôi. Đặc biệt nếu chúng ta đến đó vào mùa gần tết, như mùa bây giờ không có mưa, tâm hay sanh dính mắc, bởi vậy ở tại các trường thiền của Ngài  Ajahn Chah thông thường những vị tu thiền phải dời chỗ ở của mình, trong ba tháng phải đổi một lần, ví dụ như chúng ta mới bước vào trong rừng thiền, người ta giao cho chúng ta một cái am thất rất đẹp, chúng ta nghĩ rằng mình sẽ xin Ngài Thiền Sư ở luôn tại đó tu tập, như vậy tâm sẽ dính mắc. Trong vòng khoảng chừng ba tháng, có một phiên họp vào ngày bố tát, người ta lấy chìa khoá ra để đổi với nhau, người này phải rời qua chỗ kia, chỗ kia rời qua chỗ nọ, có thể am thất của mình ở chỗ rất gần lại rời đi xa, chỗ rất đẹp rời lại cái am xấu, chỗ mới dời đi chỗ cũ chẳng hạn, để không có tâm dính mắc vào những am thất mà mình đang ở.

Nói chung đời sống khi dẫn đến sự tu tập, thường thường những nhu cầu về vật chất nó nằm ở trong bốn nhu yếu phẩm, như bốn nhu yếu của một người tu đó là thực phẩm chỗ ở thuốc men và y phục, những thứ đó làm cho người tu tập dễ dính mắc và để đối trị với những thứ này Đức Phật Ngài dạy cho một người xuất gia quán tưởng, quán tưởng trước khi dùng, quán tưởng khi đang dùng, quán tưởng sau khi dùng, và mỗi buổi sáng trước khi mặt trời mọc, các vị Tăng sĩ có đọc những bài về quán tưởng như một điều tâm niệm, bởi vì những điều tâm niệm này ví dụ như Đức Phật Ngài dạy một người xuất gia nên tâm niệm rằng mình ăn uống không phải để mập, để mạnh, để làm cho cơ thể được đẹp đẽ, ăn uống để từ cái khổ của đói, ăn uống để nuôi cái mạng tu tập v.v...cái sự nhắc nhở như vậy ban đầu nghe giống như thủ tục, ban đầu nghe giống như những điều răn, nhưng với một người tu tập, những điều đó có ý nghĩa lớn, tại vì trả cho chúng ta trở về với ý thức chân thực, về thái độ nào là thái độ nên có đối với những món vật dụng những nhu yếu của đời sống. 

Như vậy tâm niệm nó là pháp tu rất phổ thông trong Đạo Phật.

Chúng tôi chỉ đưa ra có hai ví dụ thôi, chúng tôi chưa kể ra những ví dụ khác, ví dụ như chúng ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm Chư Thiên, những pháp niệm đó quí vị gọi tiền chế thì cũng có một phần tiền chế, thế nào là ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng như chúng ta đọc ở trong Thanh Tịnh Đạo, kể cả đức của Chư Thiên và những thứ đó được đem vào trong đời sống để khai triển làm một khái niệm để tập trú, để an trú. Như vậy những cái chúng ta gọi là tâm niệm vẫn có một giá trị nhất định, vẫn có giá trị lợi lạc, chứ không phải khi chúng ta tu thiền rồi chúng ta nhìn sự vật một cách tự nhiên, cái gì xảy ra như thế nào chúng ta nhận là đủ. Phải nói rằng trước khi chúng ta có khả năng để quan sát sự vật có tánh cách tự nhiên, chúng ta phải có rất nhiều tâm niệm cần thiết để chúng ta đem vào cuộc sống tu tập của mình.

Sunday, December 22, 2013

Là người Phậttử chúng ta phải làm sao để cho Phật Pháp hưng thịnh?

Hỏi: Là người Phật tử chúng ta phải làm sao để cho Phật Pháp hưng thịnh?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 17-9-2013 Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Nếu chúng ta đọc kỹ trong kinh thì sự hưng thịnh của Phật Pháp đồng nghĩa với sự hiểu biết của chúng ta, cũng như sự hiểu biết của người Phật tử đối với kinh điển. Sự hiểu biết của chúng ta đối với kinh điển kém đi nhất là các vị xuất gia biết về kinh điển kém đi thì Phật Pháp bị suy đồi. 

Ngày hôm nay, chúng ta khi bàn đến chuyện phát huy Phật Pháp hay sự hưng thịnh của Phật Pháp thì chúng ta nghĩ đến chuyện đi chùa,  nghĩ đến chuyện làm đề án này làm đề án kia. Nhưng chúng ta không nhắc một điều đó là một trong những gì chúng ta cần làm nhất là làm sao cho Phật Pháp được trong sáng, được rõ, và được thường suyên thắp sáng ở trong chúng ta. 

Nếu Phật Pháp không được nhắc thì Phật Pháp sẽ đi xuống. Phải nhận rằng ngày nay chương trình giáo dục Phật Pháp rất là yếu. Yếu hơn ngày xưa, ngày xưa người Phật tử đi chùa người ta hiểu rất nhiều điều căn bản. Ngày nay Phật tử đi chùa thì phần lớn mang tính quan hệ, mang tính xã hội. Như là đi chùa để quen biết nhau, rủ nhau đi, nhưng hiểu biết về Phật Pháp không có nhiều. 

Nên tất cả chúng ta thường tự nhắc một điều rằng nếu chúng ta thương Đức Phật nếu chúng ta kính Đức Phật và chúng ta muốn Đức Phật Ngài có thường xuyên hiện diện trong đời sống chúng ta, lời dạy của Ngài được thắp sáng. Và muốn lời dạy của Ngài được thắp sáng thì chúng ta phải tự hiểu rằng khi nào chúng ta bị suy thoái, khi nào chúng ta bị lộn xộn, khi nào chúng ta bị phiền não là tại vì Phật Pháp không được thắp sáng không được phát huy ở trong lòng của chúng ta ở trong tâm trí của chúng ta.

Đó là chuyện là người Phật tử nếu thật sự thương đạo hiểu đạo thì ở trong cái thịnh, cái suy, cái vinh, cái nhục, cái thăng, cái trầm thì chúng ta tự hỏi rằng ở trong trường hợp đó Phật Pháp soi sáng chúng ta những điểm nào? Nhiều khi chúng ta không thấy được không nhớ được và chúng ta chỉ lo những chuyện khác thì chúng ta không có vị Thầy. Tại vì, Pháp và luật là vị Thầy của chúng ta và trong những trường hợp cần phải suy nghĩ cần phải lựa chọn và chúng ta không có pháp và luật thì  chúng ta không có Đức Phật ở trong lòng của chúng ta. 

Nên rất cần để chúng ta đặt lại vấn đề. Chúng ta đặt lại vấn đề là ngày nay của chúng ta cái thái độ của mình đối với Đức Phật với Pháp như thế nào. Những tín ngưỡng dân gian những lời đồn đại thì chúng ta nghe nhiều chúng ta dễ tin còn Phật Pháp mà chân thật, Phật Pháp được dạy rõ ràng trong kinh điển thì chúng ta ơ hờ không để ý đến và nếu như vậy Phật Pháp đi xuống đó là lỗi tại chúng ta, và nếu chúng ta bị phiền não cũng là lỗi tại chúng ta vì chúng ta sống như không có vị Thầy.

Nên chi tất cả chúng ta hãy cùng nhau tâm niệm một điều rằng khi nghĩ đến sự hoằng dương chánh pháp nghĩ đến làm cho Phật Pháp hưng thịnh thì việc đầu tiên là sao chúng ta hiểu Phật Pháp thật rõ và ở trong cuộc sống hàng ngày cho dù chúng ta ra sao, vui buồn mưa nắng, cho dù chúng ta có thăng trầm thế nào thì cũng nhớ rằng có Phật Pháp thì chúng ta còn có lẽ sống chân thật. Không có Phật Pháp thì cho dù chúng ta có chức  vụ  như thế nào giàu sang đến đâu, có được gì thì như chúng ta sống không có bậc Đạo Sư tại vì chánh pháp chính là vị thầy của chúng ta. Đó là điều mà Đức Phật Ngài đã để lại ở trong lời di giáo của Ngài ./.

Saturday, December 21, 2013

làm thế nào để mà con đường tu tập của chúng ta càng về dài chúng ta lại càng tránh né được cái cạm bãy nguy hiểm đó hay không?

Hỏi: Hoà Thượng Hộ Tông Ngài có nói một câu là ngừơi đi tu cái lợi thì dễ bỏ cái danh thì khó bỏ, có nghiã là những lợi lộc vật chất có thể bỏ rất là dễ dàng nhưng mà về cái danh dự cái tự ái thì đôi lúc nó là một việc rất là lớn có thể nói rằng đây là một điều mà tất cả chúng ta phải tự phấn đấu rất là nhiều, không hiểu trên phương diện này TT Trí Siêu có thể chia sẽ được với đại chúng trong rơom này là chúng ta làm thế nào để mà con đường tu tập của chúng ta càng về dài chúng ta lại càng tránh né được cái cạm bãy nguy hiểm đó hay không?

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu :  Đây là vấn đề lớn và rất là thực dụng trong đời sống tu tập, có những lúc chúng ta thaỏ luận về Phật Pháp và đưa ra những vấn đề để mà chúng ta giải theo cái lý kinh điển giống như là  chúng ta ôn bài lại, nhưng những lúc này là những lúc chúng ta trao đổi với nhau những cái kinh nghiệm tu tập và những cái kinh nghiệm đó nó lại mở ngõ cho chúng ta trong cái hướng tiến hóa thì chúng tôi rất là hoan hỷ để chia sẻ với quí vị.

        Thực ra thì bản thân của chúng tôi cũng gặp nhiều cạm bẫy hết sức lớn lao như vậy và cũng khó khăn lắm, nhưng ở đây nói chung chung nếu chúng ta là cái ngừơi trí và là một cái vị tu tập theo hạnh nguyện của một vị Bồ Tát với sự mong cầu giải thoát khỏi luân hồi trong tương lai thì trong trừơng hợp này không phải là vấn đề nan giải khi chúng ta gặp danh và lợi hay là quyền chức nó đến, khó thì cũng không khó nhưng mà dể cũng không phải là dễ, chỉ có điều là chúng ta có được bản lãnh trong sự tu tập hay không thì cái điều đó chúng ta mới cần xét lại. Chúng tôi chỉ có gợi ý một điều kinh nghiệm về bản thân của chúng tôi khi làm việc Phật Pháp, những lúc mà chúng tôi đứng lớp dạy, chúng tôi cũng thừa nhận một điều là khi đứng lớp dạy cho Chư Tăng hay là lên pháp toà để thuyết pháp cho Phật tử hoặc là ngồi soạn kinh sách những lúc đó cả Chư Tăng và Phật tử những người họ có sự quí kính sự ái mộ có sự tán dương được khen ngợi thì bản thân của chúng tôi cũng rộn lên một cái sự hân hoan như là một cái sự bù đắp cho nỗi mệt nhọc.

         Thành thật mà nói, tâm phàm chúng ta, những lúc đó chúng tôi cũng có một cái gì đó nó khởi lên cái niệm tự hào nếu nói một cách chính xác tức là cái tâm ngã mạn cũng có chứ không phải là không có, và những lúc chúng tôi gặp phải những trở ngại như bị ngừơi khác chê hoặc là những công việc thất bại chúng tôi cũng cảm thấy đau khổ cũng có một  cái gì đó tụ ái. Điều này thì không thế nào thoát được. Nhưng ở đây, có một điểu chúng tôi cũng xin đựơc san  sẻ với quí vị là sau đó thì chúng tôi lại thể hiện đựơc cách sống của riêng mình.

          Làm như thế nào để cho chúng ta càng tu càng về già chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng và không có nặng nề bởi trách nhiệm hay là những danh lợi nó đi đến. Quả thật như vậy nếu chúng ta không khéo thì  càng cao danh vọng càng dày gian nan. Những lúc càng có quyền chức thì chúng ta càng cảm thấy sợ hãi  , hốt hoảng sợ khi quyền chức nó bị mất đi , vượt khỏi tầm tay thì lúc bấy giờ mình sẽ phải như thế nào , sẽ đau khổ lắm nhìn mặt thiên hạ mình cũng khó nhìn. Thì ở đây, trong trường hợp đó chúng tôi lại có cảm nghĩ khác, thì thôi bây giờ đang trong lúc thực hành những  trách nhiệm , những  phận sự để san sẻ lợi lạc cho chúng sanh lúc bấy giờ chúng ta nghĩ ngược lại rằng :không cần, không cần biết là còn hay mất lợi danh ,còn hay mất ngừơi ta còn ái mộ mình hay là  không còn ái mộ mình mà chỉ biết một điều rằng mình đang đào tạo cái trí tuệ Ba La Mật một cái tri kiến để  trong tương lai mình sẽ thành tựu được quả vị A La Hán với trí tuệ phân tích.

 Chúng tôi có tâm nguyện như vậy, cho nên những lúc chúng tôi soạn kinh sách chúng tôi không cần biết là cuốn sách này soạn ra ngừơi ta có tán thành hay không, ngừơi ta có hưởng ứng hay không, mình có phát hành những cuốn sách này nhiều hay không, chúng tôi lại không nghĩ như vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong lúc  chúng tôi đầu tư trí tuệ và thời gian để nghiên cứu và viết hay là dịch ra những cuốn sách thì chúng tôi nghĩ rằng những lúc đó thì chúng tôi đang đào tạo cái trí tuệ Ba La Mật.

        Khi chúng tôi làm đựơc những công đức các phước báu đó, thí dụ như vừa dạy cho Chư Tăng mà trong khi đó chúng tôi phải đi hoằng pháp chỗ này chỗ kia để mà tìm kiếm để có được phát sanh những cái lợi lộc đem về cung cấp nuôi dưỡng cho Chư Tăng, để cho Chư Tăng khỏi bận rộn trong việc nuôi sống , chúng tôi hy sinh điều đó chúng tôi không nghĩ rằng Chư Tăng sẽ khen thưởng hay là sẽ đáp lại bằng một cái gì khác, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang tạo, đang củng cố cái thiện nghiệp Ba La Mật của mình, chúng tôi nghĩ như vậy thôi.

Và qủa thật vậy, khi  chúng tôi đã có một tiêu chuẩn như thế rồi thì từ đó về sau chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng, nghĩa là mổi khi có danh có lợi mổi khi có được người ta áp đặc cho mình vào một quyền thế một  cương vị nào đó thì tự nhiên chúng tôi cảm thấy cái này không phải là mục đích của mình. Do vây, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng lắm.

Và đó chỉ là kinh nghiệm của bản thân chúng tôi thôi. Thì ở đây mỗi chúng ta đều có thể tự tạo cho mình một  sắc thái một  tư tưởng tu tập để tự mình làm cho mình nhẹ nhàng./. 

Friday, December 20, 2013

Tại sao không có tâm bất thiện hợp trí trong lúc có người làm việc không tốt nhưng vẫn có sự hiểu biết?

Hỏi : Tại sao không có tâm bất thiện hợp trí trong lúc có người làm việc không tốt nhưng vẫn có sự hiểu biết?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 30-8-2013 Từ Minh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu: Sự kiện này chúng ta ví dụ cũng giống như có người đi ra chợ đến một cửa hàng bán đồ gia dụng trong bếp chẳng hạn như nồi niêu, song, chảo, chén, bát, muổng, nĩa, dao lớn, dao nhỏ,... Một cửa hàng bán đồ gia dụng trong bếp là một điều tốt. Nhưng có những người sát nhân, cướp bốc, giết người sử dụng bằng những con dao. Khi đến tại hiện trường, cảnh sát phát hiện một con dao hung thủ dùng để giết người nằm ở đó, mang con dao về và tuyên bố rằng những cửa hàng nào bán loại dao này đều phải dẹp hết vì con dao đó là một hung khí để giết người. Nếu nghe sự kiện đó, chúng ta có chấp nhận được hay không? Ở đây, chúng ta không thể chấp nhận được bởi vì trường hợp hung thủ sử dụng con dao để giết người là một hành động tự người đó làm. Nhưng bản thân con dao được sản xuất ra để dùng làm đồ gia dụng trong nhà bếp như cắt, gọt trái cây,... 

Cũng như vậy, ở đây chúng ta nên hiểu rằng trí tuệ bao giờ cũng là một pháp tịnh hảo (Sobhanacetasikā). Trừ ra, có trí tuệ ở trong tâm siêu thế và tâm náo đại, kẻ phàm phu không sử dụng trí tuệ để làm việc quấy. Người ta có thể dùng trí tuệ hiệp ở trong tâm dục giới tịnh hảo để làm việc tốt hay việc xấu. Như vậy, khi nào làm việc tốt, chúng ta gọi là tâm thiện hợp trí. Nhưng lúc dùng trí tuệ để làm việc quấy, việc ác, trong trường hợp này, Đức Phật dùng từ Suppanna tức là ác tuệ hay liệt tuệ, tức dùng trí tuệ để làm việc bất thiện. Trí tuệ này có hai vấn đề. Ở đây, một là khi dùng trí tuệ làm việc quấy, ta không nên gọi đó là trí tuệ thuộc tâm thiện hợp trí. Đành rằng ở trong tám tâm thiện dục giới, khi kẻ phàm phu dùng trí tuệ để suy xét việc ác, trí tuệ sanh khởi ở đâu? Trí tuệ sanh khởi ở trong tâm thiện dục giới. Bởi vì họ không phải là bậc A La Hán nên không thể sử dụng tâm tố, cho nên, phải nói là tâm thiện hợp trí. Nhưng ở đây, chúng ta cần phải hiểu rằng, đó là tâm dục giới tịnh hảo thành nhân đưa đến quả nhị thục. Chúng ta biết hễ khi làm việc tốt, đó là một tâm thiện. Khi xử dụng trí tuệ đó phối hợp vớt tâm tịnh hảo dục giới này để làm việc ác, trường hợp này, chúng ta cũng phải hiểu giống như người ta sử dụng con dao để giết người. Trường hợp này, mặc dù cảnh sát đến nói rằng con dao là hung khí nhưng chúng ta đừng đi đến các cửa hàng bán đồ gia dụng trong nhà bếp để dùng. Nhưng chúng ta nói tại sao ở đây lại bán những hung khí này, người ta sẽ tóm cổ chúng ta ngay hoặc sẽ mắng chửi chúng ta. Bởi vì khi nào dùng con dao giết người mới gọi là hung khí. Nếu con dao mới được sản xuất để mua về sử dụng trong nhà bếp, trong trường hợp đó vẫn là đồ gia dụng tốt đẹp. Cho nên ở đây, khi ta thấy người khác dùng trí tuệ hay bản thân mình dùng trí tuệ để làm điều ác, trong trường hợp đó, mượn trí tuệ để dùng nhưng ngay trong lúc đó không được gọi là tâm thiện hợp trí. 

Thứ hai, mặc dù không gọi là tâm thiện hợp trí nhưng trong trường hợp đó, chúng ta cũng không thể nói là bất thiện hợp trí bởi vì tám tâm tham, hai tâm sân, hai tâm si trong 12 tâm bất thiện hoàn toàn không có tâm bất thiện nào tương đương với trí tuệ. Bởi vì trí tuệ thuộc về tâm sở tịnh hảo (Sobhanacetasikā). Tâm sở tịnh hảo không thể nào phối hợp với tâm bất thiện được. Cũng như khi một người làm điều thiện, nói những lời thiện ngôn, mặc dù hơi nghiêm khắc một chút, ta không thể nói rằng lời thiện ngôn bằng tâm sân. Bởi vì sở hữu thiện không bao giờ phối hợp với tâm thiện. Do vậy, tâm sở bất thiện không hợp với tâm thiện. Cũng vậy, tâm sở hữu tịnh hảo không bao giờ phối hợp với tâm bất thiện. Nhưng vì là tâm dục giới (Kamavacara Citta) nên vẫn còn bị sử dụng qua lại như thói quen hay tập quán và được gọi là thường cận y duyên Pakatūpanissayapaccayo trong duyên hệ Vi Diệu Pháp. Ở đây, không có tâm bất thiện nào hợp trí. Trí tuệ một người dùng để làm việc ác chỉ được vay mượn trong tâm thiện. Ngay trong lúc đó, trí tuệ để phục vụ mục đích ác quấy không được gọi là tâm thiện, chỉ gọi là tâm dục giới tịnh hảo. Ở trong Vi Diệu Pháp, mặc dù chỉ đề cập đến tâm dục giới, có bốn loại tâm gồm tâm bất thiện, tâm thiện, tâm quả và tâm tố. Trí tuệ phối hợp với tâm thiện hợp trí, tâm quả hợp trí, và tâm tố tương ưng trí. Tâm thiện ly trí hay tâm quả ly trí, tâm tố ly trí  là tâm không có trí tuệ. Nếu nói chi pháp, trí tuệ chỉ sanh khởi trong những loại tâm đó. Mặc dù tâm tịnh hảo là tâm tốt đẹp, nhưng người ta có thể lợi dụng trí tuệ của tâm dục giới này để làm điều ác quấy, tội lỗi. Trong thiện pháp không có từ gọi, nhưng trong Tạng kinh gọi trường hợp này là Suppanna, tức ác tuệ hay liệt tuệ.