Tuesday, September 10, 2019

MườI Biến Xứ Của Thiền Định - TT Giác Đẳng

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP TÁM CHI 8.8

MƯỜI BIẾN XỨ CỦA THIỀN ĐỊNH

Bài giảng trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma  ngày 24 tháng 6, năm 2019

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng:Bài học hôm nay chúng ta học về mười biến xứ. Chữ biến xứ Hán dịch từ chữ kasina.
 
Chúng ta nên có một ý niệm tổng quát, thí dụ trong vật lý khi nói về những chất dẫn điện, không phải cái nào cũng dẫn điện, có những vật liệu làm cách điện không dẫn được điện, có những thứ dẫn điện bình thường như giây đồng chẳng hạn thì dẫn điện được, có những thứ người ta gọi siêu dẫn-superconductor. Ngày hôm nay chúng ta được biết trong những kỹ thuật tân tiến người ta có thể dẫn điện bằng ceramics, bằng porcelain, hay đặc biệt bằng Silicon, như chúng ta có Silicon Valley thung lũng về tinh học điện toán nói đến con chip Silicon  là một ở trong chất dẫn rất bén nhạy.

Đề cập đến mười biến xứ này không phải chỉ là những đối tượng tập trung để phát triển tâm định mà từ đó còn có khả năng để biến hiện đi xa hơn. Căn bản không phải vật chất nào cũng có khả năng tương tự, và không phải đề mục định nào cũng có khả năng biến mãn như mười kasina này. Như trong tâm định có niệm Phật, niệm Pháp,, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Chư Thiên chỉ đạt đến cận định. Những biến xứ khác như niệm về Tứ Vô Lượng Tâm, những biến xứ này không mang khả tính như mười kasina.

Mười kasina này có bốn phương diện chúng ta nên biết đó là một sự kết hợp quan trọng giữa vật lý và tâm lý. Vật lý là bốn nguyên tố, đất, nước, lửa, gió, và chúng ta nói đến ba màu sắc tiên khởi hay còn gọi màu nguyên thủy, xanh, vàng, đỏ, và chúng ta cũng nói đến ánh sáng, nói đến hư không, cũng nói đến màu trắng. Màu nguyên thủy từ đó pha có thể thành 16 triệu màu, 64 triệu màu và nhiều nhiều hơn thế nữa. Màu trắng không phụ thuộc vào các màu kia nhưng có màu trắng thì có những màu kia đó là điều tự nhiên. 

Thì màu trắng, hư không là những thể vật chất chúng ta gọi là  chất nền, ánh sáng thuộc về quang học có khả năng chuyên chở màu sắc. 

Nói một cách khác, trên phương diện Thiền Chỉ, một hành giả tu tập xử dụng thị lực và trong thị lực này ánh sáng rất cần, tất cả những gì chúng ta thấy được do chuyên chở bằng ánh sáng, và ánh sáng cho chúng ta thấy là màu sắc, màu sắc chuyên chở bằng ánh sáng. 

Như vậy chúng ta có tổng cộng  mười biến xứ, tất cả điều này đều mang tính nguyên tố hay nguyên thủy và đều dựa trên thị giác.

 Điểm đặc biệt ở tại đây, phương diện đầu tiên chúng tôi nói đó là một super conductor một chất siêu dẫn, và siêu dẫn đó đủ tốt để làm cho tâm định, đủ tốt để biến mãn từ ấn tượng ban đầu trở thành sơ tướng, sơ tướng trở thành tợ tướng, tợ tướng trở thành quang tướng, và nó đủ tốt để từ một ngoại vật một vật thể chúng ta nhìn bằng mắt, một hình ảnh, một ấn tượng bằng mắt biến thành một ấn tượng của tâm định rồi từ đó nó lại có thể dùng để biến hiện để luyện thông tức là biến hiện các sắc màu thần thông. 

Không phải tất cả vật chất đều có khả năng như vậy, không phải tất cả đề mục của Thiền Samadha hay đề mục của Thiền Chỉ đều làm vậy, thường là chúng ta nghe nói đến 40 đề mục samadha nhưng chỉ có mười biến xứ là đạt đến chỗ ảo diệu này, nó là sự kết hợp giữa vật chất và tâm thức, nó là chất dẫn của tâm thức. 

Điểm thứ hai, những kasina này thoạt đầu là đối tượng của thị giác rồi trở thành ấn tượng có  khả năng ảnh hưởng lâu dài, ngay cả khi quang tướng xuất hiện, ngay cả khi đào sâu đi vào thế giới của tam muội định, như chúng ta nghe ở đoạn chót thì những đề mục như đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng, hư không, cả mười biến xứ này mỗi biến xứ đều tác dụng cho một thứ thần thông chứ không phải là đề mục lửa thì thần thông nào cũng biến hiện được, đề mục gió thì thần thông nào cũng biến hiện được, mà mỗi một thứ ấn tượng ban đầu nó lại tồn tại để lại một giá trị bởi vì nó là những đơn vị vật chất nguyên thủy. 

Nói đến một phương diện khác về những biến xứ này, quả thật đối với tất cả các tầng thiền, cận định rồi, an chỉ rồi, bỏ tầm tứ rồi, bỏ hỉ rồi, bỏ lạc rồi, còn  lại địnhxả, luyện thần thông ở mức độ tứ thiền thì những ấn tượng này vẫn tồn tại, thì như vậy không phải nó có khả năng biến hóa mà nó tồn tại qua nhiều thứ tâm định mà chúng ta được biết. 

Giống như trong cuộc đời chúng ta, có những thứ chúng ta học hồi nhỏ nó không có giá trị gì như khi mình học bảng cửu chương chẳng hạn, mặc dầu cửu chương là bài học vỡ lòng, bài học ban đầu 2x1 = 2, 2x2 = 4, nhưng cho đến bây giờ  phép toán số cơ bản nhất, sơ đẳng nhất chúng ta vẫn dùng cho đến ngày hôm nay. 

Thì như vậy có nghĩa là những điều đó có một giá trị cho vị hành giả tập trung ban đầu, giá trị cho hành giả đi vào cận định, đi vào định an chỉ, đi vào định tam muội cao nhất sắc giới luyện thông, thì những đề mục định này vẫn còn. 

Trong lúc đó những đề mục định khác như niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, mặc dầu nghe rất cao siêu như vậy nhưng chỉ đạt đến an định và khi vào định an chỉ thì không còn nữa. Hoặc giả, có những đề mục khác như về hơi thở, hơi thở là một đề mục rất căn bản nhưng không tồn tại lâu như những đề mục kasina là biến xứ tồn tại rất lâu.

Như khi nãy chúng tôi nói những cái chip silicon chúng ta biết ở trong đời sống nó chỉ là một vật thể đôi khi chúng ta xử dụng nhưng ít bao giờ chúng ta nghĩ rằng những cái chip của computer cực vi một giây có thể process hàng triệu data, cái chất bền nhất không phải bằng đồng hay bằng vàng mà chính là bằng silicon.

Thì ở đây, không có chuyện cái nào cao siêu hơn cái nào. Nhưng ngày xưa có một số đạo sĩ tình cờ do duyên trong tiền kiếp họ tu tập đề mục đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng, hư không, đó là sự tình cờ, nhưng chỉ có Đức Phật là một vị toàn giác toàn tri biết rõ mười đề mục này:

- Bốn căn bản của tứ đại vật chất là( đất, nước, gió, lửa)
- Bốn căn bản của màu sắc (xanh, đỏ, vàng, trắng)
-  Hai căn bản của nền (ánh sáng, hư không)

 Là mười biến xứ đạt đến mức độ siêu dẫn tức là tồn tại từ ban đầu cho đến về sau này. Chỉ có Đức Phật là biết rõ.

Trong rất nhiều bài kinh Đức Phật đặc biệt nói về một vị Chánh Đẳng Chánh Giác giảng giải về mười biến xứ này không có nghĩa trước khi Đức Phật ra đời không ai biết về điều này, mà có người biết về niệm đất, biết về niệm nước, về lửa, về gió, nhưng không có ai có đủ khả năng để hiểu chỉ có mười đề mục kasina này, đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng và hư không mới là những kasina đạt đến một mức độ lâu dài miên mật từ thấp lên cao, từ chuyện tu tập cho đến nhập định, cho đến tu luyện thần thông, cho đến biến hiện thần thông như Đức Phật, Đức Thế Tôn có thể hóa hiện thần thông Yamaka (Song Thông), loại thần thông vi diệu hơn bất cứ thần thông nào của chúng đệ tử. Từ trên thân Ngài phóng ra lửa, và từ dưới chân Ngài phun nước, hoặc dưới thân tuôn lửa, trên thân tuôn nước. Trước mặt tuôn lửa, sau lưng tuôn nước, hoặc trước mặt tuôn nước, sau lưng tuôn lửa. Từ hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi, hai vai, hai tay, hai bên hông, hai chân, đầu ngón chân và gót chân, nơi mỗi phần trên thân Thế Tôn lần lượt tuôn lửa và nước. Thế Tôn đi, hóa thân của Ngài đứng, hoặc nằm, hoặc ngồi; hóa thân nằm thì Thế Tôn đi, đứng hoặc ngồi. Ðây là truyền thống thần thông Song Thông của đức Phật.

 Chúng ta trở lại với mười đề mục này, trước nhất bốn đề mục đầu là đất, nước, gió, lửa, là bốn nguyên tố của vật chất.

 - Đất, chúng ta hiểu là sự chiếm hữu của không gian. Ví dụ trong phòng của chúng ta nói theo bình thường cái bàn tròn, vuông, dài nó chiếm ngự một không gian nào đó thì chúng ta tạm gọi hiện tượng đó là đất, tức là sự chiếm hữu không gian. 

- Nước, trạng thái vốn của vật chất do quến lại tạo nên hình thể, nếu không có nước vật chất đã không trở thành một khối, trở thành một vật thể. 

- Lửa, chúng ta nói về nhiệt lượng, lửa chúng ta được biết nhiều hình thức, ngày nay ở trong vật lý người ta thường nói lửa như là một thứ năng lực, nhiệt lượng cũng là một thứ năng lượng, và năng lượng này được tìm thấy trong rất nhiều nơi, một ở trong những năng lượng chúng ta sài nhiều nhất hiện nay đó là điện thế, thì lửa là năng lực, nhiệt lượng cũng là năng lực.

 - Gió, sự vận hành của vật chất, là vật chất không thể yên một chỗ, không có một vật chất nào đứng yên một chỗ mà nó tồn tại. Lấy ví dụ như những vật thể to lớn, một dãy Thiên Hà trong Thái Dương Hệ, hay mặt trời, hay trái đất, tất cả đều xoay vần chung quanh một qũy đạo, một nguyên tử nhỏ cực vi của vật chất, một đơn vị cực vi của vật chất ngày nay con người biết đến qua khoa học thì nó cũng là một sự thuận hành liên tục của cực âm và cực dương chứ nó không nằm yên một chỗ. Sự vận hành đó, sự di động đó vận hành đạo Phật gọi là gió.
 
Địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại là tứ đại, và bốn đại này tạo nên hiện tượng vật chất, bốn đại này đã được biết từ ngàn xưa nhưng riêng trong cái nhìn của Phật học khi Đức Phật ra đời và đặc biệt được tìm thấy trong Tạng Abhidhamma - A-tỳ-đàm - Thắng Pháp, thì bốn đại không phải chỉ có một vị trí quan trọng trong thiền định mà trong Phật học Vi Diệu Pháp chúng ta biết sắc pháp được chia làm hai đó là sắc tứ đại (đất, nước, lửa, gió) và sắc y sinh.

khi chúng ta nói đến ba màu là xanh đỏ vàng là màu gốc từ những màu này được pha với nhau tạo ra nhiều màu.  

Nhiều thì 64 triệu màu, 16 triệu màu và ít thì 3 màu, thì thực ra cũng vậy thôi, tất cả chỉ là một sự hỗn hợp, nó là một sự tương tức, sự tương tức tức là cái này kết hợp với cái kia tạo nên cái nọ, và màu sắc cũng vậy, thế giới cũng vậy. Nhưng riêng ở trong thiền định thì đây là sự biến hóa vô cùng, sự biến hóa tạo ra thần thông.

Và dĩ nhiên, nói đến hai đề mục nền ánh sáng hư không. Ánh sáng ở đây được coi như về hiện tượng quang học, hiện tượng thiên văn học. Và chính ánh sáng cho phép chúng ta thấy, không có ánh sáng chúng ta không thấy được. Thậm trí, có những ngôi sao cách chúng ta hàng triệu năm, khi nhìn thấy ngôi sao đó tan vỡ thì nó đã tan vỡ hàng triệu năm trước cho đến bây giờ nó mới đến với chúng ta được, đó là những điều chúng ta biết được qua thiên văn học ngày hôm nay.

Thì ánh sáng chuyên chở màu sắc, ví dụ như là chúng ta có mặt trời có 7 màu đỏ, cam, vàng, xanh, lam, tím, xanh lá cây, và dĩ nhiên là chúng ta còn có thể biết được là ánh sáng còn chuyên chở vô số màu sắc, nếu không có ánh sáng chúng ta không thể thấy được màu sắc, không thấy được những đường nét vuông tròn cao thấp, chúng ta không thể thấy được bất cứ vật thể nào, ánh sáng xem như là một sự chuyên chở vật chất. 

hư không là khoảng không giữa vật chất, khoảng không đó bắt đầu  từ ý niệm bình thường cho đến ý niệm rất vi tế, một cái chân không giữa các đơn vị vật chất cực vi gọi là sát na, sát na của sắc pháp, bất cứ một cái vật chất nào cũng luôn luôn có hư không bên cạnh bốn đại, và bởi vì ở đây chúng ta nói về thiền sắc giới chúng ta nói về định lực do đó tính luôn ánh sáng. 

Như vậy là mười biến xứ và tất cả mười biến xứ này dù là đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng, hư không, những thứ này đều là những nguyên tố. Và một cách rất thú vị khi chúng ta đi vào khoa học ngày hôm nay thì những điều chúng tôi trình bày nãy giờ đều được xác lập ở trên những định luật của vật lý, đây là một điểm rất thú vị, ngày xưa khi chúng ta không quen với khoa học chúng ta không thấy điều này. 

chúng tôi nhớ rằng cách đây hai tháng 54.50 chúng tôi có đọc một bản tin nói về tổ chức của Tây Tạng do Đức Dalai Lama Ngài khuyến khích thành lập qua đó hướng dẫn kiến thức khoa học của phương Tây cho các nhà Sư Tây Tạng, có một số vị giáo sư tại các trường đại học trên thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ đã tình nguyện sang Ấn Độ đến các trường Phật học của Tây Tạng để hướng dẫn cho Chư Tăng Tây Tạng.

 Chúng tôi có đọc được bài viết của một vị giáo sư tên Henderson nói một câu rất thú vị là "Tôi dùng một ý niệm hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ Phật học để nói chuyện với những tư duy xa lạ, nhưng rất ngạc nhiên giữa Phật học và khoa học có những nhịp cầu và những nhịp cầu này là những nhịp cầu rất đáng kể, rất quan trọng". Có nghĩa là một người học Phật đi vào thế giới của khoa học sẽ tìm thấy những điểm tương đồng. 

Điểm rất là thú vị, như hồi nãy chúng tôi có nói khoảng chân không, khoảng hư không đó là chân không giữa các đơn vị vật chất, đơn vị vật chất ở đây không phải như khoảng cách giữa cái tủ lạnh với cái bàn bếp của chúng ta không, mà đơn vị vật chất này cái hư không giữa cái nguyên tử giữa những đơn vị cực vi, một đơn vị cực vi này cách đơn vị cực vi kia là khoảng phân biệt của hư không, cái khoảng chân không đó tuy không đo đạt được bằng dụng cụ nhưng được các nhà khoa học lập luận về vật lý. Thì Phật học đã nói đến chuyện đó rất xưa, cũng những khái niệm về màu sắc hay những khái niệm về bốn đại, đất, nước, lửa, gió. 

Ở đây, chúng ta không bàn về kiến thức của khoa học, chúng ta bàn về sự định tâm, và sự định tâm này y cứ trên cơ sở về vật lý, mười đối tượng để tập trú này gọi là mười biến xứ.  Trong Thanh Tịnh Đạo đề cập tất cả là 40 thiền xứ để niệm định lực để luyện tam muội định, nhưng trong 40 thiền xứ đó chỉ có 10 thiền xứ này là biến xứ, 10 thiền xứ này từ lúc bắt đầu đến lúc đạt đến cao điểm là đạt đến tứ thiền tu luyện thần thông, thành tựu được thần thông thì những biến xứ này ảnh hưởng bởi vì nó là một hiện tượng đặc hữu của vật chất, dù là đất, dù là nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng, và hư không. 

Ngày xưa những biến xứ này được tìm thấy trong Tam Tạng Kinh Điển, về sau này đặc biệt có một danh tăng của Phật Giáo là Ngài Buddhaghosa, vào thế kỷ thứ 5 Ngài đã làm một công trình là biên soạn tác phẩm Thanh Tịnh Đạo, tác phẩm này đã là một sưu tập rất khúc triết từ trong Chánh Tạng Sớ Giải để một lần nữa cho chúng ta biết về sự tu tập tam muội định dựa trên pháp Đức Phật gọi là Tam Giải Thoát, trong thất tịnh có Giới Tịnh, Tâm Tịnh, kiến Tịnh là 3 bước đầu, trong phần tâm tịnh Ngài đặt biệt trình bày về Thiền Chỉ. 

Với những gì được trình bày mặc dầu chúng ta không phải là những vị tu tập về thiền chỉ và có trình độ hiểu về thiền chỉ nhưng ít nhất qua đó chúng ta thấy trong cuộc sống này có những lãnh vực đôi khi không ngờ tới nhưng lại ảnh hưởng chúng ta rất nhiều. Chúng tôi lấy một ví dụ đơn giản là với những bậc học về sinh lý học ngày nay họ cho biết ảnh hưởng của chất protein (chất đạm) đối với não bộ, đối với DNA của chúng ta, và ảnh hưởng đó đến tâm tính, đến suy tư, đến cách sống của con người, phải là những nhà chuyên môn mới hiểu tại sao protein lại ảnh hưởng những tế bào của chúng ta, tế bào của chúng ta là DNA ảnh hưởng đến bệnh trạng, ảnh hưởng đến sức khỏe ,đến cuộc sống chúng ta, thì cuộc sống đó vốn là sự tương tác di truyền. Như chúng tôi nói trong thế giới của điện chẳng hạn, ngày xưa chúng ta học về điện làm bóng đèn sáng, làm những máy chạy bằng điện, ngày nay những super conductor gọi là siêu dẫn thì tạo nên những đòn xe không chạm đường rày và nó nằm im như những con tàu ma nó nằm đường rày một khoảng cách bồng bềnh. Chúng ta cũng biết những chất siêu dẫn được áp dụng trong nhiều lãnh vực như khi cầm máy điện thoại hay máy laptop đôi khi chúng ta quên hẳn đi rằng con chip là bộ não chính của máy điện toán hay của Iphone, nó là một kỳ tích là một sự hiểu biết rất lớn của con người không phải về phương diện tinh học mà phương diện về sự hiểu biết của chúng ta, những vật liệu như là silicon có thể truyền dẫn những data ở trong mức độ nhanh chúng ta không tưởng tượng được.

 Thì riêng đề mục thiền định cũng tương tự như vậy, mười biến xứ này là những đối tượng về sắc thể, đối tượng đó khi hành giả vận dụng thị lực từ các đề mục đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng, và hư không, hành giả có thể an trú vào cận định, rồi an chỉ định, rồi từ sơ, nhị, tam, tứ thiền có khả năng biến hiện thần thông, và dĩ nhiên là dựa trong mỗi một đối tượng đề mục định nó làm lợi thế để đạt được những thần thông khác nhau. Chúng tôi cũng không muốn nói nhiều về thần thông chỉ trích một đoạn trong Thanh Tịnh Toát Yếu của TT Phước Sơn một công trình giảng lượt sách Thanh Tịnh Đạo để chúng ta thấy được rằng tại sao mười đề mục này gọi là mười biến xứ./.