Thursday, June 6, 2013

Tâm này chói sáng là sao?

Hỏi. Tâm này chói sáng vậy tâm bất thiện thì sao?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 16-2-2012, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng giảng: "Tâm này chói sáng", nếu ai học A Tỳ Đàm thì biết rất rõ là đúng nghĩa:
- "tâm" là "thức uẩn".
- và những phiền não thuộc về "hành uẩn"

. Hành uẩn có thiện và bất thiện. Thì cho dù hành uẩn là thiện hay là bất thiện đi nữa thì thức uẩn có đặc tính là biết cảnh và thức uẩn đó thì với nghĩa Đức Phật dạy ở tại đây là chói sáng.


Chúng tôi lấy ví dụ như là vàng thì có mặt ở trong đá trong đất và dĩ nhiên là chúng ta có thể lấy vàng từ trong mỏ vàng. Theo các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng ngay cả trong đất sau vườn nhà chúng ta hay là một cục đá mà chúng ta thấy thì nó cũng có một lượng vàng nhất định, tức là ở trên trái đất chỗ nào cũng có vàng hết nhưng mà để lấy vàng ra từ trong cục đá hay trong một thước đất chẳng hạn thì công lấy quá nhiều so với lợi nhuận mình có được, thí dụ lấy một chút vàng trong khi đó mất nhiều công quá nên người ta không lấy, thì vàng có mặt ở khắp nơi. 

Thì thức uẩn là một thành tố của tất cả tâm. Tâm trong A Tỳ Đàm là biết cảnh. Thì chữ "biết" tự nó là chói sáng. 

Ở đây, Đức Phật Ngài không nói đến một cái chân ngã một tự hữu vĩnh hằng. Thức uẩn cũng có sanh diệt.  Nhưng căn bản của thức uẩn là biết cảnh và thức uẩn có mặt ở trong tất cả các tâm, bất cứ một đơn vị tâm nào cũng có bốn nhân uẩn là thọ, tưởng, hành và thức, và do vậy cái biết đặc biệt có giá trị và Đức Phật Ngài muốn cho chúng ta dùng cái biết, ví dụ như  mình có trí tuệ, mình có sự hiểu biết thì thay vì trí tuệ hiểu biết đó mình đầu tư vào những chuyện hoang phí như chơi game hay hoặc giả phiếm đàm với thiên hạ hay là gì đó thì mình dùng trí thức hiểu biết đó vào trong những việc lợi lạc cho đời sống của mình những gì nó liên hệ đến mình những gì mang lại lợi ích cho người khác thì tâm mình chói sáng.

 Đức Phật Ngài nói rõ chứ không phải là Ngài nói mơ hồ, Ngài nói rằng: một người tâm thanh tịnh thì người đó biết được lợi ích của người biết được lợi ích của mình biết lợi ích cả hai và chứng ngộ các pháp bậc thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh, đó là cái biết.

Ở đây, Đức Phật Ngài nói trên phương diện rất thường thức ở bên ngoài là biết được lợi ích của người ,biết được lợi ích của mình, biết được lợi ích cả hai, có tri kiến của bậc thượng nhân, có tri kiến xứng đáng của bậc thánh, thì những điều này cho chúng ta thấy điều gì, cho chúng ta thấy một sự việc rất rõ là chính cái biết đó nó nối được rất là nhiều thứ. Thí dụ mình làm chuyện gì mà mình biết việc đó có lợi cho người khác hay có lợi cho mình hay lợi cả hai thì tự cái biết đó nó được chói sáng.

Thì riêng về tâm là một đơn vị rất nhu nhuyến và Đức Phật Ngài nói rằng Ngài chưa thấy có một cái gì trong đời này mà khéo tu tập khéo huấn luyện khéo tôi luyện mà có lợi lạc giống như một tâm được tu tập, Ngài không thấy. 

Nên chi, chúng tôi nói trở lại là tâm biết cảnh và tâm ở đây cái biết cảnh đó là chúng ta hiểu là thức uẩn, thức uẩn có mặt trong tất cả tâm nhưng mà khi nó đi với tâm bất thiện thì nó cũng có thức uẩn, khi chúng ta học A Tỳ Đàm thì chúng ta thấy điều này là rất rõ ràng ./.

No comments:

Post a Comment