Hỏi: Phải chăng người tu tập là người biết hướng nội là cần thiết trong đời sống viễn ly?.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 3-8-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Trong 3 bài kệ TT Tuệ Siêu giảng, bài kệ khi đề cập đến viễn ly thì một người từ bỏ hý luận các tri kiến:
55. Ðược giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Ðạt được quyết định tánh,
Chứng đắc được con đường.
Nơi ta trí được sanh,
Không cần nhờ người khác,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Có lẽ, chúng ta nghe điều này dường như rất bình thường. Phiến đàm được kể là một cách giao lưu không cần thiết. Giả tỉ khi cần việc gì mình nhờ người nào thì mình nói thẳng với người đó là mình cần họ làm giúp, thì đó là việc cần thiết.
Nhưng cũng có nhiều trường hợp không cần phải nói mà người ta cũng nói. Về điểm này, thì nếu chúng ta có dịp sống trong trường thiền sẽ nhận ra rằng những lời nói vô ích hay ngay cả cách mình ưa thích nói chuyện, cách liên lạc cũng là chướng ngại cho cuộc sống tu tập.
Một trong những cảm xúc con người sợ hãi nhất đó là nỗi cô đơn và chúng ta thường đi tìm sự đồng cảm, tìm sự thông cảm, tìm sự trao đổi. Một lãnh vực của loài người đặc biệt rất phong phú đó là ngôn ngữ. Chúng ta nói rất nhiều, chúng ta viết rất nhiều và chúng ta cũng tạo ra phiền toát rất là nhiều. Chúng ta cần nói để thấy rằng mình không bị bỏ rơi, để không thấy rằng mình bị cô đơn. Nói ở đây có nhiều hình thức, dù là tìm bạn bè để nói thì chuyện đó dễ thấy, text message trong điện thoại cũng là một cách nói, email cũng là một cách nói, chat cũng là cách nói. Nếu chúng ta thường tìm cách để giao tiếp, tìm cách để tiếp xúc và hầu như thì giờ yên lặng cho chúng ta cái gì đó rất dễ sợ đó là nỗi cô đơn, và đa số đều rất là sợ sự cô đơn.
Khi chúng ta đọc bài kệ này chúng ta có thể nhận ra được một người muốn tu tập nội tâm trước nhất họ biết qúi thì giờ của mình, không phiếm đàm, không nói chuyện nhảm nhí vô ích. Đồng thời người tu tập là người biết hướng nội thấy rằng thì giờ mình có thể sống trong sự yên lặng tập trung vào cái mình làm tốt hơn là ngồi đó để hý luận, để phiếm đàm.
Tại các quốc gia nền kinh tế phát triển con người tương đối bận rộn làm việc từ sáng đến chiều rồi trở về nhà họ mong được nghỉ ngơi do đó đời sống của họ giờ giấc mỗi ngày có được vài tiếng đồng hồ một mình họ rất qúi, ngày cuối tuần thì cũng cần có được nghỉ ngơ. Nhưng ở những nơi có nền kinh tế không phát triển người ta thất nghiệp nhiều thì chuyện tụm năm tụm ba ăn nhậu ngoài hàng quán là chuyện rất thường thấy tại vì con người muốn tiêu pha thì giờ.
Thật tình thì về chuyện này có nhiều cái đôi khi chúng ta phải lắng tâm chúng ta mới thấy. Như loài người quen với cuộc sống hợp quần. Chúng ta thích thương yêu và muốn được thương yêu. Chúng ta thường thích được chú ý. Một khi mình sống một mình, một mình ở đây tức là ít nói ít giao thiệp thì cảm thấy rất sợ hãi và mình cảm thấy lẻ loi, cảm thấy lạc lõng. Nhưng mà rồi, ở trong sự giao tiếp chúng ta thấy mình tận dụng rất nhiều kỷ năng về sử dụng ngôn từ, nào là nói, nào là viết, nào là truyền đạt bằng cách này hoặc bằng cách khác. Loài người tận dụng ngôn ngữ cho nên phong phú thì nó có cái hý luận của ngôn ngữ. Nghĩa là chúng ta kể chuyện vui và mọi người vỗ tay mọi người cười thì chúng ta thích kể chuyện vui hoài. Chúng ta nói chuyện có sức thuyết phục thì chúng ta thích nói. Và điều đó trở thành một thứ có người ghiền có người ghiện. Thậm trí có đôi khi người ta nói những lời rất ác với nhau thì cũng có cái nghiện ở trong đó, có những người không chửi người khác họ không chịu được, không nói những chuyện độc ác không được như là họ chửi thề rồi quen miệng, chửi rủa thì quen miệng.
Và ở trong giới tu hành có những người sống thì tạo ra một thói quen thích lý luận điều này lý sự điều kia. Việc lý sự nhiều không cho phép người đó được sự nghỉ ngơi được sự an tịnh của đời sống nội tâm. Tâm của chúng ta không có sự an tịnh thì thường hời hợt không có chiều sâu. Một điểm rất đáng sợ của người tu tập là gặp chuyện gì cũng có ý kiến là đẹp, là xấu, là hay, là dở, là thế này, là thế kia. Thì cái nhìn của chánh niệm là sự việc ra sao mình thấy nó như vậy. Thí dụ mình thở vào biết mình thở vào, thở ra biết thở ra, cái vui buồn đến mình biết là cái vui buồn đến, cái vui buồn đi mình biết là cái vui buồn đi, mình không thương trách, mình không dán nhãn cho nó, mình không nói nó là thế này thế kia, mình chỉ lẳng lặng nhìn, lẳng lặng theo dõi. Nhưng cái tâm của chúng ta không có quen như vậy. Tâm của chúng ta thích phê phán nhận định là cái này phải làm thế này cái kia phải là thế kia.
Chúng tôi nhớ là Ngài Ajahn Cha dạy một điều là một ở trong những điểm một hành giả tu tập phải có can đảm là đó là giám đặt lại vấn đề có cần thiết phải có ý kiến không, những ý tưởng của mình có đúng 100% hay không. Thật ra quan điểm là quan điểm dù đó là quan điểm về chính trị kinh tế về bất cứ điều gì và lúc đó mình nói với ai một điều gì mình khẳng định như đó là chân lý bất di bất dịch. Kỳ thật thì không có gì là chân lý ở chỗ đó hết, nó chỉ là ý kiến thôi, và đôi khi ý kiến đó rất hời hợt. Chúng ta thấy trong cuộc tranh cử tại Hoa kỳ người ta bênh vực ứng cử viên này hoặc bênh vực ứng cử viên kia và hầu như khi bênh vực người ta sống chết với điều người ta nghĩ chuyện mình nói phải là đúng. Nhưng thật ra năm này năm sau nó không phải hoàn toàn như vậy. Nhìn vào Tổng Thống Obama khi nhậm chức thì con số người ủng hộ lên tới 67% nhưng đến bây giờ thì con số tụt xuống còn 40%. Thì năm dài tháng rộng nó có lên có xuống, tự nhiên của đời sống là như vậy.
Chỉ có những người tâm tư thật sự an tịnh hoàn toàn, nói theo ngôn ngữ Phật học là chúng ta có khả năng nhìn chánh niệm được. Quá nhiều ý tưởng, quá nhiều ý kiến làm cho chúng ta không chấp nhận sự việc. Ví dụ như một chuyện rất đơn giản là chúng ta nghĩ cuộc sống phải thế này cuộc sống phải thế kia. Một lần Tôn Giả Ananda được nghe Đức Phật Ngài sắp viên tịch thì Tôn Giả bị chấn động Đức Phật dạy rằng "Này Ananda, Như Lai há đã nói rằng tất cả pháp hữu vi là vô thường" Cái cơ hội đó nó rất là ngắn nhưng nhắc cho chúng ta thấy một sự việc là cái nhìn của bậc hoàn toàn giải thoát khác mà cái nhìn của những người phàm phu nó khác. Tôn Giả Ananda là một vị Thánh hữu học là một vị chứng sơ quả, còn riêng đối với chúng ta thì hầu như chúng ta luôn luôn mong mỏi rằng mọi việc nó phải diễn ra cách này và chúng ta có quan điểm rõ ràng là cái này nó thế này cái kia nó thế kia rất ít khi có trường hợp chúng ta lẳng lặng nhìn một cách khách quan nhìn với tâm an tịnh. Chúng ta sống bằng kiến chấp chúng ta sống bằng quan niệm và chúng ta sanh tử bằng những quan niệm đó.
Cái vấn đề không phải là quan niệm của chúng ta ý tưởng của chúng ta cao siêu hay thấp kém, ý tưởng của chúng ta có gì mới mẻ hay không mới mẻ, chuyện đó không quan trọng, quan trọng đó là sự vật như thế nào thì mình nhận ra như vậy, không thêm không bớt, không vẽ rắn thêm chân, không có nghĩ rằng mọi sự phải như thế này, mọi sự phải như thế khác, mà chấp nhận là như vậy. Thìcái khó lớn nhất đó là nhìn bằng một nội tâm an tịnh. Và về điểm này, để có được nội tâm an tịnh thì ngôn ngữ của chúng ta phải an tịnh, khẩu nghiệp chúng ta phải an tịnh. Khẩu nghiệp an tịnh là bớt đi phiếm luận. Nhiều lúc chúng ta phải can đảm nhận rằng mình nói không phải tại vì cần nói mà tại vì mình muốn nói, mình không nói mình cảm thấy bị thiệt thòi, không nói mình cảm thấy thế này thế khác, ai cũng đưa ra quan niệm của mình là đúng, và bảo rằng cái hiểu cái nhìn và cái nói của chúng ta đúng 100% . Thì chuyện đó không có. Người tu tập thì phải nhận rõ rằng quan điểm là quan điểm. Và đa số cái hiểu của chúng ta về thế giới này như người mù rờ voi.
Người ngoài đời có một thành ngữ nghe rất là thông dụng là "ăn tục nói phét" khi người ta nói "ăn tục nói phét" thì ở đó nói lên một cá tính ưa thích của chúng ta. Ăn thì không cần biết chuyện đó tốt cho sức khỏe hay không tốt cho sức khỏe miễn là mãn khẩu miễn là vừa miệng là được. Và nói phét tức là chúng ta thích nói thậm chí phóng đại sự việc, nói lung tung, miễn sao mình có nói là được, và mình nói có vẻ như là nói đao to búa lớn. Khi một người nói năng như vậy thì họ nghĩ chuyện đó hay lắm nhưng thật ra nếu nhìn ở một góc cạnh khác là nói bằng sự thất niệm nói bằng sự thiếu an tịnh thiếu khách quan của cuộc sống.
Vì vậy ở trong tất cả các trường thiền đều có qui tắc chung là hạn chế tốt đa sự nói năng, Đức Phật không dạy chúng ta tịnh khẩu là im lặng hoàn toàn muốn nói gì thì lấy cây viết bút đàm, thì đó là đi quá đà. Điều mà Đức Phật muốn dạy là: khi nói thì nói những chuyện cần thiết, nói vừa đủ cho hai người nghe, và đặc biệt là nói hợp thời, nói có lợi lạc, nói với tâm từ, và nói đúng sự thật. Không phải dễ đâu.
Và khi chúng ta hành thiền ở trong các trường thiền mình mới thấy rằng mình có nhu cầu được nói. Khi chúng ta được cơ hội nói là chúng ta níu lo, chúng ta tiú tít. Cuộc sống mà không được nói thì nó dồn nén, vừa hết khóa thiền chạy ra ngoài gặp bà con nói lung tung chuyện, đủ thứ chuyện, mình ưng nói, mình thích nói, mình ham nói, và tại vì mình ưng nói thích nói do đó mình nói nhiều chuyện, chuyện cần cũng nói, chuyện không cần cũng nói, chuyện của mình cũng nói, chuyện của người khác cũng nói, mà càng nói thì "đa ngôn đa quá" càng nói nhiều thì càng lỗi. Đúng như vậy chúng ta nói nhiều nói đủ thứ chuyện.
Nên một cách chúng ta tu tập là chúng ta sống an tịnh ,chúng ta đừng xem thường điều này ở trong Bát Chánh Đạo, Chánh Ngữ là một ở trong Bát Chánh Đạo là một trong tám chi phần và Chánh Ngữ không đơn giản chỉ là không nói dối là Chánh Ngữ. Chánh Ngữ gồm không nói dối, không nói độc ác, không nói đâm thọc, không nói nhảm nhí vô ích. Nhưng với một người tu tập thì hiểu được là khi mình tu khi mình muốn an tịnh nội tâm thì khẩu nghiệp của mình, lời nói của mình phải chân chánh và chúng ta phải giảm thiểu những điều hí luận tức là nói tàm phào nói sao cho sướng miệng, nói tại vì mình thích nói ,và nói không mục đích rõ ràng. Và về chuyện này khó không phải dễ. Đôi lúc mình để ý là có những người rảnh thì không muốn mà lại muốn tìm một người nào để text chat, muốn tìm người nào để nói chuyện điện thoại, muốn tìm người nào đó để gặp để thăm viếng. Chúng tôi biết có một vài vị lớn tuổi nhưng thói quen giao tiếp vẫn còn, ít có người nào nói nhiều mà không nói chuyện với thiên hạ. Những người thích nói mà nói chuyện thiên hạ thì thật sự rất là phiền, nhưng mà nó thành thói quen.
Và chúng ta thấy được như vậy thì chúng ta hiểu là:
- Thứ nhất, để tâm được an tịnh thì chúng ta phải tránh phiếm luận không nói nhảm nhí vô ích, để tránh nói nhàm nhí vô ích.
- Thứ hai, chúng ta cần phải nhớ ở tại đây đó là chúng ta nói vì thói quen, nói vì muốn nói chứ không có nghĩa là chuyện đó cần phải nói, đa số chúng ta không cần phải nói chúng ta nói nhiều
- Thứ ba, mình nhớ là khi mình nói vì thói quen nó ghiền muốn nói, mình càng nói nhiều thì càng dễ tạo ra những phiền phức cho mình cho người khác.
- Và sau cùng thì ở trong khuynh hướng phát triển Chánh Niệm nó rất là kỵ với cách nói năng mà buông thả tin gì nói đó, Chánh Niệm ở đây có nghĩa là khả năng an tịnh tâm để nhìn vào sự vật một cách sáng suốt, không thêm không bớt, sự việc như thế nào nhìn thấy mình biết như vậy. Nó không có dễ dàng. Nhưng, nếu một người tu tập mà không có tránh tạo khẩu nghiệp thì chúng ta có vấn đề lớn chứ không nhỏ ./.
No comments:
Post a Comment