Hỏi : Phải chăng chỉ có giận dữ mới là trạng thái sân ?
(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu giảng : Như chúng ta được biết phẫn nộ giận dữ dĩ nhiên đó là tâm sân, và sự phẫn nộ hay giận dữ đó chúng ta gọi cái từ là Kodha, được đề cập đến ở đây như là do tâm sân. Vậy thì ở đây có một câu hỏi mà chúng ta cần phải bàn luận thêm nữa, không phải chúng ta bàn luận ngoài các câu Pháp Cú trong phẩm kodhavagga mà thôi, chúng ta nói đến cái trạng thái sân thì chúng ta phải hiểu một cách rộng rãi bao trùm cả sự giận dữ hay là phẫn nộ. Trong trường hợp này nếu nói theo A-tỳ-dàm thì trạng thái sân chỉ là một trạng thái sơ khởi của một trạng thái tâm.
Cũng như khi đối diện trước cảnh nghịch lòng trái ý thì đưa đến tình trạng giận dữ hay phẫn nộ. Khi chúng ta nói rằng phẫn nộ hay giận dữ là trạng thái sân chăng ? thì chúng ta trả lời rằng; đúng giận dữ là một trạng thái sân, nhưng bây giờ chúng ta hỏi ngược lại vậy thì trạng thái sân là giận dữ phải chăng ?. Ở đây, trong vấn đề này chúng ta cần phải phân tách vì theo trong Vi Diệu Pháp A-tỳ-dàm thì nó bao gồm cả trạng thái sân nội phần và sân đối với cảnh ngoại phần.
Sân cảnh nội phần là trường hợp trục trặc tâm lý thí dụ do bất toại nguyện hoặc là do chúng ta có nỗi đau nào đó chẳng hạn như là bị nhức đầu, bị đau răng, bị đau bụng bị chóng mặt v.v.. thì trong những trường hợp như vậy nếu chúng ta khéo tu tập, hay là đối với bậc thánh khi Ngài gặp cảm thọ khổ này thì thân thọ khổ nhưng tâm không có thọ ưu, còn khi kẻ phàm phu của chúng ta tác ý thì trong trường hợp này hễ mà thân thọ khổ thì tâm thọ ưu. tâm thọ ưu lúc bấy giờ là trạng thái tâm bực bội khó chịu không an vui, không an lạc thì trong trường hợp đó trong A-tỳ-đàm gọi đây là trạng thái tâm sân. Chúng ta cũng nên minh định lại ý nghĩa tâm sân , bởi vì thường thường thì chúng ta dùng danh từ tâm sân hay hiểu trong một ý nghĩa như phẫn nộ, giận dữ , chứ chúng ta không nghĩ rằng lúc chúng ta đau răng, nhức đầu, hay bực bội trong người chúng ta phản khán liền, tức là mình không chấp nhận chỉ là trạng thái khó chịu do bị đau thôi chứ đâu có giận dữ ai đâu, đâu có oán thù ai đâu.
Thì ở đây chúng ta cần phải xác định lại cái ý nghĩa này," chữ nghĩa bất định nghĩa, Phật pháp bất định pháp". Từ ngữ đó khi mà chúng ta sử dụng thì chúng ta sự dụng câu này tùy trường hợp mà chúng ta sử dụng bởi vì đây là một cái từ tục đế do đó cho nên chúng ta cũng khó xác định được ý nghĩa, nhất là những danh từ tiếng Việt của chúng ta về những từ đại loại là như vậy, và danh từ thuộc về Phật học thì danh từ đó có một số từ chúng ta lại thấy nó có khác đi với cách dùng ngữ nghĩa của thế gian.
Do vậy, ở đây chúng tôi xin xác định rằng nếu chúng ta sử dụng với cái từ thuộc về Phật học chuyên môn , hay A-tỳ-đàm thì chúng ta phải nên biết rằng bất cứ một trạng thái tâm nào thọ ưu, buồn bực bất mãn, bất hỷ đối với cảnh thì như vậy đều là tâm sân cả, là dosakita cả , tuy nhiên từ dosakita đó nếu như tâm sân này mà bắt lấy cảnh làm một đối tượng bên ngoài, và cái đối tượng đó mình có sự oan trái thì lúc bấy giờ sự phẫn nộ, sự giận dữ mới sanh khởi thì trường hợp này, chúng ta nên hiểu rằng trạng thái giận dữ là một trạng thái sân, và ngược lại khi người ta hỏi rằng trạng thái sân là sự giận dữ phải chăng, thì điều đó chúng ta cần phải phân tách ra như thế đó và ở đây chúng tôi xin được trình bày như thế.
No comments:
Post a Comment