Monday, June 24, 2013

Văn hóa Phật Giáo Nam Truyền phải chăng liên hệ nhiều đến Pháp Tọa?

Câu hỏi của TT Giác Đẳng:  Ở các quốc gia Phật Giáo Nam Tông như Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan thì có Pháp Tọa, tức là ở trong chùa, ở trong giảng đường thường hay có chỗ ngồi, một ghế tương đối là cao, ghế dành cho các vị Pháp Sư giảng pháp. Nhưng, chưa bao giờ có ai nói rằng Pháp Tọa là một biểu tượng của Phật Giáo. Nhưng mà, bạch Thượng Tọa Tuệ Siêu, Thượng Tọa có nghĩ rằng hình ảnh Pháp Tọa được đặt một cách trang trọng, được tạo ra một cách tôn quý, được sử dụng một cách hợp tình hợp lý ở tại các ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông, thì biểu tượng Pháp Tọa đó có nên là một điều mà người Phật Tử nên quan sát, nên biết giá trị của Pháp Tọa hay không. Tại vì văn hóa của Phật Giáo Nam Truyền phải chăng là liên hệ rất nhiều đến Pháp Tọa. Xin thỉnh ý kiến của Thượng Tọa Tuệ Siêu.

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma, ngày 7-5-2013 Thiên Ân chuyển biên)

TT. Tuệ Siêu trả lời: Theo ý kiến của chúng tôi, thật ra thì trong Kinh điển không có đề cập đến phải có bảo tọa, Pháp tọa trong chùa, nhưng ở tại các xứ quốc giáo, Phật giáo Nam Truyền thì luôn luôn ở trong chùa, trong Chánh Điện có Pháp tọa. Nó dựa vào hai lý do, thứ nhất, là cung kính Pháp tức cung kính Đức Phật, bởi vì chính Đức Phật, sau khi Ngài thành đạt quả vị A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc đó Ngài mới suy nghĩ rằng, thật không phải lẽ nếu như sống mà không có sự cung kính ai đó, rồi Đức Phật Ngài mới suy xét xem có vị Sa Môn, Bà La Môn nào trong đời này để cho Ngài kính lễ hay không, rồi lúc đó Ngài xét thấy trong thế gian này không ai có thể có đủ đức độ để Ngài có pháp cung kính, vì nếu chúng sanh thường tình chấp nhận sự đảnh lễ của vị Chánh Đẳng Chánh Giác, thì đầu người đó sẽ bị vỡ tan, do Đức của một vị A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác.

 Cho nên Đức Thế Tôn suy nghĩ rằng: "vậy thì ta cung kính Giáo Pháp, Pháp mà ta đã chứng đạt được, đã Giác Ngộ". 

Rồi Ngài đứng yên và Ngài nhìn cội cây bồ đề, nơi Ngài đã Giác Ngộ, và tỏ sự kính trọng, tôn kính Giáo Pháp. 

Ở đây thưa qúy vị, Đức Phật Ngài đã cung kính Pháp. 

Khi chúng ta nói Phật Pháp, thuyết giảng Phật Ngôn mà có sự cung kính Pháp thì giống như là cung kính Đức Phật. Nếu ngày xưa ở tại trú xứ của bà Visākhā hay ông Cấp Cô Độc hoặc trong hoàng cung của vua Pasenadi, vua Bimbisāra có những chỗ ngồi dọn sẵn cho các vị Tỳ kheo và có chỗ ngồi đặc biệt dành cho Đức Phật mỗi khi thỉnh Ngài đến để cùng dường, thì chỗ ngồi đặc biệt của Đức Phật gọi là Phật Tọa. Và ngày nay, chúng ta đã thờ Đức Phật trong Chánh Điện ở một vị trí, cho nên người ta để Pháp Tọa thì Pháp Tọa đó vừa là để biểu tượng nơi thuyết giảng Phật ngôn, vừa có sự cung kính Pháp, nhớ đến Pháp. Đây là vấn đề, nguyên nhân mà chúng tôi trình bày, chia sẻ với quý vị. 

Vấn đề thứ hai, nó cũng liên quan đến Luật. Ở trong Sekhiya dhamma, Ưng Học Pháp, Đức Phật Ngài dạy một vị Tỳ kheo là "Na nīce āsane nisīditvā ucce āsane nisin-nassa agilānassa dhamma desessāmī'ti sikkhā karaīyā," cần phải học tập rằng ta không ngồi ở chỗ thấp nói Pháp cho người vô bệnh ngồi ở chỗ cao. 

Điều Luật Ưng Học Pháp, liên hệ đến việc thuyết pháp có mười sáu điều gọi làdhammadesanāpaṭisaṃyutta, tức mười sáu điều liên quan đến vấn đề thuyết pháp. 

Cho nên ở Phật giáo Nam Tông, Phật Giáo Nguyên Thủy Therāvāda, đặc biệt rất cung kính Pháp. 

Một là dựa theo luật của Đức Phật đã chế định, thứ hai là dựa theo sở hành của Đức Phật về việc cung kính Pháp vào buổi xưa khi Ngài Giác Ngộ, dựa vào hai điều đó mà ngày nay ở các chùa xứ quốc giáo, xứ Phật Giáo Therāvāda luôn luôn ở những nơi giảng đường hoặc là nơi Chánh Điện đều có Pháp Tọa uy nghiêm để khi một vị Trưởng Lão, một vị Pháp sư lên thuyết pháp, thuyết giảng Phật Ngôn, vị ấy sẽ được ngồi trên chỗ này để thuyết giảng, đặc biệt là khi một vị Pháp sư thuyết giảng Phật Ngôn, dù cho đó là một vị Tỳ kheo nhỏ hạ hơn trong số các vị trưởng lão ngồi trong Chánh Điện hay trong Giảng đường, mặc dù nhỏ hạ nhưng các vị Trưởng Lão vẫn chấp nhận cho ngồi trên đó vì các vị ấy tôn trọng Pháp Bảo, tôn trọng Giáo Pháp. Chính vì lẽ này mà chúng ta phải hiểu rằng hình thức Pháp Tọa ở trên Chánh Điện, ở trong mỗi chùa mặc dù không được kể, không được xem như là nét đặc thù của Phật Giáo Therāvāda, nhưng chúng ta phải hiểu đó là một hình thức rất quan trọng cho việc thuyết pháp, thuyết giảng Phật Ngôn. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của Thượng Tọa Giác Đẳng tại đây. Namo Buddhāya.

Sunday, June 23, 2013

Trong cuộc sống sinh họat thường ngày có nhiều cái ‘Tưởng” chi phối. Làm sao để đối trị nó?

Hỏi: Trong cuộc sống sinh họat thường ngày có nhiều cái ‘Tưởng” chi phối. Làm sao để đối trị nó? 

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Chánh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Quyền trả lời: Bất cứ hình thức tưởng nào cũng vậy, ở đó làm sao chúng ta chấm dứt nó được. Khi chúng ta tưởng nhiều quá tức là chúng ta phóng dật, muồn đoạn trừ nó phải dùng chánh niệm . Thí dụ khi mình tưởng sợi dây là con rắn, hay tưởng nhớ về quá khứ hay vị lai. Khi nghĩ ra những điều đó đều là phóng dật. Trên tinh thần tu tập muốn loại trừ nghi tưởng, hoại tưởng đó chúng ta phải dùng chánh niệm. Chánh niệm có mặt thì phóng dật không có mặt, phóng dật có mặt thì không có chánh niệm. Khi ta tưởng nhiều đó là tính tự nhiên của tâm si phóng dật. nếu chánh nịêm được đặt ở mọi lúc mọi nơi thì tưởng sẽ không có. Đó là pháp hành cụ thể để diệt trừ cái hoang tưởng cái nghi tưởng này. 

Thursday, June 20, 2013

Phải chăng để đoạn trừ tà pháp không những là chỉ "không làm ác pháp" mà còn phải huân tu thiện pháp đối trị?

Hỏi. Phải chăng để đoạn trừ tà pháp không những là chỉ "không làm ác pháp" mà còn phải huân tu thiện pháp đối trị?  

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 19-6-2013, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân trả lời: Trong Phật Pháp thì Đức Phật Ngài có nói rõ ràng ác pháp là ác pháp, thiện pháp là thiện pháp. Trong A Tỳ Đàm chúng ta thấy rằng những pháp thuộc về thiện, những pháp thuộc về bất thiện đã phân nhóm rõ ràng. Có những pháp thuộc về vô ký, nhưng vô ký ở đây thì cả pháp thiện và bất thiện đều có động lực để mang đến quả nếu bằng với pháp ý thiện với bằng chủ ý thiện thì tác tạo phối hợp với tâm thiện thì vẫn được đưa đến quả an vui cho mình, nếu bằng tác ý bất thiện chủ ý bất thiện thì phối hợp với những tâm bất thiện có những hành vi bất thiện thì vẫn dẫn đến quả khổ. Điều đó là điều chúng ta biết. Còn đối với những pháp vô ký thì nó không có quả, có những pháp vốn là không có động lực và nó cũng không phải chỉ là kết quả của một nhân thiện hay nhân bất thiện để mang đến quả gọi là những pháp vô nhân hay gọi là những pháp vô ký.

 Thì ở đây, trong kinh phân ra nhóm nào là nhóm bất thiện, nhóm nào là thuộc nhóm thiện. Nhóm thiện thì cần phải tu tập, nhóm bất thiện thì cần phải đoạn trừ. 

 Trong cuộc sống luân hồi của phàm phu chúng sanh do nhân phiền não, do nhân của nghiệp, cho nên có sanh tử luân hồi, do đó có quả của luân hồi. Cho nên, việc tu tập ở trong Phật Pháp Đức Phật có dạy rõ là chúng ta cần phải loại bỏ những phiền não. Như trong câu Pháp Cú Đức Phật dạy:

 - "Không làm các việc ác, thực hành các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Chư Phật" 

 Khi đọc những câu Phật ngôn như vậy, mình biết các việc ác thì không làm mà các việc thiện thì mình phải năng nỗ làm và phải làm cho tâm ý mình trong sạch, vì tâm ý vốn không trong sạch, nó bị bợn nhơ của phiền não, đó là vô minh tham ái và chấp thủ, do như vậy nó khiến cho có hành vi bất thiện.

 Cho nên, một người tu tập thì cần phải tu tập những thiện pháp và loại bỏ những ác pháp. Trong kinh còn có ví dụ rằng nếu mà thiện pháp tăng trưởng thì ác pháp sẽ đẩy lùi, cũng như, ánh sáng xuất hiện ở nơi nào thì bóng tối lui dần ở nơi đó. Cũng như vậy, với một người tu tập những thiện pháp đó là việc cần làm để loại trừ những ác pháp.

 Tiáo lý của Đạo Phật thì không phải là vốn tự nhiên, không phải như Đạo Giáo cho rằng mọi pháp đều là tự nhiên, mọi điều trên thế gian này vốn là tự nhiên, và thuận theo cái tự nhiên đó để rồi trở thành cái tịnh mặc, đó là theo triết lý của Đạo Giáo. 

 Nhưng đối với Phật Giáo thì chúng ta thấy rõ một điều là nguyên nhân dẫn đến luân hồi sanh tử là do nghiệp, do phiền não, vì có phiền não cho nên chúng sanh luân hồi sanh tử và khổ đau. Mình muốn bỏ đi cái khổ đau muốn chấm dứt cái khổ đau thì chỉ có tu tập những thiện pháp để loại bỏ những ác pháp. Và chúng ta không phải là thuận theo những cái tự nhiên mà nó lại vốn theo chủ trương của một số triết lý của một số tôn giáo hay là một số triết lý nào đó. Nhưng, đối với Phật Giáo thì việc tu tập để thuần thiện rất là cần, bởi vì chỉ những điều đó mới thật sự mang đến điều thanh lọc được nội tâm. 

 Mà thanh lọc được nội tâm là con đường mình tu tập, tu tập giới, tu tập định, tu tập tuệ, là nền tảng giới định tuệ, dựa trên nền tảng giới định tuệ đó vị hành giả hay một người tu theo Đạo Phật cần phải thực hành. 

 Cho nên, đối với các pháp, cả nhóm pháp bất thiện cần phải loại trừ bỏ tức là mình phải tu tập những thiện pháp để loại bỏ. Mình có chánh ngữ thì phải bỏ tà ngữ, mình phải tu tập chánh ngữ. Không phải là mình chỉ im lặng bởi vì các tác tạo của thân nghiệp, khẩu nghiệp, hoặc ý nghiệp đều bằng sự chủ tâm và cái chủ tâm đó là cái đổng lực để mình cương quyết hay cái chủ tâm để mình làm những điều đó cho nên mình muốn bỏ ác pháp thì mình cần phải tu tập những thiện pháp, và mình muốn bỏ được tà ngữ thì mình phải tu tập những thiện ngữ, tu tập chánh ngữ, cái gì mang đến hại mình hại người hoặc là gây khổ đau cho chúng sanh thì đó là tà ngữ. 

 Tu tập chánh ngữ là mình không nói lời chia rẽ hay nói lời độc ác hay nói lời thô ác mà mình cần phải nói những lời dịu ngôn nói những lời hoà hợp nói những lời tiến bộ, nói những lời được lợi ích v.v.... thì đó là những điều mình cần phải làm và qua đó thì quả vị thánh nhân hoặc quả vị Phật đều là do sự nỗ lực của cá nhân của từng mỗi người, quả vị đó là do khi loại bỏ những phiền não loại bỏ hết những bợn nhơ hay nói rõ là loại bỏ hết những ác pháp và tu tập những thiện pháp. 

 Trong kinh có ví dụ: với tâm phiền não thì có những pháp mình cần phải tu tập để mình loại bỏ hay mình lấy thiện pháp để loại trừ ác pháp. Một người có tâm suy nghĩ những điều bất thiện như tham dục như sân hận như não hại v.v... khi mình suy nghĩ những điều đó là mình biết là tư duy bất thiện, cho nên lúc bấy giờ vị hành giả có tu tập phải hướng tâm của mình đến tư duy thiện để loại bỏ những pháp bất thiện, như một người tu tập chánh niệm, dùng chánh niệm của mình để loại bỏ những tà niệm. Trong kinh thí dụ, giống như đối với một người thợ mộc dùng cái nêm này để thay bỏ cái nêm khác, cái nêm cũ đã dính. Bây giờ mình dùng chánh niệm để loại bỏ tà niệm, dùng chánh ngữ để loại bỏ tà ngữ, hoặc là dùng chánh tư duy để loại bỏ tà tư duy, chứ không phải tự nhiên mà nó đến với mình, hay hoặc là tự nhiên nó lại thành pháp thiện. Cả điều thiện và cả điều bất thiện thì bằng sự nỗ lực hay bằng sự dũng tâm của mình tác tạo.

 Trong kinh Pháp Cú có dạy: "Đã làm thiện thì phải hăng say, chứ lành nhất định vui vầy luôn luôn, mà đã làm ác thì phải bỏ mau mau, chứ ác nhất định khổ sầu luôn luôn". Do vậy, mình đã làm thiện thì mình phải hăng say để loại bỏ những pháp bất thiện, và khi mà mình có những pháp bất thiện ở trong lòng trong tâm thì mình phải loại bỏ mà muốn loại bỏ thì mình phải thực hành những thiện pháp ./.     

Wednesday, June 19, 2013

Chúng ta có cần sự nương tựa vào Thầy tổ hay Tam bảo không?

Hỏi: Chúng ta có cần sự nương tựa vào Thầy tổ hay Tam bảo không?

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Chánh Hạnh chuyển biên)

TTTuệ Quyền trả lời : Trong tinh thần Phật giáo sự nương tựa nơi chính mình là một yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình tu tập của từng cá thể. 

Trong kinh Pháp cú có câu: 

"Nếu biết thương mình, thì phải bảo vệ lấy mình."

Nếu biết thương mình thì ta là nơi nương tựa của ta không có nơi khác ngoài ta. Đức Phật kêu gọi tự thân nơi con người, thường con người chúng ta hay nương tựa, hay ỷ lại vào chính người Thầy của mình, chính bè bạn, chính đồng hữu của mình. Mỗi người tu là cho chính bản thân mình,không ai hưởng được ngoài mình. Trước lúc viên tịch Đức Phật có dạy: "Sau khi Như-Lai viên tịch các ngươi hãy lấy giáo pháp làm Thầy,làm nơi nương tựa”. Đây là lời dạy chúng ta cần phải y chỉ. Chư; Tăng thời nay cũng như thời xưa chỉ là người đi trước hướng dẫn chỉ đường, nhưng tự chúng ta phải đi, con đường đoạn khổ, và diệt khổ, con đường Niết bàn tự chúng ta phải lần vết về. Trên con đường đó Đức Phật cho chúng ta biết hãy lấy giáo pháp làm điểm tựa, bởi vì không thể đặt niềm tin tuyệt đối vào một người Thầy. Nếu như người thầy đó mất đi, hoặc phạm giới, hoặc hoàn tục thì niềm tin của sự tựa nương đó của chúng ta sẽ sụp đổ, không có nền tảng cho đường đi của chính mình. Nhiều Phật tử rất tin tưởng vâng theo một vị tỷ kheo, một vi thiền sư, nhưng rồi những vị đó không còn tu nữa thì người đệ tử đó mất niềm tin. Đó là chúng ta không tu vì niềm tin Tam Bảo mà tu vì một cá thể, một người đó, tin vì một vị đó.

Các Bậc Thầy Tổ là người chỉ đường cho chúng ta, còn bản thân chúng ta phải đi.

Giáo Pháp muốn được am tưệ, được hiểu, chúng ta phải nghe phải thọ trì từ lời chỉ dậy của các vị Thầy. Xuyên qua đó phải nương tựa vào giáo pháp, chính giáo pháp là nến tảng là cơ sở để chúng ta thực hành. Nương tựa vào vị Thầy không đủ yếu tố, chắc chắn hơn là nương tựa vào giáo pháp. Ở đó cũng có sự tựa nương vào giáo lý nhưng sự tựa nương này là vững chắc. Chính giáo pháp là vị Thầy tuyệt vời nhất. Đó là vị Thầy không lời nói, không la rầy, nhưng làm cho mọi người tâm phục khẩu phục, và làm cho moi người hiểu được sự khổ đau mang một tâm chí diệt khổ.

Tuesday, June 18, 2013

Câu hỏi là tại sao Đức Phật Ngài dậy bài kinh Niệm Xứ là con đường duy nhất mà Ngài còn dạy 40 đề mục thiền?


Hỏi: Bạch Sư, theo kinh Đại Niệm Xứ, Đức Phật Ngài dậy chỉ có một con đường duy nhất đưa đến Niết Bàn là Tứ Niệm Xứ. Nếu những đề mục thiền chỉ không đưa đến giải thoát thì tại sao Đức Phật lại dạy 40 đề mục thiền chỉ làm gi`?
(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)


TT Pháp Đăng trả lời: Câu hỏi là tại sao Đức Phật Ngài dậy bài kinh Niệm Xứ là con đường duy nhất mà Ngài còn dạy 40 đề mục thiền?



Vì những đề mục này, Đức Phật Ngài biết cơ tánh của chúng sanh. Chúng sanh nào mến cõi dục thì lấy cõi dục làm cảnh hiện hữu, những chúng sanh mến cõi sắc thì lấy đề mục cõi sắc làm hiện hữu, chúng sanh mến vô sắc thì lấy đề mục vô sắc làm hiện hữu.  Dù trong 31 cõi thì bậc Đạo Sư Ngài cũng biết được chúng sanh dính mắc ở chỗ nào, và đối với những người cần thần thông thì Đức Phật phải có thần thông mới độ họ được.



Thì như vậy, bậc Đạo Sư Ngài thiện sảo trong vấn đề thiền định, và Ngài cũng biết được những cơ tánh của những chúng sanh, do những người hành nan đắc nan, hành vị đắc vị, hành vị đắc nan, hành nan đắc vị.  Và Ngài cũng biết cơ tánh của chúng sanh, biết chúng sanh này do nhiều đời họ thích những cái gì đó đẹp.



Như câu chuyện đệ tử Ngài Sariputta, vị Tỳ khưu này nếu dạy đề mục thể trược thì vị này không tu được, và những đề mục bất tịnh thì vị này cũng không tu được.  Nhưng ngược lại vị này do tu nhiều đời nhiều kiếp làm thợ bạc thường hay nhìn vàng, thường tạo những nữ trang bằng vàng nạm ngọc rất đẹp, nên vị này do thường cận y duyên nhiều như vậy, mà đưa đề mục bất tịnh thì sẽ không bao giờ niệm mà tu được.



Nên Ngài Sariputta độ đệ tử lâu mà không được mới đem đến Đức Phật, Đức Phật biết được cơ tánh của chúng sanh này và Đức Phật nói: "thôi được rồi , sáng đem lên ta rồi chiều đem về". Xong rồi sáng đem đến Đức Phật Ngài dùng thần thông, Ngài hóa ra đề mục như là cánh hoa sen để cho vị đó ngồi  nhìn cánh hoa sen đó, một cánh hoa sen rất rực rỡ rồi từ từ tâm vị này lắng lòng thu húc vào đó thi` cánh hoa sen đó bị héo sào đi và vị đó mới chuyển qua đề mục thiền quán được.  Nghĩ rằng vật này dù nó đẹp như vậy nhưng nó cũng bị hoại đi.



Thì khi Đức Phật Ngài nói về những đề mục thiền chỉ cho những người đó đắc thần thông, và Ngài cũng biết những người có thần thông cũng phải nhờ đề mục thiền chỉ này, về đề mục như, xanh, đỏ, trắng, vàng, đất, nước, lửa, gió, ánh sáng, và hư không là những đề mục có thể hiện được thần thông, đó là thiền chỉ .



Và nếu mà nhờ chỉ quán song tu, có nghĩa là nhờ thiền chỉ để Ty` Khưu này đắc được đạo quả với lục thông, với tứ tuệ phân tách.  Thời kỳ của Đức Phật, đặc biệt những chúng sanh đắc được đạo quả có lục thông tuệ phân tích, đó là do khả năng, do phước báu chúng sanh đó mà họ có thể tu chỉ quán song tu, hoặc là có thể tu thiền chỉ trước rồi tu thiền quán sau, hoặc có thể tu thiền quán trước rồi tu thiền chỉ sau.  Thì như vậy, nên căn cơ trình độ chúng sanh như thế nào, Đức Phật Ngài biết hoàn toàn nên Ngài không có thiên một bên nào. Ngài đã biết được như chân như thật.



Có những vị Tỳ Khưu cần đắc được thiền định rồi mới đè được 5 triền cái như: dục dục cái, sân độc cái, hôn thụy cái, trạo hối cái, hoài nghi cái  thì vị đó chuyển qua thiền quán được. Thì như vậy nên khả năng thiền định cũng đè được những triền cái mà trong bát chánh đạo chúng ta thấy như chánh định và chánh niệm.



Thì Chánh Định tìm thấy ở đâu? tìm thấy ở trong 5 chi thiền, gọi chánh định tìm thấy được trong 5 chi thiền, rõ ràng là như vậy.



Chánh Niệm tìm thấy ở đâu?, tìm thấy ở trong 4 Nệm Xứ.



Thì như vậy là giáo pháp của Đức Phật trong bát chánh đạo có định niệm gọi là định quán hay gọi là thiền chỉ quán song tu, thì trong bát chánh đạo, nếu mi`nh coi kỹ lại mới thấy rõ ràng trong chi định, Đức Phật hỏi:
Định tìm thấy ở đâu?, tìm thấy ở trong 5 thiền chi.
Niệm tìm thấy ở đâu? tìm thấy trong 4 Niệm Xứ. 



Thì chính như vậy Đức Phật nói trong bát chánh đạo rõ ràng là như vậy, chứ không phải Đức Phật Ngài không biết, mà giáo pháp của những vị đại nhân như Đức Phật là vị Chánh Đẳng Giác thì giáo pháp của Ngài đầy đủ hết.



Nó giống như có đủ thức ăn cho người nào muốn ăn loại vật thực nào cũng được, chứ không phải riêng loại vật thực cho người mạnh khoẻ, mà không có vật thực cho người bịnh, thì không  phải như vậy.  Nên những đề mục thiền định đó cũng không khác gì những đề mục cho những người già hoặc những em bé ăn được vật thực này nó sẽ lớn từ từ.  Do có định rồi sẽ có niệm, về niệm thân, niệm thô, niệm tâm, niệm pháp, chính vì như vậy nên giáo pháp của Đức Phật, chúng ta nhìn thấy trong bát chánh đạo, chúng ta sẽ thấy rõ ràng.



Như vậy định niệm có thì tuệ quán sẽ phát sanh một chánh kiến, đó là tri đạo sẽ bắt đầu sanh lên ở trong đạo đế để làm thành việc bát chi đạo nó hoàn thành trong tâm đạo, chính đề mục thiền chỉ cũng trợ lực, cũng đè được 5 triền cái.  Và Đức Phật Ngài biết được tường tận như vậy nên không phải riêng về đề mục thiền quán như là thân thọ tâm pháp, mà Ngài cũng dạy đề mục thiền chỉ để cho là chỉ quán xong tu, hoặc có thể dùng đề mục thiền chỉ này là hiện tại lạc trú nhập vào thiền duyệt, gọi là thiền nirodha, như vậy nên có đề mục thiền chỉ này nó cũng hộ trợ cho những vị đó hiện tại nhập vào những đề mục thiền gọi là 9 thiền, thiền nirodha là định hiện tại lạc trú, hiện tại hưởng được hương vị Niết bàn. 

Monday, June 17, 2013

Vai trò của tâm hộ kiếp đốivới đời sống này như thế nào?

Hỏi : Vai trò của tâm hộ kiếp đốivới đời sống này như thế nào? 

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp , Chánh Hạnh chuyển biên) 

TT Tuệ Siêu trả l:i Nếu như không dùng diễn trình tâm, xuyên qua lý A-tỳ-đàm để nói đến sự báo ứng hay chiêu cảm của nghiệp từ đời sống này sang đời sống khác, mà chỉ nói một cách chung chung là hễ đời trước làm thiện thì đời này được an vui, đời trước làm ác đời này bị khổ, xem như chúng ta chỉ nói đến cái bóng, chứ không đi sâu vào trong chi pháp. Ở đây theo câu hỏi của TT Giác Đẳng thì trong phạm vi vủa tâm Bhavanga, tâm hộ kiếp hay tâm hữu phần, chúng tôi xin trả lời vấn đề này.

Danh từ bhavanga là một thuật ngữ trong đó gồm có hai thành phần là chữ bhava và chữ anga, gọi chung là bhavanga. Chữ bhava ở đây để chỉ cho một kiếp sống, một sự sanh hữu. Chữ bhava được xài trong hai nghĩa gọi là kammabhava tức là nghiệp hữu như trong duyên sinh mà chúng ta nói đến thủ duyên hữu , chữ hữu đó, bhava xài cho nghiệp hữu. Trong nghĩa thứ hai chữ bhava để chỉ cho một một kiếp sống và gọi đó là sanh hữu là uppatthibhava. Như vậy trong chữ bhavanga ở trường hợp này chúng ta phải hiểu đó là một kiếp sống. Tại sao một kiếp sống được gọi là bhava hay là hữu là bởi vì kiếp sống này không phải ngẫu nhiên nó hình thành, mà phải có điều kiện để hiện hữu. Chính do có điều kiện để hiện hữu, để hình thành cho nên được gọi là bhava hay gọi là hữu, một kiếp sống.

Ở đây khi nói đến sự chiêu cảm của nghiệp hay sự báo ứng của nghiệp, chúng ta đặc biệt phải chú ý đến việc mà những tâm  đổng lực thiện hay bất thiện hiệp thế tạo ra một  loại tâm vipakacitta, hay tâm quả, hoặc là dị thục tâm. Tâm quả hay dị thục tâm là một sản phẩm trực tiếp của kamma, do nghiệp tạo bằng định lý chúng ta gọi là Nānakkhanikakammapaccaya  tức là dị thời nghiệp duyên. Thí dụ chúng ta nói rằng người bố thí đời sau có tiền của. Khi nói như vậy chúng ta thấy sự bố thí là một tâm thiện, còn tiền bạc tài sản, vàng vòng châu báu, nhà cửa thuộc về vật chất ngoại thân thì làm sao có thể do nghiệp sản sinh được.

Thế là bây giờ khi chúng ta nói đên sự báo ứng của nghiệp, tất nhiên chúng ta phải trưng dẫn qua tiến trình của tâm quả hay tâm dị thục do nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện tạo thành. Nếu tâm thiện dục giới sẽ tạo ra 16 tâm quả, nếu là tâm bất thiện sẽ tạo ra 7 tâm quả bất thiện. Nếu là thiện sắc giới thì tạo ra 5 tâm quả  sắc giới và nếu là thiện vô sắc giới thì tạo ra 4 tâm quả vô sắc giới.

;
Ở đây mặc dầu đổng lực thiện hay bất thiện hiệp thế tạo ra 32 tâm quả, nhưng trong đó chỉ có 19 tâm để làm việc tạo nên kiếp sống mới, chúng ta gọi là 19 tâm patisandhi tức là 19 tâm tái tục hay kiết sanh thức. Không phải tâm quả đó chỉ làm kiết sanh thức là tâm tái tục để hình thành kiếp sống mới rồi mất, tâm đó vẫn tiếp tục sanh khởi, tái khởi liên tục sau đó mà có tên khác, không gọi là patisandhi nữa mà gọi là bhavanga vào sát-na kế tiếp sau tâm patisandhi. Sỡ dĩ gọi là bhavanga vì rằng những tâm đó nó tiếp nối đế duy trì cái gọi là đời sống. Trong đời sống của chúng ta có hai yếu tố danh và sắc. Về sắc pháp, tức là thân xác này do sắc nghiệp hình thành nhưng khi sắc nghiệp đã hình thành thì chung quanh đó sắc tứ đại còn tạo ra sắc tâm, sắc quý tiết, sắc vật thực. Nhưng đời sống này lấy sắc nghiệp làm căn bản. Cũng như trong duyên hệ patthana cũng có đề cập đến riêng một trường hợp đặc biệt, sắc nghiệp đó ảnh hưởng đến đời sống này như thế nào? Bằng cách là  vật tiền sanh y duyên, vấn đề này chúng ta không cần bận tâm để chúng ta nghĩ đến nữa bởi vì chúng ta đang giải quyết vấn đề bhavanga.

Ở đây sắc pháp gồm bốn loại sắc, sắc nghiệp, sắc tâm, sắc âm dương, sắc vật thực. Riêng về danh pháp tức là chỉ cho dòng tư tưởng này. Quý vị biết rằng trong đời sống chúng ta chỉ khi nào chúng ta thấy cảnh sắc, nghe tiếng, ngửi mùi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy nghĩ thì lúc bấy giờ diễn trình tâm khách quan mới sanh khởi. Còn khi bình thường, giả sử như lúc ngủ, chúng ta không thấy, không nghe, không ngửi, không nếm, không đụng, không xúc chạm, nói chung chúng ta không hoạt động tư tưởng lúc đó, thì danh pháp, tâm thức vẫn tồn tại, vẫn được duy trì trong gọi là một kiếp sống, bằng cách là nó trạng lại, sanh lại liên tục một chuỗi dài tâm quả dị thục. Tâm quả dị thục đó là sản phẩm của nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện đời trước mà điển hình  là nó đã tác tạo nên patisandhi là tâm tái tục ở đầu kiếp sống.

-Nếu tâm patisandhi, kiết sanh thức thuộc về quả thiện dục giới thì kiếp sống đó gọi là thân nhân loại hay thân chư thiên. 
-Còn nếu như patisandhi, kiết sanh thức đó do nghiệp của tâm thiền sắc giới hay thiền vô sắc giới tạo ra tâm quả thì tâm quả làm việc kiết sanh thức này, làm việc tái tục này sẽ hình thành một kiếp sống của vị Phạm Thiên Brahmā. 
-Còn nếu như tâm kiết sanh thức đó là một trong bảy tâm quả dục giới tứclà tâm quan sát hay tâm thẩm tấn thọ xả quả bất thiện thì nó sẽ tạo nên một kiếp sống chúng ta gọi là người khổ địa ngục, khổ ngạ quỷ, khổ súc sanh, khổ A-tu-la.

Tâm patisandhi này còn có vai trò duy trì kiếp sống trôi chảy liên tục trong suốt thời gian từ khi tái sanh cho đến khi chết. Nếu như lúc nào có tâm khách quan sanh khởi để bắt cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc thì lúc đó tâm hộ kiếp nhường chỗ cho diễn trình tâm khách quan sanh khởi để biết cảnh mới. Nhưng nếu như không có cảnh mới hiện vào thì lúc bấy giờ tâm patisandhi  sẽ trợ cho tâm hộ kiếp sanh khởi. Nghĩa là tâm quả thứ nhất trợ cho tâm quả thứ hai, tâm quả thứ hai trợ cho tâm quả thứ ba và  trợ với nhau như vậy cái này tiếp nối cái kia bằng cách vô gián duyên hay đẳng vô gián duyên hoặc cũng được gọi là thường cận y duyên Pakatūpanissayapaccaya. Nó trợ với nhau như thế.

Ở đây như chúng ta đã được nghe TT Giác Đẳng có nói cho chúng ta biết rằng tâm hộ kiếp là một loại tâm quả, là quả dị thục của tâm thiện hay tâm bất thiện tạo nên. Tâm quả này quyết định cho đời sống của chúng ta rất mạnh, mặc dù tâm quả đó đối với cảnh hiện tại không có tác dụng gì nhiều lắm. Chẳng hạn chúng ta thấy cảnh sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị v.v…lúc bấy giờ những tâm khách quan đó sẽ sanh khởi. Nhưng bình thường tâm tái tục  khi trở thành bhavanga sẽ quyết định như thế này. Tâm patisandhi, tâm quả tái tục đó nó có thể là tâm thiện thọ hỷ hoặc thọ xả hợ p trí hoặc ly trí, vô trợ hoặc hữu trợ. Còn về tâm quả bất thiện thì vô nhân, do đó ở đây chúng ta sẽ ghi nhận một điều cảm tính của một con người, tánh tình của một con người, cử chỉ hay hành trạng của một con người ngay trong kiếp sống hiện tại này được ảnh hưởng thường cận y duyên ở quá khứ. Thế nhưng thường cận y duyên đó nó tác động vào tâm bhavanga tức là tâm hộ kiếp. Người trong đời quá khứ làm việc thiện có trí tuệ tương ưng thì tâm thiện tương ưng sẽ tạo ra một loại tâm quả mà hiện tại chúng ta gọi là bhavanga sau khi đã qua sát-na patisandhi.

Một người tái tục bằng tâm quả tương ưng trí như vậy, đời sống hiện tại của người đó, họ có khả năng trí tuệ căn bản có nghĩa là tuệ căn của họ, sự minh mẫn của họ có sẵn, nếu như họ chịu phát triển thêm, chịu khó khéo tác ý thêm gọi là yonisomanisikāra. Trong trường hợp này trí tuệ sẽ phát sanh tốt. Chẳng hạn chúng ta thấy rằng trong bộ Visuddhimagga (thanh tịnh đạo) Đức Phật có dạy một câu mà Ngài Buddhaghosa dùng làm chủ đề cho toàn bộ tác phẩm Thanh tịnh đạo,
“ Người có trí trú giới, tu tập định và tuệ”, 
Ngài Buddhaghosa giải thích, đã là người có trí sao còn tu tập tuệ, ở đây khơi mào cho bài kệ dùng “Người có trí” để ám chỉ cho người tái tục bằng tâm hợp trí, căn bản như vậy. Nếu như được tâm hợp trí đó rồi, được tâm bhavanga có trí đó, nhưng người này không khéo tu tập về định và tuệ, thì trí đó sẽ ẩn tàng và giống như một hạt giống tốt gặp môi trường thời tiết xấu cho nên không nảy mầm, không bám rễ và không phát triển vươn lên khỏi mặt đất thành một thân cây.

Cũng vậy khi người có trí tức là tục sinh bằng tâm quả tương ưng trí, về sau trong đời sống người này khéo tác ý và biết tu tập thêm sẽ phát triển được tuệ mà trong A-tỳ-đàm giải thích là, “Nếu trong trường hợp này một người tục sinh có trí thì người đó ngay trong hiện tại cố gắng tu tập, có cơ may chứng được thiền hay đạo quả ngay trong kiếp hiện tại”. Còn người tục sinh bằng tâm vô trí, bằng tâm thiểu trí như tâm vô nhân, tâm quan sát vô nhân hoặc dầu là tâm quả dục giới hữu nhân đi nữa có vô tham vô sân nhưng thiếu nhân trí tuệ thì người đó ngay trong hiện tại dầu có cố gắng tu tập, họ cố gắng làm phước làm các công đức cũng tạo nên nghiệp công đức thôi, chứ ngay trong hiện tại họ không chứng được pháp thượng nhân như thiền định đạo quả  v.v…Như vậy chúng ta thấy một ảnh hưởng thứ nhất.

Ảnh hưởng thứ hai, người tục sinh bằng tâm quả thọ hỷ có nghĩa là trong đời sống quá khứ có thường cận y duyên, làm thiện làm phước với tâm vui vẻ hoan hỷ, lúc nào cũng cởi mở, như vậy trong hiện tại khi được tái tục bằng tâm quả thọ hỷ thì người này có bản tính cởi mở, vui vẻ. Chúng ta thấy những người vui tính là do ảnh hưởng nơi tâm quả tái tục, kéo dài là chuỗi tâm hộ kiếp thọ hỷ.

Rồi laị nữa người tục sinh bằng tâm thọ hỷ  có trí đã đành, nhưng nói về trường hợp vô trợ và hữu trợ. Người trong đời sống quá khứ tạo những thiện nghiệp với tính cách nhậm lẹ, nhanh chóng, không cần phải đợi đốc xúi, hay có một động cơ thúc đẩy nhiều lần mà khởi tâm một cách nhanh chóng. Chính do thường cận y duyên này mà đời hiện tại sau khi tục sinh bằng tâm patisandhi là tâm tái tục vô trợ thì người này trong đời sống có sự linh hoạt, nhanh nhẹn làm việc gì cũng mau mắn. Trong cử chỉ oai nghi hay trong lời nói, trong sinh hoạt hằng ngày đi đứng nằm ngồi hoặc suy nghĩ đều có tính cách nhậm lẹ hơn người tục sinh bằng tâm hữu trợ. Hữu trợ có bản tính chậm chạp từ từ.

Nói tóm lại đối với chúng ta tâm bhavanga là một hình thức cảm ứng của nghiệp một cách trực tiếp và được xem như là căn bản của sự báo ứng nghiệp. Nếu chúng ta nói đến sự báo ứng của nghiệp mà bỏ qua tâm Patisandhi, tâm tái tục và bỏ qua tâm hộ kiếp, như vậy được xem như chúng ta chỉ nói cái bóng ở bên ngoài, không đi sâu vào chi pháp. Chúng ta cần phải hiểu rằng chính do có tâm quả làm chuyện tục sinh và làm việc hộ kiếp cho nên trong đời sống này mới quyết định được người đó có sở hành như thế nào, có bản tính như thế nào.

Tuy vậy chúng ta cần phải hiểu rằng, nó cũng ảnh hưởng thêm một chút nữa  tức là qua quy trình tâm pháp sanh khởi khi thấy, khi nghe, khi ngửi, khi nếm, khi đụng, khi xúc chạm, khi suy nghĩ, chúng ta gọi là lộ trình tâm nhãn môn, nhĩ môn, thiệt môn, tỷ môn, thân môn và ý môn, trong đó tâm javana, giai đoạn javana sẽ quyết định một người hiền thiện hay một người ác độc, một trạng thái tâm lành hay một trạng thái tâm bất thiện, xấu hay tốt quyết định ở đó. Nói như thế nào đi nữa chúng ta cũng nên biết rằng, tâm bhavanga chủ đạo cho việc hình thành kiếp sống của một con người có các cá tính khác khác nhau và từ chỗ cá tính khác khác nhau đó, chúng ta mới thấy rằng do quả nghiệp báo ứng mà người này có thể gặp được những điều tốt lành hay những điều bất hạnh.

Ở đây chúng ta cũng nên nói thêm rằng, mặc dù có một loại tâm quả khác không làm việc bhavanga được nhưng nó cũng là quả báo, sự báo ứng của nghiệp đó chính là đôi nhãn thức, đôi nhĩ thức, đôi thiệt thức, đôi tỷ thức, đôi thân thức, hai tâm tiếp thâu, những tâm đó cũng được gọi là tâm quả vô nhân, mặc dù gọi là tâm quả vô nhân nhưng cũng góp phần quan trọng trong đời sống của chúng ta. Một người có phước khi họ sanh ra ở đời, nhãn thức thọ xả quả thiện nó sẽ sanh khởi để luôn luôn được nhìn thấy những cảnh sắc tốt đẹp. Người thiếu phước hay người tạo nên ác nghiệp thì nhãn thức quả bất thiện sanh lên thường xuyên trong đời sống để họ thấy những cảnh điêu tàn, suy tàn. Cho nên trong trrường hợp này chúng ta phải biết rằng tâm bhavanga là một loại tâm  thuộc về quả dị thục và đó là một biểu hiện của sự báo ứng nghiệp hết sức rõ ràng.

Sunday, June 16, 2013

Sự cung kính có lợi gì cho sự tu học?

Hỏi: Sự cung kính có lợi gì cho sự tu học?

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu trả lời: Khi chúng ta đề cập đến vấn đề pháp cung kính có lợi gì cho đời sống tu học, thi` trước hết chúng ta cũng nên biết qua về những đức cung kính.  Cung kính Phật, cung kính Pháp, cung kính Tăng, cung kính điều học, cung kính sự không dễ dui, cung kính pháp tiếp đãi. 

Nói chung tức là chúng ta có hai sự cung kính:

-  Một là cung kính đối tượng nhân vật.

-  Hai là sự kính cẩn đối với những sự kiện pháp tu.

Chúng ta có hai sự cung kính đó.  Thì bây giờ khi chúng ta nói đến sự cung kính có ích lợi gì cho đời sống tu học, thì điều này rất dễ dàng để chúng ta nhận biết.

Thứ nhất là chúng ta nói đến vấn đề cung kính đối với nhân vật.  Cung kính đối với nhân vật như, chúng ta cung kính bậc trưởng thượng, cung kính bậc đáng cung kính,  cung kính Ðức Phật, cung kính các bậc Thầy, hay cung kính cha mẹ v.v... Thì sự cung kính này vẫn có tác dụng đối với việc tu học của chúng ta.  Bây giờ chúng ta không nói đến vấn đề khác, chúng ta không nói đến vấn đề là người học trò cung kính ông Thầy  thuộc về pháp thế gian, chúng ta chỉ nói đến vấn đề tu học thôi. 

Ở đây, khi chúng ta bước chân vào trong giáo pháp, sự tu học của chúng ta là nhờ vào các bậc Thầy, khi chúng ta có sự cung kính các bậc Thầy, có nghĩa là lúc đó chúng ta sẵn sàng kính cẩn nghe theo lời Thầy giảng dạy và do đó giúp cho chúng ta được học nhiều thêm nữa, giúp cho chúng ta được mở mang tiến hóa thêm nữa.

Một lần nọ, khi Đức Thế Tôn cùng với Chư Tỳ kheo Tăng đi du hành khi ngang qua bờ sông, Ngài nhìn thấy khúc gỗ đang trôi suôi theo giòng,

       Ngài đã hỏi rằng: “ này Chư Tỳ kheo, các ngươi có thấy khúc gỗ đó đang trôi theo giòng sông hay không”.

- “Bạch Đức Thế Tôn con có thấy”, Chư vị Tỳ kheo trả lời.

- "Này Chư Tỳ kheo, nếu như khúc gỗ này không bị tám chướng ngại thì nó sẽ trôi thẳng ra giữa biển được".

Trong đó, Đức Phật Ngài có nêu lên những nguyên nhân là nếu khúc gỗ đó không bị mắc cạn, không bị vướng cạn, thì nó sẽ trôi suông sẻ ra biển cả . Cũng như thế nào, đối với một vị Tỳ kheo tu tập trong giáo pháp này, nếu như không có tám chướng ngại thì sẽ đạt đến Niết bàn. Một trong tám chướng ngại đó là vấn đề ngã mạn, khi một vị tu tập mà có ngã mạn, chưa chi cả mà mình cảm thấy hơn mọi người, ngay cả như đối với ông Thầy chưa chi mình đã xem rằng trình độ của mình bây giờ có lẽ là ngang hàng ông Thầy, hoặc là cao hơn ông Thầy. 

Khi tâm ngã mạn đó sanh khởi thì lúc bấy giờ tâm của vị ấy liền dễ dui, và trong sự dễ dui đó người đệ tử này sẽ không bao giờ học thêm được gì nữa, không bao giờ tiến bộ thêm được nữa,  những gì thuộc về kinh nghiệm của vị Thầy trong việc tu học thì mình với tâm bất kính ông Thầy, mình sẽ không bao giờ lãnh hội được, không bao giờ nghe lọt lỗ tai được, không bao giờ mình cảm nhận được những kinh nghiệm mà ông Thầy đã tiếp tục trao truyền cho mình, như vậy là một sự trở ngại rất lớn.

Khi nào chúng ta có thực hành qua về pháp thiền, hay chúng ta có nghiên cứu học hỏi qua về pháp học, thì chúng ta sẽ thấy, chúng ta sẽ kinh nghiệm được điểm đó, khi chúng ta có sự xem thường ông Thầy, thì không bao giờ chúng ta học được giáo pháp một cách thông suốt, nó sẽ có một sự chướng ngại.  Và khi nào mình có sự xem thường ông Thầy là bậc thiền sư thì mình sẽ không bao giờ ngồi thiền để định tâm được, bởi vì những lời dạy, những lời khuyên nhủ của ông Thầy không lọt vào lỗ tai của mình được, đó là sự trở ngại trong việc tu tiến của chúng ta, chúng ta kinh nghiệm ở chỗ đó. 

Ngày xưa có nhiều học trò giỏi là tại sao?, là bởi vì những người học trò thời xưa lúc nào cũng có một thái độ nghiêm túc cung kính đối với bậc Thầy, tri ơn bậc Thầy, do đó những người học trò này thấy họ hạ mình như vậy, nhưng thật sự tâm của họ rất cao. Còn bây giờ thời nay, những người học trò lại có tâm xem thường ông Thầy, không nể trọng ông Thầy, do đó cho nên học trò thời nay họ cũng không giỏi được hơn ông Thầy, là bởi vì thái độ bất kỉnh của họ, đã khiến cho họ bị lui sụt, và họ dậm chân tạ chỗ, đó là điểm thứ nhất. 

Điểm thứ hai là nói về pháp cung kính pháp, hay là chúng ta cung kính điều học, cung kính trong nghĩa này, ta cần phải hiểu rằng không phải chúng ta cung kính đối với một vị Thầy, chúng ta phải nghiên mình, chúng ta phải nói chuyện lễ phép, hay là chúng ta có tâm không kiêu mạn, không phải như vậy, mà chúng ta phải nói chuyện lễ phép, và khi mà chúng ta biết tôn trọng pháp như vậy, thì tự nhiên lúc đó chúng ta có tâm hoan hỷ đối với pháp.

Vị Tỳ kheo mến pháp, cứu pháp, tâm tư hằng niệm pháp sẽ không rời chánh pháp, mà làm như thế nào chúng ta mến pháp, cứu pháp được, làm như thế nào tâm tư hằng niệm pháp được, đó là sự cận trọng đối với chánh pháp, kính trọng đối với chánh pháp, khi mà mình có sự kính trọng đối với chánh pháp, thì mình mới có thể thực hành theo được.

Chẳng hạn như bây giờ, khi chúng ta bị bịnh và muốn uống thuốc để trị bịnh, chúng ta đến một vị bác sĩ, vị bác sĩ đó cho một toa thuốc, nếu như toa thuốc đó, chúng ta xem thường không đặc niềm tin và không có sự kính trọng, không có sự quan trọng đối với thuốc này, thì chúng ta không bao giờ mạnh miệng để uống được, và không bao giờ để chúng ta nhớ uống đúng thời gian, như vậy bịnh sẽ không bao giờ hết.

Khi một người thiếu sự tôn trọng đối với pháp, thì người đó đừng nói rằng họ sẽ nghiêm túc thực hành theo pháp, và nếu như người đó không có sự nghiêm túc thực hành theo pháp, thì làm gì họ có sự tiến bộ trong sự tu học. Cho nên những vấn đề đó chúng ta cũng cần phải hiểu.

Thí dụ như bây giờ một người biết kính trọng về học giới mà Đức Thế Tôn đã chế định, nhờ sự kính trọng đó mà người này mới giữ giới được một cách thanh tịnh, người này qúi trọng đề mục thiền định đã thọ trì, thì người này mới có thể an trú đề mục thiền định đó để có thể tiến hóa, còn nếu như tâm có sự khinh xuất, xem thường thì lúc bấy giờ sẽ không bao giờ tiến bộ. 

Cho nên nói tóm lại, chúng ta có sự cung kính đối với bậc Thầy đã dạy cho mình và việc mà chúng ta cung kính đối với những điều thọ trì, những điều mà chúng ta đang thực hành., thì như vậy chúng ta sẽ có sự tiến bộ. Còn ngược lại nếu chúng ta thiếu sự cung kính thì chúng ta sẽ không có sự tiến bộ, cũng giống như khúc gỗ mà bị mắc cạn, nó sẽ không trôi suông sẻ ra biển cả được, tâm của chúng ta khi có sự kiêu mạn, không có thái độ cung kính chúng ta sẽ không bao giờ tiến hoá được. 

Ở đây, những điều này chắc chắn rằng đối với bậc trí tuệ như có thể hiểu được một cách dễ dàng.  Bởi vậy,  điều chúng tôi muốn gợi ý để nhắc nhở thêm,  khi chúng ta vào trong lớp để  nghe pháp, nếu như những ai có sự cung kính đối với chư Tăng và chúng ta có sự cung kính tôn trọng pháp, những người đó họ sẽ lãnh hội được chánh pháp, lãnh hội được lời dạy, họ sẽ hiểu được những tinh hoa, họ sẽ có được những lợi ích trong đêm đó, trong thời gian học đó.  Còn nếu như chúng ta vào đây mà thiếu sự cung kính đối với pháp, thì chỉ có bấy nhiêu đó thôi đủ làm cho chúng ta phí thời gian trong suốt cả buổi lên mạng internet, mà chúng ta sẽ không gặt hái được gì cả. Đó chỉ là chuyện chúng ta nghe pháp thôi, còn nói chuyện tu học lâu dài càng đòi hỏi chúng ta phải có thái độ hết sức cung kính, tận tụy, và chúng ta phải có sự cung kính đối với các bậc Thầy và đối với pháp mà chúng ta đã thọ trì. Đó là một điều hết sức là quan trọng mà chúng ta cần phải chú ý. 

Saturday, June 15, 2013

Khi chúng ta qui y Tam Bảo, thì Tăng bảo gồm những ai?

Hỏi:  Khi chúng ta qui y Tam Bảo, là qui y Phật, Pháp, Tăng. Xin giải thích rõ chữ Tăng bảo gồm những ai?

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu trả lời: Danh từ Tăng Bảo (Sangharatana), một trong ba ngôi báu, mà người Phật tử chúng ta quy y, danh từ Tăng bảo đó gồm chung tất cả các vị Thanh Văn, đệ tử của Phật, các vị Thánh Thanh Văn, hay Thanh Văn phàm phu cũng đều là đối tượng Tăng bảo cả. Thậm trí khi chúng ta gọi là Tăng, thường thường nếu mà chúng ta sài trên phương diện luật, thiìtăng sự ở đây là chỉ cho các vị Tỳ kheo, từ bốn vị Tỳ kheo trở lên mới gọi là Tăng. 

Nhưng ở đây khi chúng ta đề cập đến vấn đề ngôi Tăng bảo, để người Phật tử quy y, hay là sự cúng dường đến Tăng, thì trong trường hợp đó, bất luận là một vị Thánh Tăng, hay là một vị phàm Tăng, hay là một vị Tỳ kheo, hay là một vị Sa di cũng đều có thể đại diện cho Tăng bảo được.  Cho nên trong trường hợp đó người Phật tử chúng ta cũng nên hiểu là chữ Tăng bảo bao gồm như thế , chứ không phải chỉ riêng cho bậc Thanh Văn Thánh quả, một bậc Thánh Thanh Văn, không phải chỉ riêng như vậy. 

Bởi vì nếu như chúng ta chỉ riêng cho quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nếu Tăng bảo ở đây chỉ riêng cho bậc Thánh Tăng, thì trong trường hợp đó chúng ta có thể bị cục bộ, khi trong thời buổi nay rất ít gặp các vị Thánh Tăng, và bây giờ chúng ta chỉ sống và tu tập theo sự hướng dẫn của phàm Tăng thôi, thì lúc bấy giờ những vị phàm Tăng đó, đa văn những vị có thể thấu hiểu được giáo pháp, và những vị này có thể truyền thừa giáo pháp được, cho nên khi mà chúng ta quy y Tăng bảo là quy y chung các vị đó.

Và khi người Phật tử đến chùa, và xin thọ quy giới, xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng dưới sự chứng minh của ai?. Chúng ta có thể bằng sự chứng minh của một vị Tỳ kheo hay là của một vị Sa di, đại diện cho Tăng để chứng minh cho sự thọ quy y và một sự giữ giới. Vì vậy chữ Tăng bảo ở đây chúng ta nên hiểu một cách rộng rãi như thế./.

Friday, June 14, 2013

Các việc lành có phải thực hiện chỉ do thân hành?

Hỏi: Các việc lành có phải thực hiện chỉ do thân hành?

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

 TT Tuệ Quyền:Nếu chúng ta nói những việc lành.  Việc lành ở đây tức là việc thiện được tạo bởi tam nghiệp. Đó là do thân, khẩu, ý, nghiệp.  Thân khẩu nghiệp này thể hiện qua hành động bằng tay, bằng lời, bằng ý của mình.  Trong đó thân hành lành là việc đưa đến kết quả an vui. 

 Nhưng còn lời nói và có ý nghĩ:  

Lời nói: Trong kinh dạy chúng ta không có thân hành động ác như sát sanh, trộm cướp, tà dâm, không nói dối, nói độc ác, ngược lại chúng ta nói lời thiện ngôn, nói lời ái ngữ, chúng ta nói lời chân thật, chúng ta nói lời  hoan hỷ, chúng ta nói lời đòan kết, chúng ta nói lời đưa đến sự tốt đẹp. Đó là khẩu hành cũng là việc lành đưa đến. 

Còn ý không tham ác, sân ác  và si ác . Ý lành là chúng ta tu tập từ tâm, chúng ta tu tập thiền quán, thiền chỉ hoặc là  học pháp, nghe pháp.  Đó ý niệm lành. Ý lành ở đây do nghiệp thiện. 

Nếu như hành động nào làm bằng bất thiện, sát sanh, trôm cướp, tà dâm thì những hành động sẽ cho kết quả đau khổ. Hành động nào mà làm bằng thiện sẽ đem đến kết quả an vui.

 Nói chung khi nào tâm thiện mà chúng ta hành động thì nó sẽ sanh quả thiện. 

Ngược lại lời nói cũng vậy. Lời nói cũng là lời nói. Nếu chúng ta nói ác, nói hai lưỡi, nói lời nói ác khẩu  hoặc là lời nói đưa đến kết quả đau khổ cho người. Nếu người ta đánh vào mặt mình một cái thì mình đau nhưng cái đau đó có chút xíu. Nhưng người ta nói móc, nói xỏ, nói xiên thì coi như đau cả ngày. Chưa biết cái nào hơn cái nào. 

Cho nên mặc dù so sánh mang tính đơn điệu như vậy thôi. Đại ý chúng ta phải, nếu lời nói mà chúng ta cảm thấy rất là nhức nhối hay người ta cừơi mình. Tuy người ta không đánh, không đập nhưng người ta cười. Cho nên có thể nói rằng tùy theo hành động của con người mà kết quả cũng vậy. Chỉ là lời nói mà chúng ta có thể cứu được cả cuộc đời của người đó hoặc có thể làm cho người ta tan nát cả cuộc đời.

Làm sao để giảm thiểu lòng ganh tị

Hỏi: Làm sao để giảm thiểu lòng ganh tị

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Đăng trả lời: Nếu một người có sự quán xét, hay có trí tuệ so sánh, thì chúng ta có thể làm giảm thiểu lòng ganh tị. Bằng cách hiện tại nhiều khi mình suy nghĩ người ta được cái gì đó, thì công khó khổ người ta bỏ rất nhiều, thì đó cũng là điều làm cho mình giảm đi lòng ganh tị. Hoặc mình suy nghĩ  về mỗi người chúng sanh, họ có phước riêng của họ, tài sản phát sanh được cho họ, thì đó là phước báu riêng của họ, suy nghĩ như vậy cũng làm cho mình giảm thiểu đi lòng ganh tị. Hay là mình nghĩ rằng đối với vật thực mình có sống vừa chừng như vậy thì mi`nh tiện bề  tu tập rất là nhiều, suy nghĩ như vậy cũng làm bới đi sự ganh tị.
Đối với vật thực, mà có  những vị được hơn thì những vị đó cũng đã bỏ ra nhiều công lao khổ, nếu mà nghĩ đối với những vị vua chúa được oai quyền như vậy thì họ cũng đã rất là khổ sở rất nhiều trong vấn đề đó .  Đối với Chư Tôn Đức Tăng cũng vậy, các Ngài thật sự được là bậc trưởng thượng trong giáo hội, thì các Ngài cũng có rất nhiều cái mang rất nặng, thí dụ các Ngài phải lo cho các bậc hậu học sau này, các Ngài cũng rất nhiều cái khổ, thành ra nhiều khi cái vật thực hay là những cái gì được dâng cúng cho các Ngài, cần phải bồi bổ lại cho các Ngài để các Ngài có sức lực, thì khi mình suy nghĩ được như vậy thì tâm của mình cũng bớt đi sự ganh tị rất nhiều. Đối với một người đi buôn đi bán , hễ bỏ vốn nhiều thì lời nhiều.

Ngược lại nếu mình không nghĩ sâu xa vấn đề này , thì mình khởi lên sự ganh tị  thì nghĩ tại sao họ lại được như vậy mà mình không được như vậy, và mình suy nghĩ rằng chúng sanh mỗi người có phước báu, những vị này khéo tu tập các pháp đồ như vậy thì những sự ganh tị sẽ giảm thiểu ở trong lòng của mình , nếu thật sự mà mình có cái gì đó , mình biết sự so sánh, sự suy sét thì sự ganh tị không có trong lòng của mình. Khi mình có trí tuệ so sánh như vậy
Còn ngưọc lại nếu không biết so sánh thì nó có rất nhiều chướng ngại trong vấn đề ganh tị, chứ còn mình nghĩ cho thấu tình đạt lý rồi thì nơi đây sự ganh tị sẽ bớt đi, còn nếu không thì mình sẽ có sự ganh tị chứ  không thể nào tránh được.  Còn nếu một người có tu tập suy sét được rồi thì trong chánh niệm tỉnh giác mình có phòng hộ rất là rõ ràng, còn những vị có chánh niệm, có sự so sánh, sự hy sinh hay là sự thành đạt của mọi người là một cái pháp hành, hoặc là có sự công năng, hoặc là có một nỗ lực của các Ngài, thì như vậy sự ganh tị của mình cũng giảm đi. 

Wednesday, June 12, 2013

Sự khác biệt giữa một người lập trí và một người chạy theo tham vọng của mình?

TT Giác Đẳng hỏi: xin TT Tuệ Siêu hoan hỷ giúp cho mọi người phân biệt một điểm, là thông thường khi một người lớn lên đi vào đời, đặc biệt trong quan niệm Đông Phương, chúng ta là người đàn ông, bậc nam nhi ở đời thì phải có trí cả, trí cả tức là một trí lớn mong mỏi làm một cái gì đó cho sự nghiệp cho cuộc đời.  Nhưng mà rồi, lại có nhiều người cho rằng tham vọng và trí cả đó, hầu như chúng là một chứ chúng ta không có phân biệt được.  Hễ một người nuôi hoài bão lớn, nuôi một trí nguyện lớn thì điều đó có nghĩa tham vọng lớn, do vậy bây giờ chúng ta thử đặt trường hợp nếu tham vọng được tính là phiền não, thì chúng ta cũng phải nói rằng có những thứ trí cả, có những thứ trí lớn mà ở đó nó nằm ngoài sự chi phối của phiền não.  Nếu chúng ta nói như vậy thì TT Trí Siêu có thể cho thấy sự khác biệt gì giữa một người lập trí, và một người chạy theo tham vọng của mình, hai điểm đó khác nhau như thế nào? và làm sao để chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt của chúng, để chúng ta không chạy theo những tham vọng mù quáng, nhưng đồng thời vẫn nuôi được trí lớn của mình?

(câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Trí Siêu trả lời: Thực ra, hai từ này theo quan niệm thường thức, thì mọi người họ nghĩ rằng sẽ giống nhau, nhưng thực tế nếu phân tích cho kỹ, chúng ta sẽ thấy sự khác nhau. Như chúng ta biết chữ chanda nghĩa là ham muốn, ước muốn, chữ chanda này, nếu chúng ta nói một cách chung chung như vậy, thì chưa hẳn đề cập đến tham vọng thuộc về bất thiện pháp, bởi vì nếu mà ý kiến, hay là trí cả, hoặc là nói theo Phật Pháp, thì đây là một trí nguyện nó đều xuất phát từ chữ chanda mà ra, cho nên chữ chanda ở đây nó còn bao hàm theo nghiã thiện nữa, nghĩa tốt nữa. 

Bởi vậy cho nên khi chúng ta đề cập đến vấn đề tham vọng, và một người có một trí cả, trong trường hợp này chúng ta nên nhận xét như thế nào, một sự hoài bảo như thế nào là tham vọng, và hoài bảo như thế nào được gọi là ý trí rất đáng tôn trọng, rất đáng để được tán thán.

Những người mà họ có một ướt muốn để đạt đến mục đích thành tựu, một địa vị, một quyền chức và để nâng cao nhân phẩm của họ, cái danh dự của họ, để họ có được một đời sống vẻ vang hơn, tốt đẹp hơn bây giờ, thì trong trường hợp này gọi người đó là người có tham vọng.

 Nhưng nếu như một người có một trí nguyện có tánh cách là để phục vụ cho tha nhân, phục vụ bất cầu lợi và để thành tựu được mục đích cao thượng, thì trong trường hợp này người đó lập nên một cái hoài bảo một cái ý trí, một cái trí cả, thì theo trường hợp đó chúng ta không nên dùng từ gọi là tham vọng. 

Và ở đây trong trường hợp này theo từ chữ chanda mà ra, nếu như là tham vọng thì chúng ta nên gọi là Kamacchanda, còn nếu như chỉ là một hoài bão thì chúng ta gọi là dhamma chanda, còn nếu như chúng ta nói đó là một ý trí thì chúng ta gọi đó là danh từ dhiti hoặc dhiti chanda, chúng ta sài những từ như thế đó thì có lẽ chúng ta sẽ được rõ ràng hơn.

Và ở đây nói tóm lại, theo thường thức thông thường họ nói rằng một người có một hoài bão làm việc lớn, thì họ cho rằng đó là người có tham vọng lớn, nhưng ở đây chúng ta chưa vội để chúng ta khẳng định điều đó, còn tùy thuộc vào mục đích mà người đó đạt tới, mục đích đó phục vụ cho quần chúng, cho tha nhân, và mục đích đó là thoát ly khỏi sự đam mê thụ hưởng. Hay là mục đích đó sẽ thành tựu được những gì mà họ thích thụ hưởng. Thì chúng ta sẽ tùy theo mục đích, tùy theo giá trị tính chất mà người đó đặt hoài bão để dùng từ gọi là trí cả hay là từ tham vọng.  

Tuesday, June 11, 2013

Thập thiện bao gồm những điều gì?

Hỏi: Tại sao khi chúng ta nói đến 10 điều  thiện thì  chỉ nói đến sự đối lập lại với 10 điều bất thiện mà chúng ta không có một cái chính xác hơn?.

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu trả lời.   Quả thật vậy khi nói đến thập ác thì chúng ta biết rằng thập ác hay thập bất thiện nghiệp đạo là : không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống uống rượu. Và khi chúng ta nói đến thập thiện, thật ra,, chúng ta có hai từ để chúng ta gọi và để chỉ cho hai trường hợp.

         Nếu nói trên phương diện thập thiện nghiệp đạo để tương phản với thập bất thiện nghiệp đạo: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói đâm thọc, không nói độc ác, không nói vô ích, không tham sân ác, không tà kiến ác, thì như vậy chúng ta đã có phần pháp đối lập với thập ác.

          Nhưng nói trên phương diện thiện pháp thì chúng ta lại có thêm 10 điều nữa, tức là thập phước , hay là phước nghiệp sự, là bố thí, trì giới, tu trí, cung kỉnh, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng phước, tuỳ hỷ phước về tài chánh, trí thức.  Thì ở đây chúng ta nói một vấn đề, tại sao đối với thiện chúng ta không chỉ dùng có 10 điều thập thiện nghiệp đạo, không sát sanh, không trộm cắp, như là đối với thập bất thiện nghiệp đạo mà chúng ta lại thấy trong kinh điển lại có thêm 10 điều phước nghiệp thiện nữa , bố thí, trì giới v.v..

         Nói trên phương diện ác nghiệp và ác quả thì với 10 điều thuộc về bất thiện nghiệp đạo, sát sanh, trộm cắp v.v..đã đủ tạo ra một kiếp sống bất hạnh cho chúng sanh, đã đưa chúng sanh đến chỗ thối đọa, đưa đến sự khổ đau cho chúng sanh, cho nên, đối với 10 bất thiện này là bao trùm những nhân đưa đến khổ đau cho chúng sanh, chỉ nói bao nhiêu đó là đủ.

          Còn đối với thiện nghiệp, nếu như dùng thiện nghiệp để đối trị với 10 bất thiện nghiệp kia thì chúng ta nói không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, khẩu không nói dối, không nói đâm thọc v.v... thì điều đó là chúng ta nói cách đối lập, nhưng như thế cũng chưa gọi là đủ, bởi vì như chúng ta đã nghe, nếu mà chỉ không sát sanh, không trộm cắp v.v.. thì đó chỉ là hành thiện một cách tiêu cực hay nói một cách rõ hơn là khi một người chỉ giữ thiện pháp, ngăn ngừa không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói đâm thọc, không nói độc ác, không nói vô ích, không tham ác,  không sân ác, không tà kiến ác, thì như vậy người đó chỉ mới thành tựu được một thiện pháp, mà thiện pháp đó chúng ta gọi là trì giới thành.

         Mà trong khi hạnh phúc của chúng sanh ở trong đời này rất đa dạng, sự hạnh phúc, sự an vui đó đặt trên ba trường hợp hay là ba cơ sở phước báu, tức là phước vật, phước đức, và phước trí.  Một người chỉ gìn giữ thân khẩu ý, không làm điều ác thì như vậy người đó chỉ mới đạt được, mới thành tụ được phước đức mà thôi, còn nói trên phương diện phước trí và phước vật chất thì còn phải làm những thiện pháp nữa, do đó cho nên ở đây chúng ta phải làm thêm 10 phước nghiệp sự này.

        Bây giờ chúng ta có một thí dụ cũng giống như một thưở ruộng để hoang thì cỏ mọc, cho dù rằng cỏ nào cũng là cỏ, cũng làm hại cho ruộng lúa, như cỏ lác hay là cỏ cú, hoặc rau mát, rau bợ mọc ở trên ruộng, cũng được xem như một loại cỏ làm cho hại ruộng lúa, chỉ nói như vậy là đủ rồi, nói đến cỏ là đủ rồi.

         Còn bây giờ chúng ta nói trên phương diện canh tác để thu hoặc huê lợi, người nông dân phát quang cỏ làm cho sạch thưở ruộng, như vậy cũng là một điều tốt, nhưng chỉ mới làm sạch cỏ ruộng thì như vậy cũng chưa đủ để thu hoặch huê lợi, do đó muốn thu hoặch huê lợi hoa màu, người nông dân không những chỉ làm sạch cỏ ruộng, dọn bằng phẳng đất ruộng, cày bừa thật kỹ lưỡng, mà còn phải gieo trồng lúa, hoặc nếp, cấy lúa hoặc nếp trên thuở ruộng đó. Có như vậy thì sáu tháng sau hoặc ba tháng sau, người nông dân mới có thể thu hoặc được.

         Ở đây chúng ta cũng nên hiểu giống như thiện pháp, nếu chỉ ngăn ngừa không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu v.v…chỉ sống với thiện hạnh như vậy, chỉ ngăn ngừa ác hạnh như thế, thì rõ ràng người này chỉ thành tựu được phước đức, nghĩa là trong đời sống tương lai nếu còn sanh tử luân hồi thì người đó sẽ thành tựu sự an vui về thân và tâm không có sự tai hại v.v…

        Nhưng mà nói trên phương diện phước vật và phước trí, thì vì người ấy không tạo được các nhân như bố thí, hoặc tu thiền, hoặc nghe pháp, hoặc thuyết pháp, hoặc hồi hướng v.v…như vậy huê lợi tức là những phước báu về sau này người đó không được đầy đủ , do vậy ở đây nếu chúng ta nói đến vấn đề thiện nghiệp thì chúng ta phải có cả hai phương diện.

         1 - Chúng ta nói trên phuơng diện thiện nghiệp đạo để đối trị với bất thiện nghiệp đạo là 10 điều, như kiêng tránh sát sanh, kiêng tránh trộm cắp v.v.., nhưng mà để tạo thêm những quả an lạc khác thì cần phải làm 10 phước nghiệp sự nói chung, tức là bố thí, trì giới, tu trí, cung kính, phục vụ. v.v…Thì như vậy mới gọi là một người tu tập viên mãn đầy đủ.

         2 -  Chúng ta cũng nên biết trong tam huấn từ của Chư Phật là “ chư ác mạc tác “, theo trong chú giải chỉ cho việc không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.  Nhưng khi nói tới  “ chúng thịện phụng hành” chúng  ta phải hiểu rằng đó là thực hành theo 10 điều phước nghiệp sự, như vậy mới được trọn vẹn.