Friday, June 7, 2013

Để bớt sân tâm phải chăng "né tránh" là thượng sách?

Hỏi: Để bớt sân tâm phải chăng "né tránh" là thượng sách? 

(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 6-6-2013, Minh Hạnh chuyển biên và tóm lượt) 

TT Pháp Đăng giảng: Trong câu hỏi này thì bởi vì chúng ta không thể nào mà qua Đức Phật được Đức Phật là bậc Đạo Sư Ngài biết được nên 

Trong bài kinh Đoạn Trừ Lậu Hoặc Đức Phật Ngài dạy có những lậu hoặc mình do né tránh để đoạn trứ, có những lậu hoặc do phòng hộ, có những lậu hoặc nên tu tập. Thì một người có tánh hay sân thì biết người nào hoặc chỗ nào mình đến mà nổi tâm sân thì phải né tránh, né tránh như vậy thì mình đỡ phiền não. 

Bởi thường cảnh sanh tâm. Cảnh là gì? Là cảnh thinh, những lời nói châm chích mình nghe thì sanh lên tâm sân, gọi là tâm sân hữu trợ.

Có hai loại tâm sân là tâm sân vô trợ và tâm sân hữu trợ. Hữu trợ là có sự hổ trợ về thân, về khẩu, về ý của người khác mà họ nói nhiều lần mình tức quá chịu không nổi nên mình sân thì tâm sân này là sân hữu trợ.

Người có tánh sân vô trợ. Cái sân mang đến từ đời quá khứ, đời này họ sanh vào thời kỳ gặp nhiều chướng ngại, rồi không khéo tác ý, không học hành, nên nhiều khi học hành có nhiều sự kiện làm cho mình bớt sân. 

Khi mình có tu tập thấy được tâm sân bởi nhiều khi tâm sân là sự kiêu mạn của mình, mình nghĩ rằng mình giai cấp mà giàu sang vua chúa mình là người có uy quyền thế lực mình là người có tài sản có sắc đẹp v.v... thì chính những điều kiện đó là cái đòn bảy. Như câu chuyện của vị tu sĩ tên là Kuṇḍadhāna đi đâu cũng có bóng người phụ nữ vào làng khất thực nhưng không ai cúng dường, Đức Vua thấy vị này rất đặc biệt nên Đức vua nói rằng: "nếu ĐĐ đi bát mà không ai cúng dường thì ĐĐ vào cung trẫm sẽ cúng dường đến ĐĐ". Thì lúc bấy giờ vị này giống như được tựa vào Đức Vua, chư tăng mà nói cái gì thì vị này chống trả kịch liệt. 
Đức Phật nghe câu chuyện Ngài dạy: 

- "Này Kuṇḍadhāna ông hãy làm như chiếc chuông bị bể thì sẽ dẫn đến Niết-bàn". 

Và Ngài nói kệ rằng:

 Nếu tự mình yên lặng,
 Như quả chuông bể miệng,
 Người đã chứng Niết-bàn.
 Sẽ không còn phẫn nộ.

Thì cái chuông bị bể nghĩa là, chuông phải ngân vang, con người mình có kiêu mạn bây giờ mình bỏ kiêu mạn rồi giống như cái chuông bị bể người ta đánh sao cái chuông cũng không kêu. Bây giờ mình biết tự ngã của mình, mình bỏ tự ngã thì ai chọc ghẹo gì mình cũng không thấy. 

Trong kinh, Ngài Xá Lợi Phất dạy : mình sân là do tự ngã, và tu tập cách quán để đoạn trừ sân. Mình có tai có cảnh thinh rồi có tiếng nói, người nào đó chưởi mình, vì mình có cảnh thinh, có nhĩ căn, có nhĩ thức, nương nơi nhĩ căn. Nhưng nếu mình có tu tập mình biết ngăn chặn, chẳng hạn như căn phòng ngăn bít âm thanh không lan vào trong tai mình được. Giống như người chết cũng có nhĩ vật nhưng ai chưởi thì người chết cũng không nghe được vì người chết không có nhĩ thức, nhĩ thức là tâm. Giả như mình bị điếc, tâm nhĩ thức đó cảnh thinh không có thì không nghe được như vậy. Mình là người có phước sanh ra đầy đủ nhĩ căn nhĩ thức mình phải tu tập nhĩ căn còn nếu không mình nghe người ta khiêu khích tâm sân nổi lên. Ngài Xá Lợi Phất Ngài dạy mình quán như vậy thì không thấy cái tự ngã ở đâu./.

No comments:

Post a Comment