Friday, August 1, 2014

Tà tư duy sanh não hại

Hỏi: Tà tư duy sanh não hại 

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, thời giảng kinh Pháp Cú, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Quyền: Trong cuộc sống bình thường chúng ta gặp rất nhiều từ kẻ thương, người ghét. Rồi sự thù hằn từ lời nói cũng như hành động và tâm ý . Tất cả do tâm chúng ta tạo tác. 

Những kẻ nghịch hay kẻ thù  là địch thủ, kẻ thù họ sẽ hành động mưu sát để hại lẫn nhau bằng  bằng những sự mưu tính, bằng hành động. Ta thấy tâm tư chúng ta cũng như vậy. Chúng ta còn phàm phu. Chúng ta bực bội người nào đó thì lập tức tâm sân sẽ xuất hiện. Tâm sân tức là sự hủy diệt đối tượng. Nếu như chúng ta  yếu sức hơn họ thì chúng ta dùng thế; chúng ta yếu lời hơn họ thì chúng ta dùng sức, rồi nói chung người yếu kẻ mạnh. Đây là hai điều rất lớn lao, người ta chống đối nhau. Nhưng ở đây tâm ác ghê gớm nhứt, có thể nói như vậy, bởi vì  kẻ thù hôm nay anh hại tôi thì ngày mai tôi hại lại anh cũng như bao nhiêu cuộc chiến đấu từ cổ đại, trung đại, hiện đại thì chúng ta thấy tất cả là óan thù . Mà sự óan thù thì chúng ta thấy hễ nước lớn đánh nước nhỏ, nếu nước nhỏ không có vũ khí tối tân thì chắc chắn họ cũng có những hành động khác để quấy nhiễu lại.

Đối với người phàm phu, một người không hiểu đạo thì quả thật người ta nghĩ rằng, hôm nay mình trả thù mình cảm thấy mình vui. Nhưng đứng trên cái nhìn của người đệ tử Phật lại là khác. Cũng như Phật ngài dạy, hận thù diệt hận thù thì đời này không bao giờ có thể diệt được mà chỉ có lấy từ bi, lấy sự từ tâm, lấy sự hiền thiện để chúng ta đối lại.

Nếu có người hỏi: người ta chửi mình hay đánh mình, mình có nói được lời từ bi hay có hành động từ bi không? Thì chúng ta còn phàm phù thì còn những cách phản kháng lại. Nhưng nếu chúng ta tu tâm linh thực nghiệm lời Phật dạy thì chắc chắn rằng sẽ có cách hành xử khác hơn, phù hợp hơn để giữa chúng ta và người hại ta cảm thấy đứng dậy ra về không cảm thấy thua thiệt, không cảm thấy bực tức nữa. Mình cố gắng thực hiện bằng cách vậy thôi. Chứ quả nhiên khi mình nghe câu nói này, kẻ thù đem hại  kẻ thù. Tức là người ta gây hại mình, thì chắc chắn mình hại lại phải không? 

Theo nghiệp duyên của Phật Pháp thì chúng ta thấy tất cả chúng sanh đều có nghiệp riêng, có điều lành, điều tốt của cá nhân họ, không ai có thể hại họ được. Sự thật, thưa quí vị, khi chúng ta hiểu Phật pháp, chúng ta tin nghiệp quả, chúng ta mới nghiệm lại. Bây giờ người ta hại mình, mình hại lại người ta có được hay không thì đó cũng là cái nghiệp của người ta thôi.

Đây là một điều mà chúng tôi thấy như một người biết bình tâm lại. Chính sự bình tâm đó là  một sự tu tập. Bởi vì tâm chúng ta bình lại là chúng ta có tư duy đúng. Đây là tâm hướng chánh. Người Phật tử biết bước tu tập, từng bước, từng bước mà chúng ta niệm được và hiểu được những gì trong tâm tư chúng ta. Tức là mình tự quán chiếu, tự quay về chính mình để tự mình có thể hiểu được, nắm bắt được những gì trong tâm mình. Hôm nay mình làm bao nhiêu điều thiện, mình đã suy nghĩ bao nhiêu điều ác, mình nói bao nhiêu điều tốt và mình nói bao nhiêu điều thiện, mình làm bao nhiêu điều tốt và mình làm bao nhiêu điều ác.  Cuộc sống bình thường của chúng ta, chúng ta làm sao mà thêm bạn, bớt thù. Chúng nói ác thì nói bớt. Nói thiện nhiều hơn thì nó tốt. Cũng như chúng ta làm điều ác quấy, ác xấu thì bây giờ chúng ta không làm những hành động đó nữa. Còn tâm chúng ta suy nghĩ ác nhiều quá thì chúng ta nên biết đếm bước cái tâm của mình, nên tỉnh thức và nên chánh niệm./.

No comments:

Post a Comment