Thursday, August 28, 2014

Bổn phận người con đối với Cha Mẹ hiện tiền hay quá vãng.

Hỏi: Bổn phận người con đối với Cha Mẹ hiện tiền hay quá vãng.

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 11-5-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng:  Chúng tôi nhận được câu hỏi của qúi Phật tử hỏi: Có những điểm chỉ có trong phong tục một vài quốc gia nào đó ở trong văn hoá của chúng ta không có, chúng ta có nên áp dụng hay không? Thí dụ hôm nay ngày Mother's Day tức ngày Hiền Mẫu, trong văn hoá Việt Nam có ngày Vu Lan  ngày báo hiếu  ngày chung về mẹ hiện tiền hay quá vãng. Ngày Mother'Day chỉ đặc biệt dành cho những bà mẹ hiện diện trên thế gian này. 

Câu trả lời chung của chúng tôi ở tại đây: Có bất cứ trường hợp bất cơ hội nào chúng ta có thể thể hiện được lòng biết ơn của mình thì Đức Phật Ngài khuyến khích. Và chẳng những vậy,  nếu trong cuộc sống chúng ta nghĩ đến những giá trị với sự cố gắng, sự tinh tấn, hay tinh cần ở trong đạo Phật bao gồm cả 4 điều: ngăn điều ác, diệt trừ ác, trọng điều thiện, sự dưỡng nuôi điều thiện. Đối với Đức Phật thì có những hình ảnh rất ư đẹp ở trong cuộc đời, một trong những hình đẹp đó là những người đại ân, đại đức với chính mình. Nếu chúng ta sanh ra đời có được tình thương bao la của ông cha của bà Mẹ thì điều đó là một điều rất có phước, chúng ta nên cảm kích điều đó.

 Hôm nay, nhân ngày Hiền Mẫu  chúng ta dùng ít thì giờ để nhắc với chính mình sẽ không bao giờ quên trong cuộc đời này có người đã cho chúng ta rất nhiều đó là Cha đó là Mẹ. Và chính Cha Mẹ dạy chúng ta cuộc sống trong sự thân thiết gần gủi có những đụng chạm, vui hoặc buồn, chúng ta nên giữ tâm rộng rãi, độ lượng để tha thứ cho nhau. Cuộc đời không có ai hoàn hảo hết. Có khi bà Mẹ thương con rất nhiều nhưng người con lại nghĩ  Mẹ thương người này nhiều người kia ít. Có đôi khi  hồi còn nhỏ Cha Mẹ lo cho con nhiều, và khi lớn lên thì Cha Mẹ lại gây cho con rất nhiều điều phiền phức. Có khi Cha Mẹ thương con rất nhiều nhưng chính sự can dự của Cha Mẹ nhiều quá vào đời sống của con khiến cho hôn nhân của những đứa con bị ảnh hưởng. Có những cha mẹ lựa chọn đứng bên lề cuộc sống để cho những đứa con được lớn lên được sống những tháng ngày yên ổn. 

Thật ra, làm con không phải dễ. Làm cha làm mẹ cũng không phải dễ. Chúng ta để ý, chúng ta thấy,  để cư xử làm thế nào cho lưỡng toàn cho đẹp hết cả phía bên này và phía bên kia, luôn luôn là thử thách rất lớn. Dù thế nào đi nữa cái nhọc nhằn của một đứa con so với nhọc nhằn của cha mẹ nuôi con thì không bằng. 
Người Ấn Độ có câu nói rất hay chúng tôi vẫn thích nhắc đi nhắc lại: "Những người không biết nghiêng mình trước lẽ phải, trước điều thiện thì người đó sớm muộn gì cũng a tòng với điều ác". Nếu những giá trị cao cả trong cuộc đời không làm cho chúng ta ngưỡng mộ được, không làm cho chúng ta cảm kích được thì chúng ta sẽ rơi vào khuynh hướng chạy theo những giá trị tầm thường. Và cái giá trị lớn trong cuộc đời của chúng ta để theo đuổi thí dụ như ơn đức cao dày của Đức Phật, thí dụ như công ơn sanh thành dưỡng dục của Cha Mẹ, tất cả điều đó là những ơn đức rất lớn và nếu chúng ta thờ phượng nếu chúng ta qúi trọng những giá trị đó thì đời sống của chúng ta khác đi. 

Nếu chúng ta không thể nghiêng mình trước những giá trị cao qúi như vậy chúng ta rất dễ dàng để đi vào con đường ngược lại. Vì vậy nếu chúng ta đọc trong kinh điển lời Đức Phật dạy rải rác đó đây điều ác và điều thiện không chi đơn thuần mình phải làm điều này và mình phải tránh điều kia. Đức Phật dạy rằng chúng ta phải tìm một cái cách, một cái thế, một phương pháp để tác động chính mình làm sao mình hoan hỉ với điều lành, hoan hỉ với chánh pháp, ưa thích điều thiện. Do sự hoan hỉ, do sự ưa thích, do sự qúi chuộng đó chúng ta sẽ đến gần với điều thiện, thâm nhập với điều thiện. 

Trong kinh Hạnh Phúc, Đức Phật Ngài dạy "Những ai biết cúng dường đảnh lễ những bậc xứng đáng được cúng dường thì đó là dấu hiệu tốt lành tối thượng". Một người biết thờ Cha kính Mẹ, biết qúi trọng những bậc trưởng thượng, những bậc huynh trưởng, biết giữ giá trị đáng ngưỡng mộ trong cuộc đời, biết cúng dường bậc đáng cúng dường thì Đức Phật dạy rằng con người đó có ý hướng tốt. Nhưng nếu một người không có giá trị nào tốt đẹp hướng đến thì sớm muộn gì cũng đi xuống.

Sự khác biệt giữa cuộc sống của chúng ta Đức Phật dạy: không phải chúng ta sanh ra trong giai cấp nào. Hay hiện tại chúng ta có dư ăn dư mặc, hay hướng đi nên được định đặt từ giá trị chúng ta tôn thờ. Và nếu tình thương của Cha của Mẹ không đủ để cho chúng ta cảm kích thì thật sự chúng ta sống ở trong đời này rất dễ trở thành một người luôn cô phụ người khác. Chúng ta sống một người vô ơn, sống một người thiếu cảm đức, ít nhất là có một ngày nào đó, một lúc nào đó chúng ta có thể cảm thấy tâm hồn mình mềm ra, không có ở trong sự ngang bướng, tâm hồn chúng ta trở nên nhu nhuyến khi mình nghĩ rằng có những giá trị lớn hơn đẹp hơn là cái "Tôi" cái "Ta" của mình. Nếu cuộc sống lúc nào cũng tự thị và cũng nghĩ đến mình là nhất thì chúng ta sống rất tội nghiệp. Nhưng nếu chúng ta thấy có những bậc Cha Mẹ những bậc Thầy Tổ, đó là những người cao trọng cho chúng ta thấy những giá trị lớn thì nó làm tâm chúng ta khiêm tốn hơn, đó cũng là một giá trị rất đẹp. 

Vì vậy chúng ta cũng nên tin tưởng rằng mình nên tận dụng tất cả những cơ hội ở trong mỗi quốc độ ở trong mỗi nền văn hóa để làm đẹp cuộc sống. Thí dụ như là ở tại Hoa Kỳ người ta có ngày lễ Tạ Ơn. Ngày lễ Tạ Ơn đó có 2 điểm không trái ngược với Đạo Phật: những người tha phương cầu thực sang lập nghiệp ở tân thế giới họ lớn lên trong vùng đất xa lạ này, đã tạo lập một cuộc sống mới và họ cảm kích ơn trên đã cho họ những gì họ có được. Trong ngày đó thường họ giết những con gà tây để làm những món ăn  lễ Tạ Ơn. Người Phật tử cũng có chia sẻ lễ Tạ Ơn một số điều và có một số điều chúng ta không chia sẻ: Thí dụ người ta cảm kích Thượng Đế thì chúng ta cũng nên cảm kích tất cả những trợ duyên hoặc lớn hoặc nhỏ chung quanh mình. Có nhiều khi trong cuộc sống mình một người cho mình một lời hỏi thăm, một sự quan tâm đúng thời đúng lúc nó làm trợ duyên rất lớn. Đôi khi có những người cho những lời nói đi vào lòng làm cho cuộc sống mình được trổi dậy những điều tốt đẹp. Đó cũng là một sự ban tặng rất đặc biệt chúng ta nên cảm kích điều đó. 

Và dĩ nhiên người Phật tử trong ngày Thanksgiving thì không làm gà tây nhưng nếu trong ngày Thanksgiving chúng ta có làm một việc gì như hồi hướng phước cho tất cả mọi người. Thí dụ như ngày hôm nay là ngày Hiền Mẫu chúng ta cũng tưởng nghĩ đến những bà Mẹ rất là cao qúi và chúng ta nguyện đem tất cả phước lành mình tạo để hồi hướng cho những bà Mẹ đã quá vãng thì nó cũng là một cái gì rất đẹp, quan trọng là chúng ta biết tận dụng thôi.  Đức Phật chưa bao giờ Ngài dạy rằng chúng ta phải ăn món này thì mới thật sự là ăn, hay chúng ta phải cúng kiếng kiều này thì mới thật sự là cúng kiếng, Đức Phật không có đóng khung như vậy, mà Ngài dạy cho chúng ta một tâm hồn rất mở rộng.  Ở mỗi nền văn hóa nào cũng có cái đẹp và nếu cái đẹp đó được chúng ta dùng đúng mức, nếu chúng ta biết khai dựng thì vẫn mang lại cho chúng ta những giá trị tốt.

 Vì vậy, hôm nay khi nói về ngày Hiền Mẫu cũng như bài pháp của TT Tuệ Siêu đề cập đến 3 thân nghiệp thiện, thì chúng ta hãy cùng nhau thắp sáng lên ý nghĩa là cho dù hoàn cảnh nào thì những con người hy sinh vì con cái, hy sinh vì gia đình, hy sinh vì đồng loại, hy sinh về quê hương dân tộc, những con người đó đều rất đáng cho chúng ta trân trọng đáng cho chúng ta kính ngưỡng. Cũng nhân ngày Hiền Mẫu này chúng ta cũng nhắc nhở để mình thấy một điều là trong cuộc sống có những tình cảm rất ôn nhu, có đôi khi rất sâu lắng nó không có cuồng nhiệt giống như những thứ tình cảm thông thường nhưng những thứ tình cảm đó thể hiện một cái gì đó rất thật, rất sâu xa.

 Có một đoạn Đức Phật Ngài dạy về một chuyện khác, Ngài nói rằng suối chỗ nào nó xâu thì nó yên lặng và chỗ nó cạn thì nó ồn ào, dĩ nhiên lời Đức Phật dạy qua những con người gọi là thùng rỗng kêu to chẳng hạn. Nhưng chúng ta hiểu tình cảm cũng vậy. Có những thứ tình cảm rất sâu lắng, rất nhẹ nhàng và nhiều khi nó quá nhẹ nhàng chúng ta không hiểu hết. Có khi những đứa con đi chơi khuya về bà mẹ đang ngồi chờ, đứa con chỉ cảm thấy bực bội, chỉ cảm thấy mẹ đang canh mình, nhưng không thấy được rằng một người thức để chờ mình về là cả một tình thương vô cùng cho đến ngày mẹ mất đi bấy giờ mới hiểu rằng không có một người ngồi chờ chúng ta đi khuya về như vậy thì thật sự ở trong đời này rất là lẻ loi. Những thứ tình cảm như vậy nó không có nồng nàn, nó không có cho con người nhiều cảm giác mạnh như tình yêu nam nữ, nhưng thật sự những thứ tình cảm đó nói lên rất nhiều về sự quan tâm của con người. Có những bà mẹ suốt đời chưa bao giờ nói sự thương yêu với con nhưng lại rất nhiều bao che, cho rất là nhiều và không bao giờ bỏ con thì những tình thương đó thật sự là vĩ đại rất là lớn lao. 

Chúng ta học những bài học đó để chúng ta có thể nhìn thấy cuộc sống ở trong nhiều góc cạnh, ở trong nhiều cách nhìn mà bình thường cái nhìn hời hợt của chúng ta không cho chúng ta thấy được. Thật ra thì Đức Phật dạy rằng tình Cha nghĩa Mẹ cho chúng ta những bài học lớn trong cuộc đời. Do vậy Cha Mẹ là vị Thầy đầu tiên, bởi vì vị Thầy đó đã giới thiệu con vào cuộc đời, đã hun đúc cho con được tình cảm nhân hậu, đã cho con biết rằng ở trong cuộc đời thế nào là sự hy sinh, thế nào là tình thương không có điều kiện chỉ cho đi không đòi lại bao giờ. Và chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng chính những cảm xúc rất lành mạnh đầu đời đó giúp cho chúng ta lớn lên sống là một con người bớt đi ích kỷ bớt đi vị kỷ của chính mình. 

Thật ra, Đức Phật Ngài cũng thường thừa nhận trong tình thương bà Mẹ thương con có nhiều  dính mắc. Thí dụ như Ngài dạy rằng chỉ có chiến tranh thiên tai hỏa hoạn có thể tách rời những người con với những bà mẹ. Thì quả thật người con với người mẹ, tình mẹ con có sự dính mắc rất lớn. Nhưng Ngài cũng khẳng định một điều rằng chính tình thương của bà mẹ là một thí dụ rất đẹp về một điều rằng ở trong cuộc sống có những trạng thái khiến cho chúng ta quên đi sự ích kỷ với chính mình, từ sáng đến chiều chúng ta nghĩ chỉ sống riêng cho mình mà thôi thì thật sự chúng ta thấy rằng những thanh niên nam nữ trong cuộc đời khi lớn lên có được bằng cấp, có được nghề nghiệp, có được sự thành công thì bao giờ cũng chỉ nghĩ đến mình. Nhưng một khi bắt đầu có con thì những lúc đó có thể quên đi, quên đi chính mình, để sống hy sinh cho con cái. Và tình phụ tử tình mẫu tử đã dạy cho chúng ta những bài học rất lớn về cuộc sống là chúng ta có thể vì tình thương của Cha Mẹ để nghĩ về người khác mà không đòi hỏi phải được đền đáp, không đòi hỏi là mình sẽ được như thế này, sẽ được thế kia, chỉ cho và cho mà thôi.

Và khi nghĩ đến lợi ích mình phải xét, phải suy, phải suy xét cái trước cái sau, cái phải cái trái, chứ không đơn thuần là cái gì mình thích, và sự suy xét đó cũng làm cho mình trưởng thành, sự suy xét đó cũng làm cho đời sống mình khác đi. Đức Phật đặc biệt Ngài thường dùng chữ atthaya là vì sự lợi ích. Thí dụ như mình sống với một người mình nói mình thương người đó mình qúi người đó nhưng thương qúi là một lẽ, cảm tình là một lẽ nhưng mình không gây cho người đó sự tổn hại và mang lại cho người đó sự lợi ích thì điều đó là chuyện khác. Mình có người bạn mình nghĩ đến lợi ích của bạn đó là người bạn chân thật. Mình là cha mẹ thương con và thương  thế nào để con lớn lên không hư. Có nhiều người cưng con quá con hư. Thì Đức Phật dạy rằng ở trong tình thương chân thật là mình nghĩ đến lợi ích cho nhau thấy người đó họ làm chuyện gì  nó có lợi ích cho chính bản thân của họ thì mình hoan hỉ. Thí dụ, một người vợ thật sự thương chồng thì sẽ không để cho người chồng trở thành người con bất hiếu. Người chồng thương vợ cũng không để cho người vợ thành đứa con bất hiếu. Có những chuyện rất là thường xảy ra là người vợ thương chồng nhưng mà rồi tìm mọi cách chia rẽ chồng với gia đình của chồng với Cha Mẹ của chồng và cuối cùng rồi thì người chồng rơi vào cảnh phải bất hiếu với Cha Mẹ. 

Đối với Đức Phật Ngài dạy rằng chúng ta sống như vậy không có nghĩ đến lợi ích cho nhau, mình sống lợi ích thì nó có sự cân bằng, sự cân bằng là làm thế nào đó, dĩ nhiên là vợ là vợ của mình, chồng là chồng của mình nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng vợ hoặc chồng phải vì mình hết rồi quên đi cha mẹ. 

Có nhiều trường hợp rất đau lòng, con cái nhà cao cửa rộng, cha mẹ thì bị hất hủi đi ở nhờ nhà người này qua người khác, sống như một sự xin xỏ tình thương của con. Ngài HT Hộ Giác  nhiều khi Ngài nói rằng ở trong đời có nhiều chuyện thương tâm, một bà mẹ nuôi 5, 7 đứa con thì bình thường nhưng 5, 7 đứa con nuôi một bà mẹ thì nó cảm thấy rất là phiền phức. Thì ở đây chúng ta nghiệm một điều là nếu thật sự thương người thân của mình, thương bạn của mình, thương người hôn phối của mình hay bất cứ ai mình thương thì đừng biến những người đó trở thành những người con bất hiếu. Làm thế nào đó sống có người và có mình, nghĩ chuyện này chuyện khác thì chúng ta mới thật sự nghĩ đến cái gọi là lợi ích tốt đẹp của người đó. 

Và cũng trong ngày Hiền Mẫu chúng ta cũng phải nói đến một hiện tượng là ngay cả ở trong một tang lễ. Thí dụ có một Phật tử lớn tuổi mới mất thì những người con ở trong gia đình muốn làm một tang lễ rất trọng thể, bỏ rất nhiều tiền. Nhưng làm trọng thể không phải là vì lợi ích của Cha Mẹ mà là chỉ để người ta đến người ta thấy rằng mình có tiền hay muốn chứng minh người ta thấy rằng mình lo cho Cha lo cho Mẹ khi Cha Mẹ nằm xuống nhưng hoàn toàn không nghĩ đến chuyện tạo phước hồi hướng. Chúng tôi thấy có nhiều Phật tử Việt Nam khi Cha Mẹ chết làm một đám tang ở nhà quàn rất sang trọng, chôn cha mẹ ở nghĩa trang rất sang trọng và thậm chí mua quan tài đắc tiền nhất, một quan tài giá mấy chục ngàn để hoả táng cha mẹ để chôn cha chôn mẹ nhưng mà bên cạnh những điều đó thì người này không biết làm phước, không biết làm cái gì có phước để hồi hướng cha mẹ. Thì thành thật mà nói mình làm như vậy cho đẹp mặt mình nhưng không có nghĩa là lợi ích cho cha mẹ. Không phải là chúng tôi quá bảo thủ nhưng nghĩ rằng nếu từng đó tiền chúng ta chia làm đôi phân nửa thì làm tang lễ còn phân nửa làm những việc phước đức để hồi hướng cho cha mẹ thì quả thật là điều đó lợi lạc cho Cha Mẹ nhiều hơn là nặng phần trình diễn nặng hình thức ở bên ngoài. Không hiểu Đạo Phật tồn tại  trên quê hương Việt Nam hơn 2000 năm qua Phật Pháp đến với chúng ta như thế nào, chúng ta phần nhiều nặng vấn đề hình thức là do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nhưng thiếu tinh thần làm những thiện sự để hồi hướng khi Cha Mẹ quá vãng. 

Ngay cả khi cha mẹ còn sống có nhiều khi chúng ta lo cho cha mẹ về vật chất nhưng chúng ta không nghĩ đến tinh thần, người lớn tuổi thì có nhu cầu khác với chúng ta là cần quan tâm cần tình thương và nếu người lớn tuổi có được dịp gần với chùa chiền gần với cuộc sống tinh thần thì điều đó khiến cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Ở đây có nhiều người con cho cha mẹ một phòng rất đẹp nếu cần dẫn cha mẹ đi ăn ở nhà hàng rất ngon nhưng chưa bao giờ nghĩ đến tinh thần của cha mẹ là muốn đi chùa muốn đến những khóa tu và muốn làm phước thiện. Nhiều khi con cái nuôi cha mẹ giống như bỏ cha mẹ vào lòng son để thấy rằng là mình có thương cha thương mẹ nhưng không ủng hộ Cha Mẹ có được sự tu tập, có được đời sống tinh thần tốt đẹp.

Đem Phật Pháp đến với Cha Mẹ là Phật Pháp không phải chỉ là niềm vui khi chúng ta ngồi chúng ta nói chuyện với nhau, mà Phật Pháp còn cho chúng ta những tác động để suy nghĩ, để xét lại, để nhìn lại cái gì mình sống trong đời sống hàng ngày. Thật ra kiếp người sống rất khó và cái khó nhất là sự quan hệ giữa con người với con người, trong quan hệ giữa con người và con người thì thật sự giữa tình thương với tình thương nó khó hơn các quan hệ khác. Ngày nay xã hội dạy cho chúng ta rất nhiều kỷ xảo để chúng ta thành công trong giao tiếp giao thiệp với người này và người khác nhưng chúng ta lại thiếu đi những lời dạy là làm thế nào chúng ta có thể cảm kích cuộc đời, cảm kích ơn sâu của cha của mẹ, cảm kích ân nhân trong cuộc đời, làm thế nào để đền đáp ân đó, làm thế nào để chúng ta thể hiện tình thương cha mẹ một cách có lợi lạc một cách hợp tình hợp lý. Thật ra điều đó ít có được thể hiện. Và sau khi Ngài viên tịch rồi tthì 500 năm sau vì bản chất tự nhiên của nhân loại người ta dần dà đi đến chỗ trọng sự thờ cúng tín ngưỡng, trọng hình thức hơn là những giá trị chân thật. 

Chúng ta thỉnh thoảng phải quay trở về với những trang kinh rất xưa, với hình thức giản dị. Giống như ngày hôm nay qúi Phật tử đọc những câu Phật ngôn này rất ngắn và TT Tuệ Siêu giảng và đôi khi câu Phật ngôn đó chúng ta không để ý nhiều, chúng ta không để ý là bởi vì quá đơn giản nhưng thật ra những câu Phật ngôn đó như là những lời dạy rất rõ ràng, rất chí thiết của một ông cha dạy những đứa con mình. Thưa qúi vị, mỗi lần chúng tôi lật từng trang của Tam Tạng kinh điển mà đọc chúng tôi hay nhìn lại hình ảnh của Đức Phật Ngài không phải Ngài dạy chúng vì Ngài muốn chứng tỏ Ngài là vị Thầy, vị Giáo Chủ, hay Ngài dạy chúng ta bởi vì Ngài muốn chúng ta theo Ngài mà Ngài dạy chúng ta giống như một người cha thấy con của mình làm việc này việc kia nhắc nhở dạy, và chính điều đó nó để lại trong lòng của chúng ta những kỷ niệm rất  khó quên những hình ảnh mà tất cả chúng ta có thể gọi là hành trang để đi vào cuộc đời. Một câu châm ngôn của Ấn Độ là :nếu chúng ta không biết tôn vinh những giá trị cao quý thì chúng ta rất là dễ a tòng với những điều ác quấy".

 Hôm nay ngày Hiền Mẫu, ngày Mother's Day, hình ảnh của một bà mẹ, hình ảnh của sự hy sinh không biết mệt mỏi, sự hy sinh không có vị kỷ đó là những giá trị rất đẹp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và chúng ta tìm thấy rằng ở giữa cuộc đời này cho dù phù du, cho dù đổi vật đổi sao rời nhưng vẫn còn những giá trị rất đẹp. 

Và chúng ta đừng quên lời nhắc nhở của Đức Phật: 

"Giống như từ những đóa hoa dại được một người thợ khéo tay hái ở trong rừng, bên vệ đường, tấm thân sanh tử này có thể làm ra rất nhiều thiện sự" 

Nếu thấy được điều đó chúng ta không có bi quan, chúng ta không có buồn nản, chúng ta không có tiêu cực tại vì cho dù cuộc đời này ra sao đi nữa thì cuộc sống vẫn có những giá trị , vẫn có những cái đẹp có những điều đáng để cho chúng ta trân trọng và những điều đó làm cho mỗi một giây phút một khoẳng khắc trong cuộc sống của chúng ta rất là đáng sống. 

Chúng tôi thay mặt Chư Tăng ở trong rơom cầu chúc qúi Phật tử có một ngày Hiền Mẫu một ngày Mother's Day có ý nghĩa. Và với những phước báu chúng ta đã làm xin hồi hướng cho những bà Mẹ đã quá vãng được thừa hưởng nhiều phước lành phước báu dù ở cảnh giới nào và sớm viên thành quả vị giải thoát. Chúng ta cũng cầu mong cho tất cả những bà Mẹ hiện tiền còn sống với chúng ta trong cuộc đời được những thiện pháp cao qúi nhất được những niềm vui chân thành nhất, và được nhìn thấy những đứa con của mình vẫn quan tâm đến mình bằng tất cả sự hiếu kính. Sau cùng thì chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người đều thấy rằng chính thiện pháp chính pháp lành là điều khiến cho cuộc sống chúng ta đáng sống. Và do vậy khi Đức Phật nhắc chúng ta có ba thiện hạnh là thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh thì ba điều đó luôn luôn là những điều đáng cho chúng ta ghi nhớ trân trọng thực hành ./.

Thursday, August 21, 2014

Đời sống độc cư ẩn sĩ có giúp ích nhiều cho sự tu tập không?

Hỏi: Đời sống độc cư ẩn sĩ có giúp ích nhiều cho sự tu tập không?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 13-8-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Như tất cả chúng ta đều biết công việc của chúng ta không dễ dàng để thay đổi khi mình sống cho dù ở chùa hay ở các thiền viện thì người ta hay tìm cái gì thích hợp, dễ chịu, và thoải mái. Một khi người ta nghĩ mình đi tu có nghĩa là mình chọn một nơi có những vị Thầy dễ, hay trong chùa có tiện nghi, Phật tử lui tới cúng dường nhiều. Thì cái nhìn đó không phải là cái nhìn hoàn toàn sai. Nhưng nếu chúng ta xét một khía cạnh khác, nếu một người đi tu  mọi việc đều thuận lợi, mọi việc đều thoải mái thì đa phần là chúng ta bị ru ngủ, đa phần chúng ta nuôi dưỡng phiền não và chúng ta rất ít khi phấn đấu. 

Hầu hết chúng ta đều sống với thói quen, thói quen đó có khi là thường cận y duyên, hay tập khí của nhiều đời nhiều kiếp. Chúng ta quen ăn như vậy, quen nói như vậy, quen sống như vậy, quen làm như vậy. Thói quen đó không có nghĩa là đều thay đổi. Thí dụ, chúng ta có tật thích nói nhiều, chúng ta có một tật rất thích đám đông, thích quan hệ, bây giờ tự nhiên chúng ta thay đổi thì nó cho chúng ta phản ứng khó chịu. Như vậy, ở trong đời sống xuất gia sự khác biệt giữa hai vị tu sĩ, một là chịu thay đổi, hai là không muốn thay đổi. Sự thay đổi có nghĩa là mình cho mình một cơ hội để làm khác hơn cái mình đang làm, mình cho mình cơ hội có nghĩa mình chấp nhận là có thói quen cái tập khí nó vốn không nên là điều để chấp cái "tôi" cái "ta" không nên là điều để đánh bóng.

 Nếu chúng ta không thay đổi, nếu chúng ta không đi xa hơn trong sự tu tập mà chúng ta cứ đặt vấn đề là làm sao mình được dễ chịu, được thoả mãn được vừa ý, thì thật ra đời sống đi tu rất là vô nghĩa và giáo pháp của Đức Phật đối với chúng ta chỉ là một thứ trang sức không hơn không kém để cho đẹp thôi. Mình là tu sĩ có chiếc y, có chùa chiền, có chức vụ này chức vụ khác, có thế này thế khác nhưng căn bản trong nội tâm của chúng ta ham danh, ham lợi, ham hưởng thụ thì nó có cái tệ hại. Và không dễ dàng một người chịu thay đổi, thông thường nếp sống ở các ngôi chùa nó chỉ là một cái gì rất tương đối và nhiều khi mình càng đi tu lâu càng quen thuộc thì hình như nó là một thế giới an ổn cho mình trốn tránh những phiền lụy của thế gian, điều đó hoàn toàn không phải là mục đích của một tu sĩ. 

Nếu chúng ta đọc kỹ trong kinh thì chúng ta thấy rằng đời sống của một Samôn hay một tu sĩ thật sự là đời sống dám thay đổi, thay đổi ở đây là bản thân của mình vượt lên trên những thói quen bình thường của mình. Và hiểu được điều đó thì chúng ta mới thấy rằng tại sao đời sống độc cư đời sống trong rừng giúp ích rất nhiều. 

Chúng ta hãy nói về trường hợp một số lớn các vị tu hạnh đầu đà ở Miến Điện và Thái Lan thường thích ở trong rừng và gần các lò hoả táng. Có nhiều nơi người ta làm lò hoả táng ở trong rừng, thứ nhất là tiện để đi tìm củi, thứ nữa là phần lớn người ta sợ ma, nếu để lò thiêu ở trong chùa thì có những Phật tử sợ ma, do dó họ làm rất sâu ở trong rừng khi có người chết thì họ đem vào đó hoả táng, hoả táng xong thì mọi người cùng về. Do vậy các vị tu đầu đà thường đến gần những nơi hoả táng ở qua đêm. Đường vào những chỗ hoả táng đã được chuẩn bị tương đối trống trải dễ đi hơn là đi băng qua khu rừng. Nhưng có một yếu tố rất quan trọng, một vị thiền sư rất nổi tiếng về hạnh đầu đà của cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế  kỷ 20 thì Ngài dậy rằng sự sợ hãi ở trong rừng sâu giúp cho người tu sĩ tỉnh táo, người tu sĩ chuyên trú vào đời sống tu tập nhiều hơn. Điều này chúng ta có nghe trong những bài kinh như kinh Khiếp Đảm Sợ Hãi, Đức Phật Ngài dạy trong Trung Bộ Kinh. Nói một cách khác là một người sống hưởng thụ, một người sống với tâm đầy phiền não thì không thể sống trong rừng được. Tại vì sao vậy? Tại vì một người sống đầy phiền não sống một mình cảm thấy đời vô nghĩa và thật sự cảm thấy rất sợ hãi.

Chúng tôi có hai lần đi tu đầu đà trong rừng, mỗi một lần 3 tháng, thì chúng tôi thấy có một điểm như vầy: những khi sống ở trong rừng sâu là  chính những đêm thanh vắng lại thu thúc chúng ta nương tựa vào Phật, nương tựa vào Pháp, nương tựa vào Tăng. Nương tựa vào Phật với sức mạnh nội tại.  Theo các bậc tu hạnh đầu đà thì ở giữa rừng rất sợ. Mặc dầu mỗi lần đi như vậy chúng tôi đi hai, ba chục người nhưng phải ở cách xa nhau làm sao mà từ nơi này sang nơi khác mà nếu vị này đốt lửa vị kia không thấy tức là cách xa nhau vài cây số. Và tiếng của những loài thú ban đêm như khỉ, vượn, chó rừng, cho đến loài côn trùng và thậm chí những loài cáo, có một lần chúng tôi gặp con gấu nó đến rất gần và nhiều thứ mà mình không biết con gì nó đi đến tạo thành những âm thanh sột soạt giữa đêm ở trên lá khô, ở trong lều nhìn ra thì có những con vật mình nhìn thấy cặp mắt dễ sợ vào ban đêm. Những lúc đó không tu không được.

Lần đầu, chúng tôi đi đầu đà hướng dẫn bởi Ngài Pasano thì thật ra ba ngày đầu chúng tôi không ngủ được bởi vì những âm thanh, có những tiếng ban đêm giống như tiếng con nít khóc, và những con vật đi tới âm thanh của bước chân tạo nên nỗi sợ hãi. Khi chúng tôi đi khất thực vào trong làng rồi xong về pháp xá để gặp Ngài Pasano là vị hướng dẫn, chúng tôi trình bày với Ngài thì Ngài mỉm cười Ngài nói rằng chính sự sợ hãi nó tốt cho vị tu sĩ. Sự sợ hãi sẽ thấy rằng chúng ta phấn đấu, sợ hãi sẽ làm cho chúng ta không dễ dui, sợ hãi sẽ làm cho chúng ta cố gắng tìm nơi nương tựa, và nương tựa thật sự. 

Chúng ta thấy có nhiều người lúc ăn nên làm ra ít nhớ đến Phật, còn những lúc đời sống có nhiều hoang mang xáo trộn thì lại đến chùa cầu nguyện nhiều. Nhưng đó là cách của người phàm phu bình thường, là khi sợ thì hay cúng kiếng lễ bái. Riêng đối với vị tu sĩ thì đã từng vận dụng rất nhiều tâm nguyện của mình, vận dụng rất nhiều ý chí của mình  và con đường tu của các vị sống ở trong rừng thì không dám dễ ngươi, thậm chí những tạp niệm trong đầu mình cũng ít dám nghĩ hoặc không dám nghĩ tại vì mình mong rằng sống trong thiện pháp để được Chư Thiên hộ trì và lúc đó mình chỉ nương tựa vào pháp thôi. 

Như bây giờ chúng ta ngồi đây chúng ta nói kinh SuttaNipata về đời sống trong rừng hay đọc trong kinh Pháp Cú về đời sống trong rừng chúng ta thấy chuyện đó dễ dàng lắm. Thật sự không phải dễ đời sống xuất gia mà vào rừng sống một mình không phải là dễ. Loài người là một sinh vật rất yếu, chúng ta không có khả năng để sống và tự vệ giữa thiên nhiên như nhiều sinh vật khác. Và trong rừng sâu núi thẳm không phải là môi trường quen thuộc của chúng ta. 

Chúng tôi nhớ rằng ở đó chỉ có cái lều mà gọi là lều cho có chứ thật ra nó chỉ là cái mùng thôi và chùm lên một cây dù. Cái mùng mỏng như vậy có che chắn nhưng nó không có nghĩa gì. Và khi chúng tôi đọc tiểu sử Ngài Ajahn Chah thì có một lần Ngài ở trong rừng ở Sisaket có hai con chó sói đến gầm gử nơi gần lều của Ngài và lúc đó Ngài hành đầu đà được 6 năm và Ngài không biết phải làm gì khi hai con chó sói gầm gừ muốn tấn công Ngài thì Ngài phát nguyện theo cách những người sống hạnh đầu đà thường phát nguyện là "nếu ở trong kiếp trước Ngài có oan trái có sát hại những sinh vật như vậy thì cứ đến lấy mạng mình Ngài chấp nhận, nhưng mà nếu Ngài không có oan trái thì xin cho những con vật này bỏ đi để cho Ngài được tiếp tục tập trung thiền định". Thì khi Ngài phát nguyện như vậy lát sau thì hai con chó sói tự động bỏ đi. Khi chúng tôi kể cho qúi vị nghe câu chuyện này thì qúi vị nghe rất bình thường, mình phải có mặt lúc đó thì mới thấy dễ sợ. Tỷ như qúi vị đi đường có những con chó dữ đến nó gầm gừ mình thấy dễ sợ rồi đừng nói chi là ở giữa rừng sâu. 

 Cuộc sống ở trong rừng khi chúng ta đọc kinh Pháp Cú có câu "Tâm của chúng ta khi sống ở thế giới không quen thuộc thì giống như con cá bị bắt ra khỏi nước thì nó vùng vẫy cái tâm này nó giao động". Khi mình đọc bài kinh đó mình mới hiểu rõ thì cũng như Đức Phật Ngài dạy tâm mình dễ giao động nếu nó không nằm ở trong hoàn cảnh bình thường như con cá bị vứt ra khỏi nước. Tuy nhiên nếu chúng ta đi đầu đà thì chúng ta hiểu sống ở trong rừng thì tâm giao động mãnh liệt và trong sự giao động đó chúng ta thấy cần tìm sự nương tựa và chúng ta mới thắp sáng trí tuệ của mình, lúc đó không ai cứu mình hết, mình phải tự cứu chính mình.

Ngay cả một việc chúng ta sống chúng ta còn ỷ lại. Thí dụ mình sống ở giữa thành thị mình ỷ lại là có kín cổng cao tường, nhà có khóa an toàn, gặp chuyện gì thì gọi sở cứu hỏa họ đến cứu giúp, bệnh thì gọi xe cứu thương đến chở đi. Nhưng có những lúc sống trong rừng lạnh co ro lấy tăng già lên chùm lên và lúc đó thì có lúc chúng tôi nghĩ thật ra vào giờ phút đó mà mình trúng gió chết cũng không ai biết hết, chết giữa rừng mà nếu một hai ngày mà mình không đi khất thực và những người đạo bạn hay Ngài Cả hướng dẫn đi đầu đà Ngài thấy vắng mình Ngài đi tìm thì chắc xác mình đã có mùi rồi. Thì những lúc nghĩ như vậy thì rất chạnh lòng, đôi khi có một thoáng băng khoăn không biết mình đang làm cái gì và việc mình đang làm ở đây thật sự có tốt hay không. Đó là cả một sự vật lộn rất lớn. Nhưng có một điều chắc chắn là việc đó nó làm cho mình tỉnh táo. 

Chúng tôi muốn ngưng một chút khi nói về đời sống ở trong rừng.

 Chúng tôi nói đến sự sinh hoạt trong đời sống hàng ngày như là môi trường chúng tôi đang sinh hoạt ở tại đây. Thật ra, đôi lúc mình phải gánh vác những công việc mà nó dường như quá sức mình. Đôi lúc mình phải làm những điều mà hầu như nó không thoải mái cho lắm. Nó nặng nề  về nhiều phương diện. Nhưng chúng tôi có một kinh nghiệm của cuộc sống là chính cái khó khăn nó lại kích thích lại làm cho chúng ta tỉnh táo, làm cho chúng ta dè chừng, làm cho chúng ta ngó trước ngó sau. Và chính cái thành công, chính cái thoải mái dễ chịu đó nó thường đẩy chúng ta vào cái chỗ quên mình, chỗ dải đãi và cái chỗ mà chúng ta mất đi cái ý chí phấn đấu. Chúng tôi thấy có một kinh nghiệm sống ở trong chùa là những vị tu sĩ  mà luôn luôn đi tìm cái an toàn tìm cái dễ dàng cho mình thì thật ra lâu ngày cái tâm cùn cụt đi xuống và mất khả năng phấn đấu. Nhưng nếu chúng ta dám làm, dám kê vai gánh vác những trọng trách và dám phấn đấu thì chính điều đó giúp chúng ta rất nhiều. Ở đây, chúng tôi không có nói là mình sống ở trong sự hoang tưởng làm những chuyện hoàn toàn ngoài sức của mình. Thật ra, rất là khó để đánh giá thế nào là giới hạn cái mức của khả năng của chúng ta, chúng ta phải làm, phải đi, phải sống và dấn thân thì mình mới thấy rằng ở trong những hoàn cảnh gay go chướng ngại, thấy nó như vậy mà tốt cho đời sống của chúng ta hơn vì chúng ta có phấn đấu. Nhưng cái chúng ta dễ chết nhất đó là ở trong lúc cái gì nó cũng thuận, cái gì nó cũng tiện, cái gì nó cũng vừa ý thích, cái gì cũng hợp ý hợp lòng những lúc đó chúng ta sống dễ ngươi, chúng ta sống dải đãi.

 Ngày xưa khi chúng ta đọc mẫu chuyện của các vị sống trong rừng thì nghĩ rằng có lẽ các vị sợ chúng sanh như sợ đỉa để trốn tránh nhưng kỳ thật phải có sống qua thì mới hiểu được một vị ẩn sĩ sống trong rừng đòi hỏi chúng ta bản thân phải phấn đấu rất nhiều những ý tưởng như tà niệm hay dục niệm mà chúng ta ở thành thị có khi khởi lên những tạp niệm, nhưng sống giữa rừng sâu chúng ta không dám nghĩ đến. Có những lúc mình ngồi ở trong rừng chung quanh những cây cao to mình nghĩ ở trên đó có những vị thọ thần có những vị Chư Thiên đang trú, cái cảm giác đó chúng ta không có ở thành thị nhiều, mình biết Chư Thiên ngụ chung quanh nhà, thật ra ở trong rừng thì có cảm giác đó mạnh hơn. Và Chư Thiên đọc được tâm ý mình thì lúc đó chỉ có nhắc là ngồi niệm hơi thở hay niệm ân đức Phật hoặc giả ngồi niệm tâm từ, đọc kinh Từ Bi, cố gắng đi vào giấc ngủ bằng tâm từ. Đức Phật dạy người tu tập tâm từ thì có Chư Thiên hộ trì. 

Những sự phấn đấu như vậy rất là mãnh liệt khi mình sống ở trong rừng và khi mình sống ở giữa thị thành đầy đủ tiện nghi thì sự phấn đấu không có. Đôi khi chúng ta phải có những hoàn cảnh để tác động tâm tư của mình. 

Và một vị đi đầu đà khi sống ở trong rừng ngoài việc tin tưởng vào Tam Bảo, tin tưởng vào sự hộ trì của Chư Thiên còn phải tin tưởng vào cái pháp của mình đang thọ trì, cái giới mình đang thực hành. Tại vì một phút dễ dui, một chút dễ ngươi, một chút coi thường nào đó mà tâm cho thấy sự dải đãi và sự dải đãi đó nó đe dọa lòng tự tin của mình, và lúc đó mình cố gắng làm sao cho thật tốt. Nó giống như trường hợp mình ở trong hoàn cảnh bắt buột thì mình mới giữ nhà cửa ngăn nắp sạch sẽ còn ở trong điều kiện không có chuyện gì thì tự nhiên mình không muốn phấn đấu nữa. Con người của chúng ta mình nên hiểu rằng thay đổi thói quen của mình, thay đổi nếp sống của mình không dễ, cái tâm của mình mà nó đi ngược lại với môi trường  mình thường sống thường an trú thì giống như con cá vứt ra khỏi nước thì cái tâm này nó vùng vẫy giao động, những lúc đó chúng ta cảm thấy thấm thía. 

Những ngày như ngày hôm nay phải nói rằng có một số cảm xúc mới nhìn thấy thì rất thụ động nhưng kỳ thật thì nó lại lợi nó là sức mạnh nếu chúng ta biết khéo vận dụng. TT Tuệ Siêu giảng: "có những thọ ưu nên thân cận và thọ ưu không nên thân cận" mình nghe câu đó rất bình thường nhưng kỳ thực thì ở trong đó mang nhiều bí quyết sống. Là có những phiền não mà đặt đúng chỗ thì nó biến thành nghị lực nó biến thành sinh lực nó tạo cho chúng ta rất là nhiều năng lực. Thí dụ sự sợ hãi mà chúng ta nói như chúng tôi sang bên wat Pah Nanachat thời gian đầu chúng tôi bị cái bịnh buồn ngủ hôn trầm, một bịnh ở trường thiền sợ nhất là sự buồn ngủ, mỗi khi buồn ngủ ngồi thiền khó, lý do buồn ngủ triền miên đó là một ngày đi ngủ lúc 10:00 giờ thức dậy 3:00 giờ sáng để rồi chuẩn bị vệ sinh rồi 4:30 đi tụng kinh rồi ngồi thiền, rồi đi dọn dẹp xong mới đi khất thực, ở Thái Lan đi khất thực sớm thì giấc của chúng tôi là 10:00 đi ngủ mà 3:00 giờ sáng thức dậy thì không đủ mặc dầu chỉ thiếu 1 giờ đồng hồ thôi mà khi buồn ngủ như vậy, bây giờ khi chúng ta ngồi đây nói chuyện mình buồn ngủ thì nó không phải là thứ phiền não nó là tự nhiên thôi, nhưng nếu chúng ta ở trường thiền thì chúng ta thấy rằng buồn ngủ nó là một chướng ngại, vừa ngồi xuống nhắm mắt vừa để ý hơi thở một chút xíu là tự nhiên cơn buồn ngủ làm chúng ta không thể tập trung được nữa. 

Thì có nhiều cách để đối trị cơn buồn ngủ nhưng một cách hơi cực đoan một chút. Người ta thường được hướng dẫn tại các trường thiền là khi buồn ngủ quá mà mình ở trong am thất ở trong cốc thì mình bước ra bên ngoài đi trên con đường kinh hành nhưng đừng mang đèn theo và đi chân không nó làm cho chúng ta tỉnh táo. Tại vì sao vậy? Tại vì  ở trong đêm tối dưới chân mình không biết có cái gì thì tự nhiên tỉnh lại và mình trở về chỗ ngồi thiền trong vòng mươi phút. 

Thì lý do chúng tôi nói sự sợ hãi là phiền não nó cũng tốt, hay là mình nên dùng cái phiền não để biện hộ nhưng chúng tôi nói có những thọ ưu nên thân cận, có những trạng thái mới nhìn thì nó như là một sự giao động, sự bấn loạn, sự sợ hãi, nhưng mà từ nó là cái gì rất tự nhiên từ đời sống độc cư, đời sống trong rừng, đời sống đó làm cho chúng ta phải trở về nương tựa với Pháp, với đề mục thiền định, lúc đó mình thấy có sự cung kính Phật, cung kính Pháp, cung kính Tăng, cung kính học giới, cung kính thiền định, những pháp mà nó rất là rõ. Bởi vì sao, bởi vì là nơi nương tựa của mình.  

Là với một người tu tập thì những chướng duyên, những trở ngại, và cuộc sống vô định nó không đáng sợ bằng cuộc sống ổn định, nó không đáng sợ bằng đời sống tương đối tiện nghi đầy đủ, không đáng sợ bằng sự ru ngủ của mình. Một khi mà mình bớt đi sự phấn đấu và bắt đầu sống để hưởng nhàn hưởng thụ thì lúc đó thật ra chúng ta đang bị phiền não dẫn dắt, và chúng ta mất đi sự phấn đấu chân thực. Vì vậy nếu chúng ta đọc kỹ trong kinh thì chính sự  kham nhẫn đối với nghịch cảnh và nếu chúng ta làm được thì nó tạo cho chúng ta sức mạnh nội tại. 

Và đôi lúc nói thì hơi quá đáng nhưng  chúng ta phải cảm ơn những lao khổ của cuộc sống, chúng ta phải cảm ơn những đọa đầy những nhọc nhằn của cuộc sống nó làm cho chúng ta trổi dậy. Nhưng mà nó sẽ là một điều rất đáng sợ nếu đời sống của chúng ta là đi tìm cái tháp ngà đi tìm một nơi cư trú bình yên một lối sống bình yên và mình nghĩ rằng mình sẽ sống hoài hoài. Thật ra nó không có chỗ nào bình yên hết, nó chỉ là một hảo ý nhắc cho chúng ta thôi. Một người tu tập nếu có chấp nhận một điều rằng mình cần phải thay đổi, mình nên thay đổi, và mình phải thay đổi thì chúng ta dễ dàng nhận ra chính cuộc sống ở trong rừng, cuộc sống ở nơi thanh vắng nó tạo cho chúng ta một hoàn cảnh bắt buột phải phấn đấu, và chúng ta sống dễ dàng để thay đổi hơn. Khuynh hướng của chúng ta ngày nay là cuộc sống có tiện ích, cuộc sống của tiện nghi, cuộc sống của thoải mái, chúng ta vẫn mong mỏi rằng mọi thứ sẽ thuận buồm xuôi gió và chúng ta rất vui khi chúng ta cảm thấy được may mắn nhưng mà đằng sau sự may mắn đó nó không cho chúng ta cái gì ngoài cái phiền não khi những nghịch cảnh nó đến thì nhiều khi nó làm cho chúng ta trạnh lòng.

Trước đây trong chùa chúng tôi để ý ở chỗ nào khổ đời sống tương đối rất thiếu thốn thì các vị học nhiều các vị tu nhiều, ở chỗ nào sung túc thì cái học cái tu không có nhiều vì thiếu sự phấn đấu. Chúng tôi không có nói rằng đời sống để đi tìm cái khổ nhưng cũng không thể phủ nhận được chính sự dấn thân chính sự dám làm nó mới phát triển được cái hùng tâm, mới phát triển được ý chí của mình. Còn đời sống lúc nào mình cũng nghĩ đến mình có công ăn việc làm để nương tựa, mình có nhà cao cửa rộng để nương tựa, mình có những người thân chung quanh để mình nương tựa, thì lúc đó đôi khi mình quên như thế nào là nương tựa Phật, nương tựa Pháp, nương tựa Tăng. Chúng ta cũng hiểu hành trình tu tập có nghĩa là chúng ta đi trên một con đường mà con đường đó khả dĩ làm mất đi từ cái ý chí thay đổi của chúng ta và nếu chúng ta muốn làm khác đi thì nó phải có cái gì thu thúc nếu chúng ta không có động lực thu thúc thì chúng ta đa phần sống đời sống với thói quen,  thói quen nó thay đổi dần dần từng chút một nhưng đa phần thì thói quen nó chỉ là lập đi lập những cái đáng nhàm đáng chán của cuộc sống. 

Cũng giống như chúng ta đọc ở trong kinh Thánh Cầu trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật Ngài kể kinh nghiệm Ngài còn là hoàng tử trong cung "tại sao ta bị sanh già đau chết chi phối gây hại mà lại đi tìm cái sanh già đau chết chi phối đúng là vòng luẩn quẩn" và Ngài lên đường. Chúng ta đọc những bài kinh như là kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm của Trung Bộ Kinh chúng ta mới thấy được quả thật là ở trong cuộc sống một mình ở trong rừng sâu núi thẳm bao nhiêu cái tinh anh bao nhiêu cái ý chí từ tâm tư của vị Bồ Tát. Chúng ta thường  kể về cuộc đời Đức Phật chỉ kể cái gì đẹp cái gì mình thích nghe ít có ai biết về sự phấn đấu về những ý chí khởi lên trong tâm Ngài trước khi thành đạo. Nhưng mà đó là những bài học rất đẹp bài học đó cho chúng ta rất là nhiều. 

Nên chúng tôi mong rằng bài kinh Ẩn Sĩ này cũng như nhiều bài kinh khác ở trong kinh Tập nếu chúng ta nghiền ngẫm cho kỹ chúng ta không nên nghĩ rằng chuyện đó mình nghe rồi mình biết rồi, khi nghe kinh Ẩn Sĩ  chỉ nghe giảng một vài lần là mình hiểu, không phải như vậy, có những thứ chúng ta cần phải nhớ, cần phải nghe đi nghe lại để chúng ta có thể thấm thía, có thể hiểu rõ được giá trị của từng bài. Đề tài độc cư của các vị Mâu Ni không phải dễ dàng ở đây nó cũng tương tự như là bài kinh TT Tuệ Siêu giảng kinh Tê Ngưu Một Sừng ./.

Thursday, August 14, 2014

Phải chăng người tu tập là người biết hướng nội là cần thiết trong đời sống viễn ly?.-

Hỏi: Phải chăng người tu tập là người biết hướng nội là cần thiết trong đời sống viễn ly?.

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 3-8-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Trong 3 bài kệ TT Tuệ Siêu giảng, bài kệ  khi đề cập đến viễn ly thì một người từ bỏ hý luận các tri kiến:

55. Ðược giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Ðạt được quyết định tánh,
Chứng đắc được con đường.
Nơi ta trí được sanh,
Không cần nhờ người khác,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.

Có lẽ, chúng ta nghe điều này dường như rất bình thường. Phiến đàm được kể là một cách giao lưu không cần thiết. Giả tỉ khi cần việc gì mình nhờ người nào thì mình nói thẳng với người đó là mình cần họ làm giúp, thì đó là việc cần thiết. 

Nhưng cũng có nhiều trường hợp không cần phải nói mà người ta cũng nói. Về điểm này, thì nếu chúng ta có dịp sống trong trường thiền sẽ nhận ra rằng những lời nói vô ích hay ngay cả cách mình ưa thích nói chuyện, cách liên lạc cũng là chướng ngại cho cuộc sống tu tập. 

Một trong những cảm xúc con người sợ hãi nhất đó là nỗi cô đơn và chúng ta thường đi tìm sự đồng cảm, tìm sự thông cảm, tìm sự trao đổi. Một lãnh vực của loài người đặc biệt rất phong phú đó là ngôn ngữ. Chúng ta nói rất nhiều, chúng ta viết rất nhiều và chúng ta cũng tạo ra phiền toát rất là nhiều. Chúng ta cần nói để thấy rằng mình không bị bỏ rơi, để không thấy rằng mình bị cô đơn. Nói ở đây có nhiều hình thức, dù là tìm bạn bè để nói thì chuyện đó dễ thấy, text message trong điện thoại cũng là một cách nói, email cũng là một cách nói, chat cũng là cách nói. Nếu chúng ta thường tìm cách để giao tiếp, tìm cách để tiếp xúc và hầu như thì giờ yên lặng cho chúng ta cái gì đó rất dễ sợ đó là nỗi cô đơn, và đa số đều rất là sợ sự cô đơn. 

Khi chúng ta đọc bài kệ này chúng ta có thể nhận ra được một người muốn tu tập nội tâm trước nhất họ biết qúi thì giờ của mình, không phiếm đàm, không nói chuyện nhảm nhí vô ích. Đồng thời người tu tập là người biết hướng nội thấy rằng thì giờ mình có thể sống trong sự yên lặng tập trung vào cái mình làm tốt hơn là ngồi đó để hý luận, để phiếm đàm.

Tại các quốc gia nền kinh tế phát triển con người tương đối bận rộn làm việc từ sáng đến chiều rồi trở về nhà họ mong được nghỉ ngơi do đó đời sống của họ giờ giấc mỗi ngày có được vài tiếng đồng hồ một mình họ rất qúi, ngày cuối tuần thì cũng cần có được nghỉ ngơ. Nhưng ở những nơi có nền kinh tế không phát triển người ta thất nghiệp nhiều thì chuyện tụm năm tụm ba ăn nhậu ngoài hàng quán là chuyện rất thường thấy tại vì con người muốn tiêu pha thì giờ. 

Thật tình thì về chuyện này có nhiều cái đôi khi chúng ta phải lắng tâm chúng ta mới thấy. Như loài người quen với cuộc sống hợp quần. Chúng ta thích thương yêu và muốn được thương yêu. Chúng ta thường thích được chú ý. Một khi mình sống một mình, một mình ở đây tức là ít nói ít giao thiệp thì cảm thấy rất sợ hãi và mình cảm thấy lẻ loi, cảm thấy lạc lõng. Nhưng mà rồi, ở trong sự giao tiếp chúng ta thấy mình tận dụng rất nhiều kỷ năng về sử dụng ngôn từ, nào là nói, nào là viết, nào là truyền đạt bằng cách này hoặc bằng cách khác. Loài người tận dụng ngôn ngữ cho nên phong phú thì nó có cái hý luận của ngôn ngữ. Nghĩa là chúng ta kể chuyện vui và mọi người vỗ tay mọi người cười thì chúng ta thích kể chuyện vui hoài. Chúng ta nói chuyện có sức thuyết phục thì chúng ta thích nói. Và điều đó trở thành một thứ có người ghiền có người ghiện. Thậm trí có đôi khi người ta nói những lời rất ác với nhau  thì cũng có cái nghiện ở trong đó, có những người không chửi người khác họ không chịu được, không nói những chuyện độc ác không được như là họ chửi thề rồi quen miệng, chửi rủa thì quen miệng. 

Và ở trong giới tu hành có những người sống thì tạo ra một thói quen thích lý luận điều này lý sự điều kia. Việc lý sự nhiều không cho phép người đó được sự nghỉ ngơi được sự an tịnh của đời sống nội tâm. Tâm của chúng ta không có sự an tịnh thì thường hời hợt không có chiều sâu. Một điểm rất đáng sợ của người tu tập là gặp chuyện gì cũng có ý kiến là đẹp, là xấu, là hay, là dở, là thế này, là thế kia. Thì cái nhìn của chánh niệm là sự việc ra sao mình thấy nó như vậy. Thí dụ mình thở vào biết mình thở vào, thở ra biết thở ra, cái vui buồn đến mình biết là cái vui buồn đến, cái vui buồn đi mình biết là cái vui buồn đi, mình không thương trách, mình không dán nhãn cho nó, mình không nói nó là thế này thế kia, mình chỉ lẳng lặng nhìn, lẳng lặng theo dõi. Nhưng cái tâm của chúng ta không có quen như vậy. Tâm của chúng ta thích phê phán nhận định là cái này phải làm thế này cái kia phải là thế kia. 

Chúng tôi nhớ là Ngài Ajahn Cha dạy một điều là một ở trong những điểm một hành giả tu tập phải có can đảm là đó là giám đặt lại vấn đề có cần thiết phải có ý kiến không, những ý tưởng của mình có đúng 100% hay không. Thật ra quan điểm là quan điểm dù đó là quan điểm về chính trị kinh tế về bất cứ điều gì và lúc đó mình nói với ai một điều gì mình khẳng định như đó là chân lý bất di bất dịch. Kỳ thật thì không có gì là chân lý ở chỗ đó hết, nó chỉ là ý kiến thôi, và đôi khi ý kiến đó rất hời hợt. Chúng ta thấy trong cuộc tranh cử tại Hoa kỳ người ta bênh vực ứng cử viên này hoặc bênh vực ứng cử viên kia và hầu như khi bênh vực người ta sống chết với điều người ta nghĩ  chuyện mình nói phải là đúng. Nhưng thật ra năm này năm sau nó không phải hoàn toàn như vậy. Nhìn vào Tổng Thống Obama khi nhậm chức thì con số người ủng hộ lên tới 67% nhưng đến bây giờ thì con số tụt xuống còn 40%. Thì năm dài tháng rộng nó có lên có xuống, tự nhiên của đời sống là như vậy. 

Chỉ có những người tâm tư thật sự an tịnh hoàn toàn, nói theo ngôn ngữ Phật học là chúng ta có khả năng nhìn chánh niệm được. Quá nhiều ý tưởng, quá nhiều ý kiến làm cho chúng ta không chấp nhận sự việc. Ví dụ như một chuyện rất đơn giản là chúng ta nghĩ cuộc sống phải thế này cuộc sống phải thế kia. Một lần Tôn Giả Ananda được nghe Đức Phật Ngài sắp viên tịch thì Tôn Giả bị chấn động Đức Phật dạy rằng "Này Ananda, Như Lai há đã nói rằng tất cả pháp hữu vi là vô thường" Cái cơ hội đó nó rất là ngắn nhưng nhắc cho chúng ta thấy một sự việc là cái nhìn của bậc hoàn toàn giải thoát khác mà cái nhìn của những người phàm phu nó khác. Tôn Giả Ananda là một vị Thánh hữu học là một vị chứng sơ quả, còn riêng đối với chúng ta thì hầu như chúng ta luôn luôn mong mỏi rằng mọi việc nó phải diễn ra cách này và chúng ta có quan điểm rõ ràng là cái này nó thế này cái kia nó thế kia rất ít khi có trường hợp chúng ta lẳng lặng nhìn một cách khách quan nhìn với tâm an tịnh. Chúng ta sống bằng kiến chấp chúng ta sống bằng quan niệm và chúng ta sanh tử bằng những quan niệm đó. 

Cái vấn đề không phải là quan niệm của chúng ta ý tưởng của chúng ta cao siêu hay thấp kém, ý tưởng của chúng ta có gì mới mẻ hay không mới mẻ, chuyện đó không quan trọng, quan trọng đó là sự vật như thế nào thì mình nhận ra như vậy, không thêm không bớt, không vẽ rắn thêm chân, không có nghĩ rằng mọi sự phải như thế này, mọi sự phải như thế khác, mà chấp nhận là như vậy. Thìcái khó lớn nhất đó là nhìn bằng một nội tâm an tịnh. Và về điểm này, để có được nội tâm an tịnh thì ngôn ngữ của chúng ta phải an tịnh, khẩu nghiệp chúng ta phải an tịnh. Khẩu nghiệp an tịnh là bớt đi phiếm luận. Nhiều lúc chúng ta phải can đảm nhận rằng mình nói không phải tại vì cần nói mà tại vì mình muốn nói, mình không nói mình cảm thấy bị thiệt thòi, không nói mình cảm thấy thế này thế khác, ai cũng đưa ra quan niệm của mình là đúng, và bảo rằng cái hiểu cái nhìn và cái nói của chúng ta đúng 100% . Thì chuyện đó không có. Người tu tập thì phải nhận rõ rằng quan điểm là quan điểm. Và đa số cái hiểu của chúng ta về thế giới này như người mù rờ voi. 

Người ngoài đời có một thành ngữ nghe rất là thông dụng là "ăn tục nói phét"  khi người ta nói "ăn tục nói phét" thì ở đó nói lên một cá tính ưa thích của chúng ta. Ăn thì không cần biết chuyện đó tốt cho sức khỏe hay không tốt cho sức khỏe miễn là mãn khẩu miễn là vừa miệng là được. Và nói phét tức là chúng ta thích nói thậm chí phóng đại sự việc, nói lung tung, miễn sao mình có nói là được, và mình nói có vẻ như là nói đao to búa lớn. Khi một người nói năng như vậy thì họ nghĩ chuyện đó hay lắm nhưng thật ra nếu nhìn ở một góc cạnh khác là nói bằng sự thất niệm nói bằng sự thiếu an tịnh thiếu khách quan của cuộc sống. 

Vì vậy ở trong tất cả các trường thiền đều có qui tắc chung là hạn chế tốt đa sự nói năng, Đức Phật không dạy chúng ta tịnh khẩu là im lặng hoàn toàn muốn nói gì thì lấy cây viết bút đàm, thì đó là đi quá đà. Điều mà Đức Phật muốn dạy là: khi nói thì nói những chuyện cần thiết, nói vừa đủ cho hai người nghe, và đặc biệt là nói hợp thời, nói có lợi lạc, nói với tâm từ, và nói đúng sự thật. Không phải dễ đâu. 

Và khi chúng ta hành thiền ở trong các trường thiền mình mới thấy rằng mình có nhu cầu được nói. Khi chúng ta được cơ hội nói là chúng ta níu lo, chúng ta tiú tít. Cuộc sống mà không được nói thì nó dồn nén, vừa hết khóa thiền chạy ra ngoài gặp bà con nói lung tung chuyện, đủ thứ chuyện, mình ưng nói, mình thích nói, mình ham nói, và tại vì mình ưng nói thích nói do đó mình nói nhiều chuyện, chuyện cần cũng nói, chuyện không cần cũng nói, chuyện của mình cũng nói, chuyện của người khác cũng nói, mà càng nói thì "đa ngôn đa quá" càng nói nhiều thì càng lỗi. Đúng như vậy chúng ta nói nhiều nói đủ thứ chuyện. 

Nên một cách chúng ta tu tập là chúng ta sống an tịnh ,chúng ta đừng xem thường điều này ở trong Bát Chánh Đạo, Chánh Ngữ là một ở trong Bát Chánh Đạo là một trong tám chi phần và Chánh Ngữ không đơn giản chỉ là không nói dối là Chánh Ngữ. Chánh Ngữ gồm không nói dối, không nói độc ác, không nói đâm thọc, không nói nhảm nhí vô ích. Nhưng với một người tu tập thì hiểu được là khi mình tu khi mình muốn an tịnh nội tâm thì khẩu nghiệp của mình, lời nói của mình phải chân chánh và chúng ta phải giảm thiểu những điều hí luận tức là nói tàm phào nói sao cho sướng miệng, nói tại vì mình thích nói ,và nói không mục đích rõ ràng. Và về chuyện này khó không phải dễ. Đôi lúc mình để ý là có những người rảnh thì không muốn mà lại muốn tìm một người nào để text chat, muốn tìm người nào để nói chuyện điện thoại, muốn tìm người nào đó để gặp để thăm viếng. Chúng tôi biết có một vài vị lớn tuổi nhưng thói quen giao tiếp vẫn còn, ít có người nào nói nhiều mà không nói chuyện với thiên hạ. Những người thích nói mà nói chuyện thiên hạ thì thật sự rất là phiền, nhưng mà nó thành thói quen.

Và chúng ta thấy được như vậy thì chúng ta hiểu là:
- Thứ nhất, để tâm được an tịnh thì chúng ta phải tránh phiếm luận không nói nhảm nhí vô ích, để tránh nói nhàm nhí vô ích.
- Thứ hai, chúng ta cần phải nhớ ở tại đây đó là chúng ta nói vì thói quen, nói vì muốn nói chứ không có nghĩa là chuyện đó cần phải nói, đa số chúng ta không cần phải nói chúng ta nói nhiều
- Thứ ba, mình nhớ là khi mình nói vì thói quen nó ghiền muốn nói, mình càng nói nhiều thì càng dễ tạo ra những phiền phức cho mình cho người khác.
- Và sau cùng thì ở trong khuynh hướng phát triển Chánh Niệm nó rất là kỵ  với cách nói năng mà buông thả tin gì nói đó, Chánh Niệm ở đây có nghĩa là khả năng an tịnh tâm để nhìn vào sự vật một cách sáng suốt, không thêm không bớt, sự việc như thế nào nhìn thấy mình biết như vậy. Nó không có dễ dàng. Nhưng, nếu một người tu tập mà không có tránh tạo khẩu nghiệp thì chúng ta có vấn đề lớn chứ không nhỏ ./.

Monday, August 11, 2014

Nói về thiện ác đôi khi mơ hồ vì cách lý luận nhưng quả cuả nghiệp có rõ ràng về vui và khổ?

Hỏi: Nói về thiện ác đôi khi mơ hồ vì cách lý luận nhưng quả cuả nghiệp có rõ ràng về vui và khổ?

(câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 26-4-2014 Minh Hạnh chuyển biên và tóm tắt.)

TT Pháp Đăng: Trong câu trả lời Đức Phật trả lời cho vị Bàlamôn" bờ biển bên này và bở biển bên kia rất xa rất xa, mặt trời mọc mặt trời lặn rất xa, thiện và quả bất thiện thì rất xa rất xa" thì Đức Phật Ngài trả lời trong kinh Tăng Chi như vậy thiện và bất thiện cách nhau rất xa chứ không gần nhau.

Đôi Khi một sự việc với phàm phu như chúng ta nhìn không biết được. Nhưng đối với Đức Phật  Ngài biết được chuyện đó là chuyện bất thiện do cái tâm của người đó và tác ý của người đó. Tác ý của người đó là cố ý giết hay cố ý hành hạ đánh đập. Còn bình thường nếu vì một tác động nào đó cũng chuyện tương tự như vậy nhưng vị đó không cố ý thì Đức Phật Ngài dạy là không có tội. Như vậy nhìn vào chúng ta không biết được còn Đức Phật biết được tâm của người đó như vậy.

Thì câu Phật Ngôn : " cetanaham bhikkave kammam vadami - Nầy tỳ khưu! tác ý là nghiệp."  cho biết sự cố ý là nghiệp. Cố ý hành động của chúng ta sự cố ý đó là nghiệp. Như vậy, nếu chúng ta cố ý để răn dạy một người thì khác với sự cố ý hành hạ đánh đập giết hại người.

 Các bậc Thánh các Ngài như Đức Phật không bao giờ đánh đập ai. Nếu một người vào hội chúng tu tập mà phạm như lỗi như là phạm giới thì  Ngài cho ra khỏi hội chúng, còn nếu Đức Phật thấy người đó còn chút xíu lòng tin thì Ngài tiếp tục dạy người đó tu tập thì sau đó họ lãnh quả vui còn hơn là họ ra đời họ tạo ác nghiệp để lãnh quả khổ. 

Chính vì như vậy nên khi nói về thiện ác thì phàm phu chúng ta nói mơ hồ nhưng đối với Đức Phật thì thấy rất rõ ràng nên Ngài mới nói 4 pháp rất xa rất xa,  bất thiện và thiện rất xa rất xa. Như vậy thì rõ ràng quả thiện cho quả tốt như là không bịnh hoạn, sáng suốt, cho quả lành, cho quả vui. Còn quả bất thiện là bịnh hoạn, không khôn khéo, không khôn ngoan, cho quả khổ. 

Thì chúng ta thấy quả thiện và quả ác khác nhau rõ ràng. 
- Khi một người làm ác Đức Phật Ngài nói ngủ không được an vui, thức không được an vui, trước hội chúng phải rụt rè e sợ, rồi tâm rối loạn khi chết người đó rơi vào khổ cảnh. 
- Còn người làm phước làm thiện thì ngủ được an vui, thức được an vui, trước hội chúng người đó dạn dĩ, trong lúc bịnh hoạn tâm không rối loạn, khi chết được sanh vào nhàn cảnh. 

Như vậy hai cảnh giới đó khác nhau như vậy quả của bất thiện nghiệp nó rõ ràng là quả khổ, quả đen hắc báo. Còn quả của thiện nghiệp là quả trắng, thiện quả như trong kinh Phúng Tụng có nói. 

Friday, August 8, 2014

Thế nào là sự nhiệm màu của Phật Pháp ?

Hỏi: Thế nào là sự nhiệm màu của Phật Pháp?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 26-4-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Thỉnh thoảng khi đọc những câu Phật ngôn tương tựa như câu Phật Ngôn:
"Có hai loại thuyết pháp của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh-Ðẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia. Thế nào là hai? "Hãy thấy ác là ác", đây là thuyết pháp thứ nhất. Sau khi thấy ác là ác, ở đây, "Hãy nhàm chán, hãy từ bỏ, hãy thoát ly", đây là thuyết pháp thứ hai. Này các Tỷ-kheo, có hai loại thuyết pháp này của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia".

Chúng tôi thường ngồi để suy tư và tâm niệm về lòng từ bi của Đức Phật. Đức Phật Ngài giống như một người cha thấy con hư hoặc nếu nó nên người tốt đẹp thì ông cha lại khuyến khích và nếu có những việc làm mà sai trái dẫn đến chỗ phiền khổ thì ông cha sẽ ngăn chặn. 

Đọc vào trong kinh điển tìm thấy những lời dạy của Đức Phật chúng ta có thể cảm nhận ngay lập tức rằng Đức Phật dạy điều này không phải vì Ngài muốn xây dựng muốn có thêm đệ tử hay Ngài muốn thuyết phục người khác theo Ngài hoặc giả Ngài muốn chúng ta phải tin Ngài. Ở đây thường một điều là Ngài thấy chúng ta đi vào con đường khổ Ngài dạy và ngăn lại, chỉ đơn giản như vậy. Nếu chúng ta nhìn thấy được điều đó thì chúng ta có thể cảm nhận được lòng đại bi sâu xa của Đức Phật. 

Một điểm khác, khi đề cập đến giáo lý của Đức Phật thì chúng ta thấy rằng Ngài rất rõ ràng. Ngày hôm nay có khuynh hướng người ta thích cái gì mơ hồ đao to búa lớn nhưng chúng ta không có đặt nặng vấn đề, mà làm sao chúng ta có thể nghe có thể hiểu và có thể đem vào trong đời sống. Lời dạy của Đức Phật vẫn còn vang đọng cho đến ngày hôm nay vì tánh cách trong sáng dễ hiểu thực dụng của Ngài.

Cũng từ bài kinh này, chúng ta xét thấy một điều ở trong rất nhiều trường hợp khi Đức Phật Ngài đặc biệt đề cập đến thiện và ác Ngài không quanh co như chúng ta. Khi Đức Phật đề cập đến thiện và ác Ngài không cho nó màu sắc triết lý như chúng ta. Khi Ngài đề cập đến điều thiện và ác Ngài không làm cho vấn đề nó quá mơ hồ. Chúng tôi nhớ một nhà lý luận của người Tây Phương họ nói: "có một nghịch lý là cả hai bên khi đánh nhau  họ đều tin tưởng vào Thượng Đế và bên nào cũng tin rằng Thượng Đế đứng về phe mình và mình cầu nguyện Thượng Đế giúp cho mình chiến thắng kẻ địch, bên này và bên kia cũng vậy". 

Do vậy lâu ngày, ngay cả hình ảnh của Thượng Đế, hình ảnh của thiện và ác nó đều có tánh cách là thiên kiến, bóp méo. 

Riêng đối với Đức Phật, Ngài dạy rất rõ đây là thiện, đây là bất thiện. Và khi đề cập đến bất thiện thì Ngài cũng dạy rõ là chúng ta nên làm gì. Về điều này không phải chỉ áp dụng với ác pháp, không phải chỉ áp dụng với một số các pháp mà chúng ta chỉ nghe một hay hai pháp và riêng đối với Tứ Diệu Đế trong bài kinh Chuyển Pháp Luân Đức Phật Ngài cũng dạy rõ khi chúng ta nhận thức Tứ Đế thì chúng ta nhận thức theo 3 luân 12 chuyển. Ba luân 12 chuyển đó là: 
Đây là khổ là mình nhận thấy mặt mũi của sự khổ, khổ cần được nhận thức và khổ đã được nhận thức. 
Đây là nguyên nhân sanh khổ, nguyên nhân sanh khổ cần được đoạn diệt và nguyên nhân sanh khổ đã được đoạn diệt. 
Đây là Diệt Đế, Diệt Đế cần được chứng ngộ và Diệt Đế đã được chứng ngộ. 
Đây là Đạo Đế, Đạo Đế cần được tu tập và Đạo Đế đã được tu tập. 

Thì thưa qúi vị đối với chúng ta thông thường khi định nghĩa điều gì chúng ta chỉ định nghĩa một phương diện thôi, đây là khổ, đây là tập, đây là đạo. Nhưng khi Đức Phật Ngài nói rằng Khổ Đế cần được nhận thức, Tập Đế cần được đoạn diệt. Diệt Đế cần được chứng ngộ và Đạo Đế cần được tu tập thì Đức Phật không phải chỉ dạy cho chúng ta cái pháp đó mà Ngài dạy chúng ta có thái độ đối với pháp đó. Và chẳng những vậy mà chúng ta có thể ý thức được rằng từ sự nhận diện cho đến biết là chúng ta nên làm gì và ý thức rõ là chúng ta đã làm gì thì cái đó là một cái biết hoàn chỉnh một cái biết đầy đủ nó kéo dài từ sự hiểu biết qua sự thực hành, từ cái định nghĩa cho đến thái độ của chúng ta đối với vấn đề. 

Chính những điểm này đã thiết lập cơ sở của Pháp Học, Pháp Hành, Pháp Thành. Chính những điều này làm cho Phật Pháp được tỏ rõ. Chúng ta là người học Phật thì chúng ta không thể lơ là với điều này, rất cần và rất nên biết về những điều như vậy để giúp cho chúng ta chẳng những được tinh tiến và còn lợi lạc ở trong Phật Pháp. 

- Sự nhiệm màu của Phật Pháp không phải là chúng ta đi chùa cầu nguyện một pho tượng rất là linh và chúng ta gọi đó là sự nhiệm màu. 

- Sự nhiệm màu trong Phật Pháp là học, hiểu và thay đổi đời sống và khi chúng ta thay đổi được đời sống chúng ta thấy những điều này rất hoan hỉ rất màu nhiệm ./.

Wednesday, August 6, 2014

Pháp gì do nhân do duyên sinh thì pháp đó cũng do nhân do duyên diệt

"Pháp gì do nhân do duyên sinh thì pháp đó cũng do nhân do duyên diệt"

(bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Một bài học khó tiêu hóa; cái gì sanh lên do nhân do duyên thì cái đó phải có chung cuộc của nó, khi nhân duyên kết thúc . Lấy một thí dụ đơn giản, chúng ta thắp một ngọn nến, ngọn nến đó cháy được là nhờ có sáp, nhờ có tim, nhưng nhờ có sáp và tim là yếu tố quyết định cho ngọn nến cháy thì sáp và tim đó không phải là thứ gì vĩnh hằng, không phải là thứ gì bất diệt, nó bị mòn mỏi theo thời gian, và khi sáp với tim không còn nữa thì ngọn lửa cũng chấm dứt. Như vậy ngọn lửa hiện hữu là nhờ sáp với tim, và ngọn lửa không hiện hữu nữa thì cũng bị chi phối điều kiện của sáp và tim.

Chúng ta sanh ra ở trong kiếp người, chỉ đơn thuần là do sanh nghiệp và trì nghiệp chúng ta hiện hữu, nhưng trì nghiệp đó cũng không thể nào là một năng lực bất tận, nó phải có cái chấm dứt của nó,  bởi vậy câu " Hữu hình hữu hoại, hữu sanh hữu diệt ", "cái gì tụ thì phải có tán" không phải là điều chúng ta dễ dàng nhận thức được.

Khi Ngài Xá Lợi Phất bấy giờ còn là một cư sĩ Upatisya, gặp được Tôn Giả Asvajit đang đi khất thực trên đường, nhìn phong thái của vị SaMôn này, Upatisya đã cảm thấy có một cái gì siêu việt, có cái gì vượt thoát ở trong khuôn mặt, ở trong cử chỉ và ở trong cái nhìn từ trong ánh mắt rất trung thực trong sáng. và Upatisya đã đến chắp tay hỏi Ngài Asvajit.

- Ngài là ai, và học đạo với Thầy nào, và có thể nói cho con biết Ngài đã học những gì ở vị Đạo Sư đó.

Ngài Asvajit mặc dầu lúc đang đi khuất thực, và đã trở về ngồi một chỗ thọ thực đã xong, Ngài thấy vị thiện nam này kiên nhẫn đi theo mình từ lúc đi khuất thực cho đến bây giờ sau giờ thọ thực xong.

Ngài Asvajit nói với Upatisya rằng:

- Bần đạo xuất gia với Đức Phật, và bởi vì xuất gia không bao lâu, nên hiểu thì không có nhiều, nhưng có thể tóm tắt một câu rằng "Chư pháp tùng duyên sinh, diệt phục tùng duyên diệt, ngã Phật Đạo SaMôn, thường tác như thị thuyết" nghĩa là "Pháp gì do nhân do duyên mà sinh thì pháp đó cũng do nhân do duyên mà diệt, và Đức Phật là Đại Samôn, Ngài thường thuyết giảng như vậy".

Câu nói này đối với nhiều người coi nó bình thường, nhưng đối với Ngài Upatisya về sau trở thành Tôn Giả Xá Lợi Phất, đã mở ra một vùng trời cao rộng, bởi vì cái gì có nhân sanh ắt có diệt là điều ít có khi chúng ta nghĩ đến ở trong đời sống, chúng ta chỉ muốn tạo thêm, và cái gì chúng ta tạo nên thì chúng ta chỉ muốn nó tồn tại và tồn tại vĩnh viễn hầu như chúng ta sẽ ăn đời ở kiếp với những thứ đó. Nhưng tất cả đều đi theo một định luật, đó là định luật vô thường. Chúng ta không thể nào tránh được chuyện đó.

 Chúng ta biết rằng cái gì hiện hữu là vốn dĩ nó hiện hữu dựa trên một số điều kiện nhất định, khi điều kiện nhất định đó không còn nữa thì phải chấm dứt. Chúng ta dù có chấp nhận như vậy, nhưng chúng ta vẫn né tránh, chúng ta nghĩ rằng: " À, có những thứ chợt đến chợt đi, có những thứ vĩnh hằng,  có những thứ mãi mãi".

Thậm chí, khi thấy một người nằm xuống trút hơi thở cuối cùng, và xác thân của họ đã trở về thành một khúc gỗ vô dụng, xác thân của họ bây giờ đã chứng tỏ rằng cái gì họ xây dựng trên thể xác đó, dù là oanh liệt, dù đẹp đẽ, dù có một quá khứ huy hoàng đi nữa thì thể xác đó bây giờ không còn ý nghĩa nữa, thì chúng ta chấp nhận phải nghĩ rằng phải có một cái gì đó, đó là linh hồn, đó là tâm linh, đó là " sống là thể xác, thác là tinh anh ". Cái tinh anh phải mãi mãi tồn tại, tại sao chúng ta cần có một linh hồn, tại sao chúng ta cần có một tinh anh, và thật sự chúng ta không có can đảm nhận rằng tất cả mọi thứ đều phải thay đổi, thân cũng vậy, tâm cũng vậy, danh pháp cũng vậy, sắc pháp cũng vậy, tất cả mọi thứ đều phải thay đổi, và hễ nó tồn tại theo nhân duyên thì nó phải thay đổi.

Có bao nhiêu lần chúng ta nhìn thấy sự thay đổi trong đời sống này. Chúng ta đã nhìn thấy sự thay đổi từ thuở còn tấm bé, chúng ta nhìn thấy sự thay đổi của những lúc ăn uống hỷ hả cho đến lúc bụng đó cào, chúng ta nhìn thấy sự thay đổi của những người thân của chúng ta, rời khỏi chúng ta, chúng ta nhìn thấy sự thay đổi của một thể chế, sự thay đổi của một dân tộc, sự thay đổi của một trào lưu, sự thay đổi của khuynh hướng.
Nói về đất nước Việt Nam thôi, một người nào bốn mươi tuổi, sống bốn mươi năm qua nhìn lại đất nước Việt Nam thì có trăm ngàn thứ thay đổi. Nhưng điều khác biệt giữa đạo và điều nằm ngoài đạo lý, đó là người hiểu đạo thì họ nhìn sự vô thường bằng trí tuệ, nhưng đối với chúng ta không hiểu đạo thì chúng ta sẽ nhìn sự vô thường bằng một tâm tư ảm đạm, bằng những giọt nước mắt, bằng nỗi bi lụy, bằng nỗi bi ai.

Lấy ví dụ chúng ta có một người thân, rất thân, rồi bây giờ người đó bỗng dưng không còn thân với chúng ta nữa, người đó có thể thân thiết với một người khác, người đó có thể thay đổi cái nhìn về chúng ta, và rồi chúng ta thật buồn, buồn lắm và uất hận, và tức tối nghĩ rằng ; tại sao như vậy, đáng lẽ nó phải như thế này, nó phải như thế kia, mà tại sao có chuyện thay đổi, sự thay đổi đó có thể là sự thay đổi của tình yêu, sự thay đổi những lời cam kết, sự thay đổi trong cách đối sử. Nhưng cho dù đó là sự thay đổi gì, chúng ta cũng phải nhận rằng tâm tư của con người vốn là thay đổi, người đời không thay đổi thì tâm tư của mình cũng thay đổi và trong sự thay đổi đó, thì nó là một điều rất là tự nhiên. Nếu bảo rằng lúc nào cũng như vậy, thì đó là vấn đề của chúng ta, bởi vì chúng ta lúc nào cũng đòi hỏi sự việc phải tiếp tục như vậy không được thay đổi. Do vậy chúng ta khổ./.

Tuesday, August 5, 2014

Quan niệm về pháp môn thiền định

Hỏi: Quan niệm về pháp môn thiền định 

(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Thiền định là một pháp được xem như có thể an trú ngày và đêm, thiền định ở đây được hiểu ý nghĩa rất rộng, kể cả thiền chỉ và thiền quán, nhưng nói một cách nôm na, là một cách sống qua đó chúng ta vận dụng khả năng tập trung vào tỉnh giác để làm mòn và dần dà lắng đọng được phiền não. Phiền não được xem như cuộc sống ngoại tại, và thiền định là cách gom tâm về sống với nội tại. Thì trong những pháp môn này, niệm Phật, tưởng niệm Phật, tưởng niệm Pháp, tưởng niệm Tăng, thường an trú trong sự bất hại và chúng ta cũng thấy ở đây tu tập thân quán chủ yếu là hơi thở và sau an vui trong thiền định là những pháp năng hộ trì.

Bây giờ chúng ta nghe rất nhiều sự cổ võ. Chúng tôi biết rằng một số hành giả rất đặc biệt tin tưởng vào một pháp môn, dĩ nhiên việc đó rất kiên trì. Tuy nhiên, trong lúc chúng ta rất nhiệt thành để cổ võ một pháp môn thì chúng ta đừng quên Đức Phật Ngài dạy cho chúng ta đó là có rất nhiều pháp môn khác nhau, có rất nhiều cách hành trì khác nhau, và những hành trì này cũng mang lại những lợi lạc to lớn chứ không phải chỉ một pháp môn. 

Có một lần trong buổi  thảo luận trực tiếp với TT Tuệ Siêu trong room Diệu Phàp này, chúng tôi có cố gắng để đưa lên một câu hỏi, và TT Tuệ Siêu cũng đã trả lời mà qua đó chúng ta làm sao để có một cái nhìn tương đối tránh xa hai cực đoan, một là bỏ vào trong rừng tu thiền và hai là không tu gì hết, chúng ta quan niệm như vậy và trong cuộc sống hàng ngày có đi, đứng, có ăn nói, có sinh hoạt có thuyết pháp tụng kinh, có đi làm, thì những lúc đó không thể nào sống bằng sự an trú vào trong tâm niệm thiện được, không chuyên chú vào những đề mục niệm, ví dụ như niệm Phật được.

Ở trên thực tế, người ta đã chứng minh rằng cái gì mà mình tha thiết thì mình gắng bó, cho dù với cuộc sống hết sức bị chi phối, bận rộn bởi nhiều việc. Chúng tôi lấy một ví dụ, có những người rất thích chơi cây kiểng, mặc dù họ có phận sự ở sở làm, có phận sự ở trong nhà, nhưng họ đã thích chơi cây kiểng thì cây kiểng luôn luôn trở lại một vị trí vô cùng quan trọng ở trong lòng của họ vào những giờ họ có thể có được. Điều đó tương tự như một người họ sống hết sức tập trú vào một đề mục niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm hoan hỷ trong sự bất hại hay niệm hơi thở, niệm thân hoặc giả an trú trong thiền định. Chúng tôi nói như vậy là một ví dụ tương đối. Chúng tôi biết những vị rất thích về thi ca, lúc nào cũng có thể thể nhập vào khung trời của thơ, có thể hướng tâm của mình trở lại bắt từng nhịp của từng giòng từng chữ của các bài thơ bởi quá quen trong việc đó. Hoặc giả, ngày hôm nay quí vị thấy các em nhỏ chơi game bằng máy điện tử họ nghiền đến mức độ thâm nhập vào được. Do vậy, chúng ta có thể hiểu được trong một cách nhìn nếu chúng ta thường xuyên dành những thì giờ ban đầu để chúng ta tâm niệm vào ân đức của Đức Phật chúng ta cảm kích khi chúng ta nghe đến, chúng ta bỗng nhiên hết sức hoan hỷ, cảm giác rất đặc biệt. Thì cho dù chúng ta có sinh hoạt bình thường  chúng ta vẫn an trú trong đó được.

Đời sống bản thân của chúng tôi, có một lần chúng tôi có nghe được Ngài Tangpulu vị Bổn Sư truyền giới cho chúng tôi, Ngài đề cập đến ân Đức Phật mà qua một ân đức ở trong kinh đó là chữ "Thiện Thệ" hay  "Sugatha". Sau đó chữ "Thiện Thệ" lại có một âm hưởng rất đặc biệt khi chúng tôi nghe đến chữ "Sugatha" hay "Thiện Thệ" , chúng tôi nghe có một cái gì đó hết sức khác lạ, nghĩa là mỗi lần bản thân chúng tôi nghe chữ "Sugatha" chúng tôi lại liên tưởng đến một bậc Đại Giác đã đi và đã đạt đến chỗ tối thượng và Ngài là một vị có thể nói rằng sự thành tựu bất thối chuyển, và khiến chúng ta cảm thấy rằng có thể đặt trọn vẹn niềm tin đi theo bước chân của Ngài.

Chúng tôi cũng biết một số Phật tử rất thâm nhập Phật hiệu "Araham" tức là "Ứng Cúng" hay "bậc Trọn Lành" và chúng tôi cũng có biết một vài vị hết sức nhuần nhuyễn ở trong cách niệm Phật chữ "Buddho" hay  "Phật Đà".

Nói chung, thì thiền định là chúng ta tạo ra một thói quen tốt. Chữ thói quen ở đây có nghĩa là thuần thục có nghĩa là nhuần nhuyễn, khi tâm của chúng ta đã được đặt trong một nếp nào cố định thì chúng ta trở lại rất nhanh. Đọc những câu chuyện ở trong kinh như chúng ta nghe một người thường dùng màu xanh hay màu vàng hoặc màu đỏ để làm đề mục thiền chỉ, khi họ bị hoại thiền, hay ở kiếp trước họ đã từng tu đề mục đó, kiếp này họ chỉ thấy thì tự nhiên có khả năng tập trung tư tưởng lớn và họ có thể thành tụ được Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, điều đó không ngạc nhiên vì họ quá quen thuộc.

Chúng tôi có quen một anh Phật tử trước kia vốn xuất gia với Sư Cậu của chúng tôi, về sau này anh hoàn tục, sang đây cũng sống ở thành phố này, có một lần chúng tôi hỏi anh vậy chớ sau mười mấy năm rời mái chùa, khi anh trở lại chùa thì còn nhớ nhiều kinh tụng không, anh nói có những bài kinh mặc dù không tụng đã lâu nhưng bây giờ lâu lâu nghe Chư Tăng tụng thì biết rằng mình sẽ học trở lại và học rất nhanh. Thưa quí vị có những thứ cơ hồ như chúng ta không thấy được trong một thời gian nào đó tâm tư của chúng ta đã quá quen, bây giờ bỗng nhiên từ một gợi nhắc rất nhỏ nó cũng đủ mang một khung trời rộng lớn trở lại với chúng ta.

Nên mình phải thấy cái lợi đó và mình hoan hỷ về một số ý niệm an trú. Chúng tôi có biết rằng một vài người trong đời sống của họ có nhiều cái tự hào, họ tự hào về kiến thức về địa vị, và khi nói về một chuyện gì đó, ví dụ như họ đã từng là một tướng lãnh tài ba ngoài trận mạc, bây giờ mỗi lần trong tuổi già nhắc lại thuở xa xưa hay nhắc lại trận chiến nào đó thì đôi mắt người đó sáng rực lên, người đó trở về với cả một qúa khứ, một quá khứ huy hoàng, một quá khứ oanh liệt, điều này là một hiện tượng của tâm lý. Và chúng ta cũng biết rằng có những người suốt cuộc đời họ có tâm niệm rằng họ sống không bao giờ làm hại bất cứ ai, khi nghe nói đến quan niệm về nghiệp báo thì họ rất hoan hỷ, họ hoan hỷ vô cùng bởi vì điều đó là một điều mà họ thường tâm niệm, và tâm niệm lớn.

Bởi vậy pháp tu tập  có lợi là cho phép chúng ta làm quen, chẳng những làm quen mà còn gắng bó, còn thân thiết, còn cảm thấy rằng mình thuộc về một thế giới, thuộc về một cái gì đó mà ở trong giây phút thảng thốt, cho dù chúng ta chỉ đón nhận điều đó, đón nhận sự gợi ý hay một nhắc nhở một cái gì rất đơn giản, thì chút ta cũng có thể trở lại thể nhập vào trong cảnh giới đó được. Nói về điểm này chúng ta không thể phủ nhận được giá trị của sự tu tập rất lớn, lớn lắm.

Chúng tôi mãi về sau này có được nghe một vài vị kể  về chúng tôi khi còn nhỏ. Chúng tôi và TT Tuệ Siêu có thời gian đi học trong Vạn Hạnh và học Trung Bộ Kinh, tuy rằng tuổi còn rất nhỏ, nhưng khi chúng tôi đọc Trung Bộ Kinh, chúng tôi không bao giờ cảm thấy bài kinh đó khô khan hay cảm thấy chán, một khi vào học thì cảm thấy rất thích thú. Về sau này khi chúng tôi tiếp xúc với một số các vị khác chúng tôi biết rằng một số các vị khi đọc vào những bài kinh như vậy rất buồn ngủ, rất chán, chỉ muốn đọc những quyển Phật sử hay tích chuyện Phật Giáo, hoặc giả những cuốn sách phổ thông, mà đọc vào những bài kinh trong chánh tạng thì lại không hoan hỷ nhiều. Qua đó chúng tôi cũng có niềm tin đâu đó, có lẽ kiếp trước có ít nhiều túc duyên với những chánh kinh như vậy, với những bản kinh ở trong chánh tạng như vậy, nên mặc dù hồi còn thơ ấu chỉ có thể tiếp xúc và nghe giảng, nhưng tìm thấy ở đó nhiều điều thích thú, thích thú một cách rất đặc biệt, và nó trở thành một trong những quyển kinh sách có thể nói rằng mang theo ở trong cả cuộc đời của mình.

Nếu chúng ta thường xuyên để tưởng niệm, để thâm nhập vào những giá trị tốt đẹp của đời sống thì tâm tư của chúng ta sẽ dễ dàng trở về với cảnh giới trong sáng, cho dù đó là một sự giựt mình ở trong cơn mơ, cho dù ở trong phút bất chợt, bất chợt chúng ta không để ý đến, thì chúng ta vẫn có thể trở về ngay. Bởi vì sao?  Bởi vì đó là chỗ nương náu mà lúc nào chúng ta cần phải tự bảo vệ lấy chính mình, thì chúng ta sẽ đi vào ngay trong nơi đó.

Chúng ta không nên quá cực đoan phải hoàn toàn như thế này mới là tu thiền, phải hoàn toàn như thế kia, nếu không có được như thế kia, tức là không có tu thiền. Và ở đây sự áp dụng trong từng giờ từng ngày, sự áp dụng trong điều kiện nào mình có thể áp dụng được. Thật ra, điều này không có nghĩa chúng tôi cố gắng để phủ nhận giá trị của những người hành giả thiền định liên tục, điều đó rất tốt và không có điều gì chúng tôi phủ nhận điều đó hết, nhưng một điều rất đáng tiếc khi một số Phật tử cho rằng chúng ta chỉ có thể hành thiền được, chỉ niệm Phật được khi nào chúng ta vào trường thiền, hay chúng ta bỏ hết thì giờ, hoặc giả chúng ta làm một đại nguyện để thực hành thiền, chúng ta mới thực hành được. Trên thực tế, cho chúng ta thấy rằng có rất nhiều người có thể an trú trong ân đức của Phật, của Pháp, của Tăng, an trú trong niềm hoan hỷ an lạc, hay trở về với hơi thở của mình.

Nói tóm lại,  phải nói bằng một quan niệm rất thường thức là nội tâm của chúng ta cũng giống như thân, thân hay tâm của chúng ta là kết quả của quá khứ, là sản phẩm của thói quen, mà ở trong 100 việc chúng ta làm, hết 99 việc là do thói quen của chúng ta, cách chúng ta cười, cách chúng ta nói, cách chúng ta hổ thẹn mắc cở, cách chúng ta cảm ơn, cách chúng ta ưa thích việc gì đó, đều là thói quen hết. Và nếu chúng ta có được một sự tu tập, chúng ta quen thuộc với một cảnh giới cao quí, quen thuộc với giá trị cao quí, quen thuộc với đối tượng cao quí chúng ta dễ dàng trở về để thể nhập vào ở trong đối tượng đó, cảnh giới đó thì là một lợi lạc rất lớn. Đó là điều Đức Phật Ngài dạy rằng: đệ tử của Đức Phật thường sống ở trong sự thể nhập như vậy, tức là sống bằng thái độ sống, mà thái độ đó là thái độ đưa tâm tư của mình vào một cảnh giới rộng lớn, cảnh giới cao quí, chứ không phải chỉ sum xoe chăm sóc bề ngoài của mình mà quên đi ở trong nội tại của mình cần có một chất liệu sống, chất liệu sống đó phải lớn hơn, phải cao quí hơn, và đẹp hơn./.

Monday, August 4, 2014

Nhìn phiền não ở trong tư cách khách quan

Hỏi: Nhìn phiền não ở trong tư cách khách quan

(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Trong đạo Phật khi đề cập đến pháp tu, không phải lúc nào người ta cũng chú trọng đến một pháp môn duy nhất, hay một pháp hành chữa được bá bịnh phiền não. Đức Phật, Ngài đã có những lời dậy ngắn ngủi, có những lời dậy tuy rằng rất cô đọng, tùy theo căn duyên của mỗi người, mỗi lúc, mỗi thời lại có thể có khả năng đánh bật phiền não ra khỏi nội tâm của chúng ta, và đây là một trong những sự kiện rất kỳ thú.

Khi chúng ta giận một người khác, mình nghĩ rằng lòng sân hận là một sức mạnh. Khi chúng ta bực bội, chúng ta muốn thoả mãn tâm sân của mình, thì mình nghĩ rằng tâm sân là một cái gì đáng để được chìu, đáng để được quí trọng, thậm trí chúng ta thấy nó có lý lắm, có lý đến đỗi chúng ta tin vào tham, tin vào sân, chúng ta đã tin nó không phải chỉ một ngày, hai ngày, mà cả cuộc đời của mình. Và nói như trong kinh Phật, thì chúng ta đã tin vào tham sân si trong vô lượng kiếp, từ vô lượng kiếp, bây giờ khi chúng ta nhìn tham sân nó là một hình thái tiêu cực. Thì rõ ràng chúng ta đang vẽ một làn ranh mới, và có một thái độ mới đối với sự phiền não của mình.

Một vị thiền sư Ngài Ajahn Chaa, đã từng nói : "đừng tin vào những phiền não của mình." Chúng ta tin vào phiền não của mình như là người bạn chí cốt, chúng ta tin vào phiền não của mình như là một thủ hạ thân tín, chúng ta tin vào phiền não của mình đôi lúc chúng ta sùng bái, thờ phượng phiền não của chúng ta như là cái gì đó có quyền uy tuyệt đối ở trong đời sống của mình.

Có thể nói hầu như trong suốt lời dạy của Đức Phật rải rác đó đây ở trong kinh điển, thì chúng ta dễ dàng nhận ra một điều là Đức Phật Ngài cho chúng ta cái nhìn mới về khía cạnh tiêu cực của phiền não, mà bấy lâu nay chúng ta vì quan niệm ngã chấp, vì quan niệm nghĩ rằng đó là ta, đó là của ta, và tự ngã của ta. Bởi vì nó là tự ngã của ta, vì nó là ta, nó là của ta, nên chúng ta đã trân quí phiền não, đã đặt để phiền não ở trong một cảnh giới, trong địa vị mà chúng ta đã kỳ vọng, chúng ta phải lắng nghe, chúng ta phải chìu nó, và chúng ta phải đồng thuận với nó.

Khi phiền não làm cho chúng ta phải đau khổ, phiền não làm cho chúng ta phải lo lắng, như sự sợ hãi, sự âu lo hay những căng thẳng, thì lúc đó chúng ta mới nhìn phiền não như những thứ tiêu cực, là phiền não thô . Còn có những tham, sân thì rất tế nhị, cái sự vướng mắc rất vi tế, vi tế đến nỗi chúng ta cảm thấy nó là một người bạn thân với mình, và cũng không nghĩ rằng nó có một khiá cạnh tiêu cực như chúng ta đã nghĩ. Người xưa có câu nói rằng: Hãy coi chừng những người mà lúc nào cũng ngon ngọt với chúng ta, có đôi khi những người đó lại là kẻ thù lớn nhất ở trong cuộc đời.

Có những phiền não ở trong lòng của chúng ta nó tế nhị và vi tế hơn chúng ta thấy nhiều lắm, kể cả  vị ở trong kinh nói rằng tu tập chứng đắc các tầng thiền, các vị đã ấn chứng, và nếu những thứ này  là một cái gì để cho vị đó dính mắc, thì sự dính mắc đó đối với chúng ta, có thể nói rằng chúng ta không nhận ra đó là một phiền não, nhưng chỉ có Đức Phật Ngài mới nhìn thấy nó là một thứ phiền não.

Trong bài kinh Brahmajàla hay là kinh Phạm Võng. Bài kinh mở đầu cho Trường Bộ Kinh, và cũng mở đầu cho kho tàng kinh Tạng pali, kinh Tạng Phật giáo, Đức Phật Ngài đề cập đến, những kiến cách gọi là tà kiến. Khi chúng ta đọc về những tà kiến này rồi, chúng ta phải nhìn thấy chúng sanh ở trong đời này không phải chỉ có những phiền não đối với sắc, thinh, khí, vị, xúc, tức là đối với sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, xúc lạc. Và có thể nói rằng những tầng thiền như; Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền, thậm trí những Thiền Vô Sắc như; Không Vô Biên, Thức Vô Biên, Vô Sở Hữu, Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng, và ngay cả vị này lấy tự ngã đối chiếu với Niết-Bàn. Khi các vị nhìn vào Niết-Bàn, các vị lại có một quan niệm, quan niệm này ở trong bài kinh Phạm Võng gọi là Niết-bàn viễn thế, những quan niệm về Niết-bàn, như là những giải tỏa bậc nhất, mà đặc biệt ở trong đó Đức Phật Ngài dậy rằng sự có mặt của bản ngã. Có đọc những bài kinh đó thì chúng ta mới biết tại sao phiền não nó không dễ để nhận diện, cho dù rằng chúng ta nhận nó là tham, là sân, là si.

Thật ra nếu chúng ta đọc kỹ những kiết sử, nhất là thượng phần kiết sử ở trong mười kiết sử, chúng ta cũng có thể mường tượng được tại sao những thứ ái dục, như là sắc ái, vô sắc ái, hay ngã mạn, phóng dật, vô minh, những thượng phần kiết sử đó không phải là cái gì thô thiển trong đời sống hàng ngày. Anh A giận anh B những lời nói bực, hoặc giả là chúng ta thích ăn ngon mặc đẹp, hay người nam nữ thương với nhau có những nông nỗi, có những bất đồng, có những vụng về ở trong đời sống, nó không hẳn là chúng ta dễ dàng nhận ra như vậy.

Chúng ta cũng phải nói một khía cạnh khác liên quan đến hướng đi, mà nó thường tiềm tàng như một khả năng, có thể nói rằng hết sức đặc biệt trong cuộc sống của chúng ta. Chúng tôi nhớ Ngài Hoà Thượng Hộ Tông viết một quyển nhỏ Ngài dùng tựa là "Nguyện Vọng Cao Nhất Của Con Người", và trong quyển này đã đề cập đến hạnh phúc, Ngài nói hạnh phúc là một sự truy tìm lớn nhất trong cuộc sống. Khi nói đến hạnh phúc chúng ta nói đến cái gì tích cực, cái gì đáng để chúng ta thân cận, đáng để chúng ta truy cầu, đáng để chúng ta hướng đến. Nhưng điều này chỉ là một bước rất nhỏ. Khi chúng ta nghĩ đến thanh bình, nghĩ đến hạnh phúc, nghĩ đến sự thanh thản, nghĩ đến sự an lạc, rồi bước kế tiếp là chúng ta phải nhận ra một cái gì là cái tích cực, cái gì là cái tiêu cực, cái gì là cái an lạc, cái gì là cái khổ đau, thì đây là một sự phân định không phải đơn giản dễ dàng.

Chúng tôi không biết rằng ở mỗi quốc gia có mỗi cái nhìn khác nhau, đặc biệt về phương diện mỹ học, phương diện phẩm vị nghệ thuật, nhưng chúng ta có thể nói rằng khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, có đôi lúc các vị Thiền sư phải dùng hình ảnh chiếc giày rách, để nói lên cái gì đáng nhàm chán, đáng từ bỏ. Và thuở xưa người ta dùng đôi giày rơm làm phương tiện đi lại, và dĩ nhiên khi mà nó hư rồi thì nó rẻ rúngi, và trong sự rẻ rúng đó, nếu nó còn mới thì nó còn có chỗ dùng thì cũng có ít giá trị, nhưng mà khi nó đã dơ, nó đã hư rách rồi thì đôi giày đó không có gì đáng hết. Thì chúng tôi tin rằng thí dụ về đôi giày rách đó, cũng tương tựa như là những cánh hoa, ví dụ như là hoa Huệ trắng hoặc là hoa Sen, kể cả hoa mai, kể cả hoa đào cũng vậy. Hoa mai đào vào ngày tết. Nhưng mai đào còn đỡ, đặc biệt là hoa huệ và hoa sen, khi còn tươi, vừa mới nở ra thì chẳng những thơm, chẳng những đẹp mà khi chúng ta nhìn vào chúng ta thấy có cái gì rất đạo vị, rất thiền vị. Tuy nhiên hai loại hoa này có đặc tính, đặc tính đó là rất mau tàn, hoa sen chỉ trưng buổi sáng, buổi chiều nhìn thấy những cánh sen rơi rụng ở trên bàn và thứ hai nữa những hoa này khi nó tàn rồi, nước trong bình rất là hôi, và đặc biệt là khi chúng ta nhìn thấy cảnh những đóa hoa sen hoa huệ khi đã tàn rồi, thì không có gì thích thú hết, hoàn toàn không có gì thích thú, nhìn những hoa đó quả thật là một cái gì hết sức là tiêu cực, hết sức là mất mát. Vì vậy Đức Phật Ngài ví dụ những đóa hoa khi tàn như là những phiền não.

Chúng ta có thể nhìn thấy tâm tư của chúng ta có đôi lúc không khéo tu tập thì giống như cái lọc nước, nước trong nước sạch thì nó cho đi, và cái gì còn lại thường thường là cặn cáu, nó là cái gì không được tốt đẹp. Chính vì vậy, đôi lúc Đức Phật Ngài dậy chúng ta lên làm một công việc của một người khách quan là hãy đứng từ địa điểm khách quan, để nhìn lại những phiền não chính mình và phải tỏ thái độ, thái độ đó rất rõ ràng, thái độ đó là hãy xem phiền não như là những cánh hoa đã uá tàn, đã không còn đáng để hoan hỷ, không còn đáng để tha thiết nữa, là nên rủ bỏ, rủ bỏ một cách không thương tiếc.

Chúng ta nghĩ rằng chúng ta làm thoả mãn cái sân tâm, tức là thoả mãn chính mình, như vậy sân tâm đó, với bản ngã là một, và vì vậy thoải mãn sân tâm tức là thoả mãn chính mình và do vậy chúng ta mới có những việc làm, thậm trí về sau này chúng ta phải ăn năn hối hận, là bởi vì mình làm cho thoả mãn. Nếu chúng ta nhìn thấy những sân tâm phiền não, đó chỉ là phiền não thôi, không thấy đó là "ta", đó là "tự ngã của ta", và nếu chúng ta nhìn những sân tâm đó, là những cánh hoa héo úa, chúng ta dễ dàng rũ bỏ, rũ bỏ một cách không có thương tiếc. 

Đức Phật Ngài trong rất nhiều trường hợp Ngài đã gợi ý cho chúng ta một điều quan trọng là chúng ta có thể nhìn lại những phiền não, những rắc rối, những khúc mắc ở trong lòng mình, nó giống như là một cái nhìn khách quan. Từ cái nhìn khách quan đó chúng ta mới không có gọi là cái này là cái "của ta", là "tự ngã của ta", mình phải bảo vệ nó. Có những lúc chúng ta sẽ có thái độ mạnh mẽ, dứt khoát đây là vấn đề cần phải loại bỏ và đây là vấn đề cần phải duy trì. Khi chúng ta đã đọc vào Phật pháp, chúng ta thấy có một khía cạnh hết sức quan trọng của lý "vô ngã". Lý "vô ngã" Đức Phật Ngài dạy ở trong nhiều bài kinh và đặc biệt ở trong Tạng A Tỳ Đàm, khi nói đến điều pháp, chi pháp, điều đó là danh, điều đó là sắc, chúng ta muốn nói điều đó là một cái gì ở trong năm uẩn đi nữa, thì thưa quí vị không nên chấp chặt lấy nó là đây là cái mà mình phải vĩnh viễn vướng mãi, bởi vì nó là tự ngã của mình, nó là cái gì mà mình không muốn đụng đến, ví dụ như là đây là sắc, đây là thọ, đây là tưởng, hành, thức v.v...có nghĩ như vậy nó mới cho phép chúng ta đứng ở trên một cương vị khách quan, và đó là cái khó nhất của một hiền giả bước vào đời sống tu tập.

Cái nhìn phiền não ở trong tư cách khách quan đã là một việc rất khó, và điều này giải thích tại sao trên phương diện thiền quán nó cho phép một vị hành giả, hay một người tu tập có thể nhìn được phiền não của mình ở trong một cách nhìn khác đi, nó giống như quan niệm ở một thời phong kiến xa xưa, việc ở trong một gia đình, ở trong một đất nước, việc mà lúc nào cũng phải dấu kín, lúc nào cũng phải bưng bít, bởi vì sao? bởi vì sợ tổn thương đến cho gia đình, là có thể nói rằng tổn thương đến cho bản thân, và danh dự của bản thân nó gắng liền với danh dự của gia đình. Do vậy ở trong những triều đại ngày xưa có những câu chuyện, có những điều hết sức tiêu cực, nó hết sức xấu xa, và những điều đó bị bưng bít đi, không được đưa ra bên ngoài. Trong những xã hội tiến bộ ngày nay thì những vấn đề của xã hội, cho dù đó là vấn đề của vị Tổng Thống, hay vấn đề đó là vấn đề của thành phố thì người ta sẵn sàng đem ra bàn luận, ở đây người ta không đặt vấn đề danh dự, mà người ta chỉ đặt thế nào để cải thiện xã hội.

Có thể trong kinh điển, ở trong vô số các bài kinh chúng ta được nghe Đức Phật Ngài giảng về thái độ khách quan, nhìn lại chính mình và có một lối sống tách biệt ra khỏi quan niệm chủ quan, và chính vì vậy giúp cho chúng ta một cái nhìn hết sức mới mẻ, mà nếu chúng ta không đọc kinh Phật, và chúng ta không hành thiền, thì nó mãi mãi là một sự bí ẩn, không hiểu tại sao tự mình làm khổ lấy chính mình, tự mình chuốt lấy cái phiền muộn cho mình, là bởi vì tại sao? Là bởi vì chúng ta đã ôm chầm lấy những phiền não đó, gọi những phiền não đó là anh là em là thân thiết, là ruột thịt, gọi những phiền não đó là tự ngã của mình, để rồi mình chẳng những không dám đụng đến nó, chẳng những mình không dám có một thái độ phiền não, mà chúng ta lại nghĩ rằng mình phải nuông chìu, mình có thái độ như thế nào để làm cho phiền não không bị mảy may chi giảm. Và đó là lý do tại sao Đức Phật gọi là khổ, nó được sanh khởi và hình thành ở trong cuộc sống của chúng ta và những người chung quanh chúng ta./.