Wednesday, July 16, 2014

Cái khổ mà chúng ta sống trong hiện tại có nên quan niệm nó là hòan hòan thuộc về quá khứ hay là do hiện tại? .

Hỏi: Cái khổ mà chúng ta sống trong hiện tại có nên quan niệm nó là hòan hòan thuộc về quá khứ hay là do hiện tại? .

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, thời giảng kinh Pháp Cú, Minh Hạnh chuyển biên)

TT. Pháp Đăng:. Người Phật tử có nên đặt tất cả những việc trái ý nghịch lòng đối với mình là nghiệp lực hay không hay là mình nên suy nghĩ như thế nào? 

Theo cách suy nghĩ của con hiểu của con về Phật pháp thì tất cả những việc bất hạnh mình cố tránh né mà không tránh né được  nó cứ đưa đẩy đến thì đó là nghiệp lực. Trên thế gian này khi chúng sanh còn sống thì còn nhiều tay ương nạn ách. Còn thân ngũ uẩn,  tất cả chúng sanh  sống trên thế gian này  vũ trụ này có nhiều sự biến động có nhiều thiên tai xảy ra. Luân hồi, hiện hữu thì có bao nhiêu sự việc xung quanh chúng sanh phải chịu. 

Như vậy thì sự luân hồi đó nhiều đau khổ, nhiều bất hạnh, nhiều nghiệp mà mình đã tạo ra. Nếu mình sống trong đời, mình không tu tập thì chính mình không thóat ra được hết khổ đau của luân hồi.

 Vì sao vậy? Vì sự tận lực tu tập, tận lực làm thiện pháp là nhân lành, là duyên lành để đưa mình ra khỏi luân hồi. Còn nếu việc gì mình cũng nhắm mắt xuôi tay hoặc mình không vận dụng năng lực của mình thì sẽ không đạt được kết quả . Nên những người có phước duyện họ tạo tứ tuệ tinh tấn như là câu chuyện của nàng Katputtara. Khi nàng dâng cúng cho chư Phật Độc Giác thấy các ngài khi thọ thực các vật thực nóng các ngài xoay bàn tay, nàng thông minh hơn đã lấy những vòng kiềng ngà để cúng dường làm chân bát cho các vị Phật Độc Giác. Do phước đó, duyên đó mà sau nàng Katputtara trở thành một vị có tuệ tinh tấn.

 Ở trong đời có những cái mình tự tạo ra rồi mình sẽ được phước duyên đặc biệt gọi là thắng duyên, thắng hạnh. Nhìn qua thắng duyên, thắng hạnh của ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên hoặc là thắng duyên, thắng hạnh của các vị Thánh đệ tử, việc này do các ngài tu tạo mà nên. Nên nhiều khi mình nghĩ rằng nếu các việc trong đời cứ để mặc nhiên như vậy mình không có phấn đấu thì thật sự đức Phật không chấp nhận như vậy. Ngài dạy sự tính tấn vượt qua khó khăn. Bởi vậy người ta nói “Đại phú do thiên mà tiểu phú cũng do cần.” Nhiều khi mình giàu sang là do phước duyên kiếp trước. Nếu mình siêng năng thì mình được tài sản cũng nhiều. Nên đức Phật ngài dạy, siêng năng làm của cải có nhiều. Nếu mình siêng năng làm thì mình tạo ra của cải. Còn nếu mình sợ khó, sợ cực, sợ nhọc, viện cớ này, viện cớ kia, chờ cho việc hên nó đến thì không thể nào được.  Có câu nói "một người có nghiệp lành tốt thì người đó cũng như người có phước duyên". Người đó ra buôn bán thì bán được nhiều hàng, tài sản, tiền vào. Chứ không phải một người có phước, người đó ở không rồi của họanh tài từ đâu nó đến. Không phải như vậy. Thay vì một người có phước thì buôn bán việc gì cũng trôi chảy hoặc làm việc gì cũng được người ta quí mến, hoặc là làm việc gì cũng có thông minh, có sáng tạo. Còn những người không có phước duyên hoặc họ gặp những chướng duyên, nghịch cảnh thì gặp những việc trễ nảy, chậm chạp hoặc là chuyện rắc rối mà người đó cố gắng rồi cũng vượt qua được. Nên nhiều khi nói rằng, "cần cù bù thông minh". Nếu mình không thông minh mà mình siêng năng cần cù thì cũng sẽ làm cho mình thông minh lên, nên cần cù nó bù thông mình nghĩa là mình siêng năng làm thì mình cũng sẽ sáng dạ hoặc là mình làm giỏi hơn. Một người học giỏi, học nhiều, cứ siêng năng học hoài thì cũng trở thành một người rất giỏi. Nên đức Phật ngài mới dạy câu “Siêng năng làm của cải có nhiều.” Đừng nghĩ rằng số mình nghèo nàn rồi mình buông trôi mặc nhiên như vậy mà mình phải phấn đấu. Mình cố gắng phấn đấu bằng hết sức lực của mình. 

Nếu thật sự mình làm đâu mình cũng bị đau khổ, những chuyện gì đau khổ  dồn dập đến mình hoặc mình gặp những chuyện oan  việc khổ đau  cũng là nghiệp trong quá khứ . Đức Phật cho biết khi nào còn luân hồi thì biết bao nhiêu khổ đau do mình đã tạo ra là do  nghiệp quả của trong quá khứ. 

Nhưng đôi khi cũng do hoàn cảnh tạo nên, chẳng hạn như  mình còn thân ngũ uẩn thì còn bị ảnh hưởng thời tiết, mưa gió, hoặc là ảnh hưởng vua chúa, ảnh hưởng dân tình, ảnh hưởng xứ sở đó mà mình phải chịu nhiều khổ đau. Chưa chắc đó là cái nghiệp của mình mà vì mình còn luân hồi nên ba cái khổ đau đó nó luôn chờ đón mình. Những khổ đau đó do thời tiết, mùa màng hoặc do hoàn cảnh sống tạo nên nữa../.

No comments:

Post a Comment