Monday, September 22, 2014

Kinh Như Thị Thuyết - Quán Chiếu Vô Thường

Hỏi: Kinh Như Thị Thuyết -  (LXXVII) (Tik. III, 8) (It. 69) - Quán chiếu vô thường

Bài giảng trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 9 tháng 6 năm 2014, Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Đề tài về vô thường, chúng ta những người Phật tử nói đến rất nhiều không phải chỉ trong kinh điển  còn kể cả trong tiểu thuyết, trong văn nghệ, trong  những bài hát và trong những bài thơ. Tuy chúng ta nói nhiều như vậy nhưng đề tài vô thường không phải là một đề tài đơn giản để chúng ta nhận thức lãnh hội. Lấy một ví dụ, với một người hành thiền nói về sự vô thường đặc biệt nói về sự sanh diệt. Và sự sanh diệt bàn trên lý thuyết cũng như thân này rồi sẽ chết hay lại bị sanh già thay đổi, hoặc giả những đại lục có biến dạng kể cả trái đất và kể cả Thái Dương Hệ có thay đổi. Thì những điều đó không bằng chúng ta nhìn thấy sự sanh diệt ở ngay giờ phút hiện tại này trên thân và tâm trong cảm giác của chúng ta.

 Thật ra, những hạnh phúc lớn của đời sống đều dựa lên trên ý nghĩa về sự tồn tại, sự hiện hữu. Dĩ nhiên, chúng ta mong muốn điều gì tốt nhất, chúng ta khao khát cái gì hoàn hảo nhất. Và cái hoàn hảo cái tốt nhất phải có khả năng tồn tại lâu dài. Không ai mơ ước cưới một người vợ rất hoàn hảo rất đẹp chỉ để sống với người vợ đó trong một vài ngày. Không ai mơ ước mua một chiếc xe mà chiếc xe đó mình bỏ rất nhiều tiền để mua chiếc xe chỉ nghĩ sài vài tháng rồi thôi. Cũng không ai nghĩ đến tạo dựng một cuộc sống mà cuộc sống đó chỉ phù du tạm bợ trong thời gian ngắn mà người ta có cam đảm đầu tư hết thì giờ tâm trí chạy theo một mục đích là theo kịp đời sống đó. 

Nói một cách khác, cái gì chúng ta tha thiết, cái gì chúng ta dính mắc, cái gì chúng ta kỳ vọng nó đều tàn ẩn một kỳ vọng là cái đó phải bền, cái đó phải lâu dài, hay ít nhất tồn tại lâu dài với chúng ta. Nhưng ở trong sự nhận thức về vô thường chúng ta đặt biệt qua cái nhìn của kinh điển cái nhìn của một người tu tập thiền định thì cuộc sống vốn không tồn tại như chúng ta mong muốn. Chẳng những vậy mà chợt đến chợt đi, sự đắp đổi của pháp này đến pháp khác. Với một người hành thiền tương tựa như mình nhìn những bong bóng nước ở một buổi chiều mưa dưới mái hiên nhà nhìn thấy cả một mớ bọt nước những bọt nổi đó dường như nằm đó hiện diện tại đó và không đi đâu. Nếu chúng ta ngồi xuống và có một khoản cách rất gần thì chúng ta thấy rằng ở trong mớ bong bóng nước đó từng bong bóng sanh ra rồi tan biến nhường chỗ cho cái bong bóng khác, và mớ bong bóng nước đó nó đã phù du và chuyện mọi thứ cũng phu du, và nếu chúng ta có khả năng quan sát thì nó còn phù du hơn nữa. 

Có một điểm chúng ta được biết về nỗi khổ của cuộc sống. Đúng ra chữ "Khổ" trong Đạo Phật có nghĩa là sự "Rỗng không" hay cảm thấy "Vô nghĩa" trước sự bất toàn của đời sống. Sự vô nghĩa ở đây là cả thế giới này từ bên ngoài lẫn bên trong, từ những cảnh cho đến sự nhận thức của tâm tức là căn cảnh thức tất cả đều liên tục đổi thay, tất cả đều liên tục vận hành ở trong tình huống riêng. Nhưng chúng ta thường mong mỏi những gì mình thường tha thiết, những gì mình thường tạo dựng nó phải bền bỉ lắm. Không phải chỉ có qúi Phật tử là những người cư sĩ sống cuộc sống có gia đình ở bên ngoài có vợ có chồng, có học vị ,có danh vị, có sự nghiệp ,có con cái mới mong cầu sự tồn tại lâu dài. Kể cả những người xuất gia đôi khi nếu  không khéo tu mình xây dựng một ngôi chùa mình cũng nghĩ rằng chuyện đó là chuyện ăn đời ở kiếp. Hay hoặc giả mình nghĩ đến cảnh giới tương lai hiện hữu đâu đó lâu dài. Hoặc giả nghĩ đến phước báu nhân thiên thì cũng nghĩ đến cái gì rất bền chặt cái gì rất lâu dài.

 Nhưng trong cái nhìn của Đức Phật thì thế giới này vô thường ở trong tất cả mọi chiều kích. Chúng ta nói đến hữu vi pháp, nói đến pháp hành, nói đến 5 uẩn, nói đến 3 cõi, thân vô thường tâm cũng vô thường, thế giới bên ngoài vô thường, thế giới bên trong cũng vô thường. Thế giới bên ngoài thì chúng ta nói đến các cảnh ví dụ như cái gì mắt thấy, cái gì tai nghe, cái gì mũi ngửi, cái gì lưỡi nếm, cái gì thân chạm xúc v.v... và thế giới bên trong là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là sáu căn, sáu cảnh, sáu thức, tất cả đều hằng chuyển, luôn luôn biến dịch. Và cái hằng chuyển biến dịch đó thường chúng ta không thấy rõ, thường là chúng ta không có nhận thức được ngay. 

Đừng  nói gì đến núi non, đừng nói gì đến một trào lưu mà chúng ta nói ngay cả một đóa hoa trưng ở trong bình, chúng ta nhìn đóa hoa trưng trên bàn Phật thì dường như đóa hoa đó nằm yên đó kheo sắc toả hương và chúng ta không thấy có cái gì thay đổi nhưng kỳ thật thì đóa hoa đó không đứng yên một chỗ. Lấy ví dụ, có những loài hoa sớm nở tối tàn hay trưng được 5, 7 ngày, mình trưng nó được 3 ngày, 4 ngày thì đóa hoa đó vẫn còn nguyên vẹn đó nhưng tuổi thọ kém hơn chúng ta không thể thấy được tiến trình lão hoá bằng đôi mắt của mình nhưng nếu phần tích cho kỹ và đặc biệt trong cái nhìn của các nhà nghiêng cứu thì thật sự tất cả các tế bào đều lão hoá. Bởi vì nếu nó không lão hóa thì nó không có tàn úa ở trong 2 hoặc 3 ngày được. Con mắt chúng ta đánh lừa chúng ta rất nhiều, mình sống với một người đôi khi người đó lại già đi theo năm tháng hay lớn lên trong năm tháng chúng ta cũng không thấy, lâu lâu gặp lại một người bạn thấy người đó tóc bạc trên đầu. Chúng tôi mới xong lớp học bên Thụy Sĩ và trong lớp học này chúng tôi gặp lại hai người đã lâu lắm rồi chúng tôi không gặp 2 vị đó chắc chừng 20 năm vì lý do gì đó mà chúng tôi không gặp, hôm nay các vị đi học Phật Pháp lại bây giờ nhìn tóc bạc trắng trên đầu, cả một khoản đời thay đổi. Thì thưa qúi vị, một vị sống gần chúng ta thì chúng ta không thấy có sự thay đổi nhưng một người lâu rồi không gặp và nay gặp lại thì thay đổi rất là nhiều. Cuộc đời nhìn vào đi trên chỗ diệt vong. Bản thân của chúng ta cũng vậy, chúng ta thấy người khác già nhưng bản thân mình cũng già. Chúng tôi nhớ 20 năm trước chúng tôi đặt chân đến Thụy Sĩ  còn rất trẻ, bây giờ  nhìn lại những tấm hình thấy rất trẻ bây giờ chúng tôi đã trên 50 tuổi rồi. 

Thì nói chung, Trước nhất chúng ta hãy nhận diện cuộc sống bằng con mắt của mình nhưng  không phải cái gì nó diễn ra thì nó cứ diễn mà chúng ta có bắt kịp nó đôi khi nó rất nhanh chúng ta không thấy được, đôi khi nó rất chậm chúng ta không thấy được. Người ta nói rằng về thị lực con ruồi nhanh gấp 9 lần thị lực của con người do vậy nếu chúng ta chiếu một cuốn phim chúng ta làm rất nhanh thì con ruồi sẽ thích thú nhìn hình ảnh đó hơn là chúng ta. Bản thân của chúng ta cũng vậy, có những thứ nó già nua, nó đi đến chỗ hủy hoại nhưng nhất thời trong khoẳng khắc nào đó mình nhìn mình không nhận diện ra, con cái ở nhà lớn lên cũng không thấy, cha mẹ già mình cũng không thấy. Chúng tôi nhớ ngày xưa có một câu thơ rất hay và thường đọc: "Bầu trời trong mắt con ngày một xanh thêm và tóc mẹ ngày thêm sợi bạc". Bầu trời trong mắt con thì mỗi ngày một xanh mà tóc mẹ trên đầu thì thêm sợi bạc. Nhưng không phải là ai cũng nhận ra điều đó, rất là khó, sự vô  thường không đơn giản để chúng ta nhận được. 

Và thưa qúi vị, ở đây chúng ta đọc kỹ bài kinh này, một bài kinh rất ngắn, một bài kinh cơ hồ như Đức Phật rất hà tiện lời, Ngài không dạy nhiều, có lẽ Ngài dạy trong một trường hợp nào đó lời dạy của Ngài không có nhiều, chúng ta đọc lại những giòng chữ này: 

"Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc Alahán nói đến và tôi đã được nghe: Này các Tỳ Kheo thân này bị hủy hoại, thức bị lụn tàn, tất cả sanh y là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại". 

Câu nói đó rất ngắn, ngắn vô cùng, xúc tích vô cùng, nhưng câu nói đó không phải chúng ta đọc xong là hiểu liền. Cuộc sống có 2 phần Danh và Sắc, "thân này bị hủy hoại, thức lụn tàn". Ở đây chúng ta không nói đến chuyện mình chấm dứt sanh tử hoàn toàn nhưng khi bị hủy hoại, bị lụn tàn tức là mọi sự vật không đứng yên một chỗ, mọi sự vật không nằm một chỗ, không phải thân, cũng không phải là tâm, không cái nào đứng yên một chỗ, không phải căn, không phải cảnh, mà tất cả, không riêng một cái gì, nó có sanh ra rồi nó có tàn. Và khi Đức Phật nói rằng "thân này bị hủy hoại, thức bị lụn tàn", Ngài nói đến có 2 phần nhưng 2 phần đó là sự chọn vẹn, là sự hiện hữu, là sự có mặt của chúng ta trong kiếp này. 

Chúng ta hãy nói là nhiều khi nhìn thấy thân nó vô thường và mình đinh ninh là tâm của mình cái thức hay người ta nói linh hồn là bất diệt. Nhưng Đức Phật nói không phải. Tất cả những gì thuộc về hiện hữu của chúng ta nó đều thay đổi. Có thời gian nào đó chúng ta rất thích nhạc Trịnh Công Sơn rồi thời gian sau đó chúng ta hờ hững, có thời gian nào đó chúng ta rất thích thi ca nhưng một lúc nào đó chúng ta không còn thích nữa, có thời gian nào đó chúng ta rất thích chuyện thế sự nhưng thời gian nào đó chúng ta cũng mòn mỏi. Những hiện tượng đó cho chúng ta thấy rằng tâm lý có thay đổi chứ không phải là không thay đổi. Con người ráng nặn lên cái ảo tưởng về linh hồn, về một cái gì đó tinh anh bất biến trường cửu ở trong lòng. Nhưng chúng ta nói rằng cái thế giới của sự nhận thức và cái được nhận thức tức là tâm và cảnh cả hai cái đều là vô thường. Cả Danh và Sắc đều là vô thường. 

Một hành giả tu tập không phải chỉ thấy được sự vô thường trong bước đi, trong hơi thở, trong tư thế đi đứng nằm ngồi của mình, hay sự hủy diệt như từ một sắc thân còn sống đến một sắc thân vô thức, từ một di thể chết cho đến một xác chết sình thối. V hành giả còn thấy được sự phù du cảm thọ chợt đến, chợt đi, chợt vui, chợt buồn, Cái cảm thọ cũng vô chừng, sanh lên rồi diệt. Rồi chúng ta cũng nhìn thấy tâm vô thường, trong tâm chúng ta có những giờ phút nghe pháp tâm mình rất an lạc, rất hướng thượng, rất tập trung và có những lúc tâm mình rất tán loạn, tâm cũng vô thường.

 Chúng ta nhận thấy các pháp biến thể vô cùng và bao nhiêu cái biến tướng các pháp, Đức Phật dạy rằng chúng ta nhìn vào 5 Triền Cái, chúng ta nhìn vào Ngũ Uẩn, chúng ta nhìn vào Thất Giác Chi, nhìn vào Tứ Đế, những đề tài đó được nhìn trên thân và tâm của hành giả thì chúng ta nhận thấy những thứ đó là dịch biến, nó biến dịch sanh lên rồi diệt thì khi Đức Thế Tôn nói rằng "thân này bị hủy hoại, thức lụn tàn, tất cả sanh y là vô thường". Câu nói đó lớn không phải là nhỏ, câu nói đó toàn diện chứ không phải  đơn cử một góc cảnh. Và sự toàn diện đó phải được hiểu, phải được lãnh hội bởi tất cả chúng ta những người tu tập là không dư xót cái gì hết. 

Thật ra, Đức Phật Ngài trong cái nhìn của vị Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài hiểu thái độ của chúng ta là thế nào, chỉ nhìn nhận ở một phần nào đó còn phần khác chúng ta không nhìn nhận. Ví dụ như mình nhận các pháp vô thường ở thân mà chúng ta không nhìn nhận ở tâm. Hay vô thường ở bên ngoài không ở bên trong, vô thường ở sắc và không vô thường ở thọ tưởng hành thức. Nhưng khi Đức Phật hỏi chư Tỳ Kheo: 

- "Này các Tỳ Kheo, các con nghĩ sắc là thường hay vô thường".

- " Bạch Đức Thế Tôn sắc là vô thường" 

Rồi thọ cũng vậy tưởng cũng vậy, hành cũng vậy, thức cũng vậy. 

Thì Đức Phật nói rằng: 

- "Này chư Tỳ Kheo, do vậy tất cả những sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn dù trong đời quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hạ liệt, thù thắng gần hoặc xa tất cả các uẩn ấy chỉ là uẩn thôi, các con phải nhận thức đúng thực tướng như vậy, nó không phải là ta, nó không phải là của ta, không phải tự ngã của ta". 

Những lời dạy đó của Đức Phật là một lời dạy quán triệt, một lời dạy toàn diện, chứ Ngài không nói với chúng ta là cái này vô thường cái kia thường, cái này giữ lại tuy nó thấy vậy chứ còn giữ lại. Chúng tôi biết ở trong giòng lịch sử của Đạo Phật đã có nhiều tông phái đã có nhiều vị luận sư, có nhiều bộ luật cố gắng để tìm một cái gì đó đứng lại để giữ lại nhưng sự quán triệt, sự thấy suốt thấy toàn diện của một vị hành giả đúng như lời kinh của Đức Phật dạy rằng: "Thân này bị hủy hoại, thức lụn tàn, tất cả sanh y là vô thường".

"Tất cả sanh y là vô thường". Bởi vì sao, tại vì ở trên đời này trong cái nhìn của chúng ta, tất cả những gì hiện hữu thì tự nó cũng đã có một mức định của sự vô thường. Ví dụ như mình sanh ra làm người thì mình không thể sống quá thời gian 2 trăm năm, chúng ta nghe có những người sống 120 năm, 130 năm nhưng mà rồi cũng chết. Sanh làm con rùa thì sống lâu một chút. Sanh làm những cây red wood, cây sồi thì có thể sống 400 năm, có thể sống ngàn năm. Nhưng ngay cả trái đất này ở trên đó có mặt đất, ở trên đó có các vật thể được cấu tạo nào là kim loại, như là đồng, sắc, vàng, bạc, hay những qúi vật như kim cương, đá hoa cương, hoặc giả tất cả những thứ gì hiện hữu trên trái đất này rồi một ngày nào đó cũng sẽ vô thường. Tại vì sao? Tại vì cái gì có sanh thì mang đặc tính của diệt, "tất cả sanh y là vô thường" chúng ta hiểu như vậy. Tại vì trong sự sanh đó đã có quyết định diệt trong đó. Sự sanh đó phải y cứ vào duyên để sanh  khi duyên hết thì nó phải diệt. 

Tương tựa như mình thắp một ngọn đèn mình thấy ngọn lửa  tồn tại là do nhiên liệu dầu hay củi. Do nhiên liệu có giới hạn thì ngọn lửa cũng phải giới hạn, đến lúc nào đó nó phải tắt. Pháp nào do duyên sanh thì cũng do duyên mà diệt. Nhưng mà như vầy, tâm của chúng ta có một điểm nó hay lắc léo, chúng ta dùng chữ lắc léo ở đây là tạm nhưng đại khái có khi nó nhìn nhận điểm này có khi nó nhìn nhận điểm kia, có khi chúng ta thấy như vầy không thấy chỗ khác, giả xử như chúng ta nghĩ rằng nó vô thường đó,  ở đây nó vô thường nhưng chỗ khác nó không vô thường, cái này nó thô là vô thường cái kia nó tế không vô  thường. Hay ở cõi người vô thường ở cảnh giới nào đó không vô thường. Hay hoặc giả bây giờ thì nó vô thường nhưng ở tương lai thì nó vĩnh hằng. Bây giờ mình chết đi ở trong tương lai Thượng Đế  trở lại chúa trở lại lập nên vừa địa đàng lúc đó chúng ta sống ở cõi vĩnh hằng. 

Đó là suy tư của chúng ta, đó là mong đợi của chúng ta, chúng ta luôn luôn tự khẳng định với mình mặc dầu chúng ta không biết rõ nhưng khẳng định là có cái gì đó, ít nhất một nơi nào đó, một cảnh giới nào đó không vô thường. Như tự nhiên mình sống trong cuộc đời mình bị khổ rồi mình nghĩ rằng; chỉ có mình khổ người khác không khổ, hay chỉ có đàn bà mới khổ đàn ông không khổ, hay người nghèo mới khổ người giàu không khổ, hay người ở Việt Nam mới khổ ở bên Mỹ không khổ. Thì cái nhìn đó chỉ là cái nhìn thôi, quan niệm chỉ là quan niệm thôi. Đức Phật dạy rằng khi chúng ta quán triệt được sự vật thì chúng ta thấy đơn giản lắm: "Pháp tự tánh vô thường sanh diệt biến đổi, không phân xóm làng, gia tộc, quốc độ, ba cõi nhân thiên, tự tánh khổ não, trống rỗng, bất toại nguyện". 

"Không phân xóm làng, gia tộc, quốc độ, ba cõi nhân thiên, tự tánh vô ngã ,vô chủ, vô nguyện", "không phân xóm làng, gia tộc, quốc độ, ba cõi nhân thiên" đó là tánh phổ quát, tánh toàn diện. Thấy được chúng toàn diện tánh phổ quát tâm mình mới không móng mới không có chấp thủ. Phải thấy toàn diện, nhưng mà nó không dễ dàng, rất khó.

Với một hành giả thì hành giả không cần phải đọc, không cần phải nghĩ xa, không cần phải biết về thế giới ngày hôm nay, chúng ta có những ngành về thiên văn có kính viễn vọng kính có Chandra hay là Hubble, chúng ta nhìn thấy những thiên thể xa xôi rồi mình khẳng định là cái nào cũng vô thường.  Thật ra hành giả không cần như vậy. Hành giả chỉ cần sống thật sự với chánh niệm và hướng chánh niệm trên thân và tâm của mình. Đức Phật Ngài dạy rằng ở trên thân và tâm đó chúng ta có thể thấy Khổ và Diệt Khổ như Đức Phật Ngài dạy: 

"Như Lai tuyên bố trên tấm thân nhỏ bé này là có sự Khổ, Nguyên Nhân Sanh Khổ, Diệt Khổ, và Con Đường Đưa Đến Sự Diệt Khổ". 

Toàn thân và tâm của chúng ta thì chúng ta phải nhìn xuyên thấu cả thế giới này bên trong bên ngoài nó là như vậy, đây là vật chất, đây là tâm thức, vật chất và tâm thức là ngũ uẩn là pháp hành tất cả những pháp đó đều là vô thường, sự vô thường đó là một tính phổ quát,  không riêng một cá nhân ,không riêng một xóm làng, một gia tộc quốc độ mà là cho cả ba cõi nhân thiên. 

Rồi khổ đau cũng vậy. Đặc tính chung của tất cả pháp là Vô Ngã thì điều đó Đức Phật Ngài cũng nói rằng tính phổ quát là một điều tự nhiên

Thì ở đây, bài học này thật ra cũng như những câu Phật ngôn chúng ta đọc qua khái niệm quá quen thuộc với lời kinh quá ngắn chúng ta nghĩ rằng những điều này đối với mình không có quan trọng. Nhưng nếu chúng ta đọc một câu ngắn mà mình hiểu trọn vẹn điều này cuộc sống thay đổi, thay đổi lớn chứ không phải không thay đổi: "Này các tỳ kheo thân này bị hủy hoại, thức bị lụn tàn, tất cả sanh y là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại". Dĩ nhiên là tất cả sanh y là vô thường, khổ, thì thưa qúi vị nó là một ý nghĩa lớn,  khi Đức Phật hỏi:

 "Này chư Tỳ Kheo, cái gì vô thường thì cái đó khổ hay vui". 

Chư Tỳ Kheo nói là "Khổ".

 Thật ra chữ "Khổ" này không có nghĩa là khi nó vô thường mình phải vò đầu bứt tóc mình khóc là "Khổ", chữ "Khổ" ở đây nghĩa là rỗng không là bất toại nguyện. Tại vì sao vậy? Tại vì những gì  chúng ta đặt để, những gì chúng ta kỳ vọng, những gì chúng ta gọi là hạnh phúc, nó đều dựa trên khái niệm là cái đó phải lâu dài, cái đó phải tồn tại, cái đó không là phù du. Nhưng mà cái gì phù du thì đối với chúng ta nó vô thường như là: một cái ghế ngồi ở trên xe bus nó không phải là cái chúng ta tha thiết tại vì chúng ta chỉ ngồi một chút thôi, ai cũng vậy hết, mình không dành cái ghế cho mình được. Một chỗ đứng ở ngoài chợ không ai tha thiết, tại vì sao, mình đứng một chút rồi mình phải đi, mình dành cho người khác. Nhưng tại sao người ta nặng lòng với tài sản, người ta nặng lòng với vợ với chồng, nặng lòng với nhà cửa, nặng lòng với danh vị, với học vị, với địa vị thế này thế kia. Tại vì người ta nghĩ rằng ở đó sống lâu dài, ở đó mình ăn đời ở kiếp, ở đó nó miên viễn với chính mình. Nhưng kỳ thực đối với lời dạy của Đức Phật thì "tất cả sanh y đều là vô thường", cái vô thường đó nó sẽ khổ là nó chịu sự biến hoại. 

"Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này và ở đây ý nghĩa này được nói đến 
Biết thân bị huỷ hoại,
Còn thức bị lụn tàn,
Thấy sợ trong sanh y,
Hiểu được sanh và chết.
Sau khi chứng đạt được,
Sự an tịnh tối thượng,
Tự ngã được tu tập,
Chỉ còn đợi thời gian."

Thưa qúi vị, phải thấy rất nhiều, phải lắng đọng thật nhiều v cuộc đời của mình. Thí dụ như chúng tôi có tâm sự và có nghe một vài người họ thích bài bạc, họ thích rượu chè họ nhậu với bạn bè một lúc rồi tự nhiên họ thấy rượu đang phá hoại cuộc sống của mình, rượu làm hỏng đi hạnh phúc gia đình, rượu làm phí thì giờ, rượu cho họ những người bạn xấu, họ phát hiện một ngày nào đó họ tránh  là tại vì họ thấy rằng rượu không còn ngon nữa và rượu đã bắt đầu đắng, cái đắng nó thấm từ trong cái lưỡi từ trong cái cuộc sống của họ và lúc đó họ thật sự nhàm chán. Hay là một người nào đó lặn lội trong quan trường ở trong danh lợi khen đó chê đó, đng đó mất đó, phúc đó, vinh đó, nhục đó, và lúc bấy giờ họ nhìn lại thấy được thì không biết được cái gì mà phiền thì  phiền rất nhiều "gót danh lợi bùn pha chất xám", cái đó mình phải cảm nhận, mình phải sống trong đó mới cảm nhận được. 

Một hành giả mà có đủ sự kiên tâm để lặng lẽ nhìn hơi thở, hành giả kiên tâm để nhìn vào cảm giác vui đó, buồn đó, đến đó, đi đó, hành giả có đủ sự chánh niệm thanh thản để thấy rằng cuộc sống là một giòng chảy, cuộc sống là một sự luân chuyển, cuộc sống là một sự biến đổi không chừng, đúng là "dã tràng xe cát biển đông". 

Bây giờ người ta vẫn còn có những thú vui thú. Tuần này chúng tôi đi sang bên Paris, đi ngang qua trung tâm Pompidou chúng tôi thấy còn có những người dùng phấn màu vẽ những bức tranh rất đẹp ở trên mặt đường rồi họ để cái nón người ta đi qua đi lại cho tiền. Nếu là sinh kế thì cái đó cũng là sinh kế mang nghệ sĩ tính. Nhưng quả thực một bức tranh vẽ trên lề đường mưa đến bất cứ lúc nào và chỉ cần mình ở đó một buổi rồi xoá đi thì bao nhiêu công trình tan biến, thì người ta cũng thích làm những cái lâu đài những cái hình tượng trên bãi cát.  Vancouver chúng tôi có dịp đi sang thăm có một vùng bãi biển người ta thích làm như vậy, người ta xây ở trên đó những hình rất đẹp. Thì mình không hiểu rằng lâu đài ở trên cát mình làm có thể là ở trong một buổi nào đó ở trong một ngày nào đó nó tạo ra bao nhiêu sự thích thú nhưng mà rồi nó cũng giống như dã tràng xe cát biển đông thôi, nó vậy đó. Cái quan trọng của chúng ta khi tiếp xúc với thực tại là khi chúng ta thực sự tiếp xúc với thực tại, thật sự thấy và cái thấy đó  nằm ở trên thân và tâm của mình thì chúng ta thấy được sự vô thường và cái thấy đó cho chúng ta được một sự tỉnh táo, trí tuệ được thắp sáng và cái thấy đó rất là đẹp, ở trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy:

"Với tuệ quán thấy:
 các hành là vô thường,
 với tuệ quán thấy vậy, 
nhờ vậy yểm ly khổ,
 ấy là đường thanh tịnh". 

"Với tuệ quán thấy như vậy và nhờ vậy yểm ly khổ, ấy là đường thanh tịnh". Thì ở đây là một giai đoạn rất đặc biệt và nếu chúng ta có khả năng thấy bằng trí tuệ, không thấy bằng sự ưu sầu, không thấy bằng sự bực bội mà thấy bằng trí tuệ thì nhờ vậy yểm ly khổ. Yểm ly khổ ở đây tức là chúng ta đủ tâm xả ly thật sự đối với những hệ lụy của đời sống. Cái khổ mà chúng ta từng thấy là do chúng ta đeo nó thôi, chúng ta cũng muốn khổ chứ không phải là chúng ta không muốn khổ. Thành ra nhiều khi mình nghĩ mình sợ khổ nhưng thật sự mình muốn khổ quá. Và yểm ly khổ thì Đức Phật Ngài dạy rằng đó là con đường thanh tịnh, đó là thanh tịnh đạo, con đường đó là con đường an tịnh. 

Hay hoặc giả là phải mất rất nhiều sự tu tập, mất rất nhiều sự suy tư, mất rất nhiều sự quán chiếu mới hiểu được câu rằng:

 "Pháp hành vốn vô thường, 
có sanh ắt phải diệt, 
tịch tịnh là an lạc". 

Pháp hành vốn vô thường,
 sanh diệt là tự tánh, 
có sanh ắt phải diệt,
 tịch tịnh là an lạc."

Bài kệ đó là bài kệ cổ điển đã được Thế Tôn nói lên đã được chư vị Alahán nói đến, đã được Thiên Vương Đế Thích nói lên, chúng ta cũng tụng trong các đám tang nhưng không phải dễ dàng để chúng ta hiểu câu đó. Ở đó nó là lằn ranh giữa khổ đau và hạnh phúc, giữa cái thương và cái hận, giữa một thế giới bị chi phối bởi vô thường và khổ và một thế giới thật sự là tịch tịnh an lạc nhưng chúng ta không bao giờ hiểu được lằn ranh đó hết.

 "Pháp hành vốn vô thường, 
sanh diệt là tự tánh
 có sanh tức có diệt,
 tịch tịnh là an lạc". 

Thì ở đây đôi khi những lời của Đức Phật dạy rất là ân cần, Ngài nhìn chúng ta như những người con của Ngài, thật sự chúng ta sống nửa tỉnh nửa mê, bây giờ chúng ta thấy có những người bị bịnh chập chờn lúc tỉnh lúc mê nhưng Đức Phật còn đưa ra hình ảnh lúc lặn lúc hụt lúc trồi lên lúc hụp xuống sống giữa biển trần trồi lên hụp xuống, Có lúc chúng ta thấy rằng "àh nó là vô thường" nhưng có lúc chúng ta không thấy và Đức Phật Ngài nói lên những lời rất là tha thiết: 

- "Này các Tỳ Kheo, thân này bị huỷ hoại, thức bị lụn tàn, tất cả sanh y là vô thường khổ chịu sự biến hoại". 

Chúng ta thấy có một vấn đề là đa phần chúng ta không nghĩ đến điều đó, cũng như chúng ta không nghĩ đến cái chết, chúng ta không nghĩ đến sự vô thường, chúng ta không chấp nhận sự sanh ly tử biệt, chúng ta không chấp nhận một người thương mình bây giờ họ không thương mình, chúng ta không chấp nhận sự rời đổi, sự rời đổi làm cho mình đau lòng. Nhưng Đức Phật Ngài khuyên chúng ta nếu  sự thật là như vậy thì hãy mở mắt nhìn cho thật kỹ, nhìn thấy với tất cả sự can đảm, với tất cả sự tỉnh táo, và khi chúng ta có đủ sự can đảm đủ sự tỉnh táo thì quả thật điều đó mang lợi lạc rất lớn, nhưng cánh cửa đó là cửa ải chúng ta phải bước qua, nó không dễ dàng. 

Thưa qúi vị. Trở lại một điều khi nãy chúng ta có đề cập là chúng ta nhận thức vô thường bằng sự lý luận bằng cái chúng ta gọi là logic nó rất khác biệt với sự vô thường do chánh niệm nhận thức trên thân và tâm của mình ở trong giờ phút này, lúc mình đang giận, lúc mình đang vui, lúc mình đang hưng phấn, lúc mình đang chán nản nó không phải là chuyện để chúng ta phản ứng, không phải là chuyện để chúng ta phê phán mà chuyện rất đơn giản là chúng ta thử nhìn mình đang thích thú đang hưng phấn với điều gì mình mới thành công điều gì đó, mình thử nhìn coi cái niềm vui nó đến được bao lâu và chừng nào nó đi, thấy được cái sanh và cái diệt nó là một trong những cái mấu chốt rất quan trọng của hành giả. 

Khi chúng ta khỏe rồi bệnh, rồi bệnh rồi khỏe chúng ta đừng phản ứng nhiều mà chỉ nhìn thấy hồi nãy không có bây giờ có là SANH. Và  hồi nãy có bây giờ không còn nữa là DIỆT. Thấy nó chợt đến chợt đi. Nếu chúng ta nhìn thật kỹ thì đời sống là sự đắp đổi liên tục giữa bao nhiêu thứ sanh diệt. Không phải là một thứ mà là trăm thứ cũng sanh diệt. Và thân chúng ta cũng sanh diệt. Nhìn trên giòng sanh diệt đó  chúng ta sẽ có một cái nhìn hoàn hảo khác về cuộc sống này cái mà chúng ta đinh ninh, cái mà chúng ta kỳ vọng, cái mà chúng ta đòi hỏi đa phần là do ảo giác của chúng ta. Như một đứa trẻ đòi mặt trăng ở dưới mặt nước hay có một người nào đó họ đòi một thứ gì đó trên trời họ làm cái thang bắt lên mà mình bắt để đi đâu.  giữa cuộc sống này thay đổi rất là nhiều. Cái quan trọng không phải là chúng ta đi tìm một cái gì đó thường hằng, mà quan trọng là chúng ta có tỉnh táo nhận thức, tỉnh táo chấp nhận và thấy được cái thực tướng của các pháp, thấy được thực tướng trên thân và tâm của mình. 

Thật ra, Đức Phật dạy cánh cửa của sự giải thoát nó đi theo sự giác ngộ. Giác ngộ tức là mình thấy biết sự vật đúng thực tướng và thấy đúng sự vật đúng thực tướng mình chấp nhận. Giả xử một ngày nào đó một người thương mình bây giờ họ không thương mình nữa thì mình cũng hiểu là nó vô thường, người đó thương mình bây giờ họ không thương mình là vô thương, rồi mình thương người đó bây giờ mình không thương cũng là vô thường, cuộc đời nó là như vậy. Ngài HT Hộ Giác ngày xưa Ngài rất thích câu thơ nghe thì nó cũng là một cái câu thơ rất bình thường nhưng lại rất ý nhị với người tu tập .

"Đi chung một chuyến tàu đời, 
mỗi sân ga lại có người xuống lên,
 có khi mình xuống đầu tiên, 
có khi nửa chuyến ngại ngùng chia tay,
 đâu ai đi hết đường dài, 
từ  ga Đông đến ga Đoài còn nhau"

 Cuộc đời không phải là một sự hẹn hò mà từ điểm đầu đến điểm cuối chúng ta cùng đồng hành, không có, rồi cuộc đời không bỏ mình thì mình cũng bỏ cuộc đời, sự việc đương nhiên như vậy. 

Chúng tôi có một vài lần trong tháng vừa qua chúng tôi gặp ít nhất là 3 người Phật tử, những người Phật tử này già rồi bệnh rồi nằm chờ chết, khi nhìn những người đó nằm ở trên giường chúng tôi cố gắng tụng kinh, cố gắng nói pháp và chúng tôi cũng ao ướt một điều rằng những vị đó ở trong giờ phút đó có thể có đủ nghị lực để nhìn hơi thở ra hơi thở vào, nhìn cảm thọ đau nhức chợt đến chợt đi, nhìn tâm thức của mình và ngay lúc đó nếu mình nhận ra được rằng sắc uẩn vốn là vô thường, thọ uẩn là vô thường, tưởng uẩn vô thường, hành uẩn vô thường, thức uẩn vô thường. Và khi nhận thức như vậy mình thấy rằng nhận thức đúng thực tướng thấy rằng đó không phải là ta, không phải là của ta, không phải tự ngã của ta thì lợi lạc biết bao nhiêu.

 Nếu mình nghĩ một người nằm trên giường bệnh là mình, mình mong muốn mình có đủ nghị lực. Không đơn giản đâu.  giây phút đó trong nội lực cần có sự tu tập của mình. Chúng tôi nói điều này không phải là sự áp đặt. Nhưng thật sự  trong cuộc sống chúng ta cho dù chúng ta tu pháp môn nào, chúng ta học kinh điển nào thì  có cái trúng có cái trật chứ không phải cái nào cũng trúng hết. 

Nhưng  có điều chắc chắn là với một người thấy được 3 pháp: VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGànghe trong thân tâm của mình thì chúng ta phải tỉnh táo và chúng ta không sợ trật. 

Qúi vị cứ đọc hết ở trong kinh điển, xem đi xem lại, lập đi lập lại, suy nghĩ thì cuối cùng chúng ta thấy rằng 3 hiện tướng, 3 cái tướng, 3 cái đặc tính, 3 pháp: VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGàđó là những điều người Phật tử hay là người tu tập cần nhận thức, cần lãnh hội. Và khi chúng ta làm được như vậy thì chúng ta thấy Phật ngôn này tuy rằng rất ngắn nhưng rất thâm sâu, ý nghĩa rất lợi lạc trong đời sống của chúng ta, 

"Này các Tỳ Kheo, thân này bị hủy hoại, thức bị lụn tàn, tất cả sanh y là vô thường, khổ chịu sự biến hoại. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này, ở đây ý nghĩa này được nói đến, biết thân bị hủy hoại, còn thức bị lụn tàn, thấy sợ trong sanh y, Hiểu được sanh và chết.
Sau khi chứng đạt được,
Sự an tịnh tối thượng,
Tự ngã được tu tập,
Chỉ còn đợi thời gian"./.

Tuesday, September 16, 2014

Một vị sống đời phạm hạnh nên thể hiện như thế nào?

 Hỏi: Một vị sống đời phạm hạnh nên thể hiện như thế nào? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 26-8-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Trước nhất, chúng ta nói đến một khía cạnh về một vị học giỏi Tam Tạng kinh điển, thậm chí thuyết pháp rất hay, nhưng vị này không có pháp hạnh tức là sở hành của cách cư xử hợp theo lẽ đạo. Ở đây, chúng ta nói với tâm từ với tinh thần xây dựng là, nếu dùng  kiến thức của mình để làm một cái gì khoe khoan, để làm lợi khí thì thật ra điều đó trở nên rất nguy hiểm. Chúng tôi từng chứng kiến một vị rất giỏi Phật pháp thuyết pháp rất hay nhưng vị này có khẩu nghiệp rất nặng hay chửi bới người khác nhất là chửi bới người nghe pháp. Chúng tôi biết rằng vị này giỏi, có lợi khẩu và thật sự được nhiều người ưa thích vị này thuyết pháp nhưng ít có ai biết một điều là có rất nhiều Phật tử trước kia đi chùa họ có nhiều thiện tâm, rất hoan hỉ Phật Pháp và khi vị này đến chùa thuyết pháp dạy học một thời gian rồi những người đó chẳng những  không đi chùa mà còn cảm thấy rất phiền não khi nghĩ đến chùa chiền.

 Về điểm này chúng ta phải nói rằng đó cũng là một sự thiếu ý thức chung của cả hai giới xuất gia và tại gia. Trong kinh Đức Phật Ngài dùng một câu rất nặng đó là "thậm chí những người như vậy thì nên đuổi đi, những người như vậy không nên ở gần". Hồi trước chúng tôi không để ý điểm này nhưng về sau chúng tôi thấy một vị Sư bất tài thì xem ra ít có hại hơn một vị có tài mà vị đó lại gây ra tổn thương về niềm tin của Phật tử. Với bản thân của chúng tôi biết rằng có những người đi chùa mười mấy năm trời họ đến chùa mặc dầu không hiểu Phật Pháp nhiều nhưng đến chùa được an lạc đến chùa để làm phước, nhưng khi nghe vị này nói, nghe vị này nặng nhẹ nói rằng những người này là ngu dốt thế này thế kia, và một thời gian họ cảm thấy rằng tại sao mình phải đi chùa nghe ông Sư chửi mình là ngu dốt, một thời gian thì họ buồn họ không đi chùa nữa. Cái đó rất có tội. Chúng tôi không ủng hộ chuyện đó vì điều đó làm tổn thương niềm tin của người cư sĩ, mặc dù có một số các vị xuất gia một số vị cư sĩ ủng hộ một cách thiếu ý thức về chuyện đó. 

Chúng tôi thưa như vậy, có một số không nhỏ những vị xuất gia cứ thấy rằng chuyện mình học được nhiều và nói giỏi là điều hay. Thật ra nếu thật sự tài giỏi thì mình làm sao làm tăng trưởng niềm tin, làm tăng trưởng sự an lạc của mình và của người khác. Chúng tôi biết rằng những vị đó bản thân họ không an lạc, bản thân họ đời sống không vui và họ như một người bị bịnh cảm truyền vi trùng cảm cúm cho người khác, họ không an lạc họ khiến cho người khác cũng không an lạc. Và có điểm này là thường thường những vị đó lại có sự hấp dẫn của họ, sự hấp dẫn của họ đó là hấp dẫn thời gian ban đầu họ đem đến cho người nghe cái gì mới cái gì lạ hơn là cái bình thường nhưng về lâu về dài thì họ gây thương tổn cho rất nhiều, và ngược lại qúi Phật tử đôi khi gặp một vị Sư hay là gặp một vị Thiền Sư nhất là các vị Thiền Sư chỉ tu nhưng các vị nói không giỏi. Dĩ nhiên, nếu một vị tu tập thuyết pháp giỏi thì quá tốt. Nhưng chúng tôi biết có nhiều vị  tu nhiều nhưng nói không giỏi thì qúi Phật tử lại chê bai chỉ trích, và khi chê bài chỉ trích cũng không ý thức được rằng mình chê vị đó cái gì, mình chê vị đó thuyết pháp dở nhưng liệu mình có đủ ý thức hiểu giá trị lời nói của vị đó hay không.

 Chưa có thời nào chúng tôi thấy giống như thời bây giờ, có nhiều Phật tử sinh hoạt với một nhóm nào đó, chúng tôi biết nhóm đó họ không thực hành Phật pháp gì cao siêu, họ chỉ tập về khí công, hay hoặc giả tập dưỡng sinh, nhưng họ khéo tổ chức và Phật tử ùn ùn tham gia.  Khéo tổ chức là cái ăn cái mặc, họ tổ chức như vậy rồi đâm ra chỉ trích những người khác nhưng qúi vị đó quên rằng Phật pháp không phải chỉ có chừng đó, nếu Phật pháp chỉ có nhóm người tập khí công rồi tổ chức khéo mà gọi là Phật pháp thì thật ra chúng ta đánh hỏng đi. 

Ngài Ajahn Chah thường nhắc một điều mà ít có người nào lắng nghe về điều đó. Mỗi một mùa an cư mặc dầu Ngài là vị Chaokhun  là một vị trưởng lão lớn trong vùng, Ngài là vị Thiền Sư nổi tiếng cả nước Thái nhưng tới mùa an cư thì Ngài dẫn Chư Tăng đến ngôi chùa có vị Trưởng Lão lớn nhất ở trong vùng cho dù vị trưởng lão Dhammayutta hay Mahanikaya  đảnh lễ Ngài Trưởng Lão xin xám hối và trình với vị Trưởng Lão tối hôm nay Chư Tăng sẽ đi nhập hạ. Ở Thái Lan truyền thống Chư Tăng tu tập trong rừng gọi là Lâm Tăng được nhiều Phật tử tôn kính. Nhưng Ngài nhắc một điều rằng không phải mình tu ở trong rừng rồi mình chỉ trích những vị tu ở trong làng trong tỉnh. Tại vì có những vị ở trong làng trong tỉnh thì Phật pháp mới tồn tại đến ngày hôm nay. Tại vì sao vậy? Tại vì Phật pháp có cái này có cái kia thì chúng ta mới tồn tại được. Cứ tưởng tượng Chư Tăng ai cũng tu hành gắt tức tu thật gắt nghiêm túc rồi không có chỗ cho những sinh hoạt khác như sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tuổi trẻ, không có sinh hoạt gì khác mà chỉ ngồi thiền thì Phật pháp chỉ có một chiều, Phật Pháp sẽ đi xuống.

 Chúng tôi thậm chí có nghe một vài vị HT chỉ trích những người làm trụ trì giống như là công việc trụ trì là chuyện tội lỗi và mình tu thì tốt, hay là đi hoằng pháp là tốt. Chúng tôi nghĩ việc hoằng pháp rất tốt nhưng không có vị trụ trì thì ai giữ chùa, không có các vị trụ trì ai xây cất các cơ sở và ngôi chùa không có các vị trụ trì thì những người Phật tử địa phương đến chùa thì sao. Nội cách người Việt Nam đi chùa không có thăng bằng là mình đi chùa mình tìm ông thầy nào mình thích thì mình đi trong lúc đó thì những ngôi chùa ở địa phương mình không xây dựng được, mình không hiểu cái giá trị ngôi chùa địa phương. Ở những quốc gia Phật giáo làng mạc nào cũng có ngôi chùa, ngôi chùa đó dù lớn, dù nhỏ, dù đẹ,p dù xấu. Vị trụ trì đó dù hay, dù dở họ cũng lui tới. Tại vì sao? Tại vì ngôi chùa đó là ngôi chùa căn bản ở địa phương họ giữ. Và Phật tử của mình chỉ tán thán ca ngợi những ngôi chùa đẹp, những vị thầy nổi tiếng, những vị thầy giảng hay nhưng giảng hay nó không đáp ứng tất cả mọi vấn đề của đời sống chúng ta phải rất cẩn thận.

 Người đời thì họ có sự tranh chấp khác. trong đạo có chuyện tranh chấp khác, người ta hay dùng binh khí của miệng lưỡi để chỉ trích và chúng ta không thấy được giá trị của nhau trong cuộc sống, cái đó rất là hại, rất là tai hại. Trong rất nhiều bài kinh và bài kinh "Hành Chánh Pháp" trong kinh Tập này là bài kinh đặc biệt liên quan đến điển tích của một vị Tỳ Kheo học rất giỏi nhưng dùng lời nói của mình để phỉ báng chê bai người khác. Trong bài kinh "Người Bắt Rắn" Đức Phật Ngài dạy ngay cả người hành pháp thì cũng phải hiểu rằng phải khéo léo nếu không khéo léo thì như cỏ tranh chúng ta nắm không khéo đứt tay, như  bắt rắn mà không biết cách bắt thì nó sẽ quay lại cắn mình. Thì chuyện hành Phật Pháp nếu Phật Pháp chỉ được học và chỉ được xử dụng như một cơ sở lý luận như binh khí miệng lưỡi thì điều đó lợi bất cập hại là hại nhiều hơn. Đôi khi chúng ta sống ở trong thế giới này nhiều lúc người ta chửi bới nhau nặng nề, bản thân của chúng tôi cũng bị người khác họ chửi có nhiều khi những người cùng làm việc những người Phật tử nói tại sao mình không chửi lại hay trả lời thế này thế kia. 

Thật ra nếu nói về ngôn từ nói về phương tiện thì ai cũng có phương tiện để chửi bới nhau, nhưng chúng tôi nói với qúi vị nghe như vầy là Phật giáo ngày nay đi vào trong một tệ nạn người ta dùng quá nhiều thư từ kể cả thư nặc danh, thư khiếm danh, rồi có những cách chửi rủa cách này cách kia để bôi bác phỉ nhổ nhau. Để làm gì, nó chỉ nói lên hiện tượng suy thoái của chúng ta về chánh pháp ở trong lòng của mình. Nếu chúng ta có chánh pháp trong lòng mình thì mình không dùng những lời ác ngữ, những lời ỷ ngữ, những lời lưỡng thiệt, chúng ta không nói chia rẽ không nói độc ác, không nói nhảm nhí, không nói lời vu vạ người khác như vậy. Nếu chúng ta tự hỏi thử xem là những lời nói chửi qua chửi lại có bao nhiêu lời nói tốt đẹp, ít khi lắm, thay vào đó chỉ đánh bóng cái ngã của mình. Ở trong bài kinh Hành Chánh Pháp kinh Tập Suttanipàta có những câu  chúng ta đọc thì chúng ta sẽ thấy rất là thấm thía :

Nếu bản tánh lắm mồm,
Ưa làm hại như thú,
Ðời sống ấy ác độc,
Làm ngã tăng bụi trần.

Bài kinh này đáng lẽ chúng ta nên đọc tụng hàng ngày vì dù chúng ta nói bằng văn từ hoa mỹ khéo nói nhưng nó chỉ đánh bóng cái ngã mình, chỉ là qủi tán quỉ tha, chỉ là khen mình chê người thì thật sự nó không có gì xứng đáng cho đời sống. Nhưng không may cho chúng ta là chừng độ dân trí của một quốc gia. Nhưng ở đây chúng ta không nói đến một quốc gia, chúng ta không dùng chữ dân trí mà chúng ta nói trình độ chung của chúng ta là chúng ta thích những chuyện đó, cái  thị hiếu quần chúng. Thậm trí các nhà báo họ hay chửi bới. Đôi khi chúng tôi nói chuyện với nhiều vị làm báo hỏi họ sao hay chửi bới thì họ nói có chửi nhau thì báo bán mới chạy, tại vì người ta  thích những chuyện thị phi và một số những người Phật tử lại thích những chuyện đó. Phải nói rằng ở trong các cộng đồng tôn giáo chuyện lời qua tiếng lại chỉ trích nhau rất nhiều.  Chúng tôi sang bên Đài Loan có nghe một Phật tử than rằng xứ này có lắm tiền nhiều bạc có rất nhiều việc tốt đẹp nhưng lại có những sự chê khen ở trong cộng đồng Phật tử đã làm phân hóa suy yếu cộng đồng Phật tử. Và đời sống của chúng ta cũng vậy, mình sống trong một cộng đồng hay trong một địa phương hay một hệ phái chúng ta thấy rằng người ta thường chê nhau, chê những người đồng phạm hạnh với mình, chê những người cùng tu với mình, thậm chí ở trong chùa vị này chê vị kia, vị kia chê vị nọ. Tại vì sao vậy? Tại vì đó là cách đề cao bản ngã của mình. Và đó là cách để chúng ta thoả mãn một tật xấu, tật xấu Đức Phật gọi là "tự tán qủi tha" là khen mình chê người, 

Vì vậy, khi nói đến đời sống phạm hạnh, ở đây chữ phạm hạnh chỉ cho đời sống xuất gia, Đức Phật Ngài đặc biệt nhắc đến pháp hạnh. Pháp hạnh nói nôm na là người tu phải có đức. Khi chúng ta nói đến người tu tức là đời sống phạm hạnh phải có đức. Đức ở đây là gì? Là chúng ta có sự cân phân rõ ràng: Mặc dầu mình đi đến một nhóm người nào đó họ có sự sinh hoạt rất vui rất tốt nhưng chúng ta đừng quên ngôi chùa địa phương. Mặc dầu có những vị pháp sư giảng rất hay nhưng chúng ta đừng quên những vị trụ trì rất cần cù rất khiêm tốn để làm tròn phận sự của mình ngày và đêm để gìn giữ ngôi chùa. Và mặc dù chúng ta thấy có những vị pháp sư rất lỗi lạc nhưng chúng ta đừng quên rằng có những vị họ sống rất tiết chế, đời sống họ rất nhẹ nhàng rất ít nói, ít có ai biết đến nhưng họ làm tốt, họ sống tốt với đời sống tu tập. Những vị đó chúng ta phải thấy và chúng ta nên cảm kích chuyện đó. Tại vì sao? Tại vì nếu chúng ta không thấy được điều đó, chúng ta không cảm kích điều đó thì chúng ta sống với cái gọi là hào nhoáng ở bên ngoài, chúng ta sống với hình thức. Và thời ngày nay thường thường họ chạy theo hình thức.

 Chúng tôi cũng được biết con người chúng ta, người đời họ có nhiều nhu cầu thoả mãn, họ ăn nhậu, cờ bạc, nhục dục. Người đi tu phải hạn chế tất cả mọi vấn đề thì họ tìm sự thoả mãn qua ngôn ngữ gọi là nói cái gì cho sướng miệng thì điều đó cũng là vấn đề. Tại vì sao vậy? Tại vì họ nói nhiều do nhu cầu cảm xúc. Có những người họ càng lớn tuổi họ càng nói nhiều bởi vì người lớn tuổi tay chân chậm chạp, đi đứng khó khăn thì chỉ có cách để thoả mãn cuộc sống đó là nói nhiều và nói cho sướng miệng. Tất cả những điều đó  những người tu tập phải để ý.

Trong những lúc chúng ta sống một mình sống nơi thanh vắng đôi khi chúng ta có nhu cầu là cần nói bởi vậy ở tại các trường thiền các vị Thiền Sư dặn một điều là hãy coi chừng cái việc gọi là thích nói thích phiếm luận của mình. Trong kinh Đức Phật Ngài cũng nói căn bịnh của đời sống tu hành là hí luận. Hí luận ở đây tức là một cảnh giới giống như người thích nhạc, hay thích hội hoạ, hay có những người thích về chính trị, thích về văn hoá. Thì đời sống xuất gia là thường hay thích hí luận, hí luận tức là thích nói chuyện hơn thua điều này hơn thua điều kia, thích lý sự, thích tranh cãi, thích phê bình, thích chỉ trích, lâu ngày nó trở thành cái tật. Đây là một điều chúng tôi nói chuyện với nhiều vị trưởng lão thì các vị cũng nhìn nhận, các vị cũng nói điều này là tất cả những người tu nào không coi chừng khẩu nghiệp của mình hay chửi bới hay phê bình hay chỉ trích người này người khác thì vị đó lớn tuổi khi càng về già đời sống càng bất hạnh đời sống có nhiều điều không an lạc. Tại vì chúng ta có thói quen, thói quen đó là chỉ trích, có thói quen phê bình, có thói quen tự tán qủi tha, và những thói quen này nó tạo thành đời sống năng động mà ở trong hình thức bên ngoài người Phật tử ít có biết đời sống xuất gia một vị mặc chiếc y đó rồi vị tu sĩ đó có tu tốt hay không thì không biết, nhưng chúng tôi thấy có những vị xuất gia mà chuyên môn tối ngày đi chỉ trích người này phê bình người kia đó là một chứng bịnh. 

Thật ra bài học này là một bài học rất quan trọng cho cuộc sống khi chúng ta sống để ý khẩu nghiệp của mình và không hẳn là kiến thức nhiều, không hẳn là có khẩu tài mà chỉ nói tốt đâu mà nó còn đòi hỏi chúng ta một điều là chúng ta phải có ý thức tỉnh táo được là chúng ta có hiểu được cái mình đang làm cái mình đang nói  có tạo nghiệp bất thiện hay không. Chúng tôi thưa với qúi vị một điều như vầy là ngay cả chuyện mình nói một điều đúng nhưng nói không đúng thời, mình nghĩ điều đó rất đúng nhưng mình nói không có đúng cách thì nó cũng mang lại vô số điều tai hại. Người ta làm một lầm lỗi nhỏ mình dùng một lời chỉ trích không khéo mình đạp người ta xuống bùn luôn và từ đó họ bỏ chùa không đi chùa. Chúng tôi thấy có nhiều người bị sai lầm đó là mình cứ chỉ trích, chỉ trích rồi rốt cuộc để cho người ta không đi chùa không tu. Ở trong chùa người ta có cái bệnh thấy ai cũng chỉ trích người ta làm cái gì cũng chỉ trích, chúng tôi đồng ý là có khi người ta làm chuyện sai nhưng tại sao mình không cho người ta cơ hội để người ta làm lại cho đúng, bản thân mình cũng đâu hoàn hảo, và do vậy lời nói không khéo của mình lại đẩy người ta ra ngoài. Chúng tôi rất sợ những người họ luôn luôn đóng vai trò như một người thẩm phán để họ cầm cân nảy mực và họ làm thế nào để chứng tỏ cho người khác biết người đó họ làm chuyện sai lầm, làm chuyện không tốt. Để làm gì? Để rồi tất cả chúng ta không có an lạc, để rồi tất cả chúng ta sống trong đời sống nóng nảy, để rồi tất cả chúng ta sống trong đời sống  không có lợi lạc. Đời sống trong Phật Pháp thì phải nói rằng không hẳn là ở trong môi trường đó mọi thứ đều tốt. 

Người ta nói ở trong đời sống chỉ cần có một tấm lòng. Nhiều khi qua câu nói đó người ta nghĩ là mình có thiện trí là đủ. Có thiện trí là một lẽ nhưng cần phải làm đúng cách làm thiện xảo, nếu chúng ta không có làm đúng cách thì  có thể mang họa cho mình mang hoạ cho người khác. Không phải cái gì mình có ý tốt là được. Đời sống xuất gia có thể ngay ban đầu mình nghĩ rằng mình đi tu là chuyện tốt nhưng sau đó thì Đức Phật Ngài dạy rằng đời sống xuất gia cũng có nhiều khả năng để đưa đẩy mình đi vào nhiều sự lỡ đường khác nhau, nên cũng có  tốt cũng có xấu. Và Đức Phật Ngài đưa ra những hình ảnh rất gần gủi thí dụ nhưng người đi hái cỏ tranh, vì cỏ tranh sắc bén, mình nhổ như thế nào nó đừng cắt tay mình, mình nhổ cỏ muñja là cỏ tranh cắt không khéo thì nó cắt tay mình. Hay Đức Phật Ngài dạy về hình ảnh người bắt rắn, bắt không khéo thì nó cắn lại mình. Hay hoặc giả Đức Phật Ngài dạy cho chúng ta về hình ảnh của ngọn lửa, lửa có thể mang lại cho chúng ta nhiều sự đáp ứng nhiều nhu cầu nhưng lửa cũng có thể đốt cháy chúng ta được. Hay chúng ta thấy hình ảnh của con dao hai lưỡi con dao dùng để cắt các vật nhưng nó cũng có thể cắt tay chúng ta được.

 Nói chung, đời sống này không phải chỉ có nhãn hiệu là đủ, hay không phải chỉ hình thức ở bên ngoài là đủ, hay là trong hình thức chúng ta học giỏi là đủ. Mà chúng ta phải có một cái gì rất rõ ràng về điều này. Chúng tôi nhớ Ngài Ajhan Mun là một vị Thiền Sư, Ngài dạy rằng chánh kiến của hành giả thật sự là gì? Chánh kiến của hành giả thật sự là luôn luôn dựa trên nhân quả, dựa trên mục đích, thí dụ trong kinh nói đây là khổ, đây là nhân sanh khổ, đây là sự diệt khổ, đây là con đường đưa đến sự diệt khổ. Nhưng chánh kiến là mình hiểu trong đời sống hàng ngày của chúng ta là qua những vấn đề nhân quả qua cuộc sống của chúng ta thấy cái gì là mục đích chính. Nếu chúng ta không biết không thấy mục đích chính mà chúng ta chỉ làm thì thật ra nó sẽ làm cho chúng ta đánh lạc đi mục đích ban đầu. Nếu mục đích của chúng ta là giác ngộ giải thoát thì chúng ta sẽ thấy rõ là có những gì liên hệ và những gì không liên hệ đến điều đó. Nếu chúng ta học quá nhiều nói quá giỏi về chuyện đó nhưng chúng ta lại không có được một liên tưởng là những gì chúng ta đang làm có thật sự mang lợi ích cho người cho mình hay không. 

Nói tóm lại, bài kinh Hành Chánh Pháp  là một bài kinh qua đó Đức Phật Ngài nhắc lại là đời sống xuất gia phải cẩn trọng, đời sống có thể đưa một người mà không có khéo tu tập đi vào trong cảnh khổ, đời sống đó nó sẽ biến con người sanh một thói tật đó là xử dụng quá nhiều cái binh khí miệng lưỡi, đời sống đó nó có thể làm cho một con người đánh bóng cái bản ngã của mình mà quên đi cái giá trị chân thật của chánh pháp ./.

Tuesday, September 9, 2014

5 điều nên biết khi ở gần với người thân của mình

Hỏi: 5 điều nên biết khi ở gần với người thân của mình - TT Giác Đẳng

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 24-8-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Trong cuộc sống, có lẽ để gìn giữ quan hệ tốt đẹp với những người trong gia đình với những người gần bên mình là một chuyện rất khó, cực kỳ khó khăn. Người ta thường nói rằng mình có thể làm anh hùng với những người xa lạ ở xa mình thì được nhưng rất khó để mình trở thành một người quân tử với những người ở kế bên mình. Có nhiều khi không phải vì chúng ta xấu, không phải vì chúng ta ác nhưng bởi vì những người ở gần mình họ hay tạo cho mình sự bực bội và trong những bực bội đó thì chúng ta dễ có những lời nói hay có những phản ứng không tốt. Do vậy, chúng ta nên thường tỉnh táo với chánh niệm nhận rằng những chuyện buồn phiền đụng chạm với những người ở gần chúng ta là chuyện rất thường xảy ra và nhất là trong quan hệ có cảm xúc tình cảm. Có nhiều trường hợp Ngài Hộ Giác Ngài cũng có nói con cái chỉ có ý nghĩ là cha mẹ thương người này nhiều hay thương người kia ít, rồi con dâu con rể nói ra nói vô một câu nữa thì từ chỗ đó con cái có những vấn đề có những trách móc đối với cha mẹ và sự trách móc đó càng ngày càng đi xa hơn.

 Trong đời sống chúng ta thường hay nghĩ những chuyện nhỏ chúng ta quên đi cái lớn, cha mẹ cho con bao nhiêu, đối tốt với con bao nhiêu con không để ý đôi khi có những chuyện rất nhỏ chúng ta lại ghim vào trong lòng và chúng ta quên đi cái lớn cái vĩ đại. Ngài Hộ Giác Ngài có thường khi Ngài nhắc, Ngài nói rằng cha mẹ cho con cả một bầu trời tình thương cả một quãng đời hy sinh nhưng đôi khi con giận cha mẹ những chuyện không đáng, giận cha mẹ giận cho tới chết. Anh chị em đối với nhau cũng vậy có những buồn phiền và chúng ta phải nhận rằng mình không thể có được môi trường hoàn toàn lý tưởng mà chúng ta nên có sự chuẩn bị cho những sự đụng chạm. Gìống như Phật tử trong chùa hay những người sống chung trong một mái nhà trong một gia đình thì cũng dễ có những buồn phiền. 

- Có một vài bài học rất quí chúng ta có thể tìm thấy được ở trong đời sống đó là mình nên có những sinh hoạt vui gắng bó với nhau. Kinh nghiệm chúng tôi để ý thấy cuộc sống người ta rảnh quá thì hay kiếm chuyện.Thí dụ như ở trong một gia đình, trong một ngôi chùa có những sinh hoạt hay có cái gì đó  tất cả cùng lo như chuyện xây chùa hay lo chuyện tổ chức lễ hay có chuyện gì cùng phải lo thì người ta dễ dàng để vượt qua tiểu tiết nhỏ nhặt. Nhưng khi không có chuyện gì hết người ta hay cắn đắng nhau tại vì không có chuyện gì làm cho chúng ta phải lo toan thì chúng ta hay nhìn nhau và nhìn một hồi thì soi mói rồi sanh ra phiền não. Ngài HT Hộ Giác khi Ngài còn sống Ngài hay có những cử chỉ chúng tôi nghĩ rằng rất đẹp rất ấm áp mọi người, thí dụ như có Phật tử gần ngày Rằm tháng Tám họ mang đến một hộp bánh Trung Thu,  thì khi họ đi về rồi Ngài hay gọi điện thoại cho Chư Tăng trong chùa  đến thất Ngài ngồi quây quần với nhau ăn bánh uống trà. Thì những điều đó mang những người trong chùa gần lại với nhau, mang học trò đệ tử sống gần với nhau và cảm được cái gì đó đẹp cái gì đó ấm cúng. Có khi Ngài nói rằng có những thức ăn thức uống mà ăn một mình không ngon ăn nhiều người thì ngon hơn, thí dụ như vậy. Thì chúng ta nên có những sinh hoạt mang tánh cách tích cực để đem mọi người lại với nhau.

- Điều thứ hai, chúng tôi muốn nói là chúng ta nên chuẩn bị tinh thần luôn luôn nhắc rằng chúng ta rất dễ có những buồn phiền dễ đụng chạm và đừng bao giờ để cái bất ngờ nó đánh gục chúng ta. HT Viên Minh có một tác phẩm Thư Thầy Trò, HT có nói rằng những phiền lụy trong cuộc sống là điều chúng ta phải chuẩn bị tinh thần giống như một người đánh tennis họ phải chuẩn bị những đòn bất ngờ, mình không thể nói "cú đó tôi không có chuẩn bị nên không đánh được", không phải vậy, lúc nào đánh tennis mình cũng phải chuẩn bị đòn bất ngờ. Đời sống mình ngày hôm nay mình thức dậy nghĩ rằng những chuyện mà những người ở gần những người ở chung những người quan hệ với mình họ có những điều làm phiền, họ làm bực bội là chuyện đương nhiên, tất nhiên, dĩ nhiên là phải xảy ra. Đừng có bao giờ chúng ta sống tâm tư lúc nào cũng kỳ vọng thế giới này hoàn hảo. Nhưng khi mình chuẩn bị tinh thần trước nếu chuyện xảy ra mình nghĩ rằng nó như vậy mình đã biết trước. Điều này làm giảm thiểu sự manh động của chúng ta ở trong sự phản ứng đối với những người khác

 - Điều thứ ba, chúng ta có thể nói ở tại đây là mỗi lần có chuyện buồn xảy ra chúng ta nên ngồi xuống lẳng lặng suy nghĩ rằng nó có đáng hay không, thí dụ trong tình nghĩa anh em huynh đệ, tình nghĩa cha mẹ con cái, tình nghĩa vợ chồng, nhiều khi việc lớn không làm cho tình nghĩa đổ vỡ mà có những chuyện tầm thường lại gây ra nhiều xáo trộn nhiều cái đổ vỡ và chuyện bé xé to chuyện này tạo nên chuyện kia. Do vậy, lâu lâu chúng ta ngồi xuống suy nghĩ kỹ lại coi chuyện đó có đáng như vậy không.

 Đừng nói chi người cư sĩ , ngay cả xảy ra cho nhiều người xuất gia. Câu chuyện thời Đức Phật còn tại thế chúng ta nghe những chuyện Tỳ Kheo ở kosambi, vị Tỳ Kheo đi vào trong nhà vệ sinh nhìn thấy gáo nước không úp xuống bước ra bên ngoài mới hỏi một vị tỳ kheo:

 "có phải pháp hữu hồi nãy đã dùng nhà vệ sinh không?" 

Vị Tỳ Kheo kia trả lời là đúng. Vị này mới nói rằng:

 "Pháp hữu đi vào nhà vệ sinh mà cái gáo nước xử dụng xong để ngửa không úp xuống là điều phạm luật". 

Lẽ ra sự việc nằm tại đó thì thôi nhưng về sau vị này trở về nói với những người bạn mình:

- "có vị Tỳ Kheo đệ tử vị pháp sư tuy là thuyết pháp rất hay nhưng không hiểu luật đi vào nhà vệ sinh cái gáo để ngửa chứ không lật úp xuống". 

Câu chuyện manh nha từ đó rồi lan truyền đến đệ tử của vị pháp sư mới chỉ trích lại: 

- "những vị học luật thì cố chấp nghĩ chuyện nhỏ đáng lẽ mình phải dùng tâm quảng đại hỉ xả, còn đem về nói qua nói lại tạo ra những buồn phiền".

Ban đầu một người mích lòng với một người, rồi sanh ra một nhóm mích lòng với một nhóm, một phe mích lòng với một phe, rồi chư tăng kéo ra cư sĩ tạo thành sự chia rẽ trong tăng chúng. Đức Phật Ngài muốn giáo hóa chư Tỳ Kheo Ngài đi vào trong rừng ba tháng một mình trong rừng ở kosambi . Thì những chuyện đó không phải là một chuyện xảy ra mà có nhiều rất nhiều chuyện xảy ra trong đời sống từ chuyện cái gáo không lật úp đến những chuyện xảy ra trong đời sống chúng ta. Đó là chuyện nhỏ. 

- Điều thứ tư. Trong mọi hoàn cảnh chúng ta nên ngồi xuống và tự hỏi rằng chuyện này có đáng hay không. Có nhiều người không ý thức một chuyện nhỏ không đáng họ vẫn dễ dàng để sanh tử, làm sống làm chết, làm sao để cãi cho ra lẽ, và khi họ làm cho ra lẽ thì gây ra bao nhiêu chuyện phiền phức, gây bao nhiêu chuyện đổ vỡ. Chúng ta phải có trách nhiệm, chuyện không đáng chúng ta làm cho nó tạo bao nhiêu phiền phức đó là vì chúng ta thất niệm chúng ta không có sampajanna là sự tỉnh táo biết mình. Nên những hoàn cảnh nào cũng vậy có chuyện buồn phiền chúng ta nên tự hỏi chuyện này có đáng hay không, nó có đáng để buồn phiền như vậy không, cha mẹ rày mình một tiếng có đáng để cho mình phải hỗn hào bất kính phạm thượng như vậy không. 

Một câu chuyện chúng tôi được trực tiếp chứng kiến, một cô là con gái thứ hai trong gia đình và cô làm việc bán ngoài cây xăng làm nhiều giờ nên không còn thì giờ nấu cơm cô mua thức ăn nấu ngoài nhà hàng mang về cho người em ăn thì bị bà mẹ la vì bà mẹ rất thương đứa con út. Những người khác biết như vậy họ đều nói "chị phải nói lại mẹ đối xử như vậy là bất công chị đã đi làm cực khổ rồi về phải lo cơm cho đứa em phải hầu nó phải nấu cơm nhà mới chịu còn mua ở bên ngoài về thì bị bà mẹ la" thì cô đó nói một câu mà chúng tôi nhớ hoài, cô nói "cha mẹ la mà có chuyện gì đâu, cha mẹ la có chết đâu mà phải buồn phiền". Câu nói đó rất đơn giản nhưng chúng tôi nghĩ rằng đó là một người rất có trí tuệ cha mẹ nuôi mình từ nhỏ đến lớn có chuyện gì cha mẹ rày mình không có chết. 

Chúng tôi hồi còn nhỏ sống trong chùa có khi bị Sư Trưởng la rày chuyện này chuyện kia, lúc còn nhỏ mình không biết mình thấy chuyện bị rày như vậy là chuyện nặng nề lắm nhưng khi đi vào cuộc đời thấy người ta chửi mình  họ nói nặng. Con người mình khi cha mẹ thầy tổ ở nhà rày thì mình làm giặc làm lớn chuyện nhưng đi vào cuộc đời người ta chửi mình thì mình cúi đầu mình không dám làm gì họ hết, mình nhát mình sợ mình không dám đối xử với cuộc đời. Bởi vậy cô nói rất hay là cha mẹ la rày đâu có chuyện gì đâu. Nhiều khi chúng ta phải thấy được chuyện đó và chúng ta có thể chấp nhận được chuyện đó và chúng ta thấy được chuyện đó chúng ta sẽ an lạc. Cuộc sống của chúng ta có nhiều cái nhìn không có chính xác về cái gì nên và không nên, có nhiều người ra đường người ta nói gì cũng không dám phản ứng nhưng về nhà một câu nói không vừa ý là gây gỗ. Vì vậy chúng ta phải có chánh niệm để tự hỏi rằng chuyện đó có đáng để buồn phiền để giận như vậy không hay chuyện đó là chuyện nhỏ thôi.

- Và điều thứ năm. Chúng tôi muốn nói ở tại đây đó là chúng ta nên tu tập tâm từ. Tu tập tâm từ  ngay cả trong lúc chưa xảy ra vấn đề gì thì chúng ta đã nghĩ mong cho những người khác được an lạc, đừng chờ đến khi có buồn phiền rồi niệm tâm từ thì lúc đó khó lắm. Thí dụ như bây giờ ai chọc giận ai chửi mình thì mình niệm tâm từ, lúc đó thì phải nói rằng tâm sân nhiều hơn là tâm từ. Những khi bình thường chúng ta hãy mong cho mọi người được an lành, mình phải thấy rằng sự an lành của tất cả mọi người làm hạnh phúc của chính mình. Chúng tôi lấy ví dụ như chúng tôi làm trụ trì trong ngôi chùa, Phật tử đi chùa buồi sáng sớm chúng tôi mong tất cả qúi Phật tử được an lành, chúng tôi nghĩ rằng hôm nay người ta có thể đi chơi họ có thể đi đâu đó nhưng họ bỏ thì giờ đến chùa thật là những người có lòng thành và mong cho tất cả mọi người bước vào trong chùa họ được vạn sự bình an được an lành. Đó cũng là cách, để nếu mình có một tình thương có tâm từ đối với chúng sanh thì khi họ làm phiền mình dễ tha thứ cho họ. Mình hiểu rằng những người thân chung quanh ảnh hưởng đến mình rất nhiều. Hàng ngày trong những lúc bình thường nên niệm tâm từ đừng chờ cho đến khi có chuyện phiền não mới niệm tâm từ. 

Mỗi lần làm phước hãy hồi hướng phước cho những người thân những người bạn, sự hồi hướng phước cũng là cách thể hiện tâm từ. Khi có chuyện gì vui mình cũng mong đem lại cho tất cả mọi người vui, mình chia sẻ với mọi người. Nói tóm lại chúng ta sống một cách âm thầm nhưng có thiện chí có lòng tử tế hay chúng ta có tâm từ mong mỏi cho chúng sanh được an lạc đến khi có chuyện xảy ra phiền phức thì tương đối đỡ hơn, chúng tôi không nói là hoàn toàn đôi khi mình cũng có những sự buồn phiền nhưng hàng ngày chúng ta nên mong mỏi cho mọi người được hạnh phúc. Chúng ta mong cho mọi người được hạnh phúc thì nếu người đó làm lỗi thì chúng ta dễ tha thứ hơn, còn bình thường ai sống mặc ai hay ai chết mặc ai và lúc đụng chuyện gì thì chúng ta nổi sùng lên chúng ta nổi giận dễ dàng. 

Và do vậy cách tu tập của người Phật tử thường nằm ở chỗ chúng ta gọi là bế đạo tức là cách ngăn ngừa phiền não. Nói như Ngài  Nagasena là "đừng có chờ giặc đến rồi mới xây thành, đừng có chờ khát rồi mới đào giếng". Đời sống hàng ngày chúng ta nên có tâm từ với mọi người. Chúng tôi tin một điều đó là những người chung quanh được an lạc thì mình sẽ được an lạc. Mình mong tất cả mọi người được an lạc, mình nên thành thực mong mỏi như vậy, mọi người an lạc thì chúng ta sẽ được an lạc. Và cái khó nhất trong cuộc sống là gìn giữ quan hệ tốt với những người chung quanh, luôn luôn là nó có nhiều khó khăn. Chúng tôi đi làm việc, nhiều khi có chuyện xảy ra đó là những người thân của mình họ buồn phiền mình không phải mình làm gì phiền họ mà tại vì mình giữ vai trò gì đó chức vụ gì đó làm cho họ cảm thấy bực mình thì mình đừng bực bội vì chuyện đó, nhiều khi lúc bình thường không có chuyện gì nhưng lúc mình nên giữ một vài trò gì đó người ta đâm ra bực bội, mình hiểu tâm trạng đó, và chuyện đó mình phải chấp nhận, mình thấy rằng cuộc sống vốn dĩ là như vậy, càng đi và càng sống ở trong cuộc đời này thì chúng ta hiểu rằng trong kiếp nhân sinh có nhiều hệ lụy và bản chất nó là như vậy, cuộc sống nó là như vậy. 

 Cuộc sống này vốn có bao nhiêu cái đố kỵ, bao nhiêu cái đòi hỏi, bao nhiêu cái buồn phiền, bao nhiêu cái hệ lụy, 

Một bài kệ trong kinh Tê Ngưu Một Sừng, nói về một vị vua nhìn thấy hoàng phi đeo những vòng xuyến vàng nhiều vòng trên tay khi cử động tay những chiếc vòng xuyến đụng chạm phát ra những âm thanh. Nhà vua nghĩ rằng nhiều vòng mang chung trong cánh tay thì tự nhiên khi di động thì nó khua chạm nhau thì cuộc sống này con người dễ đụng chạm nhau sanh ra phiền não, tạo ra những hệ lụy, tạo ra bao nhiêu là những chuyện tranh chấp trong đời sống. Hình ảnh  những vòng xuyến mang chung với nhau thì nó khua là hình ảnh vương giả, riêng ông bà chúng ta có câu "chén gặp sóng thì phải đụng chạm nhau" chén bát trong sóng thì dễ dàng thấy rõ. Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần cho việc đó. Chúng ta đi vào trong cuộc đời mình lớn mình trưởng thành mình không nói rằng cuộc sống suông sẻ êm đẹp. Do vậy nếu một ngày nào đó tự nhiên mình gặp những chuyện buồn phiền mình nói "à cuộc sống là như vậy, Đức Phật đã dạy như vậy, tự tánh là như vậy, bản chất là như vậy, thấy như vậy thì chúng ta sẽ an lạc hơn ./.

Tuesday, September 2, 2014

Mục đích của sự tu tập Phật Pháp là gì?

Hỏi. Mục đích của sự tu tập Phật Pháp là gì?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 24-8-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng:  Khi chúng ta nói đến Phật Pháp thì chúng ta phải có phân định rõ ràng mục đích của Phật Pháp là gì. 

Đức Phật Ngài nhiều lần dạy rằng sự Giác Ngộ của Ngài rất nhiều như  lá cây trong rừng nhưng  những gì Ngài cần dạy thì bằng nắm lá trong tay vì lý do Ngài chỉ dạy những điều gì dẫn đến Giác Ngộ Giải Thoát. 
Những gì Đức Phật dạy đều liên hệ đến mục đích Giác Ngộ Giải Thoát. Trong nhiều bài kinh, đặc biệt Kinh  Cula-Malunkyovada Sutta trong Trung Bộ Kinh Đức Phật Ngài có đề cập đến một câu: "xưa nay Như Lai chỉ dạy về sự Khổ và Con Đường Thoát Khổ". Khi nói đến sự Khổ và Con Đường Thoát Khổ điều đó liên hệ đến hai ý nghĩa Giác Ngộ sự Khổ là làm thế nào cho chúng sanh giác ngộ được bản chất của đời sống. 

Nói về sự Khổ và sự Thoát Khổ, ở đây chúng ta định nghĩa sự giải thoát. Do đó trong nguyên văn: "Như Lai chỉ dạy về sự Khổ và Con Đường Thoát Khổ" thì chúng ta có thể nói đại loại theo ngôn ngữ bên ngoài là Đức Phật chỉ dạy về sự Giác Ngộ và Giải Thoát. Và về điều này đôi khi chúng ta không có nhận ra rõ mục đích của người Phật tử trong cuộc sống hàng ngày là mình thấy được thực tướng của các pháp, thấy được thực tướng của cuộc sống chứ không có nghĩa là mình phải là thế này hay mình phải là thế kia. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng mình sống mình tu là để trở thành gì đó. Thí dụ mình đi tu mình phải làm trụ trì, làm pháp sư, làm giảng sư, hay chức vụ này chức vụ khác. Không phải vậy, đó không phải là mục đích của người Phật tử, mục đích của chúng ta là chúng ta thấy biết Vô Thường, Khổ, Vô Ngã diễn ra ngay trên thân và tâm của mình nó thay đổi như thế nào, nó sanh như thế nào, nó diệt như thế nào, nó đến như thế nào, nó đi như thế nào. Trong sự nhận thức đó thì  tâm của chúng ta càng ngày càng rõ ràng với  bản chất thật của đời sống. 

Tại sao chúng ta cần hiểu rõ sự thật của đời sống? Chính sự giác ngộ dẫn chúng ta đến giải thoát, dẫn chúng ta không có bám víu vào những cái không đáng bám víu. Như Đức Phật Ngài dạy Tôn Giả Rahula và Ngài cũng dạy trong nhiều bài kinh khác là:" Đối với 5 uẩn, đối với các pháp Như Lai nhìn thấy thực tướng đây không phải là "ta", không phải "của ta", không phải là "tự ngã của ta". Và cũng có nghĩa là ngã sở, mạn tùy miên thì cái chấp về "ta", chấp về "của ta", là cái chấp về sự kiêu mạn ngã, ngã sở mạn tùy miên chúng ta gọi đây là chấp là "ta", là "của ta", đây là "tự ngã của ta". Thì hầu hết những đau khổ trong đời sống hàng ngày của chúng ta đều dựa lên trên cái chấp sai, chúng ta hiểu sai về chuyện đó, mình cứ nghĩ rằng cái đó nó phải là như vậy, nó phải là của mình, cái đó chính là mình là của mình, là bản ngã của mình thì những thứ đó ăn sâu gắn chặt trong tâm khảm chúng ta vốn là một cái nhìn nhiều đời nhiều kiếp như vậy, và do vậy chúng ta thường sanh ra phiền não, sanh ra khổ trong các pháp, mình nói như vậy nhưng thực tế nó không có đơn giản như chúng ta nhận thức nó như vậy. 

Lấy ví dụ, bây giờ mở cửa bước ra bên ngoài gặp một người đi ngang họ thấy mình họ không thèm chào thì tự nhiên trong lòng mình có vấn đề phiền não. Vấn đề phiền não là gì? Là vì họ không chào mình, mình nghĩ họ khinh mình, họ ghét mình tức là họ coi thường mình, họ làm khổ mình. Thì tự nhiên chuyện họ coi thường mình là mình thấy bị khổ, mình thấy mình có vấn đề. Và mình càng suy nghĩ mình càng phiền não, mà càng phiền não càng suy nghĩ, và càng suy nghĩ càng phiền não, nó cứ đi sâu thêm. 

Hay hoặc giả mình có điều gì đó mình nghĩ rằng điều này là đúng và điều này khi mình nói lên thì phải thuyết phục được tất cả mọi người. Nhưng khi mình trình bày có ai đó dùng ngôn ngữ họ phản bác đi, họ nói điều đó là điều sai, điều đó là điều không có chính xác. Mình cảm thấy buồn, cảm thấy mình bị đụng chạm, bị tổn thương bởi vì ý kiến rất tốt của mình bị người khác phủ quyết, bị người khác họ bày tỏ sự bất đồng.

Thì ở đây, chúng ta cũng thấy được cái gọi là ngã sở mạn tùy miên hay mình thấy đó là "ta" đó là "của ta" đó là "tự ngã của ta". Chúng tôi lấy một vài thí dụ như vầy để cho thấy rằng ngã chấp, chấp về ngã, chấp về ngã sở, chấp về mạn tùy miên nó hầu như diễn ra trong muôn màu muôn mặt đủ tất cả mọi thứ. Và điều Đức Phật Ngài cố gắng dạy chúng ta qua cuộc sống hàng ngày qua diễn trình tồn tại của thân và của tâm. Ngài dùng nhiều phương tiện để chúng ta làm thế nào hiểu được bản chất của sự khổ. Sự khổ ở đây tức là tại sao cuộc sống bất toàn, tại sao cuộc sống bất toại nguyện, tại sao cuộc sống là môi trường của sự khao khát, và tiếp tục khao khát, tiếp tục đi truy cầu do vì mình không thoả mãn, cái không thoả mãn đó là cái khổ, cái thật sự không thoả mãn là sự bất toại nguyện. Người ta nói người giàu cũng khóc người nghèo cũng khóc, đẹp cũng khổ mà xấu cũng khổ, thì trong cuộc sống ai cũng khổ. Sở dĩ chúng ta luôn khổ là tại vì chúng ta luôn luôn thấy rằng cái hiện tại, cái đang có nó không vừa lòng, nó không hài lòng. Chuyện đó là tự nhiên không có gì  hoàn hảo trong cuộc đời này đối với pháp hành. Ngay cả một cảnh đẹp nhất, một điều kiện tốt nhất thì nó cũng có vô thường, có đến có đi, có sanh có diệt. 

Và vì vậy, một người tu tập chúng ta cần quán tưởng về tam tướng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Thật sự chúng tôi suy ngẫm rất nhiều khi chúng tôi nói về điều này, bởi vì nếu chúng ta thường xuyên quán tưởng về tam tướng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì chúng ta học đưọc Chánh Kiến, chúng ta không rơi vào niềm tin sai lạc. Đó là điều tất cả tông phái của Đạo Phật, tất cả những vị thiền sư, tất cả mọi người, những người tu tập chân chánh đều nhìn nhận đó là những giáo lý  nền tảng của Phật Pháp. Thì khi Đức Phật dạy rằng "Như Lai chỉ nói về sự Khổ và sự Diệt Khổ" thì ở đó chúng ta thấy rằng Khổ là điều gì cần nhận thức hay tự mình Giác Ngộ và sự Thoát Khổ ở đây chỉ cho sự Giải Thoát. 

Đôi lúc chúng ta bận rộn nhiều tâm trí với cái gì xảy ra sau khi chết hay chúng ta sanh vào cảnh giới nào v.v... Nhưng chúng ta quên chính mục đích cao cả của Đạo Phật được Đức Phật đề cập đến đó là Giác Ngộ và Giải Thoát. Giác Ngộ và Giải Thoát ở đây là mình thấy mình biết về bản chất chân thật và cắt đứt được những kiết sử cột trói ở trong đời sống. Về điểm này chúng ta phải thường tâm niệm.

Và để không đi quá xa do vậy ở đây chúng ta đề cập đến khi được hỏi mục đích của đời sống tu tập là gì thì trả lời với câu trả lời là để Giác Ngộ và Giải Thoát. Nếu qúi vị đọc trong kinh thì thấy rằng Đức Phật Ngài khẳng định là Ngài chỉ dạy những điều gì liên hệ đến Mục Đích hay liên hệ đến Cứu Cánh Mục Đích ở đây tức là Mục Đích của sự tu tập là Giác Ngộ và Giải Thoát. Quả thật, Đức Phật Ngài không truyền lại giáo pháp để chúng ta ngồi đó chúng ta than vãn, Đức Phật không dạy chúng ta giáo pháp để chúng ta hí luận, mà Ngài dạy chúng ta giáo pháp để Ngài khẳng định cho chúng ta thấy rằng có những thứ nhất thiết khẩn cấp phải làm trong đời sống này, mà cái làm đó phải có chuyên trí, phải có mục đích hẳn hòi và cái mục đích chúng ta muốn nói đến đó là Giác Ngộ và Giải Thoát./.