Hỏi: Nói về thiện ác đôi khi mơ hồ vì cách lý luận nhưng quả cuả nghiệp có rõ ràng về vui và khổ?
(câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 26-4-2014 Minh Hạnh chuyển biên và tóm tắt.)
TT Pháp Đăng: Trong câu trả lời Đức Phật trả lời cho vị Bàlamôn" bờ biển bên này và bở biển bên kia rất xa rất xa, mặt trời mọc mặt trời lặn rất xa, thiện và quả bất thiện thì rất xa rất xa" thì Đức Phật Ngài trả lời trong kinh Tăng Chi như vậy thiện và bất thiện cách nhau rất xa chứ không gần nhau.
Đôi Khi một sự việc với phàm phu như chúng ta nhìn không biết được. Nhưng đối với Đức Phật Ngài biết được chuyện đó là chuyện bất thiện do cái tâm của người đó và tác ý của người đó. Tác ý của người đó là cố ý giết hay cố ý hành hạ đánh đập. Còn bình thường nếu vì một tác động nào đó cũng chuyện tương tự như vậy nhưng vị đó không cố ý thì Đức Phật Ngài dạy là không có tội. Như vậy nhìn vào chúng ta không biết được còn Đức Phật biết được tâm của người đó như vậy.
Thì câu Phật Ngôn : " cetanaham bhikkave kammam vadami - Nầy tỳ khưu! tác ý là nghiệp." cho biết sự cố ý là nghiệp. Cố ý hành động của chúng ta sự cố ý đó là nghiệp. Như vậy, nếu chúng ta cố ý để răn dạy một người thì khác với sự cố ý hành hạ đánh đập giết hại người.
Các bậc Thánh các Ngài như Đức Phật không bao giờ đánh đập ai. Nếu một người vào hội chúng tu tập mà phạm như lỗi như là phạm giới thì Ngài cho ra khỏi hội chúng, còn nếu Đức Phật thấy người đó còn chút xíu lòng tin thì Ngài tiếp tục dạy người đó tu tập thì sau đó họ lãnh quả vui còn hơn là họ ra đời họ tạo ác nghiệp để lãnh quả khổ.
Chính vì như vậy nên khi nói về thiện ác thì phàm phu chúng ta nói mơ hồ nhưng đối với Đức Phật thì thấy rất rõ ràng nên Ngài mới nói 4 pháp rất xa rất xa, bất thiện và thiện rất xa rất xa. Như vậy thì rõ ràng quả thiện cho quả tốt như là không bịnh hoạn, sáng suốt, cho quả lành, cho quả vui. Còn quả bất thiện là bịnh hoạn, không khôn khéo, không khôn ngoan, cho quả khổ.
Thì chúng ta thấy quả thiện và quả ác khác nhau rõ ràng.
- Khi một người làm ác Đức Phật Ngài nói ngủ không được an vui, thức không được an vui, trước hội chúng phải rụt rè e sợ, rồi tâm rối loạn khi chết người đó rơi vào khổ cảnh.
- Còn người làm phước làm thiện thì ngủ được an vui, thức được an vui, trước hội chúng người đó dạn dĩ, trong lúc bịnh hoạn tâm không rối loạn, khi chết được sanh vào nhàn cảnh.
Như vậy hai cảnh giới đó khác nhau như vậy quả của bất thiện nghiệp nó rõ ràng là quả khổ, quả đen hắc báo. Còn quả của thiện nghiệp là quả trắng, thiện quả như trong kinh Phúng Tụng có nói.
No comments:
Post a Comment