Wednesday, July 31, 2013

Nhận thức "tất cả chúng sanh đều có nghiệp riêng" có giúp giảm thiểu tánh ganh tị không?

Hỏi: Con người thường có những ganh tị, thấy người khác hơn mình thì mình khó chịu, nhưng nếu chúng ta nhận thức rõ và biết rõ rằng tất cả những thành bại thăng trầm xấu hay dở đều do nghiệp quá khứ. Thì nếu chúng ta ý thức rõ như vậy sự ganh tị của chúng ta có giảm thiểu hay không?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 28-7-2013 Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân trả lời: Mỗi chúng sanh có nghiệp riêng, và do nghiệp tạo nên sự ưu thắng hay hạ liệt, hanh thông hay bất chắc. Phần lớn chúng ta tái sanh trong đời này được may mắn hay không được may mắn là do nghiệp của quá khứ.  

 Trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt thì Đức Phật Ngài giải thích sự chênh lệch giữa người này với người kia, có những người đầy quyền thế nhưng có người thì không có quyền thế hoặc là có người sống thọ có người chết yểu, có người giàu sang nhưng có người không được giàu sang, có người khỏe mạnh nhưng lại có người ốm yếu bịnh hoạn v.v... thì như vậy là tùy thuộc vào nghiệp của mỗi người

 Những tập nhiễm ở trong tâm của mình thường do tham và sân. Ganh tị tật đố nằm trong nhóm bất thiện tâm sân. Mình phải huân tập điều tốt, vẫn biết rằng sự huân tập là khó chúng ta cứ tập đi tập lại nhiều lần bởi vì pháp bất thiện phiền não ngủ ngầm ở trong tâm của mỗi chúng sinh phàm phu tìm ẩn rất là sâu nặng khi nào có cơ hội thì tự động sanh khởi. 

 Thì ganh tị tật đố cũng từ đó. Một người trong một thế giới bình thường không có hiểu biết về nhân quả, không hiểu biết về phương thức tu tập hành trì để thanh lọc phiền não hay là chúng ta không hiểu sự nguy hiểm của phiền não cho nên mình sống theo bản năng tức là theo khuynh hướng tự nhiên của một người khi gặp chuyện gì đó thấy búc xúc thì tự động khó chịu, tâm mình sân giận trội lên. Khi gặp chuyện gì mà mắt thấy tai nghe mình thích thì tham tâm khởi lên.

  Người thường sống với tâm bất thiện ít muốn thấy sự thành tựu của người khác. Khi khởi tâm ganh tị chính mình gặp nhiều cái bất lợi: thứ nhất, nếu nói về bản thân của mình thì ngay ở trong tâm đã không có được sự thoải mái vì thấy người ta hơn mình về mặt danh vọng hơn mình về mặt tài sản, hoặc hơn mình về mặt sắc đẹp, hơn mình về mặt sức khỏe v.v... thì khi mình thấy hơn như vậy mà mình khởi tâm ganh tị thì rõ ràng là mình đã có tâm khó chịu. Thứ hai, những người chung quanh mình họ cũng cảm thấy khó chịu, sự cau có của mình, khó chịu về lời qua tiếng lại của mình hay là hành vi của mình làm cho không được nhẹ nhàng mà nó trở lên thô lỗ nó trở thành cái là vừa là khó chịu chính mình và vừa khó chịu cho người chung quanh, đừng nói là đối tượng trực tiếp mà mình ganh tị mà chỉ nói là người chung quanh thấy cách mình sống như vậy cũng làm người ta không thoải mái.
  
  Thì ở đây, khi nhận thức một việc gì trên đời này nếu như mình căn cứ vào luật nghiệp báo luật nghiệp quả, người ta được sự hanh thông là do người ta có tu tập, người ta có phước. 
  
  Câu nói "vụng tu thì chìm khéo tu thì nổi,"  mình có khéo tu thì mình may mắn, còn mình không khéo tu thì mình phải gặp bất chắc trong đời sống. Khi mình hiểu luật nhân quả và đời sống luân hồi ở trong Phật giáo thì mình hiểu là không có cái gì ngẫu nhiên mà có, người làm quan có địa vị trong cuộc đời này là họ do phước. 
  
  Tuy nhiên, có một số người dùng tâm thủ đoạn xấu để đạp lên đạt danh vọng đó là chuyện của người ta tâm xấu thể hiện nhưng cũng phải nói là do có phước. Mặc dù nói rằng địa vị trong cuộc đời danh vọng bèo trôi mây dạt nhung người ta được thì phải nói là cái phước hữu lậu do người ta có tạo ra cho nên người ta có được danh vọng. Có câu nói "quan nhất thời - Dân vạn đại" là làm quan thì chỉ một thời thôi nhưng mà cái thời người ta có phước thì người ta được làm quan khi họ làm quan thì họ có danh vọng

  Khi mình nhận thức rằng cuộc đời này không phải là cái gì bỗng nhiên mà có, mà phải do nghiệp, nghiệp thiện hoặc nghiệp bất thiện, cho nên người mà có sắc đẹp mình nhận thức rằng người ta do cái thiện nghiệp nên mới có sắc đẹp được, người ta có sắc đẹp nên sanh vào bào thai của người mẹ có người cha cũng đẹp người mẹ cũng đẹp rồi sanh ra đứa trẻ cũng đẹp, tuy nhiên, có những người gia đình thì cha mẹ xấu mà sinh con đẹp thì đó là tùy phước nghiệp của họ.
  
    Chúng ta nên hiểu rằng cái gì cũng là pháp hữu vi, nó biến đổi không ngừng, cho nên là chúng ta hoan hỉ ở trong sự thành đạt của người khác thì nó trái ngược với tâm ganh tị. 
Đức Phật thường ví dụ cha mẹ có những đức tính như là từ, bi, hỉ, xả với con cái. Nếu như mình  là một người mẹ hay người cha thể hiện lòng tâm của mình đối với người con tình thương như thế nào thì mình trải ra với người khác như thế có lẽ là mình cũng vui lắm, nhưng mà mình chỉ có hạn chế trong con của mình thôi mình chỉ mong con được thành tựu mặt này mặt kia chứ mình không trải rộng ra cho những người khác tại vì những người khác không phải con mình.
Thì ở đây, chúng tôi nghĩ rằng khi nào mình hiểu rằng nghiệp lực chi phối chúng sanh và mỗi người có phước riêng có nghiệp riêng do cái nghiệp riêng đó có thể họ tốt, nghiệp thiện tạo cho họ tốt cho nên họ có địa vị danh vọng giàu sang đẹp đẽ được sống thọ có sức khỏe, nói chung là như vậy. Còn nếu một người muốn cũng không được mình thường chỉ thấy rằng thấy cái kết quả cái biểu hiện ở trong đời sống chứ mình không hiểu không biết được cái nhân mình không quan tâm đến cái nhân. 
Bên truyền thống Bắc Tông có nói cái câu "Bồ Tát sợ nhân chúng sanh sợ quả" chúng tôi nghĩ rằng rõ ràng là như vậy với một người nếu có tu tập thì sợ nhân hơn sợ quả và do sợ quả xấu nên mình tạo nhân tốt để được quả tốt. 
Thì mình nhận thức rằng:
Mỗi người đều có nghiệp riêng, họ được sự hanh thông được tốt đẹp chính là nhờ thiện nghiệp mà họ đã gieo.
Cái gì cũng không bao giờ bền vững dù như thế nào đi nữa thì cũng có lúc nó thay đổi ngay cả phước mà họ hưởng là phước hữu lậu thì cũng hưởng chỉ một thời gian thôi có thể nhiều lắm là hết kiếp này hay vài kiếp khác, thí dụ vậy, cũng có lúc chấm dứt nhưng phải nói là họ có phước.
Và các biểu hiện ở trong đời sống này có sự chênh lệch trong đời sống là do nghiệp của họ và nghiệp đó có thể thay đổi và có thể là không thay đổi, những nghiệp nào thuộc về cố định thì không thay đổi nhưng nghiệp nào nhẹ nhàng thì nó có thể thay đổi bằng sự hướng thiện của bằng sự tu tập, khéo tu thì được sự may mắn dù là may mắn đó đến muộn không kiếp này thì kiếp sau nhưng ít ra thì sự may mắn cũng có là do có tu tập do biết tạo những nhân thiện để tránh đi những quả xấu.
Cho nên mình nhận thức được các vật hiện hữu trên cuộc đời này là giả tạm vô thường, cũng có lúc nó thay đổi. 
Khi mình hiểu được những điều đó tâm của mình không đến đỗi đau khổ dằn vặt từ điều này điều kia mình nhận thức rằng mọi vật trên cuộc đời này nó đều thay đổi như là định lý vô thường. Và hiểu về lý nghiệp báo, do nghiệp chi phối đời sống này được hanh thông được cao sang hay bị hạ liệt từ ở nơi người đó làm từ nơi chúng sinh đó tạo ra kết quả chứ không bao giờ nó ngẫu nhiên được, nhân có quả có liên quan đến đời sống, khi chúng ta còn là phàm phu  còn trong vòng sanh tử luân hồi thì chúng tôi nghĩ rằng mình bị chi phối rất nhiều về phiền não và bị chi phối rất nhiều về nghiệp do vậy thì mình chỉ thực hiện những thiện nghiệp tránh những ác nghiệp và do đó nó có thể cải tạo hướng mình đến những điều tốt hơn hay hoặc là từ ở thế giới nhân thiên cũng là nhân lành để hướng đến sự giải thoát./.   

Tuesday, July 30, 2013

Nên trì nghiệp như thế nào?

Hỏi: Nên trì nghiệp như thế nào?

(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamm, ngày 28-7-2013)

TT Giác Đẳng: Khi chúng ta đề cập đến trì nghiệp thì nên hiểu một nguyên tắc của nghiệp báo cũng giống như tất cả những quyền lực khác đó là cái sức mạnh nổi trội luôn luôn lấn át những điểm yếu. Bao giờ cũng vậy đây là điều tự nhiên, như mình trồng cây lành mạnh thì nó vươn lên, ở trong cuộc đời này có những thứ mà nó có thế mạnh nó sẽ lấn lướt. Nói một cách nói chung chung là cái này nó lấn cái kia. Thí dụ, ở vùng sông nước thì những loại cây thủy cảnh những loài cây dưới nước mọc nhiều, còn nơi vùng sơn cước thì có những loại cây ở vùng núi non. 
Điều này cho chúng ta biết một cuộc sống khác, trong cuộc đời của chúng ta cũng tương tự như vậ, mỗi một cuộc sống nó có cái thế mạnh riêng và nếu nghiệp quá khứ mạnh thì nó lấn lướt nghiệp hiện tại và nghiệp hiện tại mạnh thì nó lấn lướt nghiệp quá khứ, nó không có tính cố định riêng.
 Đối với người Phật tử chúng ta rất tin vào nỗ lực hiện tại của mình, nếu chúng ta có nghiệp quá khứ như thế nào không cần biết nhưng hiện tại thì hễ càng ra công càng nỗ lực thì công việc càng tốt hơn, đó là điều chắc chắn, chúng ta đừng bao giờ cảm thấy chán nản khi mà mình đem so sánh mình với người khác, nhưng mình nên nhận thức rằng mỗi một nỗ lực của ngày hôm nay nó làm cho chúng ta tốt hơn ngày hôm qua.
   Lấy ví dụ, một ngày mình nghe pháp tốt hơn là một ngày không nghe pháp. Một ngày có làm được việc thiện thì ngày đó tốt hơn là một ngày không làm việc thiện. 
    Trong kinh Thắng Hạnh Đức Phật Ngài dạy rằng một người có ý thức và có lớn mạnh ở trong giáo pháp thì luôn luôn thấy rằng ngày nào thân nghiệp hiền thiện khẩu nghiệp hiền thiện và ý nghiệp hiền thiện thì là ngày cát tường vận mệnh hanh thông.
    Do vậy, chúng ta không nói rằng: hễ cái gì mình làm đều thay đổi nghiệp hết nhưng chúng ta phải quan niệm là có được sự phấn đấu hơn là không có sự phấn đấu, có sự phấn đấu hơn là suôi tay, có sự phấn đấu hơn là phó mặc.
    Điểm thứ hai, sự tu tập nào cũng có lợi lạc, cho dù là hai giờ nghe pháp, cho dù là một giờ nghe pháp, hay nửa giờ nghe pháp thì cái nào cũng quí, chúng ta đừng nghĩ là phải chờ cho đến khi mình thay đổi hoàn toàn bình diện. 
    Những khi chúng tôi đi hành hương trên đường hành hương thì chúng tôi không nghĩ rằng đi hành hương sẽ có kết quả này hay kết quả khác nhưng chúng tôi biết rằng những giờ chúng tôi đến trước những ngôi tháp, những giờ đến trước những thánh tích, qùy xuống đảnh lễ, mỗi một giờ phút như vậy nó đều có giá trị và chúng ta sống bằng những giá trị đó thôi chứ đừng nghĩ chuyện xa gần. Thì cũng tương tự như vậy một ngày một buổi mình tận dụng như buổi sáng hôm nay chúng ta có thể để ra 2 giờ đồng hồ trôi qua một cách bình thường, buổi sáng thì tắm rửa ăn uống rồi lái xe đi nhưng nếu chúng ta có hai giờ nghe pháp, không nghe được nhiều thì cũng được ít, ít nhất thì chúng ta cũng nhớ rằng Đức Phật Ngài dạy về nghiệp báo dạy về nhân quả một chút thôi nó cũng tạo cho chúng ta sự an lạc.
    Nên chi trong kinh Pháp Cú Đức Phật Ngài dạy: đừng xem việc thiện nhỏ mà không làm, cũng giống như cái bình từng giọt nước cũng làm tràn đầy. 
      Cũng vậy những tích tập thời gian những việc nhỏ nó sẽ trở thành lớn. 
      Nên chúng tôi tin rằng người hiểu đạo là không bao giờ phó mặc, người hiểu đạo không bao giờ sống với số mệnh của mình, mà luôn luôn sống phấn đấu, sống chắc chiu từng chút nghị lực của mình và hoan hỉ với từng nỗ lực nhỏ của mình, những nỗ lực nhỏ đó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều an lạc./.   

Monday, July 29, 2013

Làm thiện sự mà bị phiền não

Hỏi: Nếu một người Phật tử vì thiện sự mà phiền não, vì thiện sự mà lúc nào cũng thấp thỏm lo âu tâm tư không được ổn định an lạc, có lời khuyên gi` đối với những người Phật tử này? 

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Đăng trả lời: Thật sự cũng như một người hành thiền. Thí dụ nếu chúng ta là một người hành thiền, tập trú vào đề mục thiền định, nhưng lại nghe tiếng nồi ở dưới bếp, hoặc tiếng cửa lao xao lạc xạc. Lúc bấy giờ chúng ta cũng đã hướng tâm ngoài đề mục rồi, lúc bấy giờ chúng ta đã bỏ đề mục, và chúng ta  để ý nghe tiếng đó là tiếng cửa.  Như vậy tâm của chúng ta đã phóng dật, có nghĩa là  tâm chúng ta đã phóng ra với một cảnh mới do nhĩ căn của chúng ta có phan duyên ra ngoài.  Có nghĩa là hướng tâm đến cửa sau hoặc đang chú ý đến những tiếng cửa loạn động. 

Khi chúng ta tu tập thiền  định theo dõi hơi thở, có thể bắt hơi thở bằng thân căn, nhưng vì nhĩ căn của chúng ta bắt cảnh thinh, nên từ những âm thanh va chạm vào tai chúng ta, chúng ta chợt thấy đề mục ta tác ý đến tướng cửa, hoặc tướng cái nồi hoặc tướng cổng, lúc bấy giờ chúng ta đã chạy ra khỏi đề mục thiền định.  Đức Phật Ngài dạy chúng ta nên chú ý tập trung vào một đề mục, và không chú ý đến cảnh khác.

Cũng như vậy, một người Phật tử khi làm việc thiện mà tâm tư của họ hoan hỷ thì họ không buồn phiền với thiện và bất thiện chen với nhau liên tục, chứ không phải là một tâm mà dứt khoát.  Nên nhiều khi chúng ta làm thiện thật sự  khi tâm tư  tập trung vào, thí dụ chúng ta nghe pháp, nếu nghe pháp mà người tập trung vào nghe pháp để học hỏi, để lần sau có người hỏi mình trả lời được, người này rất hoan hỷ trong vấn đề nghe pháp.  Nhưng nghe pháp mà mình thấy bị bắt buộc, hoặc mình nể Thầy mình phải ngồi đó Thầy giảng như thế nào cũng phải ráng ngồi. Nhiều khi ngồi như vậy tâm hướng ra không có sự chú tâm nên ngủ gục. Cũng có thể mình ngồi không tập trung, không để ý vi` đang suy nghĩ viễn vông trong cái gì đó. Nên đó cũng là một cách trongthiện pháp chúng ta làm nó không được xuyên suốt.

Có  người Phật tử họ hộ trì Phật Pháp có một tâm niệm, nhưng  tâm niệm đó không được liên tục, nên chính vì như vậy, cũng như giọt nước nó không nhỏ một chỗ thôi, mà nó nhỏ lao chao đủ chỗ hết thì nó không thể nào văng đất lên để thành một lỗ sâu được, nhưng nếu mái nhà đổ nước xuống một chỗ hoài thì sẽ khuyết đất rất sâu. Cũng như vậy tâm thiện của một người làm thiện, khi họ có một tâm thiện chuyên chú họ biết tâm thiện lúc bấy giờ là mình có phóng tâm hay không, mình có buồn bực gì` hay không, mình làm với hữu trợ hay vô trợ.  Bởi có nhiều người họ làm bằng vô trợ có nghĩa là tự nguyện họ làm. 

Làm bằng hữu trợ do sự động viên từ thân, từ khẩu  của người  khác mà họ phải làm. Khi làm bằng hữu trợ  luôn luôn lúc nào cũng thấy những tâm hữu trợ dễ có yếu sự hợp trí.   Chính như vậy nên phải coi lại hành động của người làm thiện đó có tác y' đến việc thiện đó, tác ý đó có phải là như lý tác ý hay không, tác ý chơn chánh hay không, tác ý đó là một người suy nghĩ ta có nghiệp là tài sản riêng của ta, vì ta ráng làm cái nghiệp thiện cho nó tốt đẹp, đừng có lẫn lộn nghiệp bất thiện ở trong đó.

Nhiều khi nói rằng người làm phước có ba thời kỳ trong sạch, là trước khi làm phước trong sạch tâm, trong khi làm phước trong sạch tâm, và sau khi làm phước tâm cũng trong sạch, như vậy người đó làm đủ tam tư.  Còn nếu người đó làm ngược lại, người đó lúc đầu phát tâm làm trong sạch, nhưng trong khi làm không trong sạch, sau khi làm cũng không hoan hỷ, như vậy việc làm đó sẽ không có đủ tam tư.  Có nghĩa là bệ hạ hay tam tư cho hạ thần, hay là Thầy tam tư cho học trò thì tam tư nơi đây là có tiền tư, hiện tư và hậu tư,  như vậy đó là đủ thiện tâm.  Nếu mình dễ dui hoặc mình lừ đừ giải đãi, chậm lụt, đó là mỗi chúng sanh có phải tự biết tánh của mình, phải biết được cái thất bại của mình, phải vượt qua được như vậy thì lần sau, nhiều lần sau mình làm phước  tâm mình sẽ có khác hơn lúc trước chưa  quen hoặc chưa hiểu được.

Đức Phật Ngài thuyết pháp để phá bỏ si mê, chúng sanh si mê nghe pháp và si mê sẽ hết, Ngài cũng có sách tấn, khích lệ, giảng dậy thuyết phục, đó là cái bốn cái cách của Ngài.  Có nghĩa là Ngài cho si mê rồi, Ngài còn phải trừ cái lười biếng, trừ dễ dui của chúng ta, và Ngài sách tấn để chúng ta siêng năng tinh tấn, để hành thiện tâm liên tục, với thiện pháp liên tục có thể làm việc chính mùi, có thể đạo quả sanh lên, thì chính vì` như vậy nên Đức Phật Ngài khích lệ, Ngài sách tấn người đó, để người đó tinh tấn dõng mãnh liên tục. Chính vì tâm của chúng sanh khi nghe pháp cũng biết tội, biết phước, nhưng rồi thời gian cũng dễ dui có sự lười biếng nên Đức Phật Ngài phải khích lệ sách tấn để cho vị đó cố gắng hành lên. 

Chính cái thiện sự tâm của chúng ta cũng vậy, vào để nghe pháp và học pháp, thì mình phải khích lệ tâm mình liên tục, sách tấn tâm liên tục, để cho mình tự bỏ được sự dễ dui và sự lười biếng, và luôn luôn tin tấn, cuối cùng có thể đạt được cái như ý nguyện của mình, đó là tâm trong sạch và phước báu to lớn hay cao thượng, cái giác ngộ sớm thành nên. Đây là  việc mà tác y' liên tục hay một cái tuệ thấy được như vậy, người đó làm phước không  bị cái sự hời hợt hoặc ơ thờ hoặc là gượng gạo mà làm bằng nhiệt tâm là như vậy. 

Sunday, July 28, 2013

Có chăng trường hợp một người chỉ biết ghét tất cả mà không ưa thứ gì hoặc ưa thích tất cả mà không ghét thứ gì?


Hỏi: Có chăng trường hợp một người chỉ biết ghét tất cả mà không ưa thứ gì hoặc ưa thích tất cả mà không ghét thứ gì?

.  (Thảo luận  trong rơom Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Ðẳng giảng Nói đến đời sống cảm xúc thì phải nói rằng chúng ta ít khi nào có được một thứ gì mà nó chỉ có một mặt hay chỉ một chiều thôi. Giống như hai mặt của một đồng tiền, khi nói đến đồng tiền thì nó có mặt này và mặt kia. Và nói đến thương ghét, đẹp xấu, hay dở, thì hầu như những thứ này nó thường hay đi song song với nhau.


Trong cách nói khác thì chúng ta có thể khẳng định được rằng, hể chúng ta càng ưa thích với cái đẹp thì chúng ta cũng dễ dàng cảm thấy bất mãn với cái không đẹp, cảm thấy không hài lòng, và cảm thấy có thể trở nên phẫn nộ với cái gì mà nó ngược lại.


Bài kệ này nói đến các vị thánh nhân, các Ngài như cánh chim trời, vụt bay trên không, không để lại dấu vết. Và bản tâm của các Ngài là bản tâm tĩnh lặng, tĩnh lặng đến nỗi không còn điều thương và điều ghét nữa, nó là một gợi ý rất quan trọng cho mỗi chúng ta.


Giống như quả lắc đồng hồ, hễ nó đi về bên trái được thì nó sẽ đi về bên phải, đi về bên phải được thì nó đi về bên trái được. Chúng ta lấy một cây tre mà có độ giãn, rồi chúng ta kéo xuống về bên phải được thì khi buông tay ra nó sẽ đi về bên trái, chứ nó không thể nào đứng yên ngay ở giữa, hễ chúng ta kéo về bên phải nhiều bao nhiêu thì nó quật ngược về bên trái càng mạnh bấy nhiêu.


Ðây là bài học lớn , ở trong Ðạo Phật khi nói về đức quân bình, những người càng hớn hở, càng hoan hỷ, càng cảm thấy hào hứng nhiều với cái đẹp thì khi gặp cái xấu người đó lại càng tiêu nghiủ, càng cảm thấy buồn bã, càng cảm thấy xuống tinh thần bấy nhiêu. Một con người tâm hồn trưởng thành thì ở trong lúc vui nhất người đó cũng hiểu rằng cái buồn sẽ là một cái giá mà mình phải chịu sau đó.


Lấy ví dụ những lúc người khen mình, mình cảm thấy sung sướng, cực kỳ sung sướng, thì mình cũng nên ghi nhận rằng; lúc người ta khen mình, mình sung sướng đến mức độ nào, thì điều đó cũng chứa đựng ý nghĩa, nếu mình bị chê thì cũng sẽ khổ sở tới mức chừng đó.


Như vậy nếu chúng ta không muốn bị dày xéo, không muốn bị khổ đau vì tiếng chê thì trong lúc người khác khen mình, mình phải thấy được ở trong cái khen, nó có mặt bên kia là cái chê, ở trong cái vui thì có mặt bên kia là cái khổ.


Ngài Buddhaghosa hay là Ngài Phật Xứ, là một vị cao Tăng đương đại, Ngài có một ví dụ mới nghe rất buồn cười, Ngài nói rằng chó mà nuôi trong nhà, không phải tất cả loại chó đều giống nhau, có những loại chó mình nuôi, nó có thể quay lại cắn chủ, có những con chó không được khôn nên nó cắn chủ, và Ngài nói rằng, tuy vậy nó không nguy hiểm bằng những hạnh phúc của trần gian này. Và Ngài nói một cách nửa đùa nửa thật, Ngài nói rằng hầu hết hạnh phúc của trần gian này nó sẽ quay lại cắn chúng ta. Hễ con người mà gặp cảnh vui, gặp cái danh, gặp cái lợi, được cái thắng thế mà càng hỷ hả, càng hân hoan thế nào thì khi gặp cái buồn, cái sự mất mát, gặp lời chê, gặp những điều không hài lòng, thì người đó lại buồn thấm thía, buồn da diết chừng đó.


Và có thể nói rằng đây là cái gía tự nhiên của cảm xúc ở trong cuộc đời này, do vậy bảo rằng ở trong thế gian này, có khi nào mình làm được sự lựa chọn, ở trong sự lựa chọn đó mình chỉ có một thái độ hoan hỷ ưa thích với cái đẹp, với cái hay, với cái gì khả ái, khả ý, khả hỷ với cái gì thật sự làm cho vừa lòng mãn nguyện, rồi đến khi những cái khổ đau, những cái đối nghịch lại những thứ đó mà xảy ra, thì chúng ta nói rằng mình không dự phần, thật ra chúng ta không làm được như vậy.


Hễ con người muốn đạt đến cao điểm của niềm hoan lạc thì họ sẽ bị dìm xuống tận đáy của khổ đau, đó là một định luận tất yếu, mà chúng ta khi chú ý đến đời sống nội tại, đến tâm thức thì chúng ta không thể tránh được chuyện đó.


Người ta có dạy một câu nói rằng; “Khi mình thương một người nào đó thì mình cũng nên biết cái nhược điểm của người đó, và khi mình ghét một người nào thì mình cũng nên biết cái ưu điểm của người đó.”


Một hành giả tu tập ở trong lời dậy của Đức Phật cũng có thể nói một câu tương tự như vậy, với mượn cách nói như vậy mà nói rằng, những lúc nào mà chúng ta cực kỳ sung sướng vui vẻ hoan lạc, thì lúc đó chúng ta cũng nên biết rằng cái khổ khi nó đến với chúng ta, nó cũng đến nhiều như vậy. Hiểu như vậy đó, dầu chỉ là cái hiểu thảng thốt nhất thời, dầu cái hiểu đó nó chợt thoáng qua tâm tư, nhưng nó sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều ở trong sự chuẩn bị, và khi cái khổ nó đến mình hiểu rằng đó là một phản ứng tự nhiên của cảm xúc, và ít có ai có cảm xúc quân bình được.


Chúng tôi nhớ hồi còn bé, có đọc một quyển sách, ở trong đó người ta dậy về sự huấn luyện tình cảm. Tình cảm đó, ở đây chúng ta hiểu giống như là cảm xúc làm sao để vui, để buồn, lúc bấy giờ đọc quyển sách huấn luyện tình cảm này, chúng tôi có cảm tưởng như đó là những lời dạy rất cụ thể, rất thiết thực. Nhưng khi lớn lên về sau này, khi có dịp nghiền ngẫm về giáo lý của Đức Phật, đặc biệt là thiền học thì mình mới thấy một điểm là con người của chúng ta chỉ muốn có một thứ, một chiều, một mặt của đời sống thôi, đó là làm sao đi truy tìm cái vừa lòng mãn nguyện. Hình như từ sáng tới chiều chúng ta luôn nghĩ đến là làm sao để tìm cái gì đó mà hài lòng đẹp ý, là làm cho chúng ta cảm thấy có hạnh phúc, mình có đạt được một cái gì.


Rồi sau đó chúng ta khám phá ra rằng, mình càng đi truy tìm cái mình thích, cái mình muốn, thì khi mà cái mình không thích, cái mình không muốn nó xảy ra, và chắc chắn nó xảy ra thì những lúc đó chúng ta lại khổ rất nhiều, nên mới có một bài học từ ngàn xưa ở trong kinh Phật. Kkhi chúng ta nói thì như sáo ngữ, chúng ta nói đã nhàm tai, nhưng mà thưa quí vị, nó rất thấm thía nếu chúng ta sống ở trong trường hợp như vậy.


Khi nào vui thì nên biết tới lúc khổ, khi hợp thì nhớ lúc tan, khi sum vầy thì phải nhớ buổi chia ly.


Tại sao chúng ta phải nhớ như vậy, ít nhất là trong cái nhớ, cái biết đó, chúng ta có khả năng để chuẩn bị về tinh thần, và có một điều rất chắc chắn, một con người mà thỉnh thoảng nhìn một đám tang đi qua trước mặt mình, nhìn thấy một cụ già chống gậy lụm cụm, nhìn thấy người bịnh. Và lúc đó chúng ta nhìn với thái độ hững hờ, nghĩ rằng chuyện đó là chuyện của thiên hạ, chuyện đó là chuyện của trần gian, nó không ăn thua gì tới mình hết. Thì thưa quí vị chúng ta sẽ cực ky` khổ đau, khi mà chính bản thân của mình phải đi qua nhịp cầu khó khăn đó của cuộc đời, và chắc chắn chúng ta phải đi qua, không ai có thể tránh khỏi điều đó.


Một vị trưởng thành ở trong giáo pháp của Đức Phật, khi nhìn một di thể, một xác chết, nằm ở trong áo quan, có thể nhìn thấy một cụ già lụm cụm, thì vị đó sẽ hiểu rằng đó là những tín hiệu, đó là lời nhắn, và đó là hình ảnh mà mình không thể làm ngơ được, ít nhất mình cũng nhận biết rằng, rồi mình cũng sẽ như vậy. Nói như thế thì có vẻ mất cảm hứng nhiều lắm, lúc chúng ta đang sum vầy vui vẻ, buổi tiệc đang huyên náo, và cuộc đời đang lên, cuộc sống được nhìn bằng cặp mắt kính màu hồng, khi mà chúng ta nghĩ đến những lúc chúng ta đi xuống, chúng ta nghĩ đến những lúc mà cuộc đời sẽ về chiều. Thì thật sự, nghĩ như vậy, nói như vậy, thì hầu như nó là một gáo nước lạnh tạt vào trong người mình, chúng ta không còn cảm hứng, sinh thú đối với cuộc sống này.


Nhưng ở trên thực tế không phải như vậy thưa quí vị, chúng ta rất sợ phải nghĩ đến cái gì không đẹp ý. Nhưng hãy lấy một ví dụ rất rõ ràng, là khi nào mình được người khác khen tặng, tán thưởng, ca ngợi, những lúc đó trong lòng mình rất sung sướng, thì phải nhớ rằng mình càng hoan hỷ điều đó chừng nào, thì khi người ta chê thì mình sẽ chua sót, sẽ đau buồn, và sẽ gánh chịu nỗi dày vò của đời sống nội tâm chừng như vậy.


Dĩ nhiên đối với bậc thánh, một vị đã không xem trần gian này có điều gì để mà dính mắc, thì xá gì đối với lời khen tiếng chê, đối với cái vui, cái khổ, thì không có cái gì ở trong lòng Ngài gọi là thương hay ghét. Tại vì các Ngài có thể nhìn thấy một cách rõ ràng, cái tính độc nhất của tất cả các hành là vô thường, là khổ, vô ngã.


Nhưng không có nghĩa là vì vậy chúng ta là phàm mà không học được bài học đó. Thỉnh thoảng chúng ta có thể quét tầm mắt của mình qua cả thế gian này , dù là người thương, dù là người ghét, dù là chuyện hay, hay là chuyện dở, dù là được mất, dù là thành, dù là bại, tất cả những thứ đó nó chỉ là một cái vở kịch ở trên sân khấu mà thôi. Ở trên sân khấu mà quí vị làm vua cũng vậy, mà quí vị làm quan cũng vậy, làm chủ cũng vậy, và làm tớ cũng vậy, nó cũng chỉ là một vai tuồng, và khi bức màn đã hạ xuống rồi thi` tất cả đều giống nhau hết.


Chúng ta đến với cuộc đời này có thể là có rất nhiều thứ, nhưng rồi khi chúng ta nhắm mắt , xuôi tay, thì thưa quí vị tất cả chúng ta đều giống nhau. Đối diện với tử thần, chúng ta đều giống nhau, và cả sự chịu chi phối bởi nghiệp lực của mỗi chúng ta, nhất nhất đều giống nhau hết, phải nhìn thấy cái tương đồng đó nên bậc thánh rất là bình tâm đối với vạn vật. Cái sự bình tâm đó, nó không phải là thái độ của một người đã chai lỳ, đã mất hết cảm giác đối với đời sống, mà cái nhìn đó là cái nhìn của bậc thấu triệt, liễu tri được đời sống, và cái nhìn đó quả thật có nhiều khi gợi ý hết sức quí báu cho đời sống hàng ngày của chúng ta. Chúng tôi xin được chấm dứt câu trả lời ở đây .

Saturday, July 27, 2013

Cơn giận nổi lên thì phải làm sao?

Hỏi: Chúng ta phải làm gì khi cơn giận đang phừng phừng nổi lên?

Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma , Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Ðẳng giảng: Đối với kinh nghiệm của chúng tôi đó là chúng ta nên tự hiểu nhược điểm của chính mình:

- Người dễ sân thường là người nặng về lý lẽ sách vở. Qúi vị để ý là Chư Tăng vị nào Pháp Học nhiều thì thường hay dễ sân giận, tại vì chúng ta nói điều gì chúng ta cứ nghĩ rằng điều đó 100% là đúng, mình phải coi chừng nếu mình là người học Phật Pháp nhiều, mình là người có kiến thức nhiều thường hay dễ nổi giận.

- Khi chúng ta cầu toàn thì dễ nổi giận. Cầu toàn tức là cái gì cũng phải hoàn hảo, trưng dọn cũng phải hoàn hảo, tổ chức lễ lộc cũng phải hoàn hảo. Chúng ta càng cầu toàn thì chúng ta càng dễ nổi giận.

- Và chúng tôi cũng để ý một điều đó là đầu óc phê phán cũng làm cho chúng ta dễ nổi giận. Phê phán là con người của chúng ta thường hay có ý kiến, chuyện không phải của mình, mà mình cũng có ý kiến, ý kiến người này đúng người kia sai phải quấy, và chúng ta càng ý kiến nhiều thì chúng ta dễ giận.

Thành ra đối với chúng tôi thì chúng tôi nghĩ rằng điều thứ nhất là chúng ta nên hiểu nhược điểm của mình. Nếu mình là người thường sống với lý lẽ, mình là người sống với sách vở thì mình hay rất dễ nổi giận. Qúi vị để ý thấy rằng quí vị Pháp Sư những vị giảng sư thường thường là tâm sân đôi khi nặng lắm là bởi vì cái gì cũng đòi hỏi lý lẽ.

Thứ hai nữa đối với chúng tôi thì chúng tôi thường học theo lời Đức Phật dạy là mình quan sát những lúc mình giận hay lúc người khác giận, khi mình giận thì thường thường mình hay nói lỡ lời, mình giận là mình hay nói những chuyện mà hối hận về sau này. Ví dụ mình giận một chuyện rồi mình kết án luôn cả người đó, thí dụ người đó làm một lỗi gì đó thì chỉ nên giận một lỗi đó nhưng mình kết án luôn cả người đó.

Do vậy lúc có chuyện gì đang giận, trừ trường hợp lỗi gì ghê gớm lắm thì thôi còn nếu mà được thì có cách này áp dụng kinh nghiệm chúng tôi thấy có kết quả, ví dụ như anh em huynh đệ sống chung nhau mà làm chuyện gì chúng tôi nổi giận lên thì chúng tôi nói thẳng với vị đó rằng "tôi đang rất giận". Ví dụ có vị sư A ở chung với tôi thì tôi nói "tôi đang rất giận, sư để tôi yên một chút, tôi sẽ nói chuyện với sư vào ngày mai." Tại vì khi mình nói với người khác là mình đang rất giận mà mình không nói gì hết thì ít nhất là nó cũng như một lời tự thú là mình đang rất giận, có thể đối với nhiều người xem chuyện đó là chuyện mất mặt, mình nói người khác mình mất bình tỉnh là mình mất mặt, nhưng khi mình nói người khác là mình đang mất bình tỉnh mình đang giận thì cách đó cũng là cách để giải toả sự giận của mình. Do vậy với những người thân của chúng tôi khi họ làm gì mình giận thì chúng tôi cho người đó biết ngay là tôi đang giận người đó và tôi không muốn nói về chuyện đó nữa tôi chỉ muốn giữ im lặng cho đến khi tôi bình tỉnh trở lại. Thì mình cứ nói thật chuyện đó. Vì theo kinh nghiệm trong cuộc đời mình trải qua nhất là mình càng đi càng sống nhiều, đó là những lúc mình giận mình hay nói quá lời, nói những lời quá đáng, mà nói như vậy sau đó thật sự mình chỉ hối hận thôi.

Chuyện của mình đã kinh nghiệm như vậy mình muốn người khác cũng kinh nghiệm như vậy, do vậy ở trong những lúc mình giận dữ thì chúng tôi thường áp dụng hai cách là: một là mình nói mình đang rất giận và mình không muốn nói chuyện này nữa, và cách thứ hai chúng tôi học được của Ngài HT. Hộ Giác. Ngài HT. Hộ Giác được xem như là một người điềm đạm ở trong lối cư xử, chúng tôi thấy Ngài hay im lặng, khi nào Ngài im lặng không nói gì là biết Ngài giận, sau này chúng tôi thấy cách đó cũng hay, thay vì mình cho nó nổ tung ra thì giữ im lặng, nhưng thật sự im lặng cũng khó lắm.

Có trường hợp khác, mình biết được chỗ nào mình nên làm sợi dây để níu lấy ở trong những lúc mình gặp khó khăn. Trong đời của chúng tôi không hiểu tại sao khi chúng tôi bắt đầu lớn lên rồi thì có một chuyện chúng tôi rất sợ, đó là chúng tôi sợ có những lời nói xúc xiểm phạm thượng đến cha mẹ, thân phụ của chúng tôi là một người rất hiền rất thương con, khi chúng tôi lớn lên thì thật sự phải nói rằng nếu một ngày nào đó chúng tôi nghĩ là mình có lời nói phạm thượng đến mẹ đến cha thì có lẽ chúng tôi buồn lắm và chúng tôi vẫn thường tâm niệm trong kiếp sống luân hồi chúng tôi có làm gì thì làm nhưng đừng bao giờ phạm đến cha phạm đến mẹ, chúng tôi sợ chuyện đó lắm. Chúng tôi lấy ví dụ, thân mẫu chúng tôi đã mất rồi sanh lại làm một chúng sanh nào đó một người nào đó, khi chúng ta nổi cơn giận lên mà chúng ta đâu biết ai là thân mẫu của mình thành ra khi chúng ta nổi cơn giận lên thì có thể chúng ta có những lời nói quá.

Cái kinh nghiệm của đời sống hàng ngày là mình để ý đó là thật ra đa số chúng ta đối xử với nhau rất tốt, chúng ta đối xử với nhau tốt nhiều hơn xấu. Chúng tôi là một vị trụ trì chùa chẳng hạn có những Phật tử họ làm chuyện gì đó chúng tôi giận nhưng chúng tôi vẫn còn nhớ một điều rằng chỉ có hôm nay trong giờ phút này họ nói câu làm mình giận nhưng 5 năm,3 năm, 10 năm qua thì không biết bao nhiêu tâm thành cũng như công quả họ đã đem để vào trong chùa, chúng ta không thể vì chuyện mình giận mà mình lại xóa đi tất cả những công đức xóa đi tất cả tấm lòng của họ trước kia được, do vậy mỗi lần những người Phật tử đi chùa mà họ làm chuyện gì thì chúng tôi nhớ một điều rằng ngày hôm nay họ có thể làm cho mình rất vui và mai kia mốt nọ có thể họ làm gì đó mình rất là giận thì mình nên tha thứ cho chuyện đó, tại vì lý do là họ đã làm rất nhiều chuyện tốt đối với mình. Thật ra ở trong cuộc đời này có những chuyện rất kỳ lạ, cuộc đời giống như một cuộn phim, chuyện tụ rồi tán, rồi thương rồi ghét, đủ thứ hết, bạn và thù là một chuyện giống như trời nắng trời mưa, trời sáng và tối, người đó họ thương mình rồi họ cũng ghét mình được, người đó họ ghét mình rồi họ cũng thương mình được, giai đoạn này tới giai đoạn kia, qúi vị xem cuốn phim nó thay đổi từ nơi này sang nơi khác thành ra chúng tôi không nghĩ rằng chúng ta muốn nuôi một tâm sân hận hiềm hận về bất cứ ai tại vì sao vậy, tại vì lúc người ta tốt với mình mà mình không cảm kích mà lúc họ làm mình phiền thì mình lại xoá hết tất cả những điều tốt và mình lại nổi giận với họ. Nên chi riêng đối với chúng tôi thì chúng tôi rất sợ là một người nào đó họ có ân sâu tình trọng với mình rồi mình lại vì một cơn nóng giận mà đốt hết những chuyện đó, chúng tôi rất sợ.

Chúng tôi cũng có khi nghiệm thấy cuộc sống là mình sống thì mình phải có chuẩn bị và mình đặt đời sống của mình vào chỗ lạc quan. Lấy ví dụ là mình sống mà mình cứ phiền hà trách móc người khác đối với mình hoài thì đời sống của mình giống như sống trong địa ngục. Cứ tưởng tượng buổi sáng thức dạy và tối đi ngủ lúc nào cũng nghĩ đến chuyện người này sống phá mình và người kia thù hận mình thì phiền não lắm. Thà chúng tôi dành thì giờ cho những người tử tế với chúng tôi hơn là dành thì giờ cho những người kia. Đời sống chúng ta không có công bằng, người tốt với mình thì mình không nghĩ tới họ mà người họ xấu với mình thì cứ nghĩ tới họ hoài. Người ta nói chiếc giày mà nó vừa chân mình rồi thì mình không nghĩ tới nó nữa nhưng chiếc giày mà nó chật hay lỏng quá thì mình cứ nghĩ tới nó hoài. Thật ra trong ngày của chúng ta có bao nhiêu thì giờ mình làm cho những người thật sự tốt với mình. Chúng tôi nói thật sự đời sống bản thân của chúng tôi là một vị tu sĩ tất cả cái ăn cái ở tất cả cái gì chúng tôi có đều là do tấm lòng của đàn na tín thí, nếu chúng tôi sống mà chúng tôi tin tưởng vào tấm lòng của con người thì đời sống tu sĩ chúng tôi tin tưởng như vậy. Và chúng tôi nghĩ là mình nên cảm kích những điều đó hơn là bận tâm đến những chuyện buồn phiền mà chuyện buồn phiền thì chỉ một ngày một buổi, một thoáng nào đó. Cái nào mình sống được an lành thì mình sống chứ mình giận người quá thì phiền hà chính mình. Nhưng phải nhìn nhận một điều rằng như Sư Trưởng nói cái gì mình có chuẩn bị thì nó dễ lắm nhưng cái gì bất ngờ thì thật sự khó dằn lắm.

Đôi khi chúng tôi có chuyện gì giận thì những lúc đó cách mà chúng tôi làm là chúng tôi im lặng hay bỏ đi. Ở bên Mỹ thì thật sự dễ hơn ở điểm là có xe, thí dụ mình giận chuyện gì thì mình lái xe ra bờ biển hay lái xe lên rừng hay lái xe đến nơi nào đó. Thế giới của chúng ta sống ngày hôm nay có điều rất may mắn là có nhiều cảnh giới, chúng ta có điện thoại, có internet, có sinh hoạt và những lúc đó làm tâm tư của chúng ta rất là an bình tại vì chúng ta có nhiều cảnh giới khác nhau. Chúng tôi rất hiểu là tại sao ở trong thế giới chật hẹp con người chúng ta dễ giận dữ, tại vì chúng ta không có được nhiều cảnh giới.

Do vậy đối với bản thân của chúng tôi thấy là đời sống mình nên đa dạng một chút đừng dồn hết sức vào trong cái rổ. Chúng ta làm việc tay chân cũng như làm việc đầu óc, làm việc ở đây nhưng cũng làm việc ở xa, làm việc này cũng có làm việc khác, việc này bế tắt không ổn thì chúng ta tạm ngưng để qua một bên, đầu óc của chúng ta thường là không phải vấn đề bế tắt nằm ở ngoại giới mà bế tắt nằm ở trong đầu mình, mình để trong đầu mình bế tắt tự nhiên mình làm khổ lấy mình. Do đó nên có cách chuẩn bị, Đức Phật Ngài dạy chúng ta nên tu tập từ tâm. Từ tâm là lòng tử tế hay là thiện trí mong mỏi cho mọi người được an lạc thì điều đó có lợi ích. Chúng tôi thì luôn luôn suy nghĩ một điều là hễ nếu đời sống bình thường mà mình có tâm từ thì những lúc mình giận cho dù mình có lỡ lời có nổi giận thì trong vòng 5 phút, 3 phút, một ngày, mình không giữ lâu, tại cái chuyện mà nuôi cơn giận trong người là một chuyện rất độc hại, và nếu mình có tu tập tâm từ thì tâm sân không có đất đứng, tâm sân nó chỉ có thể tồn tại lâu dài trong tâm của người nào có nhiều phiền não mà yếu kém về tâm từ, nếu đời sống hàng ngày mình có tâm từ thì mình không nghĩ đến chuyện phiền não.

Chúng tôi vẫn thường nghĩ một điều rằng, ví dụ như là mình lên máy bay có một vài giây phút đầu tiên trong lúc chờ đợi máy bay cất cánh thì mình nhắm mắt lại mong tất cả những người chung quanh được an lạc, mong cho mọi người cùng đi trong chuyến bay này được an lạc thì điều mình hiểu được an lạc của người là an lạc của mình, buổi sáng mình mở rơom ra thấy vài ba chục người vào trong rơom nghe Pháp thì mình nhắm mắt lại một chút và mong cho tất cả mọi người hôm nay được an lạc, tại vì những cái đó bình thường đời sống hàng ngày mình không để ý nhưng lâu ngày có lợi cho mình nhiều, có lợi cho mình là đầu tiên mà mình nghĩ đến phản ứng của mình cho mọi người là mong cho người ta được an lạc thì mình sẽ giảm thiểu sân hận. Sân hận cũng là một thói quen, cũng là một thường cận y duyên, không phải là lúc nào nó cũng giống nhau hết do đó nếu chúng ta có thói quen ít sân ít giận thì đỡ khổ hơn.

Vì vậy chúng tôi xin thưa với qúi vị như vầy là mình nên hiểu nhược điểm của mình: Người càng nặng về lý luận, càng nặng về phê bình người khác, càng nặng về sách vở thì càng dễ giận. Mình phải tự hiểu mình. Người càng cầu toàn cái gì cũng đòi hỏi phải hoàn hảo hết thì dễ giận. Phải hiểu là cuộc sống mình phải có cảm kích đối với cuộc đời thì mình cũng sẽ bớt giận đi và đồng thời nếu mình có tu tập tâm từ nhiều cũng sẽ bớt giận, đó là kinh nghiệm rất là khó. Cuộc tu nó là cái gì rất cá nhân.

Đức Phật Ngài đã nói một câu kệ rất hay:

Ai chặn được phẫn nộ,
Như dừng xe đang lăn,
Ta gọi người đánh xe,
Kẻ khác, cầm cương hờ.

Friday, July 26, 2013

Thế nào là ý nghĩa của sở hữu đối với quá khứ và tương lai?

Hỏi: Thế nào là ý nghĩa của sở hữu đối với quá khứ và tương lai?


(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Đăng: Những sở hữu đối với quá khứ, là ý nói rằng có thể có những vị khi đắc được những thiền sắc, vị này nhớ lại những gì trong quá khứ của mình, trong quá khứ là những gì đã trôi qua, đối với những chúng sanh nào dính mắc, chấp thủ vào đó, cho rằng có một Thượng Đế, thần linh nào làm một cái tự ngã cho những kiếp mình tái sanh, và nghĩ rằng do những vị đó ước muốn mà có mình.

Còn những vị ở cõi nhân loại này, họ cũng luôn nuốt tiếc những quá khứ đã trôi qua rồi, họ ướt ao những lúc họ được kiệu, xe, dù lọng, hoặc được đưa được rước, hoặc tuổi thanh xuân đầy đủ những sự tốt đẹp đến với họ, và họ cũng nối tiếc hoài như vậy, họ chỉ nhớ lại quá khứ lòng họ xúc động, họ nhớ lại quá khứ làm cho họ có một cái gì đó luyến lưu ở trong lòng của họ.

Bởi vậy thường thường những quá khứ là những gì đã trôi qua có  điều gi` đó làm cho mình nhớ lại, người ta thường thường hay nói rằng "Nghe hương gây mùi nhớ, mà trà khang vọng tình", có thể là mình uống một miếng trà, hoặc nghe một mùi hương mình nhớ lại những gì dĩ vãng đã qua, những gì chỉ là một giấc mộng đẹp, nó thoạt đến rồi nó thoạt đi, mất đi.  Và như vậy những người họ ước vọng tưởng nhớ về quá khứ, đó là những điều mà Đức Phật Ngài nói với chúng sanh thường hay ước vọng những quá khứ, mà những quá khứ đã trôi đi rồi, đã không còn lại đây nữa, có nghĩa là không còn hiện hữu ở đây, nhưng  chúng sanh  vẫn còn lòng ao ước mãi như vậy.

Nên đối với quá khứ nếu một người biết tu tập, họ biết được sự vô thường, trạng thái của tài sản sanh và diệt, cái trạng thái của sắc đẹp sanh và diệt, trạng thái của địa vị cực thạnh sanh và diệt, họ hiểu được như vậy, cái gi` nó cũng có cái cực thạnh, nó cũng lên cao cũng sẽ đi xuống từ từ, thi` nếu một người đã hiểu được như vậy, đối với qúa khứ, thi` họ không co`n ước mơ gi`, đối với chúng sanh, dù cho chúng sanh có suy nghĩ do những điều kiện suy tư, nhớ được do sự suy tư của mi`nh, hoặc do sự nhớ của mi`nh do điều kiện này nên mi`nh có thể nhớ được thi` mi`nh ước vọng là như vậy đó.

Đức Phật nói đó là những trạng thái của những chúng sanh có tâm gọi là không định tĩnh, và chúng sanh này luôn nhớ tưởng về những gi` đã trôi qua, và đối với những chúng sanh, cũng có những chúng sanh họ mong mỏi những cái gi` đó sẽ đến với họ cũng có chứ không phải là không có. Vi` khi mà họ có những ước mơ như vậy, thi` họ có những ước mơ ở trong tương lai, một đời sống sanh hữu sau. 

Nên những chúng sanh mà họ làm những thiện sự công đức, và họ cũng liên hệ đến cái vấn đề  họ mong mỏi, đến những sanh hữu trong tương lai này, thi` họ sẽ được như thế này, được như thế kia, đó  vi` với điều kiện như vậy cho nên những chúng sanh đó tái sanh tiếp tục để hoàn thành cái trí hướng của mi`nh, đến trí hướng như là đệ nhất về tín nữ, và đệ nhất về thiện nam, hoặc đệ nhất về những thiên nhãn, thiên nhĩ, v.v..  thi` các vị này cũng với một thiện sự mi`nh làm, và với sự ước nguyện cho được thành tựu.  Thi` vị đó có đời sống trong tương lai,  đời sống như thế này, như thế kia.

Như vậy nên Đức Phật Ngài dạy là một vị đã hiểu biết được đời sống luân hồi là khổ đau, thi` đối với quá khứ, những gi` đã trôi qua rồi, thi` đó cũng không nên gạn nhớ lại , tương lai thi` vị đó cũng nghĩ rằng chưa đến, có hiện tại này là làm cho mi`nh dứt trừ được tham ái và không co`n dính mắc trong tái sanh nữ. 

Nên sự tu tập trong Phật giáo thi` cũng có những vật thực thượng vị cho những người có sức dùng, hoặc những vật thực nhẹ như sữa, hoặc là những vật thực để cho người không có cơ thể mạnh khỏe dùng cũng vẫn được, cũng có những vật thực để cho đứa em bé dùng để lớn dần dần.

Thi` đối với giáo pháp của Đức Phật cũng có nói về những cái pháp nào đã trôi về quá khứ rồi, và chúng sanh đó co`n ước vọng, những pháp nào đến trong tương lai này để đưa đến trong sanh hữu.  Mà chúng sanh này có những trí hướng và trí nguyện là sẽ thành tựu, và cũng như mi`nh biết bây giờ mi`nh chưa có làm được, chưa có đủ khả năng, nhưng mà trí hướng, trí nguyện này mi`nh làm những thiện sự công đức, rồi được tuyên bố rằng kiếp nào đó mi`nh sẽ thành công như vậy. Khi mà co`n cái sự ước vọng như vậy, thi` sẽ co`n tái sanh ở trong tương lai, nên đối với những vị co`n những ước muốn trong tương lai nữa, thi` vị này sẽ co`n tái sanh trở lại. Rồi vị đó sẽ hưởng được hương vị giải thoát, mi`nh cũng để trong cái sự đã được hưởng quả phước như vậy.  Đối với quá khứ suy nghĩ là nối tiếc, đối với tương lai thi` chúng sanh mong mỏi được vậy, nên đây là những điều mà trong giáo pháp của Đức Phật vẫn có, nên Đức Phật nói những người nào đã được Đức Phật độ, những người nào chưa độ được, Đức Phật cũng làm duyên để độ. 

Thursday, July 25, 2013

Cách hành trì giới như thế nào là đúng?

Hỏi: Cách hành trì giới như thế nào là đúng?

 (Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 26-6-2013, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Trước nhất chúng ta hình dung một người vào chùa sống yên tỉnh trong thời gian 7 ngày hay là một tháng, trong thời gian ngắn ngủi đó thì vị này tập trung cho sự tĩnh tâm tu tập và khi bắt đầu hành thiền thì các vị Thiền Sư dạy về 5 giới hoặc là 8 giới. Thì chúng ta nói đến tùy trường hợp khác nhau, không phải là phải thọ sa di giới, không phải như vậy, có nhiều loại giới mới nghe thì giống nhau nhưng tánh cách thì có khác nhau. 

Trước nhất là chúng ta hành trì giới bằng cách là chủ tâm của chúng ta phát nguyện là mình không làm việc đó nhưng mà không làm việc đó thì rõ ràng có nhiều cách:
- Cách tốt nhất, chúng ta phát nguyện giữ giới là chúng ta đối trước Chư Tăng hay đối trước vị Thiền Sư để xin thọ trì 5 giới, Bát Quan Trai Giới, như qúi Phật tử thường thấy ở trong rơom thỉnh thoảng vào những ngày Bát Quan Trai Giới thì Chư Tăng đọc và qúi vị đọc theo, đó là cách phổ thông nhất. 
- Cách thứ hai, chúng ta cũng có thể đối trước bàn Phật, trong các trường thiền thì ở trong phòng thường có tượng Phật, buổi sáng hôm đó nếu chúng ta muốn thọ trì giới thì dạy sớm rửa mặt sạch sẽ và nếu có được nhang đèn thắp lên bàn Phật, lạy Phật xong rồi thì phát nguyện trước bàn thờ Phật "Hôm nay, con xin thọ trì 5 giới (hay Bát Quan Trai Giới)".
- Cách thứ ba, chúng ta cũng có thể phát nguyện một mình, thí dụ mình đang đi đâu xa, đi một mình ở trên xe hay là đi đâu thì một mình mình phát nguyện là "hôm nay là ngày Bát Quan Trai Giới, con xin thọ trì Bát Quan Trai Giới".

Thì ba cách phát nguyện như vậy: phát nguyện bằng sự truyền thọ đối với Chư Tăng, hay phát nguyện trước kim thân Phật, tượng Phật lộ thiên hay trong chánh điện hay tượng Phật ở trong tịnh thất, hoặc giả là chúng ta phát nguyện một mình. Đó là cách chúng ta thọ giới.

Về giới thì có nhiều loại giới, như ngũ giới là 5 giới đầu thì mang tánh cách ngăn ngừa những ác nghiệp. Những ác nghiệp này mang tánh cách như là làm thương tổn đến chúng sanh khác, ví dụ như không có sát hại sinh vật tức là không đoạt mạng sống của chúng sanh không lấy của không cho, tức là cái gì của ai mà người ta không cho mình thì mình không đụng tới không chiếm hữu, đó gọi là không lấy của không cho. Không hành tà hạnh tức là không làm hại đến hạnh phúc gia đình của người. Không nói dối tức là mình không làm cho người khác bị dẫn dắt sai lạc hay hiểu sai sự thật. Không uống rượu tức là mình không làm phiền hà người khác.

Nói tóm lại là 5 giới đầu tiên (ngũ giới) thì có tánh cách là ngăn ngừa những ác nghiệp lớn và những ác nghiệp này liên quan đến sự an lành của chúng sinh của tha nhân. 
Thì khi mình nghĩ đến 5 giới. Thí dụ ngồi ở trong rừng hay ngồi trong tịnh thất, mình phát nguyện sẽ thọ trì thật sự trong sạch 5 giới. Thì sự thọ trì 5 giới được hiểu như vầy, mình có thể thọ trì trong suốt thời gian nào đó. Thường thường, đến tháng Bảy có một số người Việt Nam họ phát nguyện ăn chay một tháng. Thật sự thì chuyện ăn chay chỉ có tánh cách là ăn cái này cử cái kia thôi, đôi khi người ta nghĩ chuyện đó quan trọng nhưng thật ra chỉ là bình thường, ở Mỹ này có rất nhiều người kiêng cử còn hơn mình ăn chay, họ ăn kiêng chỉ ăn một thứ như gạo lức muối mè hoặc ăn một thứ gì đó. Thành ra cách tốt nhất của chúng ta là trong một tháng là tháng Bảy hay trong đầu năm chúng ta làm sao tập trung nguyên cả tháng này mình giữ 5 giới cho thật trong sạch và nhất là đối với vị hành thiền thì làm sao để có được lòng tự tin là mình giữ 5 giới trong sạch. 

Khi giữ 5 giới như vậy có ba trường hợp để mình có thể phản tỉnh lại cái giới của mình, nghĩa là ngày hôm nay mình thọ giới rồi ngày mai trước khi mặt trời mọc mình tụng kinh, lý do tại sao ở các chùa thường tụng kinh buổi sáng trước khi mặt trời mọc, tại sao khi tụng kinh xong mình ngồi nghiệm lại là ngày hôm qua tới hôm nay 24 giờ đồng hồ mình đã giữ 5 giới được tròn vẹn không? có điều nào mình đã phạm phải có điều nào không được thanh tịnh thì mình ghi nhớ những điều đó, đó là cách chúng ta phản chiếu lại hành xử của chúng ta trong một ngày qua. 

Cũng có cách khác là mỗi khi chúng ta có một việc gì, thí dụ có người hỏi mình một chuyện gì mà chuyện đó khó nói, mình phải nói khác đi thì khi gặp trường hợp khó xử như vậy thì mình quán lại là ở trong trường hợp đó mình có nói dối không, mình có nói sai sự thật không và mình có chấp nhận là mình đánh đổi cái nhẹ để giữ cái lớn không. Ví dụ như có chuyện gì đó mình cảm thấy không thích nói bây giờ họ hỏi mình miễn cưỡng nói nhưng mình nghĩ rằng thà mình nói như vậy đỡ hơn nói dối, thì khi về a về phản tỉnh trở lại xem việc giữ giới thì trong những trường hợp đó chúng ta có phạm giới không.

Hoặc giả, mình giữ 5 giới rồi bây giờ có người bạn mời đi uống rượu thì mình nói là xin lỗi tôi kỵ rượu chẳng hạn. Hồi xưa ở Việt Nam thì có vấn đề nhưng bây giờ ở bên Mỹ dễ lắm, người lái xe không được uống rượu thì mình có thể từ chối được và ở đây không ai phiền hà mình khi mình từ chối không uống rượu. 

Thì thưa qúi vị, điều thứ ba giúp cho chúng ta nhiều trong việc giữ giới đó là quán niệm về tâm bi. Tâm bi ở đây là mỗi lần mình thấy một con vật bị giết hay bị đánh đập thì mình nhìn điều đó và nguyện rằng: "xin cho con không tạo ra nghiệp sát hại sinh vật", đó là tôn trọng sự sống hay hoặc giả mình thấy một người bị mất cái gì đó mà họ cảm thấy buồn phiền, hoặc tự nhiên họ bị đập kiếng xe và họ cảm thấy buồn phiền thì mình nguyện rằng: "xin cho con không lấy của không cho". Trong những trường hợp như vậy cũng tốt cho chúng ta phản tỉnh cái giới của mình.

Thì một người giữ 5 giới như vậy người đó được xem như gây dựng một chút lòng tự tin. Một chúng lòng tự tin ở đây là mình không tạo ác nghiệp. Ở trong tôn chỉ về lời dạy của Đức Phật là "không làm ác nghiệp không làm tất cả điều ác tu tập hạnh lành". Không làm ác nghiệp, là điều ác nghiệp nào không làm? Trong đời sống mình có vô số chuyện bây giờ mình chỉ tập trú ngày hôm nay mình tập trú vào 5 giới, mình nguyện không làm điều gì ác mà phạm phải 5 giới thì khi mình nghĩ như vậy mình cảm thấy rằng mình được một ngày rất thanh tịnh không tạo ác nghiệp, thì thật tình thưa qúi vị, đúng ra thì cũng hiếm khi chúng ta nhất là chúng ta sống trong xã hội an hoà hiếm khi chúng ta phạm 5 giới ngoại trừ giới một vài truờng hợp bất đắc dĩ thật sự khó. Thì dầu là chúng ta có tu tập 5 giới hay không tu tập 5 giới thì một ngày cũng trôi qua, nhưng mà nếu một ngày trôi qua mà mình thấy rằng một ngày trôi qua có thực hành 5 giới thì giống như mình bỏ ống ít tiền để vào qũi tiết kiệm một ít tiền hay là mình có dành dụm một chút cũng được, cái này là cái tác ý, thì mình cứ thử, ban đầu thử một ngày hay mình thử một tuần lễ hoặc giả là mình thử một tháng, ba tháng, dĩ nhiên là bây giờ mình nói mình làm cả tháng thì có lẽ mình hành không được, nếu cả tháng mình thực hành mình cảm thấy khó thì giảm xuống 10 ngày một tuần và đôi khi cả đời thực hành không được thì nên thực hành một tháng hay ba tháng. Ở một vài quốc gia Phật giáo có trường hợp như vầy là những người Phật tử sống bình thường nhưng tới mùa an cư kiết hạ thì họ phát nguyện giữ 5 giới cho thật trong sạch vào ngày mùa an cư là từ Rằm tháng Sáu tới Rằm tháng Chín thì đó cũng là điểm rất lợi là bởi vì những người này nghĩ rằng đây là mùa Chư Tăng tập trung một chỗ để tu tập, mùa mà Chư Tăng tạo nhiều phước để hồi hướng cho Chư Thiên, thì mình cũng giữ 5 giới hồi hướng đến Chư Thiên, đó cũng là một ý niệm rất hay. Chúng tôi nhớ là ở tại Thái Lan đôi khi người ta có một phát nguyện là vào mùa an cư của Tăng thì họ sẽ không uống rượu không mua bán rượu, đó cũng là một cách để chúng ta giữ giới.

Chúng tôi nhắc lại, 5 giới đầu tiên là không sát hại sinh vật, không lấy của không cho, không hành tà dục hạnh, không nói sai sự thật, không say sưa, đúng ra giới thứ 5 trong Đạo Phật không say sưa rượu và các chất say, như là ma túy những chất làm cho mình say, thì 5 pháp này có tánh cách tránh xa những trọng nghiệp thô, mà trọng nghiệp thô này còn có tánh cách nói lên lòng bi mẫn đối với chúng sanh khác, mình sống gần người khác mình làm cho người khác cảm thấy an tâm là mình không gây thương tổn chúng sanh chung quanh.

 Nếu mình đi xa hơn một chút thì nguyện giữ Bát Quan Trai giới, tính cách của Bát Quan Trai Giới khác hơn ngũ giới, nó khác là ngũ giới là tránh xa những ác nghiệp những bất thiện nghiệp, nhưng Bát Quan Trai giới là làm cho mình được tạm gọi là thanh tịnh các căn của mình, ví dụ như ngày Bát Quan Trai Giới thì giữ giới như không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không uống rượu thì mình có giữ, nhưng giới thứ ba là giới tà hạnh thì thay vào đó là ngày hôm đó không có quan hệ về nhục dục không quan hệ giữa nam nữ thì đó là giới thứ ba.

 Giới thứ sáu của Bát Quan Trai Giới là không ăn phi thời tức là tiết chế trong sự ăn uống, là ngày hôm đó mình chỉ ăn vừa đủ, ăn không phải là để mãn khẩu, ăn không phải để cho vui, mà ăn cho vừa đủ với sức khoẻ.

 Giới thứ bảy là không thưởng thức ca vũ nhạc kịch không trang điểm và mang đồ trang sức, là không làm vui không làm đẹp bằng những dục lạc của các căn. 

 Thật sự thì ba giới sau: 
 không ăn phi thời là giới thứ sáu, 
 không thưởng thức ca vũ nhạc kịch, trang điểm và mang đồ trang sức là giới thứ bảy, 
 và không nằm ngồi ở chỗ cao sang là giới thứ tám.
 Thì ba điều đó trên phương diện nghiệp nó không tạo nghiệp gì hết. 

 Không ăn phi thời. Ví dụ, mình ăn một ngày hai bữa hay ba bữa bốn bữa không tạo nghiệp nhưng nếu vấn đề ăn trở thành một cái gì để thoả mãn miệng mình thì nên giảm bớt, đó gọi là làm cho các căn thanh tịnh. Mục đích của Bát Quan Trai gi1ơi là làm cho sáu căn được thanh tịnh ít nhất trong một giới hạn nhất định nào đó.

 Không ca vũ nhạc không thưởng thức ca vũ nhạc kịch, không trang điểm và mang đồ trang sức. Ở đây ý nói là cái gì liên quan đến sự thưởng thức có tánh cách âm thanh sắc tướng phù phiếm thì bỏ đi. Thì âm thanh sắc tướng phù phiếm là cái gì? Thí dụ như mọi ngày thì mình xem TV xem kịch xem phim nghe nhạc thì ngày hôm đó mình phát nguyện không thưởng thức những thứ đó. Chuyện đó không phải là có tội trên phương diện nghiệp mà ở đây là làm cho lục căn của chúng ta được thanh tịnh.

 Không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp. Tức là chỗ mình ở tương đối đơn giản lại. Chúng tôi nhớ là ngày xưa có một số Phật tử có phòng ngủ giường ốc rất đẹp đến ngày thọ Bát Quan Trai thì họ lấy tấm nệm tấm mền nhỏ đơn giản trải dưới sàn để ngủ. Đó không phải là giới cấm thủ nhưng điều đó để nói rằng mình không có thưởng thức nhưng đúng ra giới không nằm ngồi chỗ cao sang nó mang tánh cách thuộc xúc giác, trong khi ăn phi thời hạn chế về vị giác, còn giới thứ bảy hạn chế về thị giác thính giác và khứu giác. 

 Nói chung chung thì Bát Quan Trai giới nghiêng về thu thúc sáu căn trong khi đó ngũ giới thì nghiêng về tánh cách trọng nghiệp. 

 Và Bát Quan Trai giới này thì cách thọ trì của mình là thọ trì trong một thời lượng nhất định, thí dụ như 24 giờ ngày nay và đêm nay, cách thọ trọn ngày là thọ 24 giờ. Tại vi sao vậy? Tại vì liên quan đến giới ăn phi thời, thì từ sáng hôm nay cho đến sáng ngày mai tính một ngày, ở trong một ngày đó mình dọn cho thân tâm mình được thanh tịnh nhẹ nhàng.

 Lâu lâu phát nguyện thọ trì Bát Quan Trai giới, cái giới đó mình đừng nghĩ nó chuyện gì có tánh cách thần bí mà giới đó thật sự làm cho các căn chúng ta được thanh tịnh nhẹ nhàng.

  Dĩ nhiên là thỉnh thoảng chúng ta đi xe chung với người khác họ mở nhạc, hay họ mở video coi âm nhạc, hay tình cờ đi trên phố có cửa hàng người ta mở nhạc nhưng cái chính ở tại đây thứ nhất là mình không đi tìm, không tạo, không có cố ý để có được những thứ đó, không tìm không tạo không cố ý có là cái mà chúng ta được xem mình có giới đó thì với một hành giả tu thiền thì làm sao cho các căn được thanh tịnh thì vị này có lợi là mình lấy được niềm tin của mình. Ở đây Ngài Nāgasena Ngài cho ví dụ như là một miếng đất muốn trồng thì làm cho sạch cỏ, hay ở chùa mỗi lần ngày lễ thì mình dọn dẹp sạch sẽ rồi sau đó mới có chương trình này chương trình kia mới vui còn nếu dọn dẹp không sạch sẽ thì không có vui. Thì sự tu tập khi mình ngồi xuống niệm hơi thở mà nó đi kèm với cảm giác thân tâm mình được thanh tịnh tức là nếu mình giữ ngũ giới mình cảm thấy kể từ ngày hôm qua hay kể từ sáng nay cho tới giờ này mình không có tạo một ác nghiệp gì cái đó là một nền tảng, hay hoặc giả là buổi sáng phát nguyện Bát Quan Trai giới bây giờ vào hành thiền thì mình thấy rằng trước khi mình phát triển tâm định mình đã thu thúc được sáu căn của mình thì cái này là cái lợi thế rất lớn cho một hành giả, hay là với bất cứ hành giả nào tu tập là ít nhất cho chúng ta một cảm giác là mình tách rời ra khỏi cái nếp sinh hoạt hàng ngày mình, tách rời ra khỏi cái bụi bặm hàng ngày,  mình tách rời ra khỏi những ô trược hàng ngày mà cho mình một trạng thái tương đối sạch tương đối thanh tịnh tương đối an lạc khi mình tập trú vào hành thiền. 
  
  Quan trọng nhất của giữ giới là chủ tâm. Chủ tâm từ bỏ việc đó và nhiều người Phật tử không hiểu nên làm giống như thủ tục, làm như thủ tục thì gọi là giới cấm thủ. Chúng tôi nói thẳng là có nhiều người phát nguyện ăn chay, ngày đó không đụng đến thịt cá thì yên trí là ngày đó mình tu rồi, như vậy là giới cấm thủ, tại vì mình hiểu rằng chuyện mình không ăn cái này không ăn cái kia không hẳn nó mang lại cho mình một sự an lạc thật sự mà kèm theo trong đó mình phải có chủ tâm là mình sẽ giữ 5 giới hay giữ Bát Quan Trai giới, ý nghĩ mình giữ 5 giới vì tránh trọng nghiệp vì 5 giới vì tâm bi đối với chúng sanh khác đó là yếu tính của giới chứ không phải mình làm việc đó là làm cho có làm. 
  
  Đức Phật Ngài nói là có người giữ Bát Quan Trai giới cũng có như là trả nợ, hay giống người chăn bò, hay hoặc giả có người tầm cầu giải thoát. 
  
  Người trả nợ tức là mình ráng làm sao làm cho hết giờ, mình đi chùa hay mình tu tập thì người ta biểu làm thì mình cũng làm là làm để trả nợ. 
  
  Làm như người chăn bò là chuyện đó mỗi ngày mỗi làm như buổi sáng lùa bò ra ruộng rồi chiều lùa bò về.
  
  Một người giữ giới thấy người ta giữ giới mình cũng giữ giới, vào trường thiền người ta biểu mình giữ ngũ giới thì mình cũng giữ ngũ giới nhưng mình không thấy giá trị cho đến khi nào mình có ý thức được giá trị thật sự của 5 giới đó thì gọi là mình giữ giới như một người cầu đạo giải thoát. 
  
  Điều này khó, con người chúng ta dễ đi vào giới cấm hơn là chúng ta giữ giới một cách chân thật. Chúng tôi thấy thời bây giờ ngay cả trong giới tăng sĩ, ngay cả những người Phật tử hiểu đạo thì nhiều khi chúng ta không để ý. Lấy ví dụ, chúng ta rất quan trọng một số luật phong thủy, có những người họ quan trọng điểm này là hễ mình ra khỏi nhà dù có quên cái gì đi nữa thì không được trở về lấy, tại vì đi ra mà còn quay đầu trở lại tức là sui, họ coi đó là cái chân lý tuyệt đối. Hoặc giả là có nhiều người xem kiêng điều này cử điều kia là một điều phải giữ thì thay vì mình kiêng cử những điều có tánh cách phong thủy dị đoan thì mình cứ giữ 5 giới giữ Bát Quan Trai giới. 
  
  Đức Phật Ngài dạy: "ngày nào thân khẩu ý trong sạch hiền thiện thì ngày đó là ngày cát tường đó là vận mệnh hanh thông là giờ phút thịnh đạt", chúng ta không chịu nhớ lời Đức Phật dạy. Thật ra cách chúng ta có vẻ nặng về tà kiến nặng về niềm tin tín ngưỡng nhân gian, trong lúc đó cái lợi về sự tu tập thì chúng ta không có. 
  
  Chúng tôi nói về một điểm khác ngắn thôi, tại vì qúi Phật tử không phải là người xuất gia, giới của người xuất gia không giống ngũ giới và Bát Quan Trai giới mà là giới của đường dài, chuyện đó nó khác. Thí dụ, bên Mỹ có những người lính trừ bị, sự huấn luyện nặng về vấn đề hình thức, hay lâu lâu đi một lần, nhưng một người lính  chuyên nghiệp nghĩa là cuộc đời họ là một quân nhân chuyên nghiệp thì sự huấn luyện phải là khác. Có những chuyện quan trọng với người này nhưng không quan trọng với người kia. 
  
  Chúng tôi lấy một ví dụ là ở trong giới của người xuất gia có giới chánh mạng thanh tịnh giới, với người cư sĩ thì chánh mạng thanh tịnh giới chỉ là chuyên ngữ như là không bán rượu, không bán thú vật sống như cá sống con vật sống gọi là chánh mạng. Nhưng chánh mạng của người xuất gia những gì phát sanh nuôi mạng hàng ngày như thực phẩm, chỗ ở, thuốc men phát sanh một cách hợp đạo. Chúng tôi lấy một ví dụ, một vị xuất gia mà đi coi bói cho người khác để lấy tiền sinh sống thì thật ra chuyện coi bói mà sống đối với ngũ giới hay Bát Quan Trai giới thì không phạm gì hết, người ta đến thì người ta nhờ mình cúng sao giải hạn người ta nhờ mình làm việc này kia nhưng mà nếu người xuất gia mà chuyên về coi bói để mà sống thì Đức Phật gọi đó là tà mạng, tà mạng đó có nghĩa là thực phẩm đó phát sanh đến mình là do một cái nghề mà nghề đó là nghề thầy bói chứ không phải là một sự phát tâm của đàn tín, hai điều này khác nhau. 
  
  Bởi vậy, trong cách nuôi mạng của người xuất gia thì những gì người xuất gia làm nó không phải là một thứ nghề. Chúng tôi nói xin lỗi là bây giờ qúi Phật tử quen rồi nên qúi vị không có để ý nhưng nếu một người xuất gia có được sự cúng dường do bói toán hay là do cúng kiếng hay do một nghề nào mình làm thật sự làm để nuôi mạng thì cái đó trong đạo Phật gọi là tà mạng. Và tà mạng đó nhìn ở bên ngoài thì không có tội gì hết. Chúng tôi lấy ví dụ như qúi Phật tử đi chùa mà qúi vị muốn coi chỉ tay chúng tôi coi chỉ tay cho qúi vị rồi coi xong qúi vị cúng năm ba chục đồng thì thấy không có gì gọi là tà mạng nhưng kỳ thực nó trở ngại cho sự tu tập. 
  
  Sự khác biệt giữa đời sống của một vị tu sĩ và một vị cư sĩ là người cư sĩ thức dạy thì luôn nghĩ là mình đi làm để kiếm tiền để nuôi mạng, người xuất gia thì không được làm chuyện đó, người xuất gia khi thức dạy thì nghĩ đến chuyện tu tập nghĩ đến chuyện hành trì, còn sự sống hàng ngày tất cả những gì liên quan đến sự sống từ miếng ăn từ chỗ ở đến thuốc men v.v... là do sự phát tâm của những người đàn tín đó là điều mà Đức Phật Ngài có qui định. 
  
  Nên chi, đừng lấy ngũ giới so sánh với Bát Quan Trai giới, đừng lấy Bát Quan Trai giới so sánh với Sadi giới hay tỳ kheo giới, tại vì những cái đó nằm trong những phạm trù khác nhau. Ví dụ như ăn phi thời, cái chuyện ăn phi thời không có tội gì trên phương diện nghiệp báo, thí dụ qúi vị ăn ngày năm ba bữa bảy bữa trừ khi qúi vị bịnh thôi còn không bịnh mà qúi vị ăn bao nhiêu cũng không có tội nhưng trong ngày Bát Quan Trai giới chúng ta hạn chế lại để chúng ta thấy rằng chúng ta có tự chủ đối với vị giác đối với lưỡi đối với sự ăn uống của chúng ta. 
  
  Thì như vậy giới đầu tiên giống như hành thiền là mình tạo cho mình lòng tự tin, ở trong một không gian như vậy ở trong một thời gian như vậy và đặc biệt ở trong một bối cảnh như vậy mình cũng tu tập nhưng mình có giới khác với người không có giới. 
  
  Thậm chí, Đức Phật Ngài dạy rằng: hai người cùng bố thí làm phước cúng dường nhưng một người bố thí có giới và người bố thí không có giới thì người có giới có phước hơn tại tâm người đó thanh tịnh hơn. Nên ở tại các quốc gia Phật Giáo thường thường trước một phuớc sự người Phật tử thường hay thọ ngũ giới. Kkhông phải là rườm rà mà họ thọ giới để từ giờ phút đó trở đi họ giữ 5 giới trong sạch. Lấy ví dụ như là qúi Phật muốn đi làm công việc cứu trợ người nghèo tại Miến Điện chẳng hạn thì để làm công việc trọn vẹn chúng ta chuẩn bị tiền, chuẩn bị liên lạc, rồi chuẩn bị chỗ nào mình đến, nhưng có một thứ ít người biết đó là trước khi mình đi làm cuộc cứu trợ như vậy mình phát nguyện rằng mình sẽ thọ trì ngũ giới trong sạch, khi mình thọ trì ngũ giới rồi mình làm chuyện đó rất là tốt.
  
  Cái chuyện mình phát nguyện để giữ những điều đó nhìn ở bên ngoài không thấy nhưng sự phát nguyện giữ 5 giới làm cho phẩm chất của nội tâm khác đi, và Đức Phật dạy người giữ giới bố thí có phước nhiều hơn là người bố thí không giữ giới. Đó là chúng ta nói về chuyện bố thí chúng ta khoan nói đến hành thiền.
  
  Một người ngồi xuống nhìn hơi thở ra nhìn hơi thở vào mà người đó vốn hồi nãy sát sanh ví dụ như thấy con dán con kiến đập chết rồi ngồi xuống nhìn vào hơi thở thì tâm thái người đó sẽ khác nhưng một người ngồi xuống rồi thấy rằng à mình đang giữ ngũ giới trong sạch và hôm nay là ngày Bát Quan Trai giới mình đã thọ trì trong sạch tâm mình nó khác. 
  
  Về điểm này thì rất là khó nói, rất là khó để mình có thể cảm nhận, khi nào qúi vị làm thử qúi vị sẽ thấy. Trong ngày qúi vị làm thử bất cứ chuyện gì nhất là làm thiện pháp trước khi mình làm chuyện đó thì mình ráng mình thọ trì, mình cố gắng thọ trì 5 giới hay 8 giới khi mình thọ trì xong mình sẽ thấy tâm mình khác.
  
   Và một cảm giác về đời sống tinh thần thường ảnh hưởng chúng ta nhiều là lòng tự tin mình có làm được hay không làm được, tại sao có những người họ không có lòng tự tin tại thật sự đời sống họ không có kỷ luật nhất định, một người sống phải có nguyên tắc nhất định, do những nguyên tắc này mình thấy rằng mình có khả năng làm, mình làm được thì khi mình nghĩ đến chuyện mình làm được như vậy  thì bắt đầu mình tạo mình có niềm tin, giữ giới là đầu tiên có niềm tin, cho mình một niềm tin tối thiểu để mình bắt đầu
   
   Ngài Nāgasena ở đây, Ngài đề cập đến 5 giới như là một pháp dọn sạch mình giống như làm vườn thì phải dọn sạch đất rồi mới trồng cây được hay là người ta muốn hát xiệc người ta phải dọn mảnh đất cho sạch để không có mảnh trai hay rác rưởi. Nói một cách khác cụ thể hơn, mình muốn có buổi lễ trong nhà thì mình dọn dẹp trong nhà sạch sẽ thì mới đón mừng ngày lễ ngày tết nó mới vui được, chứ nếu có tiệc tùng mà trong nhà lôi thôi bề bộn thì không được. Hai cảm giác chúng ta cứ tưởng tượng rằng mỗi lần ở chùa có lễ mà trước khi lễ ở chùa qúi Phật tử cắt cỏ dọn dẹp sạch, nhìn ngôi chùa từ trước ra sau thấy không khí buổi lễ đã trở về thì bản thân mình cũng vậy khi mình muốn tu tập hay là muốn hành thiền hay làm gì đó thì hãy thọ trì ngũ giới hay bát quan trai giới ít nhất là trong thời lượng 24 giờ hay là bảy ngày hay 10 ngày và sắp đến rằm tháng sáu qúi Phật tử thử một lần là trong ba tháng an cư sắp tới từ rằm tháng sáu đến rằm tháng chín mình phát nguyện giữ ngũ giới điều đó cũng tạo cho mình một cái cơ hội để mình thử nó là một sự trắc nghiệm ./.