Thursday, July 31, 2014

Người Phật tử quy y Tam Bảo nhưng không hiểu rõ Tam Bảo là gì thì có thành tựu tam quy chăng?

Hỏi. Người Phật tử quy y Tam Bảo nhưng không hiểu rõ Tam Bảo là gì thì có thành tựu tam quy chăng? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 22-6-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân: Nói về quy y Tam Bảo thì chúng ta biết có hai mặt: một mặt về hình thức, mặt thứ hai về tâm lý. 

Mặt hình thức chúng ta thường đối diện trước Tam Bảo có hình ảnh của Phật, có sự chứng minh của Tăng chúng và dĩ nhiên phải có Giáo Pháp. Khi mình đối diện thì mình phát nguyện nói lên lời quy ngưỡng đối với Tam Bảo: 
Con xin quy ngưỡng Phật.
 Con xin quy ngưỡng Pháp. 
Con xin quy ngưỡng Tăng. 

Chư Tăng truyền tam quy  và ngũ giới cho mình thì đó là về mặt hình thức nhưng mình phải nói rằng mình đã có thân khẩu ý thiện để hướng đến để nói nên lời phát nguyện trước Tam Bảo là mình xin quy ngưỡng Phật Pháp Tăng.

Về mặt tâm lý, một người hướng đến Đức Phật tâm luôn luôn quy ngưỡng Phật, quy ngưỡng Pháp, quy ngưỡng Tăng. Nhưng quy ngưỡng Phật thì không phải chúng ta cần hiểu rõ, hiểu từng những vi tế,  góc ghếch nhỏ trong ân đức của Phật hoàn toàn, Phật là một bậc giác ngộ hiểu Phật như một bậc Giác Ngộ như bậc Đạo Sư hay Phật có 3 ân đức là bi đức, trí đức và dũng và hiểu rõ sự giác ngộ của Ngài. Thí dụ như mình đọc ở trong kinh thấy những ân đức của Phật, những thành tựu các hồng danh của Đức Phật Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Hiểu rõ những điều đó làm cho việc quy y của mình càng thêm sự sáng tỏ hơn cũng như sự mạnh dạn hơn và để cho thành tựu được tam quy.

Còn khi mình không hiểu hết, chúng tôi muốn nói ở đây là mình không hiểu gì hết. Chúng tôi nghĩ rằng người không hiểu rõ việc quy y, không hiểu rõ về ân đức Phật thì việc quy y đókhông phải là không thành tựu nhưng ít nhiều người đó cũng hiểu là Đức Phật là bậc Giác Ngộ, hay Tam Bảo là có ân đức nhất định khi người đó hiểu như vậy họ có tâm quy ngưỡng, tâm lý họ thật sự kính cẩn nghiêng mình đảnh lễ trước Đức Phật, đảnh lễ trước giáo pháp lời dạy của Phật, đảnh lễ trước sự thanh tịnh của Tăng chúng, đó là Phật là Tăng chúng các vị đã và đang giác ngộ. 

Khi mình hiểu rõ về những điều đó thì việc quy y trong sáng, còn người không hiểu rõ chúng tôi nghĩ không phải là hoàn toàn không thành tựu tam quy bởi họ có tâm và họ cũng biết được ân đức của Phật. Nhưng  họ không hiểu rõ hoàn toàn thì chuyện quy y đó không có trong sáng bởi vì mình còn chưa có rõ thì điều đó làm cho việc quy ngưỡng của mình mang tánh cách giống như mình có su hướng chứ mình không có xác định được chính mình hoàn toàn việc quy ngưỡng đối với Đức Phật và mình hiểu giá trị mình quy ngưỡng Phật Pháp Tăng để mang đến sự lợi ích đó. 

Với như một người Phật tử thì việc quy y Tam Bảo có hai mặt là hình thức cũng như mặt chúng ta chuẩn bị về tâm lý, thì về tâm lý cũng khá quan trọng, phải nói là quan trọng lắm. Quan trọng so với hai về mặt hình thức lẫn tâm lý thì tâm lý rất quan trọng bởi vì một khi mình đã có tâm quy ngưỡng Đức Phật, quy ngưỡng giáo Pháp của Phật, quy ngưỡng Tăng thì mình mới thật sự đem hết lòng hay sự trọn vẹn tâm ý của mình hướng tới những bậc đối tượng như Phật Pháp Tăng để mình quy ngưỡng được.

Chúng tôi nghĩ người không hiểu rõ về ân đức của Tam Bảo mà người đó quy y thì chuyện quy y này không trong sáng lắm và cũng như  dễ bị bợn nhơ, người ta gọi là sự bợn nhơ trong tam quy. Mình không có hiểu rõ được thì nó không được trong sáng và do vậy thì nó không bằng  người hiểu rõ ân đức của Phật. Còn việc thành tựu hay không thì chúng tôi nghĩ rằng do tâm lý. Tâm lý của họ đã hoàn toàn hướng đến Đức Phật và có Chư Tăng chứng nhận cũng như có Tam Bảo. Nói chung mình có Tam Bảo để chứng nhận cho mình hay chứng minh cho mình để mình quy ngưỡng Tam Bảo thì điều đó đã mang đến sự thành tựu cho đời sống của mình. Nhưng có thể nói rằng do tâm mình không hiểu rõ về ân đức của Phật ân đức của Tam Bảo thì việc đó chưa có trong sáng trong việc quy y. 

Cho nên trước khi quy y  mình phải hiểu rõ, mình không phải quy y vì su hướng một điều  gì, mà mình phải hiểu  rõ được điều đó, thì việc làm của mình có giá trị thiết thực hơn so với điều mình không hiểu./.

Wednesday, July 30, 2014

iên hệ mật thiết với một số người nào đó ở xa. Phải chăng có thể coi là thân cận người bạn lành không?

Hỏi.  Những bậc vĩ nhân, những bậc thiện tri thức thường có sự liên hệ mật thiết với một số người nào đó ở xa. Phải chăng có thể coi là thân cận người bạn lành không?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 12-5-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Ở đây chúng ta nói đến thân cận bạn lành hay thân cận thiện hữu. Thật ra ở trong thời đại của chúng ta hôm nay mình có nhiều phương tiện hơn để  gọi là tiếp xúc với những người bạn lành.  Đọc gương danh nhân chúng tôi nhận ra một điểm những bậc vĩ nhân thường có những liên lạc một thiết với một số người nào đó cho dù không ở gần.

Ở đây chúng ta dùng chữ thân cận. Chữ thân là thân thiết và chữ cận là gần. Nhưng chữ thân cận ở đây không cần hiểu theo phương diện khoảng cách của không gian và đó là những người chúng ta thường qua lại thường tiếp xúc, sự  thân cận như vậy rất quan trọng trong cuộc sống. Các bậc vĩ nhân thường có liên hệ với một số người nào đó và người đó là người đáng liên hệ. Ngày hôm nay chúng ta có  lợi ích là chúng ta có email, chúng ta có thể có được những liên hệ với điện thoại, với email, với những phương tiện truyền thông, chúng ta có thể có được những giây liên hệ với những người tuy rằng ở cách nửa quả địa cầu. Hay hoặc giả những người đó chúng ta không hề biết mặt chỉ giao thiệp qua thư từ qua điện thoại thì điều này cũng có thể giúp ích chúng ta được.

Chúng tôi nhớ là khi chúng tôi sang Miến Điện có một vị Sư ở gần chùa Swedagon vị này là Ngài Indaka. Ban đầu thì chúng tôi liên lạc để hỏi thăm  về đất nước Miến Điện và những ngôi chùa nên đến thăm của đất nước Miến Điện. Nhưng sau này thì chúng tôi hiểu rằng Ngài là một vị nghiên cứu về pháp niệm hơi thở. Và chúng tôi khi liên lạc với Ngài tuy rằng ở rất xa, đôi khi một hai năm mới gặp một lần. Nhưng những kinh nghiệm của Ngài về niệm hơi thở khiến cho chúng tôi cảm thấy rất hoan hỉ. Và chúng tôi thường bàn luận ngay cả với TT Tuệ Siêu. Thật tình,  chúng tôi là anh em ruột nhưng phải nói một điều trên phương diện Phật Pháp thì có lẽ chúng tôi gần với nhau trên phương diện Phật Pháp hơn là tình anh em máu mủ. Mặt dù ở rất  xa nhưng  khi có những điềm  chúng tôi và TT Tuệ Siêu trao đổi thì chúng tôi thấy đó cũng là một sự thân cận và sự thân cận như vậy nó giúp rất là nhiều. Hay là, chúng tôi nhớ  ở trong sự làm việc của chúng tôi có một vài Phật tử ở California tuy rằng họ không ở gần chùa nhưng  thỉnh thoảng chúng tôi tiếp xúc, liên lạc điện thoại thì chúng tôi cảm thấy rằng cũng có thể gửi gấm và cũng có thể trao đổi nhiều quan điểm rất tốt.

Những sự giao tiếp như vậy thật sự quan trọng. Do đó chúng tôi muốn nói sự thân cận ở đây không nhất thiết là một người  ở gần nhà hay một người mỗi tuần phải gặp nhau. Nhưng đại khái có sự liên lạc mật thiết và sợ giây liên lạc này  khả dĩ giúp cho chúng ta có được những cái nhìn mới hơn, có được những chia sẻ lợi lạc hơn. Thì sự thân cận của thế giới ngày hôm nay có thể cho chúng  ta không gian rộng lớn hơn ngày xưa nhiều. Ngày xưa một người ở tỉnh này qua tỉnh kia có thể gọi là bặt vô âm tín nhưng sau này chúng ta có thư từ có điện thoại điện tín, có nhiều phương tiện thì như vậy khả dĩ cũng có thể gọi là sự thân cận nếu chúng ta tạo ra sự liên hệ mật thiết.

Chúng tôi thích đọc những câu chuyện về các vị danh nhân và trong số đó người ta thường hay nói về những bức thư những danh nhân này gửi liên lạc với người bạn ở xa. Một điều chúng tôi muốn nói ở tại dây là ở trong cuộc dành độc lập cho đất nước Hoa Kỳ từ người Anh và xây dựng nền dân chủ Hoa Kỳ cách đây hơn 200 năm từ thời rất xa xưa thì những vị cha đẻ của đất nước Hoa Kỳ ở trong đó phải kể ông Thomas Jefferson là vị viết ra hiến pháp của Hoa Kỳ và là Tổng Thống thứ 3 của đất nước Hoa Kỳ, ông có những trao đổi với ông Lafayette và với một vài người bạn thân ở Pháp và chính những trao đổi này giúp cho ông có nhiều cái nhìn về vấn đề thế nào là một nền dân chủ thật sự.

Do vậy chúng ta phải khẳng định sự thân cận với bạn lành ngày nay không nhất thiết là một người phải sống chung nhưng là người mình thường liên lạc và sự liên lạc đó ở trong nhiều phương tiện khác nhau

Tuesday, July 29, 2014

Sự độc cư có giá trị gì với người tu tập?

Hỏi. Sự độc cư có giá trị gì với người tu tập? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 15-7-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

ĐĐ Pháp Tín: Đời sống độc cư có lợi ích cho chúng ta rất nhiều trên nhiều phương diện. Thật ra, có những người nói nếu mình tu tập tốt thì nơi nào mình tu cũng được, ở độc cư, hay ở nơi phồn hoa đô thị, ở nơi thanh vắng gì nếu chúng ta biết tu thì nơi nào chúng ta cũng tu được,

 Thật sự đồng ý như vậy nhưng đối với đời sống độc cư có nhiều thuận tiện hơn. Khi mình sống độc cư, không ở gần với nhiều người thì đây là một điều làm cho chúng ta giảm bớt phiền não. Thí dụ như khi mình ở trong một hội chúng nếu hội chúng có tu học thì không sao nhưng nếu chúng ta ở với một hội chúng phàm phu thì mình biết rồi, tâm của người này lúc này thì khác, tâm người kia lúc kia nó khác, mỗi người mỗi tâm ý khác nhau mỗi người mỗi tâm tánh khác nhau thành ra khi mà chúng ta có sự chung đụng nhiều quá thì chúng ta cũng có phiền não. Rồi khi chúng ta chung đụng như vậy nhiều thời gian tu tập mình không có sẽ làm cản trở mình. Sự ồn ào sẽ cản trở mình.

Thành ra một người sống độc cư tu tập hay hành trì thiền định hoặc sống đời sống phạm hạnh thì nên trọn một nơi cư trú thanh tịnh yên vắng hoặc có cơ hội được sống một đời sống độc cư thì sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho người đó, tránh được những phiền não, tránh được những hội chúng đông người, tránh được những sự cãi vả. Nói chung là được rất là nhiều phương diện hoặc là nhiều lợi lạc rồi từ đó đạt đến những giá trị rất nhiều. 

Cũng như mình thấy trường hợp không phải là độc cư, thí dụ như có trường hợp người ta nói rằng là tại sao mình ngồi một mình, thì "độc hành không buồn chán, ẩn sĩ tự điều phục, sống thoải mái rừng sâu". Đây là câu kệ tâm đắc của Sư Trưởng. Cũng như có những người nói rằng "Thời nay mình sống có lúa thóc gạo đầy đủ tại sao những vị tu sĩ không ăn một ngày 3 lần" người ta mới biện minh ngày xưa do thời đó lúa cao gạo khó thành ra phải ăn một ngày một buổi hoặc ăn một ngày hai lần. Thì khi chúng tôi nghe nói điều đó chúng tôi nói rằng ngày xưa trong thời Đức Phật thì không thể nào gọi là lúa cao gạo khó được mà thời Đức phật có nhiều trưởng giả như ông Cấp Cô Độc,  bà Visakha, rồi đến vua Pasanadhi, vua Bình Sa Vương, vua A Xà Thế, rất nhiều vị vua hộ độ, rất nhiều trưởng giả khắp nơi, ngay cả Chư Thiên cũng hộ độ thì không bao giờ thiếu gạo.

Ở đây thì chúng tôi nói điều này nó liên quan đến đời sống không bận rộn về ăn uống từ buổi trưa cho đến sớm ngày hôm sau mình không cần suy nghĩ đến phải nấu món gì rồi phải ăn như thế nào phải rửa phải dọn dẹp v.v... thì có rất nhiều điều làm cho chúng ta bị phiền toái. Chúng tôi muốn nói khi mình chỉ cần nhịn ăn một buổi chiều như vậy mà chúng ta đã có thời gian tu tập rất nhiều. Từ 12 giờ trưa đến sáng ngày hôm sau chúng ta không có bận rộn về vấn đề ăn thì chúng ta có một thời gian tu tập, có thời gian để mình hành đạo tu tập. 

Một  người sống ở trong rừng núi hoặc ở một nơi thanh vắng nào đó. Thật sự ra cái điều này nếu chúng ta có được một trú xứ an tịnh chúng ta chỉ cần lo tu tập, nếu chúng ta lo tu tập nhiều thì những sự bận rộn của chúng ta sẽ ít. Thí dụ như  mình đi khất thực chỉ có một buổi rồi về thọ thực rồi sau thời gian đó chúng ta không lo đến việc ăn uống nữa những thời gian còn lại để tu tập từ đó đem lại nhiều lợi lạc cho chúng ta. 

Vậy thì ở trong câu thảo luận này chúng tôi muốn trình bày đó là sự độc cư có rất nhiều giá trị chúng ta có được thời gian tu tập rất nhiều và chúng ta tránh được những phiền não, từ đó sự tu tập của chúng ta sẽ đạt được nhiều thành quả nhiều giá trị do đời sống độc cư đem lại ./.

Monday, July 28, 2014

Sự lớn mạnh của trí tuệ mới là điều đáng nói.’

Hỏi: Sự lớn mạnh của trí tuệ mới là điều đáng nói.’ 

(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, thời giảng kinh Pháp Cú, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Đặc biệt trong văn chương Ấn Độ và cả văn chương Phật giáo, khi đề cập đến sự học hỏi hay sự hấp thụ, trong kinh thường dùng đến chữ biết nghe. Biết nghe là một nghệ thuật quan trọng trong tiến trình học hỏi. Ví dụ chúng ta có chữ Bāhusacca là bậc đa văn, nghe nhiều, học rộng. và chúng ta cũng có chữ Puthujjana sãvaka là phàm thinh văn và  Ariya sãvaka là bậc thánh thinh văn là người biết lắng nghe Đức Phật dạy và có khả năng hấp thụ được. 

Chữ biết lắng nghe là một chữ đẹp, có ý nghĩa trong nền văn chương của Ấn Độ. Người ta cho rằng một người muốn mở mang tri thức, không phải dựa trên học vị mà dựa trên thái độ hiểu biết và thái độ cầu học của mình. Cho dù một vị lớn tuổi, một vị có học vị rất cao về tri kiến chuyên môn thuộc lĩnh vực nào đó mà người này không còn có khả năng lắng nghe nữa thì sự học bắt đầu thụt lùi. 

Có thể nói rằng lắng nghe ở đây có nghĩa là trong tâm tư của mình lắng đọng những ý kiến phê bình, tất cả những quan niệm chủ quan của mình để tiếp nhận những cái gì được nói và được biết tới từ bên ngoài. Riêng trong Phật giáo có rất nhiều bài kinh đề cập đến điểm này. Ví dụ kinh hạnh phúc và kinh Chuyển Nghiệp. 

Trong kinh hạnh Phúc thì Đức Phật ngài dạy, một người biết nghe là hạnh phúc tối thựơng,  người có khả năng lãnh hội là hạnh phúc tối thượng. Trong bài kinh Chuyển Nghiệp, chúng ta lại tìm thấy một Phật ngôn đề cập đến những người thường đến gặp các vị Sa môn, Bà la môn, bậc thiện trí để hỏi điều nào là thiện, điều nào là bất thiện. Và với những câu nghi vấn này, những sự tìm hiểu này thì người đó đang tạo ra nhân sanh để đời sau sanh ra có trí tuệ. Không phải vì chúng ta đi hỏi và nhận những câu trả lời làm cho chúng ta là người có trí tuệ mà muốn nói một người đem tâm tư mình lắng đọng, đón nhận những cái gì hay, cái gì đẹp từ bên ngoài vào.

Các vị thiền sư Nhật Bản cũng có một ví dụ. "Có một người đến hỏi đạo một vị Thiền Sư. Nhưng anh này nói huyên thuyên về những đạo lý mình đã được nghe, đã được hiểu. Vị Thiền Sư chỉ ngồi đó và lấy bình trà rót trà vào ly cho đến khi đầy vẫn không dừng lại. Vị khách lấy tay chận vị Thiền Sư thì vị Thiền Sư nói, đầu óc của anh giống như ly trà này, nó không còn có thể chứa đựng thêm được gì nữa". Điều đó có nghĩa chúng ta phải ở trong một tư thế có thể đón nhận được, có thể lãnh hội được, có thể lắng nghe thì chúng ta mới có thể cải thiện được cái nhìn của mình, có thể nâng cao tri kiến của mình. 

Nếu chúng ta không còn khả năng để lắng nghe nữa thì chúng ta tự cô lập với thế giới bên ngoài cho dù chúng ta sống trong đám đông và cho dù chúng ta có là chuyên gia về một ngành nào đi nữa. Thái độ hiểu biết, thái độ cởi mở rất quan trọng.

 Tương tựa, chúng ta đi xem một vở kịch hay một chương trình văn nghệ để có thể cảm nhận trọn vẹn thì tâm tư chúng ta phải lắng đọng, ít nhất là nó phải yên lặng. Không có đủ tâm tư yên lặng chúng ta không thể hấp thụ được một điều gì hết. Chúng tôi trong đời này thật hữu duyên, hữu phúc. Đó là từ nhỏ tới lớn sống gần một số các vị Tôn Túc, Thầy Tổ. Chúng tôi cảm nhận cho dù tuổi đã cao. Sáu, bảy mươi tuổi, có vị thậm chí tám mươi tuổi nhưng đối với kinh điển, sách vở thì tâm tư của quí Ngài lúc nào cũng mới mẻ. Cần thiết gì để cho một vị Hòa Thượng lớn tuổi phải đọc sách, phải nghiên cứu kinh điển trong khi trong cuộc đời đã tri kíến quá nhiều. Nhưng những vị Thầy, những vị Hòa Thượng mà tôi đã sống trong chùa thì cho dù các Ngài ở tuổi nào, đối với kinh sách, đối với Phật Pháp, tâm tư của các ngài lúc nào cũng mới mẻ. Các Ngài có thể bỏ ra mỗi ngày hàng mấy tiếng đồng hồ để xem một quyển kinh. Mỗi lần chúng tôi nhìn hình ảnh đó, tôi nghĩ là đó là hình ảnh rất đẹp. Người Trung Hoa có đề cập đến một khả năng một đức tốt của một người cho dù đến tuổi già bóng xế vẫn không chán học, vẫn tìm thấy rằng trong lãnh vực tri thức, tâm linh có nhiều chỗ để học, để lắng nghe. 

Chúng ta đa số thường thương quí bản ngã. Thị dục huyễn ngã là cái gì căn bản của loài người. Chúng ta thường hãnh diện về trí kiến của mình. Nhưng sự tự hào hãnh diện đó có giá trị tốt hay không tốt thì chúng ta thấy tại đây khi một người tách biệt với thế giới bên ngoài, không còn khả năng hấp thụ những điều hay nữa thì lúc đó quả thật là có vấn đề.  Cho dù muốn dù không thì chúng ta phải nhìn nhận rằng trong giáo Pháp của Đức Phật, cộng đồng tăng lữ trong bối cảnh của Phật giáo thì sự học hỏi được khuyến khích rất nhiều dù người ta có viện dẫn đến đâu đi nữa. Có một lần Ngài dạy rằng, giáo lý của Đức Phật suy tàn là do những người thiểu trí. Những người thiểu trí là những người xuất gia hay những người cư sĩ Phật tử sống trong giáo pháp nhưng không có cái nhìn rõ về giáo pháp. Điều đó làm cho giáo pháp suy thoái. 

Không riêng gì Đạo Phật, ngay cả một nền văn hóa dân tộc cũng có nguy cơ suy thoái nếu như không có những người am tường lịch lãm, bén nhạy về nền văn hóa của mình. Đạo Phật không phải là một tôn giáo hay giáo lý dễ tiêu hóa mà có nhiều người nghĩ rằng có thể nhìn Đạo Phật một các rất tùy tiện. Đạo Phật là thế này, Đạo Phật là thế khác. Nhưng phải nói rằng chúng ta càng đi sâu vào kho tàng pháp học thì chúng ta thấy có một nhu cầu rất lớn người Phật tử đối với sự tồn tại của giáo pháp thì chúng ta đã biết rồi, nhưng đối với sự tu tập bản thân thì điều này tri kiến, trí tuệ lại là một điều quan trọng khác nữa. Chúng ta rất dễ sa vào những cạm bẫy và rất dễ đi sai đường do đó mọi việc nhất nhất phải vận dụng đến khả năng bén nhạy của mình

Học pháp là điều Đức Phật ngài khuyến khích. Kho tàng phong phú kinh điển Phật giáo và những cụm từ chúng ta nói như “Duy tuệ thị nghiệp”. Hoặc giả Đức Phật ngài dạy rằng không có sự mất mát nào hơn là sự mất mát về trí tuệ. Không có sự thiệt thòi nào hơn là sự mất mát về trí tuệ. Thậm chí ngài nói rằng sự mất mát của danh, của lợi quá bé nhỏ so với sự mất mát của trí tuệ. Nhiều lần Đức Phật lập đi lập lại rằng Đạo Phật là đạo của người có trí chớ không phải của người không có trí. Không may cho chúng ta thường rơi vào cảnh giới tự hào, tự thị. Một cảnh giới chúng ta cho rằng mình học đạo như vậy là đủ. Thật ra có đôi lúc chúng ta được nghe các vị tu tập, nhất là tu tập về thiền định, lên tiếng cho rằng mình đã tu tập thiền định rồi thì vấn đề Pháp Học không còn quan trọng. Nhưng trong nhiều năm khi chúng tôi tiếp xúc với các vị Thiền Sư được nhân duyên học ở các ngài và tham dự các khóa thiền thì chúng tôi thấy rằng trong khóa thiền nào cũng có chương trình, những giờ giảng dạy về Phật pháp chứ không phải là không có. Đặc biệt những vị Thiền Sư khuyến khích học những môn học những vị bình thường ít khi khuyến khích. Ví dụ như môn A Tỳ Đàm. Nếu quí vị nào quen với ngài Khippapañño, tức là Thiền Sư Kim Triệu, quí vị cũng thấy trong sự thực hành thiền định của ngài cũng khuyến khích học A Tỳ Đàm, thậm chí cho ấn tống những tác phẩm về A Tỳ Đàm. Đây là một điều rất bình thường, bình thường đối với những quốc gia chuyên về thiền định vì người ta thấy những giáo lý này làm cho kiến văn của những vị thiền sinh được sáng tỏ và như vậy cần được khuyến khích. 

Các vị cư sĩ Tây phương đến với Đạo Phật để hành thiền. Cho dù ban đầu họ đến với Đạo Phật vì cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy không còn nhiều hứng thú với những ngành học thuật của Tây phương nữa. Nhưng khi họ đến với Đạo Phật thì đã có nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu được đưa ra. Đạo Phật không phải là một tôn giáo chỉ đến với niềm tin mà qua đó con người phải hiểu và do hiểu mà họ thấy được giá trị chân thực của chánh pháp. 

 Đức Phật trong nhiều bài kinh, kể cả kinh Hạnh Phúc, nhấn mạnh đến lợi lạc của sự học hỏi. Phải nói rằng trong quá khứ chúng ta nghe nhiều tranh chấp giữa học và hành. Người ta nói “Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là cái đãy đựng sách.” Những sự tranh luận này đưa những người Phật tử về hai khuynh hướng khác nhau. Một khuynh hướng nặng về nghiên cứu. Một khuynh hướng chỉ chú trọng về thực hành. Cả hai bên đều có những cái đẹp, nhưng cái hình ảnh ở trong kinh cho chúng ta thấy là một hình ảnh hết sức trung dung, dung nạp được cả hai cách này. Ngài Xá Lợi Phất là một đệ tử Phật về phẩm hạnh về tánh hạnh, về thân giáo của ngài, phải nói là một trong những vị thượng thủ thinh văn, không có cái gì chúng ta có thể chê được về phương diện thực hành. Nhưng ngài cũng là một vị kiến văn quảng bác. Nói đến một vị trí tuệ chỉ đứng sau Đức Phật thôi thì chúng ta muốn nói đến một hình ảnh mà qua hình ảnh đó chúng ta thấy rằng sự học hỏi rất là quan trọng, có chỗ đứng lớn trong đạo Phật. 

Ở đây chúng ta có chữ khác là Panna. Panna là trí tuệ, chúng ta thường âm là Bát Nhã. Theo bộ Bách Luận, bộ kinh Bát Nhã và chữ bát nhã ngày nay trong truyền thống Đại Thừa và trong Thắng Tạng, người ta không thấy chữ nào có thể dịch trọn vẹn chữ Panna.Thật ra họ để nguyên và họ phiên âm là Bát Nhã. Ở đây, nó cũng có nhiều ý nghĩa rất là đặc biệt. Panna là trí tuệ và trí tuệ theo đúng nghĩa trong kinh Phật là khả năng có thể thẩm thấu, khả năng có thể nhìn thấy chân tướng vạn pháp. 

Và khi nhìn thấy chân tướng của vạn pháp, muốn nói là con người chúng ta phải bỏ bớt những thành kiến, những định kiến, những tư kiến của mình để có thể nhìn thấy sự vật vốn ra sao thì mình nhìn nó như vậy. Trí tuệ trong Đạo Phật ngay cả về phương diện học thức nói rất nhiều về phẩm chất của nội tâm. Quí vị vào trong Paltalk nghe một bài pháp và nếu hôm nay quí vị trong người rất khỏe, quí Phật tử có thể nghe pháp tốt hơn. Khi nào tâm tư chúng ta trong sáng, chúng ta cầm một quyển kinh chúng ta đọc thấy mình hiểu nhiều và thấy mình mau hiểu hơn là lúc tâm tư chúng ta bị chi phối. 

Nói tóm lại, về phương diện học Đạo Phật không chú trọng nhiều về lý luận mà Đạo Phật chú trọng nhiều về tâm tư trong sáng. Một người học Phật pháp bằng tâm tư trong sáng họ học hiểu nhiều hơn là người có học vị ở bên ngòai. Chúng tôi nói điều đó không sợ sai lầm vì chúng tôi biết rất nhiều vị danh tăng, tôn túc cả hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông. Quí vị này sở học, học thức, bằng cấp bên ngòai không cao nhưng sống trong chùa với tâm tư rất trong sáng. Những vị này có cảm nhận sâu sắc về giáo lý của Đức Phật mà những vị này chúng ta tìm thấy rất là nhiều. Do đó chúng ta thấy ý nghĩa của chữ panna khó định nghĩa. Người ta quan trọng chữ panna là trí tuệ bên ngòai, nghĩa là cái gì chúng ta học hỏi, cái gì chúng ta lý luận. Có một số người than phiền rằng Phật giáo là một hệ thống kinh điển có lý luận rất cao nhưng ngòai một số tác phẩm của Phật giáo Bắc truyền nhân minh luận, nói về phương pháp lý luận. Còn trong Tam Tạng Pali hầu như hòan tòan vắng mặt khi đề cập đến phương pháp lý luận.  Đạo Phật không xem chuyện lý luận dẫn người ta đến sự thấu hiểu chân tướng của vạn pháp mà Đạo Phật nói đến một nội tâm, một nội tâm an tịnh, một nội tâm ổn cố, vững vàng. Và trên nội tâm được sáng, thiết lập đó, người ta có thể lãnh hội được những điều vi diệu mà chưa bao giờ được lãnh hội. Và chính vì điểm này mà chữ Panna nhiều khi chúng ta không có dịch là trí tuệ mà chúng ta âm là Bát Nhã vì chữ Panna đò hỏi một số định nghĩa tương đối rõ ràng trong Đạo Phật và những ý nghĩa này hết sức sâu xa.

Đức Phật ngài dạy chúng ta cần đặc biệt lưu ý ở đây là tâm tư của chúng ta không thể để bị già nua, trí tuệ của chúng ta không thể để già nua được. Già nua ở đây là sự cằn cỗi. Nền giáo dục hiện tại dễ dàng làm cho chúng ta thấy già nua, cằn cỗi. Bởi vì sao? Nền giáo dục nào làm cho chúng ta thượng tôn ngã tính của mình. Nền giáo dục nào làm cho con người chỉ biết đến cái lợi về vật chất mà không nhìn thấy cái lợi của tinh thần thì đều làm cho tinh thần già nua hết. Thái độ cởi mở, khả năng có thể lãnh hội, khả năng có thể thuần hóa ở một con người chính ở điểm trẻ trung mà Đức Phật nói. Trong rất nhiều đọan kinh qua sự gợi ý của Đức Phật người ta tìm thấy trẻ trung không phải với làn da, nét mặt mịn màng mà gọi là trẻ trung hay là với nội tâm liếng thoắng, lúc nào cũng vui vẻ gọi là trẻ trung.

Sự trẻ trung Đức Phật ngài dạy trong kinh chúng ta tìm thấy nó là khả năng như Khổng tử nói là học hoài không biết mệt. Thái độ học hoài không biết mệt là thái độ trẻ trung. Bỏi vì những người gìa không buồn cầm đến quyển sách và không muốn mình sẽ lắng nghe một điều gì. Nhưng rõ ràng trong kinh Đức Phật nói rằng, ngày nào chúng ta còn đến các vị Sa môn, Bà la môn, các vị thiện trí để hỏi rằng: Điều nào là thiện, điều nào là bất thiện. Đó là nhân sanh trí tuệ. Và điều đó cũng nói lên sự trẻ trung tâm hồn. 

Con người tại các quốc gia Tây phương, các quốc gia phát triển dồi dào về vật chất, phần lớn nghĩ rằng trẻ trung là cái gì đáng phải tha thiết, đáng được bám víu. Ngay cả những người lớn tuổi cũng không cho phép họ được già và không muốn ai nói đến tuổi già của họ. 

Nhưng điều này, khi ta đọc lại kinh Phật, nó không quan trọng. Quan trọng nhất là tâm hồn chúng ta có trẻ trung hay không? Tâm hồn trẻ trung ở đây không phải là thái độ đùa giỡn như trẻ con hay một thái độ vui tươi rộn rã. 

Tâm hồn trẻ trung ở đây là khả năng, tinh thần còn có thể học được, còn có thể hiểu được, còn có thể hấp thụ được. Nếu như chúng ta không có được điều đó thì giống như Đức Phật dạy: "người ít chịu học hỏi như trâu già lớn xác, bắp thịt thì nở nang nhưng trí năng cùn mạt". Chúng tôi có thể nói một cách không sai lầm, ngay cả trong đời sống căn bản nhất, nghĩa là đòi hỏi sự học tối thiểu nhứt, như một vị tỳ kheo xuất gia không cần pháp học mà chỉ thọ trì giới bổn. Thọ trì giới luật để trở thành một vị tỳ kheo thôi, thì trong Tạng Luật cũng là cả một kho tàng lớn. Trong Tạng Luật có nói đến những điều phạm tội, những điều giới mà những điều này phạm vì không biết, phạm vì không biểu, có những điều phạm vì biết, có những điều phạm vì không biết. Nói riêng về học giới thôi thì phải biết, phải học, nói gì ý lý cao vợi khác, không phải là một phần của đời sống cộng đồng tăng lữ. 

Nói chung thì phải có sống gần với kinh điển, tiếp xúc nhiều với kinh điển, chúng ta mới cảm kích được sự việc đó là trong Đạo Phật với kho tàng kinh điển đồ sộ và với những lời dạy Đức Phật đã nhấn mạnh cho thấy rằng chúng ta phải dành cho mình một cơ hội trong cuộc đời là đừng bao giờ để trí năng mình cùn mạt. Đừng bao giờ để cho đầu óc của mình ngưng lại, không phát triển nữa. 

Sunday, July 27, 2014

Chữ suy tầm (vitakka) phải chăng là "sự miên man" của tâm ?

Hỏi: Chữ suy tầm (vitakka) phải chăng là "sự miên man" của tâm ?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 12-6-2014, Minh Hạnh chuyển biên)



TT Giác Đẳng: Thật ra trong đời sống của chúng ta ai cũng có ít nhiều sự chi phối trên phương diện này hoặc trên phương diện khác. Nhưng, nếu chúng ta thường nghĩ về điều gì, chúng ta thường miên man về điều gì và điều đó nó làm bận lòng, nó cứ lập đi lập lại, nó cứ là một cái gì đó da diết ở trong lòng. Thì về điểm đó chúng ta nên để ý không khéo thì nó trở thành một thứ suy tầm mà suy tầm này nó ăn sâu vào trong lòng thì nó chi phối sự tu tập. 

Một hành giả khi bước vào đời sống tu tập càng bớt đi những chi phối thì đỡ hơn. Nhưng  dù sao đi nữa bản thân của chúng ta vốn có thói quen bị chi phối bởi những điều đó. Chúng tôi nhớ có những người Phật tử họ rất nặng về xã giao, đi đâu cũng xã giao kể cả lúc vào trường thiền, họ rất quan trọng hóa là mua món quà để cúng dường cho vị thiền sư, để tặng cho nhà bếp, và hầu như họ muốn cả trường thiền dành thiện cảm cho họ. Thì nhìn ở bên ngoài có vẻ như điều đó rất tốt là một người đi đâu cũng có tính trước tính sau nhưng trên phương diện khác có nhiều khi một người họ đặt quá nặng là những người chung quanh nghĩ về mình, muốn cho những người chung quanh dành thiện cảm cho mình, riêng trong trường hợp một vị thiền sinh thì điều đó là một sự ngăn ngại.

 Một lúc nào đó tu tập mình chỉ tập trung vào sự tu mà thôi. Hay hoặc giả một điểm chúng ta thường gặp đó là trong đời sống khi mình làm việc gì đó mình hay bị cấn cái về chuyện những người chung quanh họ nghĩ sao về mình, mình làm việc đó không biết họ thương mình hay họ có cảm tình với mình hay không. Về việc này làm cho mình quá quan trọng, mình quá nặng về sự đánh giá của người khác đối với mình và mình quên đi việc chính của mình làm là tìm một chỗ thanh vắng ngồi xuống tập trung vào hơi thở. Thì rõ ràng trong cuộc sống của chúng ta ai cũng bị chi phối bởi thị dục huyển ngã, tức là một cái nhìn của người khác nghĩ sao về mình. 

Một chuyện khác chúng ta thấy cũng ảnh hưởng rất nặng ở trong các trường thiền về điểm này, chúng tôi gặp không ít là có nhiều Phật tử vô trường thiền họ hay có tâm thật là hoan hỉ vị sư này, hoan hỉ người Phật tử kia tu tập có vẻ tiến bộ. Chúng tôi không biết các vị có đánh giá đúng hay không tại vì mình vào trường thiền đâu biết ai làm sao nhưng thường thường khi gặp nhau mà thấy vị nào có vẻ như tập trung nhiều hay nhìn ở bên ngoài thì có vẻ như thu thúc nhiều thì qúi Phật tử hay hoan hỉ và đây cũng là cái trở ngại cho các vị tu tập. Trong những giờ phút đi hành thiền nó không phải là giờ phút để cho chúng ta đánh bóng hào quang của vị nào đó hay là cho vị nào đó cảm giác là mình tu hay, hoặc vị đó cảm giác được hâm mộ, không có chuyện gì để hâm mộ trong trường thiền  hết, mọi người vào đó tu tập thì cứ tu tập.

 Chúng tôi có nói chuyện với Ngài Gunaratana, Ngài là người lập ra trường thiền Bhàvanà Society, Ngài chia sẻ với chúng tôi một điểm là những thiền sinh người Mỹ xem ra đôi khi họ vô tư với sự tu tập, thí dụ như họ lên trường thiền ai tu sao cũng được nhưng thiền sinh Á Châu đặc biệt là thiền sinh Việt Nam thì mới vô trường thiền không có lo tu mà cứ để ý xem vị nào tu cao, vị nào tu chính chắn, thậm chí vị nào tu đắc thiền đắc đạo thì mình hâm mộ hơi nhiều. Hâm mộ hơi nhiều tức là mình có thái độ có sự phản ứng có sự đánh giá nặng về  việc đó và ở chỗ đó không phải là chỗ để chúng ta làm như vậy, cái tốt nhất trong trường thiền là mình vào trong đó thì mình hiểu rằng mình nên tận dụng thì giờ qúi báu cho mình và tận dụng thì giờ qúi báu cho người khác. 

Ngay cả qúi Phật tử đi làm việc thì nhiều khi chúng tôi thưa rằng mình làm việc ở trong một lớp sinh hoạt như vầy thì tất cả qúi vị nên hiểu rằng Chư Tăng mỗi vị giảng sư có cách giảng bài khác nhau và cũng có một số vị thích hợp với vị này thích hợp vị kia. Nói chung là nhờ có tất cả các vị giảng sư một chương trình sinh hoạt Phật Pháp như lớp Phật Pháp Buđdhadhamma mới duy trì được, nhưng có một số vị thì không nghĩ như vậy, thường nói người này hay người kia dở, mình thích nghe vị này không thích nghe vị kia và khen vị này chê vị kia. Cái đó là chúng ta không có nhìn đại sự không nhìn cái chung, mình phải nhìn cái chung điểm như vầy là nhờ có tất cả Chư Tăng, có vị này vầy vị kia khác nên chúng ta mới duy trì được. Phật tử đi chùa cũng vậy, Phật tử đi chùa thì mình nói như 10 ngón tay có ngón ngắn ngón dài, có vị rất giỏi về việc này, có vị có sở trường về việc kia, có vị có tánh hạnh này, có vị có tánh hạnh kia, rồi có nhiều người vô chùa cứ chê người này khen người kia. Cái cuộc sống chung không phải là như vậy mang lại cho chúng ta sự an lạc, mà điều mang lại cho chúng ta sự an lạc là chúng ta nói rằng làm sao chúng ta có thể bao dung, làm sao chúng ta có thể chấp nhận được với nhau, chấp nhận được cả cái ưu và cái khuyết và làm sao chúng ta có thể tiếp tục tồn tại, tiếp tục hổ trợ, tiếp tục nương tựa nhau, chứ không phải là mình vẽ lằn ranh mình đánh giá vị này cao vị kia thấp, vị này mình thích vị kia không thích, những việc đó nó ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta rất nhiều. Nhưng người khác đánh giá không có quan trọng cái quan trọng là với một người tu thì cái tâm mình đừng để cho chuyện đó làm lớn chuyện ở trong cuộc sống của mình.

Chúng tôi sống trong chùa có nhiều khi gặp một số qúi Phật tử qúi vị rất ưa chuộng vị này không ưa chuộng vị kia thì gặp chuyện đó mình cũng cười thôi. Bởi vì sao vậy? Bởi vì sự suy nghiệm của chúng tôi như vầy: Ở trong kinh Đức Phật Ngài dạy mình có ba sự quán chiếu về ba khía cạnh về sự việc trong đời sống đó là vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly. 

- Có nhiều khi mình nghĩ nhiều của vị ngọt, thí dụ danh có vị ngọt của danh, lợi có vị ngọt của lợi, mình nghĩ thì mình hoan hỉ.
- Nhưng mà nghĩ đến sự nguy hiểm thì chúng ta mới thấy là dễ sợ, mình nghĩ sự nguy hiểm đó thì mình mới thấy điều đó nó chi phối tâm tư chúng ta thế nào. Thí dụ như là bây giờ mình được một sự tôn trọng, được một cái học vị, được một chức quyền gì đó. Không biết nó mang lại cho mình bao nhiêu hạnh phúc nhưng mà khi mất cái đó thì con người mình điên đảo. Chúng tôi đã từng tiếp xúc và từng nhìn thấy việc đó và mỗi lần nhìn thấy những sự đó bằng mắt của chính mình bằng sự tiếp xúc của chính mình thì mình mới thấy rằng lời của Đức Phật dạy rất là thâm thúy là tại chúng ta quên lời  Đức Phật dạy thôi. Có một lần Đức Phật Ngài nửa đêm Ngài nghe tiếng con dã can nó tru nó tréo thì Đức Phật hỏi Chư Tỳ Kheo: 
- "Này Chư Tỳ Kheo, các con có nghe tiếng của con dã can không?"

 Thì Chư Tỳ Kheo nói: 
- "Dạ Bạch Đức Thế Tôn, có".

 Đức Phật giải thích là nó là con dã can già, nó bị ghẻ, và trời đêm về làm cho da nó khó chịu, nó nhức nhối khó chịu. Thì Đức Phật dạy rằng:
- "Này Chư Tỳ Kheo, một người mà bị chi phối bởi danh, bởi lợi, thì khi họ gặp sự mất mát họ phiền muộn thì ăn không ngon, ngủ không yên bị chi phối giống con dã can đó vậy". 

Thì hình ảnh đó rất là tội nghiệp. Cuộc sống của chúng ta, mình không biết cuộc đời họ khen mình hay cái danh vọng nó đánh bóng mình, mình được cái gì nhưng khi mình không được thì mình khổ, rất là khổ, khổ đến đỗi mà dở sống dở chết, ăn không ngon, ngủ không yên. Thì đời sống chúng ta khổ quá. Khi mình nhìn thấy những sự nguy hiểm như vậy thì mình thấy rằng mình nên tập trung vào cái gì đó nó có lợi lạc hơn ví dụ như mình bỏ thì giờ đọc bài kinh bỏ thì giờ ngồi thiền bỏ thì giờ làm việc Phật sự. Khi mình làm thiện sự làm Phật sự nó không làm cho mình buồn. Đúng ra thiện pháp từ trong đời sống nếu mình làm là mình có phước. Chúng tôi lấy thí dụ như một ngày chúng ta có hai giờ chúng ta ráng tinh tấn vào đây để cùng nhau đọc lời Phật ngôn để nghe pháp để suy nghiệm lời Đức Phật dạy sau đó không có cái gì hết, sau đó không còn cái gì hết, nhưng chúng tôi bảo đảm với qúi vị như vầy là cái việc này không mang lại cho chúng ta sự phiền não hết rồi thôi, mình nghe pháp có những đạo lý mình nghe đi vào trong lòng mình an lạc rồi sau đó rồi thôi. Thì chúng tôi rất là tin một điểm là nếu mà tìm cái sự an lạc nào thì nên an lạc trong thiện sự và nhẹ nhàng nhưng nếu chúng ta thấy được cái nguy hiểm của những cái gọi là tranh danh đoạt lợi thì lúc bấy giờ mình mới thấy là cái đó nó đáng sợ.

 Khi nãy TT Pháp Đăng cũng có đề cập đến một việc là một vị tu sĩ gắng bó với một Phật tử nhiều. Chúng tôi cũng thấy ngày nay có nhiều vị tu sĩ  có khuynh hướng thường đến nhà Phật tử ăn dầm nằm dề rồi muốn có quan hệ mật thiết với một Phật tử nào đó rồi muốn có chia sẻ. Thì thật ra Đức Phật nói điều đó bất xứng, nó không có xứng đáng với đời sống xuất gia. Tại vì sao vậy? Vì mình đi xuất gia tức là mình muốn có một cõi rộng thênh, mình muốn có một thế giới thông thoáng với một phương trời cao rộng, bây giờ mình trở về một nơi hạn hẹp một gia đình nào đó vui với họ buồn với họ theo từng nhịp thở. Thật ra điều đó chúng ta bỏ một đại dương mênh mông chúng ta trở về cuộc sống ao tù thì chúng tôi nghĩ rằng quan hệ tương đối thì được nhưng mà quá gắng bó quá liên hệ đến đỗi mà phải lo cái lo của họ, phải buồn cái buồn của họ, phải thăng phải trầm lên xuống theo cuộc sống của họ, thì thật ra khi chúng ta không ý thức được điều đó thì chúng ta đánh hỏng đi mục đích chân thực của cuộc sống tu tập. 

Ở đây không có nghĩa là Đức Phật Ngài dạy chúng ta sống vô tâm, sống thì chúng ta nên có quan tâm nhưng mình hiểu một chuyện là nó có một chừng mực cần thiết để làm thế nào đó mà người xuất gia có thể tiếp tục đi tới với đời sống tu tập của mình. Chuyện đó không phải dễ. Rất là khó. Chẳng những khó mà đôi khi chúng ta phải đặt lại hoàn toàn  quan niệm của chúng ta về việc này. 

Và rồi chúng tôi cũng nhận thấy một điểm liên hệ đến sự miên man hay sự tư duy của chúng ta là trong những khuynh hướng cố hữu chúng ta muốn cái này muốn cái kia, mình cứ nghĩ đi nghĩ lại hoài việc gì đó thì đôi lúc mình cần có những sinh hoạt chung, gọi là tập thể với anh em với hội chúng, sống ở trong chùa vị nào mà cứ giam mình hoài ở trong phòng, vị nào mà cứ lo việc cá nhân mình hoài sống ích kỷ hoài thì không nên. Mình đi tu thiền cũng vậy, nhiều khi con người mình có những lúc mình nên quên chính mình là ai, "xin cho mình  là một cái cây nhỏ bé trong một khu rừng", "là một hạt cát ở trong một bãi cát mênh mông" như vậy sống cũng được quan trọng là chúng ta làm sao mà chúng ta sống hoà mình, cái sự hoà mình với mọi người là người ta làm được thì mình làm được người ta sống sao thì mình sống vậy, để làm gì, để những giây phút nào đó mình quên đi chính bản thân của mình thì nó nhẹ nhàng cho mình. Người Tây Phương họ nói "cái tôi thật đáng ghét". Thật ra thì chúng ta không lên án "cái tôi" đáng ghét nặng nề, kiểu mặc cảm, nhưng phải nói rằng một người cả ngày từ sáng đến chiều nghĩ về "cái tôi" làm sao cho tôi thế này làm sao cho tôi thế kia, nghĩ riết rồi làm cho mình quẫn trí, mình thấy con người ai sống nghĩ "cái tôi" hoài thì khổ. Một lúc nào đó mình nên làm cái gì đó mà không nghĩ đến "cái tôi", thí dụ như mọi người cùng làm thì mình làm, mọi người cùng gánh vác thì mình ra phụ một tay rồi mình cùng nhau để chia sẻ cái này chia sẻ cái kia, cái hoà mình đó nó giúp cho chúng ta vượt khỏi cái tháp ngà vượt khỏi cái thị dục huyễn ngã của chúng ta cho dù nhất thời nó cũng rất là lợi lạc.

Đó là vài lời của chúng tôi trong câu thảo luận số 4 là chúng tôi nghĩ sự suy tầm chúng ta có thể bắt nhịp như là cái sự chúng ta có thể nghĩ nó như là sự miên man, quá nghĩ, quá dính mắc, quá hướng về cái gì đó thì điều đó đôi khi chúng ta phải đặt lại vấn đề ./. 

Saturday, July 26, 2014

Một người tu tập nên tránh 3 điểm : thích nói, thích đa đoan, và thích ngủ nghỉ

Hỏi: Một người tu tập nên tránh 3 điểm : thích nói, thích đa đoan, và thích ngủ nghỉ

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 11-6-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Có lẽ chúng ta dễ dàng thấy một khi chúng ta hạ thủ công phu dùng hết thì giờ cho một việc gì đó thì chúng ta rất cần sự tập trung. Nói đến sự tập trung, quan trọng nhất chúng ta biết qúi thì giờ. Đối với một người tu tập, thái độ hoang phí thì giờ hoặc giả làm những việc không cần thiết nói theo danh từ của người đời gọi là "rảnh quá". Khi rảnh quá chúng ta sanh ra thích nói chuyện, thích bày vẽ lăng xăng chuyện này chuyện kia. Khi ở trong đời sống mình có mục đích rõ ràng thì mình cũng thư giản nhưng mình cũng không đến đỗi phí phạm thì giờ. 

Trong kinh Đức Phật Ngài dạy căn bản một người tu tập hướng cầu giác ngộ giải thoát và mang ánh sáng Phật Pháp cho chúng sanh đó là hai điều Đức Phật Ngài muốn các vị tu sĩ làm. 

Dĩ nhiên ngày hôm nay có rất nhiều vị cảm thấy rằng mình không có tự tin ở trong việc đó. Không có tự tin vào chuyện tu tập tức là nghĩ rằng chuyện tu tập không đi đến đâu, nghĩ rằng mình không có tự tin trong việc mình đem Phật Pháp đến cho người khác, mình nghĩ rằng có những việc khác tốt hơn qúi hơn để mà làm.

 Chúng tôi thưa với qúi Phật tử mỗi khi chúng tôi ngồi nhìn lại công việc chung, chúng tôi thường có một ao ước nếu tất cả những vị tu sĩ đều có một mục đích chung là đem Phật Pháp đến cho Phật tử, tha thiết với chuyện phát triển Phật Pháp thì mang lại cho cộng đồng Phật giáo ngày nay rất đẹp. Nhưng ngày hôm nay chúng ta phải nhìn nhận rằng có một số các vị làm chễnh mãng trong công việc này vì lý do các vị không nghĩ rằng việc đó cần. Ngay cả một số các vị lên chùa tu thì chỉ có mặc áo tu như vậy nhưng thích những việc như bói toán hay thích thần quyền thích việc này việc khác, không có thích chuyện Phật Pháp. 

Thì việc xao lãng đó cho chúng ta thấy:
- 1. Một là chúng ta không có ý thức rõ giá trị của đời sống ngắn ngủi này.
- 2. Thứ hai là chúng ta không thấy rõ giá trị của Phật Pháp.
- 3. Và điều thứ ba là chúng ta thật sự không thấy rõ được mục đích của đời sống. 

Do chúng ta không thấy rõ ba ý nghĩa đó nên chúng ta lang man tức là đi chỗ này chỗ kia. Một người thấy được rõ mục đích của đời sống thì không chộn rộn như vậy. Chúng  tôi sống ở ngoài quốc gia kỹ nghệ như Hoa Kỳ, người Hoa Kỳ họ có một tiêu chí rất rõ ràng trong đời sống đó là làm sao mình đi làm để mưu sinh để sinh nhai, và họ phấn đấu rất nhiều cho công ăn việc làm. Nhưng mà rồi khi có dịp đi về  những quốc gia nghèo, tỷ lệ thất nghiệp quá đông thì thường thấy có một số người dân không phấn đấu chỉ la cà thôi sống qua ngày và đời sống họ không có một tập trung nhất định. Kế tiếp là với một người tu sĩ hay bất cứ người tu tập nào không thấy giá trị của đời sống, không thấy có giá trị của Phật Pháp và không có mục đích hay tiêu chí rõ ràng ở trong đời sống thì chúng ta thường đi vào chỗ phí phạm và 3 điểm này lâu ngày nó trở thành một thói quen, trở thành một cái tật, nói một cách rõ trong kinh gọi là thường thân y duyên mà chúng ta nói bên ngoài là cái thói quen.

Cái thói quen ở đây là: thích nói, thích đa đoan, và thích ngủ nghỉ. 

Sở dĩ Đức Phật đưa lên 3 điểm này là tại vì 3 điểm này nó thành nghiền, thành thói quen tức là làm như vậy nó trở thành một cái nếp sinh hoạt thành thói quen. 

Thí dụ có những người lúc nào cũng lăng xăn, lúc nào cũng làm việc. Làm việc là một điều qúi. Nhưng nếu mê công việc quá quên đi bổn phận của mình. Thí dụ ngoài đời qúi vị mê công việc mà quên người thân của mình hay quên đi bổn phận khác thì đó là điều không nên. Hay chúng ta quá mê công việc quên hẳn Phật Pháp, quên hẳn pháp học và pháp hành thì đó là điều không nên. Hay chúng ta quá mê công việc. Có những người thích bận rộn như vậy, có những người ngồi không yên. Chúng ta muốn thấy điều này thì đến các khoá thiền để dễ dàng nhận thấy rằng có những Phật tử rất thích lên chánh điện để ngồi nghe pháp và thực hành, nhưng có một số khác thì không làm như vậy, họ cũng muốn tham dự khoá thiền, hay khoá tu cũng hoan hỉ nhưng mà đến lại thích dọn dẹp nhà vệ sinh, dọn dẹp nhà bếp, lượm rác trước sân, rồi thích vào nhà bếp nấu ăn làm chuyện này chuyện kia, rồi các vị thiền sư lâu lâu cũng nhắc là cố gắng dành thì giờ lên ngồi thiền một chút thì các vị này không muốn. Ở trong chùa cũng có một số Phật tử như vậy, thích làm công quả, thích làm việc này việc khác nhưng không thích ngồi tụng kinh, không thích ngồi để nghe pháp, không thích ngồi tập thiền. Thì mình hiểu rằng con người mình làm việc nhiều quá nó cũng nghiền, khi người ghiền công việc thì tự họ nhận là mình lúc nào cũng phải nên bận rộn hết, bận rộn như vậy là hay là đúng. Nhưng kỳ thật sự bận rộn đó khi tham công tiếc việc có nhiều khi muốn tìm việc gì đó nhưng chúng ta không thể sống trong sự thanh tịnh được thì mình phải coi chừng. Nếu mình ghiền công việc quá mà không thể sống ở trong thanh tịnh được không hoan hỉ với sự thanh tịnh thì điều đó là có vấn đề là chúng ta ghiền công việc quá.

 Nói cũng vậy, có những người không nói không được lúc nào cũng phải nói, nói chuyện này sang chuyện khác thì người ghiền nói quá họ bị bịnh là nói nhiều quá thì nó gọi là ba hoa, nói nhiều quá thì thường nói sai nói có lỗi. Đời sống của chúng ta khi cần nói thì nói khi không cần nói thì mình giữ im lặng chứ không phải nhất thiết lúc nào cũng nói. Chúng tôi thấy điểm nhu vầy là có những người họ nói rất hay nhưng không phải là họ ham nói, nhưng có những người lúc nào cũng nói nhưng những người này bị cái bệnh ghiền nói và chuyện gì cũng nói và nói lâu ngày thì trở thành cái tật là ham nói. Chúng ta phải coi chừng cái ghiền nói đó nó trở thành cái tật.

Ngủ nghỉ cũng vậy. Ngủ để lấy sức, ngủ để mình có sức khỏe tỉnh táo thì chuyện đó nên. Nhưng có những người họ rất thưởng thức chuyện ngủ nghỉ, có chỗ nào đặt lưng xuống ngủ thấy nó sảng khoái nó sung sướng và cứ nằm nướng nằm ráng, không có nhu cầu ngủ nhưng cứ nằm ráng thì cái đó cũng là thói quen.

Thì ba điều ngày hôm nay chúng ta đề cập đến ở tại đây là ba thói tật cá nhân, thói tật đó nó làm cho chúng ta ghiền. Một khi chúng ta đã ghiền chúng ta đã ghiện rồi cái gì chứ ham làm việc, ham nói, ham ngủ nghỉ thì quả thật chúng ta làm trở ngại cho sự tu tập. Nên, nhất là những người hành thiền, là người tu tập chúng ta biết qúi trọng thì giờ chúng ta không phung phí như vậy, việc nào cần làm thì cứ làm nhưng mà rồi sau đó trở về lại với công việc căn bản của mình đó là sự tu tập. Việc nào cần nói thì cứ nói nhưng nói xong thì Đức Phật khuyên chúng ta nên thấy hoan hỉ trong sự thanh tịnh. Và ngủ nghỉ là chuyện đó cũng nên nhưng cái gì mà quá đà, quá đáng, nhiều quá thì không còn đẹp nữa. 

Chúng tôi mong rằng những điều này khi chúng ta bàn nó không làm cho chúng ta cảm thấy rằng mình bị nhột nhạt là mình bị đề cập đến và nếu cần điều chỉnh thì chúng ta cứ điều chỉnh và nó rất tốt cho đời sống tu tập của chúng ta. Và ờ đây chúng ta thấy những lời dạy của Đức Phật rất cụ thể Đức Phật Ngài không cần dạy những lời này nếu Ngài không thấy những điều đó không mang lại lợi ích cho chúng sanh và nếu chúng ta thấy lợi lạc thì quả là điều rất hoan hỉ ./.

Friday, July 25, 2014

Sống độc cư có một giá trị lớn đối với người tu tập

Hỏi: Sống độc cư có một giá trị lớn đối với người tu tập

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 15-7-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Khi chúng ta đề cập đến đời sống độc cư thì phải nhận rằng ở trong xã hội nhiều khi người ta hay đặt nặng quan niệm là mình sống phải có gia đình, phải có vợ, có chồng, phải có sự gắng bó với người này với người kia, nhất là trong xã hội ảnh hưởng tôn giáo. Nhưng có một vài hình thái xã hội ở trong đó đặc biệt xã hội Ấn Độ người ta rất trọng những vị ẩn sĩ. Danh từ Mâu Ni là những bậc hiền triết ẩn định một mình được nói nhiều ở trong văn hóa Ấn Độ và đó là kinh nghiệm rất qúi cho cuộc sống của mỗi chúng ta. 

Nói một thí dụ, một khi chúng ta có thể tự quyết định về thì giờ của mình. Mình quyết định về lối sống của mình, mình quyết định về nơi mình thích hợp hay không thích hợp thì thật ra rất khó với chúng ta chia sẻ quyết định đó với một người khác. Nói cụ thể hơn, mình ở gần một người bạn xấu hay ở một nơi mà phiền não sanh khởi mình thấy rằng không có lợi cho sự tu tập, không có lợi cho đời sống nội tại thì quyết định ra đi. Và nếu trong lúc đó mình sống một mình thì mình giỏi quyết định hơn là có sự trồng tréo ràng buột với người khác.

 Ở đây, chúng ta cũng thấy trong tất cả những vị sống có những thành tựu lớn về mặt cá nhân như những nhà phát minh hay những người chuyên về một ngành gì đó họ có cuộc sống đặc biệt, cuộc sống của họ vốn chỉ có thể sống một mình thôi và chia sẻ với người khác thật là khó. Đôi khi người khác trở thành một chướng ngại giống như mình bơi trong sông hồ có người khác họ trì họ kéo mình lại làm mình bơi không được. Như vậy trong sự nỗ lực để chuyển hóa cá nhân, thay đổi đời sống cá nhân cái thuận lợi nhất là đời sống độc thân sống một mình.

 Ở trong nhiều thế kỷ người ta có đặt lại câu hỏi rằng không biết những vị tu sĩ có nên có gia đình hay không? Và tại Âu Châu người ta làm cuộc cách mạng từ thời mục sư Martin Luther khi ông thấy rằng những vị linh mục của Catholic gặp nhiều khó khăn đối với đời sống độc thân. Và trong phong trào cải cách giáo người ta đã đưa ra giáo phái Tin Lành, những vị mục sư có gia đình thì người ta cảm thấy ổn định hơn cho việc thờ phượng Chúa và rao giảng phúc âm. Tuy vậy, người ta vẫn thấy không có đời sống nào hoàn hảo hết, nó có điều chắc chắn rằng với cuộc sống có gia đình chia sẻ với người khác hiếm khi một người bạn đời họ có cùng quan niệm họ chia sẻ được với mình tất cả mọi thứ.

Chúng tôi có một kinh nghiệm riêng đối với bản thân của mình, kinh nghiệm này có thể đặc biệt của cá nhân chúng tôi thôi. Đó là mỗi lần chúng tôi đi đâu với một số đông người thì chúng tôi có cảm tưởng như mình phải cố gắng lắm để mình đi chậm lại, còn đi một mình thì chúng tôi đi nhanh hơn. Và khi chúng tôi làm việc thông thường làm việc với nhiều người thì họ giúp chúng tôi nhiều việc nhưng đa phần làm việc với nhiều người chúng tôi cảm thấy rằng mình mất nhiều thì giờ để có thể nói với mọi người nên làm cái gì, cái gì cần làm. Do vậy, có những công việc chúng tôi cần gấp thì chúng tôi làm một mình hơn là nhờ đến người khác. Chúng tôi lấy một ví dụ, có khi cần viết một văn thư lẽ ra giao cho vị Tổng Thư Ký của Giáo Hội viết, nhưng chúng tôi nhờ những vị đó viết rồi các vị gửi đến chúng tôi xem và chỉnh sửa qua lại thì mất nhiều thì giờ nên chúng tôi nghĩ thôi thà mình làm cho nhanh hơn, sự thật là như vậy. 

Thì mình thấy rõ ràng là trong cuộc sống để mình có đầy sự nhiệt thành, đầy sự nhiệt tâm để phấn chấn và làm hết sức mình  thì chỉ có đời sống độc cư mới cho chúng ta được có cơ hội để làm cái gì mình muốn làm. Điều này, không có nghĩa chúng tôi phủ nhận những giá trị của những người thân hay giá trị của những người bằng hữu nhưng sự cột chặt sự liên đới quá nhiều với một người nào đó, với một số người nào đó họ chỉ là một cái gì rất vướng mắc trồng tréo rất là khó làm việc. 

Bởi vậy, nếu chúng ta đọc kỹ ở trong kinh chúng ta thấy có  một điểm là những bậc ẩn sĩ hay những người ra đi cho cuộc sống nội tâm trong cuộc sống tu tập thì họ chọn con đường độc thân, con đường đó là con đường rất dễ đi, rất dễ để đạt đến. Còn đời sống ràng buột chúng tôi không phủ nhận có những người họ sống có gia đình có những người sống họ gắng liền với người khác thì họ cũng làm nên những việc rất là tốt ,chứ không phải là không có. 

Nhưng để đơn giản cuộc sống mình cống hiến cái gì đó thì rất cần một đời sống độc lập, đời sống độc cư, đời sống một mình. Do vậy riêng với cá nhân chúng tôi thì bài kinh Tê Ngưu Một Sừng tạo nên nguồn cảm hứng rất đặc biệt. Khi chúng tôi làm việc chùa có một số Phật tử Việt Nam họ qua đây họ quen với cách sinh hoạt của qúi Ngài ở Việt Nam,  họ hay nói là Ngài Hộ Tông ngày xưa làm thế này, Ngài Giới Nghiêm làm thế kia. Và chúng tôi sống với họ chúng tôi cảm thấy họ là cái giây cột mình nhiều hơn là họ giúp cho mình, giúp rất là ít mà cột rất là nhiều, và do vậy cuối cùng chúng tôi cũng chọn đi một mình. Tại vì sao vậy? Tại vì nó là như vậy đó, mình không thể sống vào trong sự kỳ vọng với người khác.

Và với câu chuyện này chúng tôi muốn chia sẻ. Khi Đức Bồ Tát Ngài rời khỏi thành Ca Tỳ La Vệ thì lúc bấy giờ có một vị Bàlamôn trẻ, Bàlamôn Kondanna ở chùa Kỳ Viên là một người được cái duyên xem tướng của Thái Tử lúc còn nhỏ lúc mới ra đời và cũng là người quyết định đã tạo sự quyết định trong việc đặt tên Thái Tử là Siddhattha - Sĩ Đạt Đa. Thì vị đó mới rủ con cái của Bàlamôn khác đi tìm Thái tử Sĩ Đạt Đa tức là Samôn Cồ Đàm để cùng cộng trú với Ngài, cùng tu tập để chờ một ngày nào đó Ngài trở thành một bậc Đạo Sư chỉ dạy thì những người này sẽ theo

 Ngài. Thì chúng ta được biết rằng Bồ Tát Ngài đã trải qua nhiều cuộc thử thách, sự thử thách lớn nhất là sự tu tập khổ hạnh, Ngài tu tập khổ hạnh đến chỗ gọi là đệ  nhất về khổ hạnh thời bấy giờ là đệ nhất về yểm ly, về bất tịnh thực, Ngài tu tập nhiều pháp về khổ hạnh. Và những vị đạo sĩ ở trong nước lúc bấy giờ không làm được như Ngài nhưng họ rất ngưỡng mộ rất tán thán và họ luôn luôn có hy vọng lớn là nhờ vào khổ hạnh đó mà Ngài thành tựu lớn. 

Cho đến khi Đức Bồ Tát thấy được sự khổ hạnh đó chỉ làm cho khô cạn thân thể bị suy yếu bệnh hoạn và không giúp gì cho tuệ giác hết, Ngài chọn con đường trung đạo. Những vị đạo sĩ đó thất vọng đã nói với nhau rằng: "Samôn Gotama đã bỏ cuộc" Và những người này đã bỏ lại Ngài ra đi. Những vị đạo sĩ đó bỏ Ngài ra đi và Đức Bồ Tát ở lại một mình mà Ngài không có nản lòng. Ngài tiếp tục với quyết định một mình đi theo con đường trung đạo. 

Thì hình ảnh đó chúng tôi thấy ở đây có một điểm như vầy nhiều khi ngay cả trong đời sống tu tập chúng ta cũng không thể quá mật thiết với một người nào đó với một nhóm nào đó, mà chúng ta phải biết dám làm dám quyết định, dám đi tới giám sát một mình. Chuyện đó nó không dễ nhưng nó có một giá trị lớn ./.

Thursday, July 24, 2014

Làm sao để "vừa đủ để xả ly, vừa đủ để nhàm chán"

Hỏi: Làm sao để "vừa đủ để xả ly, vừa đủ để nhàm chán" 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 15 - 7 - 2014, Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Đôi lúc nếu chúng ta hình dung sự bao phủ của vô minh và giác ngộ thì chúng ta có thể tìm thấy một hình ảnh của một con gà con đập vỡ được vỏ trứng để chui ra bên ngoài khi mà nó đã lớn rồi, nếu ở trong cái trứng thì nó tù túng chật hẹp và khi nó đủ sức làm vỡ cái vỏ để ra bên ngoài rộng rãi hơn. Đối với chúng ta người tu Phật thì một trong những kinh nghiệm chúng ta thấy đó là những chuyện lập đi lập lại dù là tham, dù là sân và những điều đó chúng ta phải trải qua không biết bao nhiêu ở trong cuộc sống. 

Ở trong kinh có đề cập đến một cụm từ mà HT Minh Châu dịch chúng tôi nghĩ rằng rất đẹp đó là "Vừa đủ để xả ly, vừa đủ để nhàm chán". Nhưng chúng ta vốn luân hồi từ vô lượng kiếp, đáng lẽ là đã quá đủ để xả ly vừa đủ để nhàm chán nhưng chúng ta không xả ly được không nhàm chán được thì ở đó chúng ta thấy rõ ràng là sức che đậy bao phủ của vô minh của vỏ trứng và bài học chúng ta học từ trong kinh điển đó là đôi khi không cần những triết lý dài giòng xa xôi. Ngày hôm nay thường thường khi chúng ta đề cập đến sự cao siêu của Phật Pháp người ta thường đưa ra những bộ kinh rất nổi tiếng, những lời nói rất hoa mỹ hoặc giả chúng ta lý thuyết rất giông dài, nhưng kỳ thật để có thể thấy được chân tướng các pháp như vô thường, khổ não, vô ngã thì chúng ta có thể học từ những sự kiện rất gần và rất thân quen ở trong đời sống nếu chúng ta chịu khó suy niệm.

Trong một chuyến đi hành hương chúng tôi có quen một Phật tử  và người Phật tử đó tâm sự một điều mà chúng tôi cảm thấy lợi lạc hôm nay chúng tôi chia sẻ lại với qúi Phật tử. Trong một phái đoàn lần đó chúng tôi đi có 46 người. Người Phật tử này độc thân và tương đối còn trẻ và đi một mình. Thì sau chuyến đi dài hành hương từ Lộc Uyển nơi Đức Thế Tôn chuyển Pháp Luân lên đến Xá Vệ vườn Lâm Tỳ Ni rồi trở lại thành Kushinagar nơi Đức Thế Tôn viên tịch. Người Phật tử này có tâm sự với chúng tôi rằng đi đến những nơi Phật tích để chiêm bái và đảnh lễ thì trong lòng có hoan hỉ có nghĩ tưởng Đức Phật nhiều. Nhưng bài học mà vị này thấy được và cảm nhận được nhiều không phải đến từ các Phật tích mà đến từ những người đi trong phái đoàn. Anh Phật tử này là người tương đối tháo vát và anh thường giúp đỡ cho qúi Phật tử mang vali hay giúp đỡ phái đoàn thì anh có dịp tiếp xúc với nhiều người trong phái đoàn đặc biệt là những cặp vợ chồng. Anh có thể cảm nhận được rằng có những người nam hay người nữ khi  họ thương yêu nhau trải qua thời kỳ son trẻ hạnh phúc bây giờ lớn tuổi rồi họ trở thành gánh nặng, trở thành nỗi phiền phức cho nhau, họ sống với nhau mà dường như là một cuộc sống lê lết cho đến cuối đời họ nhìn thấy nhau như là gánh nặng như là những phiền phức. Và anh hỏi chúng tôi một câu là: "khi người ta không còn thương yêu nhau được nữa khi người ta không còn cảm thấy có sự phấn khởi để sống chung với nhau thì không biết những tháng ngày còn lại của cuộc đời nó ra sao?" Anh nói chuyện với chúng tôi nhiều thứ nhưng mà chúng tôi cảm nhận rằng khi anh tiếp xúc với những cặp vợ chồng lớn tuổi mà hay lục đục cãi nhau thì đúng là cuộc sống của họ như là một chuỗi ngày lê lết những phiền lụy như gánh nặng mà họ không đặt xuống được.

 Anh mới nói với chúng tôi rằng anh đi chiêm bái Phật tích học từ những Thánh tích thì ít mà học từ những cặp vợ chồng đi hành hương thì nhiều. Chúng tôi có thể cảm nhận được điều đó. 

Bởi vì Phật Pháp ở trong kinh điển cho chúng ta biết rất nhiều những giai thoại những hình ảnh về những đệ tử Phật cảm nhận được chân lý của cuộc sống là Vô Thường, Khổ Não, Vô Ngã qua cuộc sống hàng ngày qua những bài học rất thật ở trong cuộc sống nó không triết lý không văn chương hoa mỹ, rất là đơn giản, nó như vậy, nó phiền hà như vậy. 

Thì khi chúng ta đọc những bài kệ ở trong kinh Tê Ngưu Một Sừng, TT Tuệ Siêu có sưu tầm trong sớ giải những bài kệ của từng vị Phật Độc Giác. Những bài kệ này nhắc cho chúng ta một số những tác phẩm khác như là Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, và chính những bài kệ của các vị trưởng lão của các vị tôn giả dù là Tăng hay Ni hoặc của các vị Phật Độc Giác thì đưa chúng ta trở về với một sự cảm nhận rất nhẹ nhàng, đó là những bài học từ trong cuộc sống từ đời sống này./.

Wednesday, July 23, 2014

Phải chăng cả hai thái độ tuyệt đối xa lánh quần chúng hay hay quá thân cận đề là cực đoan?

Hỏi:  Phải chăng cả hai thái độ tuyệt đối xa lánh quần chúng hay hay quá thân cận đề là cực đoan?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma - ngày 20-7-2014 - Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Đa phần chúng ta rất sợ sống một mình, chúng ta phải sống liên hệ với người khác. Một điểm rất rõ ràng là con người của chúng ta hay quần tụ tụm năm tụm ba. Ngay cả những vị tu sĩ cũng có khuynh hướng là sống một mình thì buồn, có điện thoại tay rồi thì cứ gọi cho người này kêu người kia. Và thường thường đời sống lúc nào cũng rộn ràng với người này người khác không phải chuyện tu mà ngay cả làm việc chúng ta cũng không thể làm việc được nếu mà chúng ta lúc nào cũng cần có những người ở chung quanh. Đôi khi chúng ta rất là cần yên tĩnh để tập trung vào làm việc. 

Và việc sợ quần chúng, ngán quần chúng, chán chê quần chúng thì chúng tôi nghĩ rằng việc đó cũng là thái độ thiếu thích nghi. Nhưng chuyện bình thường mà chúng tôi thấy là chúng ta có thói quen hay thích đám đông, thích có người này người kia, thì điều này là điều chúng ta cũng phải để ý nhiều. Đó là khuynh hướng phần đông của chúng ta, hầu hết chúng sanh sợ sống một mình.Nếu chúng ta có khả năng sống một mình thì mới có thể tu tập được, mới có thể làm được nhiều việc. 

Một việc khác, chúng ta có thể tìm thấy thực tế ở trong cuộc sống ngày hôm nay là mình phải thích nghi với hoàn cảnh trừ khi sống tại các quốc gia Phật giáo có nhiều chùa nhiều thiền viện mình có sự lựa chọn thì tốt rồi. Nhưng ở tại đây thì một người đi làm, một người sống ở giữa thị thành khả năng chúng ta rời bỏ tất cả để sống một mình không có nhiều. Do đó, khi nào có cơ hội sống một mình thì chúng ta nên, thí dụ như một năm mình có kỳ nghỉ hè thay vì mình đến chỗ rộn ràng thì chúng ta nên có những giờ phút yên tĩnh gần với thiên nhiên, rất là nhẹ nhàng nhưng nó lại cho chúng ta những cái gì hết sức là lợi ích giống như mình nghỉ dưỡng sức, mình nghỉ xả hơi. 

Chúng tôi thấy một số các vị bên Mỹ thấy mà tội nghiệp, cả năm làm việc cực khổ xong rồi đi về Việt Nam trở qua lại than thở với chúng tôi rằng về VN mệt quá, tốn tiền quá, rồi đi lại xe cộ khó khăn nóng nảy thế này thế kia. Thật sự thì nếu mình tính ra chuyện về VN ở một tháng là do sự lựa chọn của mình thôi chứ không nhất thiết mình phải ở lâu như vậy nếu có việc gì cần. Nếu chúng ta một tuần lễ để sống yên lặng ở trong các thiền viện hay một nơi nào đó thì chúng tôi tin rằng nó hoàn toàn cần thiết để chúng ta lấy lại được nỗ lực của mình. Tại Hoa Kỳ có một điểm  rất là hay là có những công viên như National Park chúng ta gọi là Công Viên Quốc Gia cảnh trí rất đẹp, ở đó mà những căn nhà rất đơn giản và rẻ tiền, nhiều khi chỉ trả mười mấy đồng một đêm thôi thì mình đến đó mình có thể sống vào những mùa giả tỷ như chúng tôi thấy tại Houston hay nhiều nơi khác vào mùa thu và mùa xuân thì tương đối là mọi thứ rất là rẻ rất là yên tĩnh đi không tốn tiền nhiều. Nhưng chúng ta không chịu đi chúng ta rất là sợ sống một mình.

 Rồi một việc nữa là chúng ta cũng có thể thấy trong cuộc sống của mình là có những khi cơ thể của mình cần vận động, có những lúc cơ thê mình cần nghỉ ngơi. Một người mà vận động hoài, vận động thái quá thì có thể chết, người thể dục quá đáng thì chết. Nhưng nghỉ ngơi nhiều quá đâm ra làm biếng. Thành ra cách đúng Đức Phật dạy Ngài nhắc chúng ta con đường trung đạo. Chúng ta phải biết quân bình. Có lúc cũng nên biết nghỉ ngơi. Có những lúc nên vận động nhiều. 

Thì việc mình đi vào đời giúp chúng sanh, chuyện đó rất là cần rất là nên làm. Nhưng mà làm đúng cách và làm một cách an lạc. Giống như thể dục mình vận động mà không biết cách thì cũng không tốt nhưng mà rồi sau những cuộc vận động đó mình cũng nên có nghỉ ngơi chứ không thể nào mình cũng ồn ào, cũng rộn ràng. Chúng tôi thấy có những người họ xem chuyện từ thiện xã hội là cứu cánh. Thật ra từ thiện xã hội không là cứu cánh mình làm hoài thì nó cũng vậy nhưng mà mình nói bỏ hết tất cả trở về tu thiền tu hoài, thì như TT Tuệ Siêu hồi nãy có nhắc là một vị tu sĩ mình sống nhờ vào Tam Bảo, mình sống nhờ vào Giáo Pháp, mình sống nhờ vào tín thí mà mình không làm gì hết mà chỉ tu thôi không cần biết là ai làm ai sống ai chết mặc ai, một ngày nào Phật Pháp suy tàn không còn có chùa chiền không còn Phật tử nữa thì mình sống với ai. 

Thì như vậy là ít nhất mình cũng phải làm cái gì đó trong trách nhiệm của mình duy trì giáo pháp. Chúng tôi rất là sợ những vị tu sĩ mà sống ích kỷ chỉ biết mình thôi không bao giờ góp một bàn tay để gìn giữ gia tài mình thừa hưởng gia tài mà Đức Phật để lại các vị Thầy Tổ để lại bây giờ mình ăn sài cho hết. Đó là thái độ của chúng ta. Chúng tôi nghĩ như vậy cũng rất là cực đoan. Thì mình tu tập cũng nên có những lúc mình sống quân bình, có những lúc sống nơi thanh tịnh nhưng mà sống phải có trách nhiệm. Cái thân của mình mình có trách nhiệm, chỗ ở mình có trách nhiệm với nó, những người họ giúp đỡ mình mình có trách nhiệm với họ, chứ mình nghĩ rằng ở trên đời này mọi người có bổn phận lo cho mình mà mình không lo cho cuộc đời thì đó cũng là một thái độ không đẹp, nó không có chính xác, nó không có lợi lạc cho ai hết. 

Thì nói chung đây là một việc làm rất tế nhị, đặc biệt hết sức là tế nhị chứ không phải là đơn giản mà chúng ta nói mình nên bỏ hết rồi sống một mình hay hoặc giả là mình không nên sống một mình mà phải đi vào cuộc đời phải lăn lộn vào trong cuộc đời , phải sống vì chúng sanh. Thì thật ra nó là một điều mà tất cả những người tu tập cần phải cân nhắc và tìm câu trả lời cho mình./.