Saturday, July 12, 2014

Hậu quả sầu muộn trong hiện tại có phải là do nhân của kiếp quá khứ chăng?”

Hỏi: Hậu quả sầu muộn trong hiện tại có phải là do nhân của kiếp quá khứ chăng?”

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Quyền: Chúng ta thường tự than trời trách đất như thế này, thế nọ. Nhưng đứng trên quan điểm Phật pháp chúng ta không thể nào tất cả đổ thừa hoàn cảnh là do nghiệp quá khứ.  Bởi vì tinh thần của người Phật tử chúng ta phải tận nhân lực, rồi chúng ta mói tri nghiệp quả của chúng ta. 

Nhân lực đó là cái gì? Là chúng ta phải tận dụng, chúng ta phải cố gắng, phải gấp rút tranh thủ tất cả các điều kiện có được mà chúng ta làm không được thì lúc đó chúng ta mới tùy duyên. Do duyên quá khứ, do nghiệp quá khứ của chúng ta. Chẳng hạn bây giờ thân bịnh họan chúng ta không uống thuốc hay hốt thuốc, hoặc bịnh họan mà chúng ta không che ấm khi đi ra bên ngòai thì nó gây cho chúng ta cảm nặng, cảm sốt thương hàn v.v. Chúng ta không che, chúng ta không mặc ấm thì chắc chúng ta cảm nặng nhiều hơn. 

Đứng trên lý này, hậu quả hiện tại chúng ta không ngăn ngừa thì chắc chắn là sẽ đưa đến đau khổ trong tương lai. Đây là do nhân hiện tại chứ không phải do nhân tương lai. Ví dụ thầy thuốc bảo rằng uống thuốc thì hết bịnh, không uống thuốc thì sẽ bịnh. Mình không nghe lời thầy thuốc mình không uống thuốc. Ví dụ như, ở Việt nam hay nước ngoài cũng vậy, người ta dùng thuốc bắc hay thuốc nam, mình sợ mình không uống mà lúc đó không có thuốc tây, thuốc nam và thuốc bắc uống thì sợ đắng, sợ khó thì chúng ta không tận dụng điều kiện, không có vận hành tốt điều kiện thì chắc chắn chúng ta phải lãnh hậu quả là chúng ta bị bịnh tiếp tục. Đó là thứ nhứt. 

Thứ hai, có tám nguyên nhân của cảm thọ khổ ngay trong hiện tại, trong đó có thể là do thời tiết, do hành vi không rõ ràng của mình, rồi do nghiệp, do hậu quả quá khứ cũng có. 

Do chúng ta không cần cù không cố gắng làm rồi đổ thừa số mạng số tôi nghèo, ông trời ổng phạt tôi nghèo hay cái mạng, cái nghiệp tôi nó nghèo. Nghèo là do chúng ta không làm, chúng ta làm mà chúng ta không biết suy tính thì chắc chắn rằng chẳng những chúng ta không làm bằng một sự cố gắng, không làm đúng trách nhiệm của mình ở các công sở hay làm việc chúng ta được giao. Chúng ta mà làm không tốt đẹp thì chắc chắn chúng ta sẽ bị đào thải và lọai trừ. Hay chúng ta làm không đạt được kết quả mà lợi nhuận hay lợi tức của chúng ta nhiều thì đó chúng ta phải suy xét lại coi việc làm của chúng ta không phù hợp hay không v.v... Đó là những điều kiện người ta tranh thủ cái gì hay nhờ phước quá khứ. 

Do phước quá khứ là có, là nền tảng nhưng chúng ta phải biết phát huy ngay trong hiện tại này thì từ cơ sở đó sẽ được kết quả tốt đẹp. Giữ giới hay mình tu tập cũng vậy. Nếu nói rằng ta học giáo lý không được bởi vì học khó. Nhưng tôi thấy rằng có những người lớn tuổi, 60-70 tuổi mà người ta cố gắng người ta học rồi người ta cũng thành tựu. Có một số người nói ngồi vô, tâm mình không yên được, nó cứ phóng hoài. Tại chúng ta không chịu yên nên nó không yên chứ chúng ta đổ thừa cho rằng mình không có nhân duyên với Phật pháp hay mình không có thể ngồi thiền được thì đó là chẳng qua chúng ta tại nói lý hoàn cảnh để che dấu sự hèn nhát, sự thiếu khắc phục, thiếu tấn lực và tín lực trong lòng mình và nhất là không quyết tâm, không có một quỵết định, không có chí nguyện khắc phục tự mình, không chiến thắng mình thì chúng ta không đủ tư cách sống và chúng ta không làm tốt sự sống mà nghiệp quả đã tạo cho chúng ta ./.

No comments:

Post a Comment