Thursday, August 17, 2017

Lợi ích của việc tụng đọc kệ ngôn Phật - TT Tuệ Siêu

Thảo luận: Lợi ích của việc tụng đọc kệ ngôn Phật như thế nào? 

Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 15-7-2017

Minh Hạnh chuyển biên

TT Tuệ Siêu: Tụng đọc Phật ngôn một cách rộng rãi như đã được nghe như đã được học thông suốt, thì ở đây chúng ta nên hiểu không phải chúng ta tụng như tụng kinh Paritta để tạo uy lực, mà sự tụng đọc ở đây là sự ôn nhuần kinh điển, có những bài kinh hay những câu Phật ngôn đọc qua rồi mình hiểu và nhớ từng câu từng lời nhưng nếu mình không tụng đọc thì một thời gian sau sẽ quên chi pháp đó, nhưng nếu chịu khó tụng đọc ít nhất một câu Phật ngôn học thuộc lòng mình phải tụng đọc khoảng chừng một tháng hoặc hai tháng để nhớ rồi thì không quên câu Phật ngôn đó.

Một vị Tỳ Kheo tụng Phật ngôn có 4 điều lợi:

1. Điều lợi thứ nhất, lợi cho bản thân mình khi những gì mình đã học đã biết mà mình tụng đọc thường xuyên điều đó giúp cho mình nhớ. Đương nhiên ở đây khi chúng ta tụng phải hiểu thì mới tốt. Chúng tôi cũng thường khuyến khích các vị học Pali bởi vì Phật ngôn Pali hay và chính xác, còn chúng ta học kinh nghĩa dịch thì bây giờ chúng ta tụng theo bản dịch của vị nào đây, vị này tụng văn này vị kia tụng văn kia tụng để cho có thời kinh thì được nhưng mà để gọi là tụng để thắm nhuần Phật Pháp thì chúng ta cứ tụng ngay trong chánh kinh Pali nhưng chúng ta phải hiểu ngữ nghĩa Pali. 

Có những bài kệ Pháp Cú chúng tôi thuyết pháp cách đây 10 năm, vào năm 2007 trong dịp tang lễ của cô Bảy Vĩnh Phúc một vị đại tín nữ đệ tử của Ngài Tịnh Sự, lễ tang tại chùa Siêu Lý quận 6. Chúng tôi nhớ hôm đó chúng tôi từ Vĩnh Long đi lên để viếng tang cùng với Chư Tăng lúc đó Phật tử cũng đông và ban tổ chức thỉnh chúng tôi thuyết một bài pháp. Chúng tôi đã thuyết bài kệ làm đề tài thường quán. 

Pariji.n.namida.m ruupa.m rogani.d.dha.m pabha'ngura.m
Bhijjati puutisandeho mara.nanta.m hi jiivita.m. 

Sắc này bị suy già, Ổ tật bịnh, mỏng manh,
Nhóm bất tịnh, đổ vỡ, Chết chấm dứt mạng sống!

Khi chúng tôi đọc và coi tại đó rồi thuộc lòng và thuyết, thuyết xong sợ quên nên khi về chùa sáng lên tụng kinh trước khi hành thiền bởi vì câu đó chỉ có mình chúng tôi đọc nên chúng tôi ngồi nhẩm trong tâm vậy mà trôi qua 10 năm chúng tôi còn nhớ như in không quên. Những bài kệ Pháp Cú chúng tôi nhớ nhiều là do nhờ tụng đọc thường xuyên.

Do vậy lợi ích thứ nhất là khi chúng ta tụng đọc pháp thường xuyên sẽ giúp chúng ta có trí nhớ.

2 - Điều lợi thứ hai, khi đọc qua một lần chúng ta hiểu chỉ đến chừng đó nhưng nếu chúng ta cứ tụng đọc hoài, cứ mỗi ngày chúng ta thấm một khía cạnh, một ý nghĩa nhiều ngày như vậy thì câu Phật ngôn đó chúng ta hiểu rộng rãi do nhờ sự tụng đọc nhiều.

3 - Điều lợi ích thứ ba, có những hạng Chư Thiên nhất là Chư Thiên hộ pháp có niềm tin nơi Tam Bảo nghe vị Tỳ Kheo tụng đọc Phật ngôn Pali khi đi ngang họ dừng lại nghe. Vào thời Đức Phật cũng vậy, chẳng hạn những vị  thánh cư sĩ Hatthaka hay Citta đêm nào cũng đọc tụng Phật ngôn những điều đã được nghe và các vị Chư Thiên rất hoan hỉ để được nghe, khi Chư Thiên có sự hoan hỉ như vậy họ sẽ hộ trì cho người tụng đọc.

4 - Lợi ích thứ tư, khi đọc tụng Phật ngôn chúng ta thuộc lòng nó trở thành thường cận y duyên và trong tương lai nếu chúng ta gặp một vị Phật trong tương lai  Đức Thế Tôn ấy biết được sở hành của mình trong quá khứ quen với Pháp như vậy thì Ngài thuyết lại câu đó nghe xong chứng quả. Trong kinh ghi vào thời Đức Phật Kassapa có 500 vị Tỳ kheo tu thiền với đề mục là quán các hành là vô thường cho nên trong hiện tại 500 vị ấy tái sanh trở lại và cùng là một hội chúng khi các vị đó đến viếng thăm Đức Phật Gotama Ngài biết rõ những vị này có duyên quán về pháp vô thường cho nên Ngài thuyết câu 

Sabbe sankhara anicca'ti; yada pannaya passati, atha nibbindati dukkhe, esa maggo vissuddhiya.

khi nào có trí tuệ thấy rõ,  các hành là vô thường,  sẽ yểm ly sự khổ,  là con đường đưa đến thanh tịnh tức là đưa đến Niết-bàn

Nghe xong bài kệ 500 vị Tỳ Kheo chứng quả Alahan. 

Có những vị khác trong đời qúa khứ đã quen đã nhớ về pháp khổ dukkha nên hiện tại Đức Phật Ngài cũng đọc bài kệ y như vậy nhưng chỉ thay đổi sabbe sankhara dukkhati . Và vị đó có duyên nên chứng đạo quả.

Cho nên khi chúng ta đọc tụng nhiều:

- Ngoài 2 lợi ích cho mình một  là không quên chi pháp, không quên Phật ngôn,  lợi ích thứ hai cho mình là càng tụng đọc chúng ta càng thấm thía với nghĩa lý cao siêu.

- Hai chi pháp phần sau hai lợi ích là Chư Thiên nghe qua hoan hỉ, và bản thân mình nêú ngay trong hiện tại chưa có duyên đắc được đạo quả thì cũng sẽ là nhân duyên cho kiếp tương lai. 

Đó là ý nghĩa chúng tôi xin được chia sẻ cho câu thảo luận này./.

Thursday, August 3, 2017

Nhân duyên - TT Giác Đẳng

(IX) (39) Nhân Duyên - Tăng Chi Bộ - Phẩm Chư Thiên 

Bài giảng trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 3 tháng 7, 2017.

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Bài kinh hôm nay Đức Phật Ngài nói rộng về gốc rễ của nhiều vấn đề.
Trong kinh Pháp Cú hai câu đầu tiên của Phẩm Song Yếu: 

Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm làm chủ, tâm tạo tác,
Nếu với tâm ô nhiễm
 Nói năng hay hành động
Khổ não sẽ theo ta, 
Như xe theo chân con vật kéo

câu 2:

Tâm dẫn đầu các Pháp
Tâm làm chủ, tâm tạo tác
Nếu với tâm thanh tịnh
Nói năng hay hành động
Hạnh phúc sẽ theo ta 
Như bóng, không rời hình.

Bằng 2 câu Pháp Cú này và với bài kinh hôm nay Đức Phật Ngài cho chúng ta biết có 6 yếu tố nội tại ở trong đời sống của chúng ta là 6 nhân: nhân tham, nhân sân, nhân si, nhân vô tham, nhân vô sân, nhân vô si. 

Sáu nhân này có ý nghĩa trong kinh Phật là:

- Tham là cái gì dính mắc chấp thủ, vô tham là cái gì được ví dụ giống như lá sen đối với nước nó không có dính mắc, 

- Sân là trạng thái nóng nảy hủy diệt, vô sân là trạng thái mát mẻ hoà diệu, khi mình nói vô sân là dùng tâm từ. 

- Si là trạng thái mê mờ, vô si là trạng thái sáng suốt. 

Thì căn bản là ở trong hiện tượng của tâm và đặc biệt trong phần tâm lý học Phật giáo rất khác với nhiều ngành học của thế gian đặc biệt ở Trung Hoa và ở Âu Châu. Ví dụ trong nền văn hóa Trung Hoa một người có thù cha tìm cách trả thù thì hành động thù cha phải trả là hành động được ca ngợi mặc dù trong sự trả thù đó có sự sân hận. Thì như vậy giữa cái gọi là phương tiện và cứu cánh người ta có thể trộn lẫn nhau nhưng trong đạo Phật quan trọng không phải là mục đích đạt được hay là cứu cánh mà trong đạo Phật nhấn mạnh đến yếu tố sâu kín trong nội tâm của mình, mình làm việc đó bằng tâm gì. 

- Và tham chỉ sanh ra tham, tham không thể sanh ra vô tham. 

- Sân chi sanh ra sân không thể sanh ra vô sân.

- Si chỉ sanh ra si không thể sanh ra vô si. 

- Và ngược lại vô tham thì sanh ra tham,

-  Vô sân sanh ra sân, 

-  Vô si sanh ra si.

Ở đây, chúng ta có dịp thấy cái nhìn của Phật Pháp, tức là qua lời dạy của Đức Phật điều quan trọng không phải cuối cùng cứu cánh là gì mà điều quan trọng là ngay trong giờ phút hiện tại khi mình làm thì nội tâm mình là gì. 

Và rõ ràng từ tâm tham sân si tạo ra nghiệp và nghiệp dẫn đến sanh thú tương ứng. Vì vậy chúng ta có thể hiểu qua câu kinh 

"Tâm dẫn đầu các pháp,
 Tâm làm chủ tâm tạo tác."

"Tâm dẫn đầu các pháp"  cho chúng ta thấy đối với tất cả những hiện tượng nhân quả, những hiện tượng vui khổ, những sở hành, những hành động được thể hiện đều bắt đầu từ tâm. Và đây là cái nhìn tương đối khác biệt giữa đạo Phật với quan niệm thường thức bên ngoài. 

Thường thức bên ngoài đề cập đến cứu cánh, đề cập đến mục đích sau cùng, nhưng cứu cánh và mục đích sau cùng rất mơ hồ và thậm chí nhiều khi chúng ta hiểu sai đi.

 Lấy ví dụ, nếu tâm phiền não thì chỉ có thể sanh ra phiền não mà phiền não chỉ tạo nghiệp bất thiện và nghiệp bất thiện chỉ dẫn đến khổ, nó không có con đường khác hơn, đơn giản như vậy. 

Trong lúc đó người đời quan niệm đồng ý tâm phiền não như trong ngôn ngữ của người Tây Phương nói có hai thứ chiến tranh là unjust war và just war - cuộc chiến tranh phi nghĩa và cuộc chiến tranh chánh nghĩa. Nhưng với Phật Pháp thì vấn đề không phải là nhìn vào chuyện hữu lý hay phi lý qua kết quả cuối cùng mà nhìn vào nội tâm của chúng ta trong lúc chúng ta đang tạo nghiệp. Đây là vấn đề không dễ dàng. 

Thì đối với tất cả chúng ta để có thể cảm nhận được trạng thái đó chúng ta cần nhìn nó một chút ở trong lúc đó tâm chúng ta có đủ sự thanh thản, đủ sự bình đạm hay lúc đó tâm của chúng ta bị cột trói, bị nóng nảy, bị giao động. Đây là điểm rất khác biệt. 

- Và chúng ta cũng thấy được một điều rằng không thể nào tham tạo ra vô tham. 
- Ngược lại không thể nào vô tham tạo ra tham. 

Và nếu tham không thể tạo ra vô tham thì tham cũng không thể tạo ra nghiệp thiện. Rồi nghiệp do tham cũng không thể đi vào con đường thiện, đơn giản như vậy,

 Trong trường hợp thiện tâm cũng vậy, nếu thiện tâm đã là thiện thì không thể tạo ra bất thiện. Và một hành động do thiện nghiệp do thiện tâm thì không thể dẫn đến cảnh giới bất hạnh được. 

Ở đây không phải đơn thuần là chúng ta nhìn vấn đề trên phương diện lý luận mà đó là chúng ta nhìn với một cái nhìn sát thực tại, sát với đời sống hàng ngày mà trọng tâm chiều sâu vẫn là nội tâm của chính mình. 

Chúng tôi nhớ hồi xưa làm việc với Ngài HT Hộ Giác, khi xảy ra những chuyện lời qua tiếng lại vì sự bất đồng, Ngài nói mình phải coi trong tâm mình khi làm việc đó không phải là vì mình mong muốn cái gì cho riêng mình. Nếu mình mong muốn địa vị hay chức quyền hay cái gì cho riêng mình thì điều đó là điều đáng sợ. 

Thật ra đôi khi chúng ta cần coi gốc của vấn đề. Gốc của vấn đề như trong kinh Pháp Cú trong phẩm Song Yếu cũng là phẩm khởi đầu kinh Pháp Cú. Nhiều lúc Đức Phật dạy vật lý có những hiện tượng là cái này không tương ứng với cái kia giống như nước và lửa không tương ứng với nhau được, như dầu với nước khó trộn với nhau được vì bản chất nó khác. Những cái thiện và cái bất thiện thì cũng khó trộn với nhau được do vậy ở đây trong bài học này Đức Phật Ngài nói về tác động mà chúng ta gọi là Domino, hay nói cách khác là tác động giây truyền từ khởi điểm này dẫn đến mức điểm sau cùng, tâm như vậy thì sẽ tác động những hiện tượng tâm lý khác mang bản chất tương tự và những tác động tâm lý sẽ tạo ra hành động tương ứng và do cái nghiệp đã tạo ra quả tương ứng và quả tương ứng tạo ra cảnh giới tái sanh của tương ứng. 

Về điểm này, khi đọc Túc Sanh Truyện những giai thoại Đức Phật Ngài kể về những đệ tử của Ngài có những người rất tốt nhưng họ gặp hiểm nạn ở trong đời sống hiện tại và Đức Phật Ngài cho biết nhân trong quá khứ như vậy thì quả là như vậy nó là sự tương ứng chứ không phải vì hiện tại tốt mà không được quả tốt rồi mình phiền trách. Chúng ta thấy rõ ràng trong nhân quả rất công bằng. Nhân sinh quan của người Phật tử đối với đời sống này phải nói một điều là mình nhìn thấy những người chung quanh mình đẹp, xấu, giàu, nghèo, may mắn hay không may mắn tất cả đều là một sự công bằng của nghiệp quả. Và không phải chỉ có nghiệp quả mà còn là một sự tương ứng giữa tâm và nghiệp, và trong tâm còn có gốc rễ của các nhân của 6 cội rễ là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si.

Sáu cội rễ này: 

Cội rễ đầu tiên là sự dính mắc.

 Chúng ta có thể tìm thấy qua ví dụ, tại  Mã Lai hay Thái Lan người ta muốn bắt khỉ họ có cách bắt đơn giản là họ dùng một trái dừa tương đối hơi nặng khóet một lỗ bằng tay của con khỉ có thể thọc vô và trong đó họ để bắp rang có mùi thơm. Con khỉ thò tay không vô thì lọt nhưng khi bàn tay nó nắm số bắp rang thì nó không rút tay ra được tại vì nắm tay lớn hơn cái lỗ, người ta rượt nó chuyện đơn giản là nếu nó buông tay ra bỏ bắp rang thì nó rút tay ra bỏ trái dừa lại và nó có khả năng thoát thân nhưng có một điều rất kỳ lạ là con khỉ là một loài vật rất tinh quái nhưng trong trường hợp đó thì nó quá thích bắp rang nên nó nắm tay lại không buông ra và cuối cùng thì nó vừa chạy và lôi theo trái dừa và nó bị những người săn bắt rất dễ dàng. Đó là một thí dụ về tham. Một thí dụ khác, tại Mỹ người ta bắt chuột họ dùng một cái bẫy trét nhựa dính ở đó khi con chuột lọt vào trong đó ăn ban đầu một cái chân rồi thò một cái chân khác rồi luôn 4 cái chân và cái miệng chuột dính vào rồi cuối cùng nó chết ở trong đó và người ta bắt được con chuột.

 Ở đây cho chúng ta bài học là trạng thái tham là sự dính mắc không chịu buông ra giống như con khỉ thọc tay vào trái dừa mà không buông ra được.

Cột rễ thứ hai là trạng thái sân

Trạng thái sân ở trong kinh diễn tả là sự cuồng nộ nóng nảy muốn hủy diệt muốn thiêu đốt cái gì mình không thích, nó giống như lửa rừng khi lửa rừng cháy lên nó thiêu đốt tất cả những gì xung quanh, cây xanh cũng bị thiêu đốt. Và trong lúc cơn giận nổi lên thì chúng ta có thể dùng một thí dụ như lửa rừng cháy bất cứ thứ gì. Chúng tôi có đọc bài báo nói về một người, người này cái gì cũng tốt hết nhưng anh hay nổi giận và trong nhà sống chung với bà má vợ tạo cho anh một số sự bực bội, trong sở làm thì bị căng thẳng vì công việc và anh trở về trong lúc tranh cãi xảy ra anh đánh vợ, con thấy mẹ bị đánh thì khóc anh đánh con, rồi vợ con khóc thì anh đập đồ đạc trong nhà đến khi cảnh sát đến can thiệp trở về anh tỉnh táo lại một chút, anh nói rằng thật sự lúc đó anh không kiểm soát được tại vì quá giận. Đó là một thí dụ khi mình giận mình có thể đập rất nhiều thứ, đứa con hay bà vợ có tội gì hay những đồ đạt trong nhà cũng không có tội gì nhưng vì cơn giận nổi lên thì anh có thể đập đổ tất cả.

Cột rễ thứ ba là trạng thái si.

Chúng ta nói đến tâm si là một trạng thái mê mờ tại vì lúc đó chúng ta bị giao động hay ngờ vực, trạng thái không tỉnh táo thay vì chuyện đó mình thấy được thông suốt thì mình lại không thông suốt.

 Thì trong ba trạng thái tham sân và si thì si là trạng thái có mặt ở trong cả tham và sân. Bản chất của si là khiến cho mình trông gà hóa cuốc nhìn cái này tưởng cái kia và mình không nhận rõ được sự việc, chính vì vậy nó là cái gốc của nhiều vấn đề ở trong đời sống của mình.

Trong 3 trạng thái đối lập lại là vô tham, vô sân, vô si:

Cột rễ thứ tư là trạng thái vô tham. 

Trạng thái vô tham là một trạng thái rất khó diễn tả mặc dầu chúng ta có ví dụ lá sen đối với nước. Nhân vật Thiện Hữu trong tác phẩm "Câu chuyện giòng sông", cho chúng ta bài học khi ngồi bên bờ sông nhìn thấy những vật trôi qua trước mắt có đến và có đi, khi nó đến nó đi thì nó cuộn chảy theo giòng tự nhiên của nó mình không xua đuổi khi nó đến và mình cũng không thể níu lại khi nó đi và rõ ràng bất cứ sự nắm níu nào khi nó đi đều làm cho chúng ta khổ nhưng để cho nó tuông chảy tự nhiên trước mắt mình thì tâm mình nhẹ nhàng hơn, giống như mình đi một cuộc hành trình dài ở trong cuộc hành trình đó phong cảnh rất đẹp cho dù xấu thì mình cũng không bực bội, cho dù nó đẹp thì không phải mình ở lại nằm ở một chỗ hay mình ở lại chỗ đó mình ngưng cuộc hành trình của mình. Thì ở trong cuộc sống này thỉnh thoảng có một vài thứ khiến cho chúng ta bị vướng mắc. Trạng thái vô tham là cho chúng ta vượt khỏi sự vướng mắc. Trong Vi Diệu Pháp ví dụ lá sen đối với nước.

Cột rễ thứ năm là trạng thái vô sân.

 Trạng thái vô sân là một trạng thái từ hoà mát mẻ, sự từ hoà mát mẻ này được hiểu như tâm từ, ví dụ mình đi ra ngoài bến tàu hay ra phi trường mình gặp rất nhiều người chung quanh, có đẹp, có xấu, có già, có trẻ, có người chủng tộc này, có người quốc tịch kia, ngôn ngữ khác nhau nhưng trong lòng mình có sự ghét bỏ ví dụ như mình không thích người da đen, không thích người Trung Hoa, không thích người này không thích người kia thì tâm mình tự nhiên bực bội. Những khi mình sống nghĩ đến mọi người bằng cái nhìn thân thiện cuộc sống nó là như vậy mọi người có sự khác biệt như vậy, khác biệt về màu da về ngoại tộc về ngoại hình về đủ thứ thì tâm mình tương đối mát mẻ hơn và như vậy mình ở trong trạng thái hoà dịu, sự hòa dịu thân thiện mát mẻ đó được gọi là vô sân.

Cột rễ thứ sáu là trạng thái vô si

Trạng thái sau cùng vô si là trạng thái sáng suốt.  Ví dụ như có những ngày đọc một trang sách học một biết mười  và những lúc không sáng suốt mình đọc một trang sách hai ba lần cũng khó tìm ra được những điều gì. Hay ở trong cảnh ngộ giống nhau nhưng có nhiều khi nhận thức sáng suốt khác nhau, như trong sự giáo dục của con người lấy ví dụ môi trường của trường học, ở trong pháp hội và như rơom Phật Pháp Buddhadhamma này chẳng hạn mình đọc những lời Phật dạy, mình nghe, mình suy nghĩ, mình hiểu, mình dùng trí phân biệt lúc đó mình sống bằng tâm vô si trạng thái vô si.

Đối với một người sống với trạng thái tâm vô sân vô si được lợi điểm một là họ không dính mắc, hai là họ không phẫn nộ và điều thứ ba không mê mệt. Và sự buông xả sự an hoà mát mẻ, sự sáng suốt là tố chất của thiện

 Ở đây Đức Phật Ngài giảng cho chúng ta 3 điều còn lại là 3 tác động giây truyền: 

- Nhân bất thiện chỉ sanh ra tâm bất thiện, nhân bất thiện không thể nào sanh ra tâm thiện được. 

- Nói cách khác, không bao giờ có trường hợp tâm sân mà tạo ra tâm từ. 

- Ngược lại không bao giờ có trường hợp vô sân mà tạo ra sự phẫn nộ, hay tâm vô sân mà tạo ra tương ứng là tâm phẫn nộ.

-  Nhân bất thiện là chất liệu của tâm bất thiện.

- Nhân thiện chất liệu của tâm thiện, tâm thiện được thể hiện là hành động thiện

- Và tâm bất thiện được thể hiện bằng hành động bất thiện, hành động bất thiện thì quả tương xứng quả khổ cảnh giới tương xứng là cảnh khổ, và bối cảnh Đức Phật đề cập đến ở đây là địa ngục ngã qủi Atula bàn sanh. 

 - Tâm thiện được thể hiện bằng hành động thiện thì quả tương xứng là cảnh thiện ở đây là cảnh người, cảnh trời, mọi thứ có cảnh tương xứng như vậy.

Nên chi về điểm này là điểm rất rõ ràng và chúng ta cũng thấy được một điểm là thay vì người ta nói cứu cánh là biện minh cho phương tiện tức là điểm đến sau cùng của mình nó có thể bào chữa cho tất cả nó có thể tạo ra lý lẽ thuyết phục. 

Nhưng kỳ thực thì Đức Phật Ngài dạy chúng ta nên nhìn vào tâm trong cái tâm đó xem cội rễ của mình là tâm đó dựa trên tham sân si hay là vô tham vô sân vô si. Và để nhìn vào tâm của mình ngay địa điểm phát xuất ngay điểm ban đầu điểm khởi phát không phải là đơn giản mỗi chúng ta đều phải có đủ bình tỉnh để nhận diện ra sự việc này.

Vì vậy phương thức để giải quyết vấn đề nhìn vấn đề trong đời sống của Phật Pháp tương đối rất khác với nhiều trường hợp chúng ta có thể nghĩ xa nghĩ rất mong lung là trong cái nghĩ xa đó mình nghĩ là mình có viễn kiến mình hiểu nhiều nhưng sự thật chỉ đưa đẩy mình không biết về đâu.  Nhiều khi nó chỉ là chuyện đổ dầu thêm vào lửa. Chúng tôi thấy thông thường ở trong cộng đồng người Việt mình có nhiều tranh cãi lời qua tiếng lại như trên internet chẳng hạn, trong email, hay trên các diễn đàn họ cảm tưởng như người ta nghĩ rằng cuối cùng rồi người ta sẽ đạt đến một điểm đó là chiến thắng điểm lẽ phải nhưng kỳ thật chúng tôi chưa bao giờ thấy ai cãi nhau trên internet mà chiến thắng, người ta chỉ tiếp tục nói những điều rất xấu rất tệ hại, rồi từ tệ hại dẫn đến tệ hại. Chưa có điều tệ hại nào nó dẫn đến điều tốt đẹp. Do vậy đối với phàm nhân chúng ta thì điểm đến đó rất là mơ hồ nhưng chúng ta lại chạy theo nó, Đức Phật Ngài khuyên chúng ta nhìn vào trạng thái nội tâm. 

Đó là lý do tại sao ngày hôm nay rất nhiều nhà tâm lý học nêu lên giá trị của thiền Minh Sát hay là Thiền Tứ Niệm Xứ, tại vì thiền Tứ Niệm Xứ nhìn thấy gốc rễ ban đầu hơn là đi tìm sự suy luận là cái kết quả của sự việc hay đời sau kiếp sau. Đức Phật Ngài có dạy yếu tố mà chúng ta gọi là tác động giây truyền hay hiện tượng Domino cái này ảnh hưởng cái kia ảnh hưởng cái nọ và vì vậy một người ở trong đời sống hiện tại tâm được an lạc thì kiếp sau tương đối tốt có thể an lạc. Tôn giả Mahànàma là một hoàng thân giòng họ Thích Ca đã từng đến gặp Đức Phật với sự băng khuăn và trong sự băng khuăn đó đã được và Đức Phật giải toả bằng cách là an lập người đó vào trong niềm tin. Phải nhìn vào chỗ đó nắm được mấu chốt đó thì chúng ta mới vững lòng đi tới. Và thưa qúi vị chúng tôi chia sẻ vài lời về ý nghĩa bài kinh như vậy./.