Hỏi: Theo quan niệm cứu cánh giải thoát, nếu chúng ta gọi một người tự mình giải thoát, thì thỉnh thoảng chúng ta cũng nghe một quan niệm khác là có những người giải thoát do sự khai thị, ví dụ như những bậc Thanh Văn đệ tử Phật là do Đức Phật khai thị, phải chăng sự khai thị của một vị Phật có nghĩa là một hành giả trông cậy hoàn toàn vào vị Đạo Sư của mình, hay có một phần nào đó vị đó phải tự mình làm lấy, tự mình giải thoát. Thì câu hỏi là phải chăng tất cả mọi sự giải thoát ở trong Đạo Phật đều phát xuất từ khả năng tự lực hết?
(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Đăng trả lời: Theo câu hỏi này có nghĩa là tất cả những gì Đức Phật khai thị là không cần có sự tự lực của mình, điều này không đúng. Vì đối với Đức Phật Ngài khai thị nơi đây chỉ có một trong ba loại tuệ là:
Tuệ văn có nghĩa là do nghe lời dạy của Đức Phật rồi suy tư theo lời dạy đó.
Tuệ tu là tự mình chứng đắc được, bởi vậy khi Đức Phật thuyết giảng hay trình bày phương pháp để cho vị đó vừa với căn cơ sở tánh của mình, gọi là khéo thuyết chứ không phải tự thuyết, vì Đức Phật thuyết theo căn cơ, theo pháp môn, theo trình độ của cơ tánh của chúng sanh đó. Đức Phật Ngài thuyết giảng với ngôn tâm, hoặc lời dạy của Ngài để cho vị đó hiểu biết được là tuệ văn.
Từ tuệ văn, vị đó theo lời dạy mà suy tư, và suy tư là tuệ tư.
Tuệ tu do vị hành giả đó chứng ngộ chứ không phải Đức Phật làm thế cho, trong vấn đề tuệ tu là tuệ liễu tri gọi là tuệ đắc chứng hay là tuệ đạt tri, hay là tuệ trừ phiền não, tự vị đó có tuệ sanh lên để trừ phiền não, chứng đắc đường tầng thánh.
Còn thánh quả đó không phải là Đạo Sư Ngài làm thế cho mình, mà chỉ có Ngài khéo thuyết giảng và đệ tử gọi là khéo nghe, khéo thọ trì, khéo suy tư và cuối cùng gọi là khéo đắc chứng. Có nghỉa là chứng đắc được tầng thánh, tuệ đó gọi là tuệ tu, chứ không phải là tuệ văn.
Tuệ văn là do nghe, và từ cái nghe đó, vị đó có được thẩm sát suy tư, do thẩm sát trí tư đó có mà phát sanh lên, thì như vậy tuệ tu là tuệ chứng đắt bậc thánh đạo là tuệ trừ phiền não, tuệ đoạn tận những tham ái kết sử, chính hành giả đó hay người đệ tử phải tự mình chứng đắc được tầng thánh đạo quả,
Bởi vậy Đức Phật nói tuệ đó là tuệ vượt ngoài thời gian, vượt ngoài không gian, và vượt ngoài nghiệp lực, có nghĩa là nghiệp luân hồi, quả luân hồi thì có nghĩa vị đó chứng đắc tầng thánh. Tuệ đó nó vượt ngoài thời gian, không gian và nghiệp lực là như vậy.
Lời bổ túc của TT Giác Đẳng: xin cảm ơn Sư Pháp Đăng, nếu mà quí vị nào theo dõi thật kỹ câu trả lời của Sư Pháp Đăng, thì quí vị sẽ phảI thốt lên lời tán thán rằng Sư Pháp Đăng đã dùng một pháp hết sức rõ ràng để trả lời. Trong câu trả lời của Sư Pháp Đăng thì Sư đã rõ ràng phân biệt có ba trí : trí văn, trí tư và trí tu.
Trí do nghe, trí do suy tư và trí do tu tập, thì bất cứ cái gì mình học từ người khác thì nó chỉ đến từ trí văn mà thôi, và trí tu là phải do tự mình nỗ lực và điểm này đã trả lời cho chúng ta rất rõ ràng câu hỏi mà chúng tôi vừa hỏi khi nãy
No comments:
Post a Comment