Friday, November 29, 2013

Khi tu tập thiền thì những điều gì thích hợp cần phải chuẩn bị?

Hỏi: Khi tu tập thiền thì những điều gì thích hợp cần phải chuẩn bị? 

(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu: Khi chúng ta muốn tu tập thiền thì ở đây có những điều thích hợp cần phải chuẩn bị: 
Pháp thích hợp cho việc tu thiền có kết quả:

- 1. Trước hết là phải có chỗ ở thích hợp tức là chỗ để thiền định phải yên tịnh vắng lặng không bị bận rộn chi phối, không bị vọng niệm tạp niệm thì như vậy chỗ ở đó là chỗ ở thích hợp.

- 2. Thứ hai vật thực thích hợp, là vị hành giả tu tập thiền, chúng ta cần phải lưu ý thể tạng của mình để biết thể tạng của chúng ta dùng vật thực gì thích hợp, để tránh sự ngứa ngáy khó chịu hay tránh đi sự chi phối bởi do buồn ngủ lười biếng chẳng hạn, nhất là những thức ăn nhẹ nhàng dễ tiêu hoá không bị phong độc thì những thức ăn đó thích hợp với vị hành giả tu tập. Hơn nữa, đối vị hành giả cho dù được vật thực thích hợp với thể tạng nhưng trong việc ăn phải biết tiết độ, ăn vừa phải vừa chừng chứ không nên ăn quá no một cách tham đắm để rồi sau đó sẽ bị phát sanh hôn trầm thụy miên làm trở ngại trong việc tu tiến.

- 3. Thứ ba là thân cận bạn lành tức là, nếu chúng ta tu thiền thì nên thân cận gần gủi với những người thích hợp để cho tâm thiền định của chúng ta được phát triển mạnh. Thân cận với người có đức tin, người có dồi dào sự nỗ lực chuyên cần tinh tấn, thân cận với người có nhiều trí tuệ như vậy thì khiến cho những pháp tu của mình được phát triển vì chúng ta sẽ ảnh hưởng đức tin của họ, ảnh hưởng sự tinh tấn nỗ lực của họ và chúng ta sẽ ảnh hưởng về trí tuệ sáng suốt của họ. Còn nếu người Phật tử tu thiền nhưng ở chung quanh chúng ta toàn là những người ác tà kiến, thiếu niềm tin, làm việc không có trí tuệ hoặc biếng nhác không chuyên cần, như vậy một thời gian sau sự tu tập của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều đến chiều hướng suy sụp tinh thần.

- 4. Một yếu tố nữa gọi là pháp thích hợp, pháp ở đây là chỉ cho pháp môn để chúng ta thọ trì hay là đề mục thọ trì trong việc tu thiền. Chúng ta phải làm như thế nào, phải học như thế nào? Chúng ta phải lãnh hội từ nơi vị Thầy hướng dẫn hay vị Thiền Sư dạy cho chúng ta những đề tài nào thích hợp với cơ tánh của mình. Nếu mình là người tánh đa sầu đa cảm hay quyến luyến thì chúng ta phải chọn lấy đề mục nào để chúng ta thực hành cho thích hợp. Mình là người có tánh nóng nảy sân giận, hay giận hay phiền hay bất bình thì chúng ta phải chọn đề mục nào cho thích hợp. Mình là người có tánh dốt nát đần độn chậm hiểu thì phải thực hành thiền định theo đề mục nào v.v... chúng ta phải lựa chọn đề mục cho tương xứng với cá tánh của mình, như vậy thì việc tu tập mới thích hợp, chứ nếu không chúng ta tâm tánh là như vậy nhưng lại được dạy đề mục khác thì không lợi ích gì cả. 

Ngày xưa thời Đức Phật, Tôn Giả Xá Lợi Phất có tiếp độ một vị nam tử xuất gia, và sau khi xuất gia xong Đại Đức Xá Lợi Phất đã chỉ dạy đề tài thiền quán cho vị tân tỳ kheo ấy là niệm về thân thể trược, nhưng chúng ta đọc trong chú giải thì sẽ thấy rõ Đức Phật Ngài giải thích rằng vị tỳ kheo này trong đời quá khứ là một người thợ kim hoàn tức là người thợ làm đồ nữ trang bằng vàng, quanh năm suốt tháng chỉ nhìn thấy màu sắc đẹp khả ái khả hỉ của kim loại vàng, vì vậy tâm không chút nào hứng thú khi phải ngồi quán với đề mục thân uế trược này, quán mãi mà không được ấn chứng, Ngài Xá Lợi Phất mới đem vị tỳ kheo đến bạch Đức Phật thì Đức Phật Ngài là vị tối thượng y vương là vị thầy thuốc tối thượng là vị Đạo Sư tối thượng do vậy Ngài đã dùng một phương pháp, Ngài cho vị tỳ kheo đó mặc một bộ y mới đi khuất thực ở trong thành với Ngài và sau khi khuất thực trở về với những món ăn thượng vị loại cứng loại mềm, thọ thực xong Ngài bảo vị tỳ kheo đó hãy đi kinh hành và hãy ngồi nghỉ chân ở phía trước cổng chùa Jetavana và nhìn xuống hồ sen ở dưới có một bông sen rất đẹp, thì vị tỳ kheo đó vâng lời Đức Thế Tôn đi ra bờ hồ và ngồi ngắm cảnh một hoa sen đẹp vị ấy khởi nên tâm ái nhiễm và ưa thích với màu sắc khiến cho cảnh vật hữu tình như vậy. Đức Thế Tôn sau khi Ngài dạy vị tỳ kheo đó như vậy rồi thì Ngài trở về hương phòng dùng thần thông hóa hiện hoa sen thật đẹp ở trên bờ hồ và đồng thời Ngài theo dõi tư tưởng của vị tỳ kheo này và khi biết vị tỳ kheo này đang trú tâm với hương sắc của hoa sen thì Đức Thế Tôn dùng thần thông làm cho cánh sen đó lần lần úa tàn một cách nhanh chóng, rồi sau đó rụng những cánh sen chỉ còn phơi lại những gương sen, rồi từ cái gương sen màu xanh nó ngã vàng và cuối cùng nó khô như một vỏ bầu khô và gãy lià khỏi cọng sen rồi rơi xuống ao. Khi đó, vị tỳ kheo này đang chú tâm theo dõi và thấy được từng hiện trạng vô thường sanh diệt từ nơi hoa sen, vị tỳ kheo đó đã liễu ngộ được pháp thấy được lý vô thường từ nơi thân Danh và Sắc này và vị đó đã chứng quả A La Hán. Các vị tỳ kheo rất hoan hỷ và tán dương ân đức của Đức Phật là một vị Đạo Sư Tối Thượng có thể dẫn dắt và biết được tâm tánh của chúng sanh thích hợp mà cho những đề mục thích hợp.

Vấn đề tu tập thiền định mà chọn một đề tài thích hợp cho mình sẽ có lợi ích hơn, và rút ngắn con đường hơn rất nhiều so với việc học tuần tự các đề mục từ đề mục thứ nhất cho đến đề mục thứ 40 cho đến 44, rồi sau đó chúng ta thực hành hết cái này đến cái kia hoàn toàn không có tác dụng gì. 

Đó là bốn điều thuận lợi cho việc tu thiền định. Với một vị tu tập thiền định nếu như người đó tu tập thiền chỉ thì nên để tâm vắng lặng và ly các ác bất thiện pháp thì vị đó mới có thể tu thiền chỉ được. Còn tu thiền quán thì với một vị tu thiền quán vị phải sợ hãi và phải biết quán xét và sợ hãi với cảnh khổ sanh tử luân hồi hay là danh sắc khổ đau v.v... Khi đã sợ hãi thì vị đó nhàm chán và khi đã nhàm chán thì vị đó mới hướng đến sự viễn ly, và khi đã hướng đến sự viễn ly được rồi thì vị này mới có thể tu tập thiền quán một cách tốt đẹp, trình tự các trạng thái tâm của vị hành giả tu thiền phải là như vậy. Chứ nếu như một vị hành giả tu tập thiền định nhưng vị hành giả đó chỉ do theo một thói quen, hay do theo sự rủ mời của người khác vui mà đi hành thiền họăc là để hành thiền cho vui, nhưng thực chất người đó chưa nhàm chán thế gian, chưa nhàm chán sắc thân này, chưa sợ hãi cuộc sống sanh tử luân hồi thì như vậy khi họ bước chân vào tu tập thiền định thì chắc chắn họ không đạt được kết quả gì, trừ khi là đối với người đó họ có căn duyên trong quá khứ thì lúc bấy giờ họ cũng phải chuyển hướng.

Thursday, November 28, 2013

Có nên trách người khác có làm hay không làm?

Hỏi: Có nên trách người khác có làm hay không làm?

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Đừng nhìn vào người khác để thấy rằng cái gì họ làm hay là họ không làm, hãy tự vấn chính mình cái gì mình không làm và cái gì mình đã làm. 

Chúng tôi sống ở tại thành phố Houston này, chúng tôi lại nghe được rất nhiều câu chuyện là những ngôi nhà thờ, những cơ sở tôn giáo khác vì sự khéo tổ chức, vì khả năng huy động nhân sự người ta có thể tổ chức hội chợ rất lớn làm được rất nhiều tiền, và mở ra rất nhiều cơ sở từ thiện xã hội, trong lúc đó Phật Giáo với một con số đông đảo các Phật tử nhưng lại không làm được những chuyện như vậy, qúi Phật tử đôi khi rất bực dọc về điểm này, tại sao người ta có thể làm được điều này tại sao người ta làm được chuyện khác và thậm chí người ta có những cơ quan truyền thông để công kích để nói những lời bất thiện không tốt cho Phật giáo, và tại sao mình là một tôn giáo có số lượng đông mà mình lại không có khả năng làm khác hơn được. Thì thưa qúi vị khi chúng tôi nghe những người Phật tử than phiền vậy chúng tôi chợt nhớ đến câu kệ này mà Đức Phật đã dậy. Thật ra một điều rất quan trọng của người Phật tử hôm nay, thay vì hỏi rằng tại sao chính quyền, tại sao những đạo giáo khác, và tại sao người khác, đã làm điều này hay không làm điều kia, mà chúng ta phải tự hỏi rằng cái gì mình nên làm và cái gì mình đã không làm.

Chúng tôi nhớ có một quyển sách ở trong quyển sách đó nói một lời ca mà Phạm Duy đã viết trong bài hát của mình. Thế hệ Việt Nam hiện tại là một thế hệ mà những thanh niên thiếu nữ có rất nhiều lời trách móc cha anh của mình, những thế hệ đi trước đã không làm tròn được trọng trách của mình, như thế hệ đi trước đã để lại một gánh nặng lớn cho một đất nước đau thương nghèo đói, cho một xã hội nhiễu nhương và cho một nền cầm quyền không có dân chủ tự do thật sự. Chúng tôi đã gặp bao nhiêu thanh niên thiếu nữ lớn lên ở trong thập niên 70, 80, lớn lên với tâm trạng thất vọng chán nản cuộc đời, chuyện đó không phải là ít và có rất nhiều người Việt Nam chúng ta nuôi một tâm trạng chán đời hận đời, và thấy rằng tại sao xã hội đã không làm như vậy, tại sao giáo hội đã không làm điều này, tại sao cha mẹ mình đã không làm điều kia. Nhưng với tất cả tâm tư u uẩn đó, với tất cả những nỗi uẩn khúc trong lòng, thay vào đó nếu chúng ta nhớ được lời dậy của Đức Phật: 

"Đừng hỏi rằng người khác đã làm hay không làm điều gì, mà hãy tự vấn là mình đã làm hay không làm." 
Điều đó quan trọng, điều đó thay đổi cả cái nhân sinh quan của mình tại vì mình biết khéo hướng tâm và tại vì mình biết đặt lại vấn đề.

Có rất nhiều bi kịch xảy ra trong đời sống gia đình giữa vợ và chồng, xảy ra cho một cá nhân suốt một cuộc đời luôn luôn nuôi một nỗi hận không nguôi, mà trong nỗi hận đó chỉ oán trách cuộc sống, chua chát với cuộc sống. Có bao nhiêu người đã đến với cuộc đời này và ra đi mà không bao giờ tìm thấy được sự thoải mãn, mà sống với tâm tư đầy sự thất vọng. Thất vọng thì bao giờ chúng ta cũng có thể thất vọng được, chúng tôi không nghĩ rằng có ai đó mà khi đặt cái vui cái buồn của mình vào cuộc đời mà không phải thất vọng.

Chúng tôi nhớ bà Dorathi có nói câu chuyện của một người thẩm phán, vị thẩm phán đó làm việc ở tiểu bang Illinois và trong suốt cuộc đời của ông đã từng cứu 76 người khỏi phải lên ghế điện chịu tử hình, trong 76 người đó ra đi chỉ có một người là viết thơ cảm ơn ông, còn 75 người kia hoàn toàn không bao giờ nghe tăm hơi gì cả. Người ta cứu mạng mình mà cũng không có nghĩ đến ơn, không nhớ tới thì thưa qúi vị việc đó cũng là việc bình thường thôi, nếu chúng ta nuôi một tâm trạng là trách cuộc đời, nếu chúng ta nuôi một tâm trạng là đặt quá nhiều kỳ vọng ở cuộc sống chung quanh mình, thì thái độ đó không sớm thì muộn cũng sẽ dẫn chúng ta đến một tâm tư chán nản thất vọng, bởi vì cuộc đời không bao giờ giống như chúng ta muốn. Dĩ nhiên là không phải trần gian luôn luôn đầy nỗi khổ, không phải trên bất cứ một bước chân nào của cuộc đời mình đều gặp những điều thất vọng, nhưng mà có một điều chắc chắn rằng ở trong thế gian này cái vui thì ít cái khổ thì nhiều, cái gì mà tao nhã tốt đẹp thì không có nhiều bằng cái thô tháo tục tằn. Nếu chúng ta không có một nhìn đặt đúng chỗ thì chúng ta sẽ tiếp tục thất vọng, tiếp tục buồn chán và chúng ta tiếp tục đánh mất cơ hội tốt đẹp nhất trong cuộc đời của mình.

 Đức Phật dậy cho chúng ta một bí quyết quan trọng của cuộc sống là hãy đặt cái ưu tiên lên đời sống đúng chỗ. 

Cái gì là cái thật sự ưu tiên? 

Ở đây, cái ưu tiên mà Đức Phật Ngài dậy rằng nên tu tập tự thân. Những gì mà mình đã làm, và những gì mình không nên làm, cái làm và cái không làm đó nó liên quan đến cái thiện và bất thiện của chính bản thân của mình, nó liên quan đến sự trì trệ và sự tiến bộ của bản thân mình, nó liên quan đến sự sáng suốt và sự quên lãng của bản thân của mình. Nếu chúng ta xét mình và xét rất rõ thì chúng ta sẽ không muốn phí thì giờ để bận lòng với cuộc đời, những lúc mà chúng ta trách móc cuộc đời nhiều là chúng ta quên rằng bản thân của mình có nhiều việc cần thiết phải làm lắm, bởi vì nó quá nhiều việc phải làm mà chúng ta quên nó đi nên chúng ta mới thật sự là người đáng trách, thân phận của chúng ta mới thật sự là tội nghiệp, thân phận của chúng ta là một kẻ đi trong cuộc đời này đang gánh trên vai một gánh nặng mà lại quên bẳng đi sự nhọc nhằn và lúc nào cũng nói chuyện thiên hạ mà quên đi bản thân của mình.

Và vì vậy có nhiều người nói đạo Phật là một tôn giáo theo chủ nghĩa thực dụng (Pragmatic), chúng tôi không nói như vậy, tại vì nói như vậy có đôi khi đó là một cách dán nhãn hiệu, nhưng có một điều rất rõ ràng là Đạo Phật luôn luôn hướng dẫn con người chịu khó phản tỉnh, chịu khó tự vấn, chịu khó tự tìm lấy cái ưu tiên của đời sống này. Bởi vì chỉ có một người nhìn bản thân của mình với cái nhìn sáng suốt thì người đó mới có thể cống hiến cho trần gian này cái gì tốt đẹp nhất. Một người không còn biết được cái gì mình làm nên hay không nên, thì người đó không có gì để ban tặng cho trần gian này hết.

Nếu chúng ta biết đặt lại cái nhìn của mình, nếu chúng ta biết hướng tâm đúng chỗ thì chúng ta có thể vượt qua những cái bận tâm, vượt qua những chuyện vô ích. Bởi vì đời sống có nhiều chuyện ưu tiên hơn phải làm, có nhiều chuyện quan trọng hơn phải để ý, chứ không nhất thiết chỉ tập trung hay là lúc nào cũng suy nghĩ đến lỗi lầm của người khác, suy nghĩ đến cái gì mà thiên hạ đã làm mà mình thấy rằng mình mất mặt hay không mất mặt.

Chúng ta là một người Phật tử sanh ở trong thời đại này, trong cái vận thế suy vi lòng người điên đảo, và phải nói rằng đạo cũng có thịnh có suy, là một người theo đạo Phật thì chúng ta cũng nhận ra rất nhiều điều là cộng đồng Phật tử có nhiều điều phải thay đổi, nhận rằng những tôn giáo khác với khả năng tài chánh dồi dào, với một khả năng về phương pháp làm việc khá hơn là cộng đồng Phật tử, vì chúng ta có nhiều sự thua kém. Nhưng mà việc chính không phải là việc so đo, không phải đặt vấn đề là mình phải công kích, phải bôi bác người khác, phải nói rằng người ta thế này thế khác, điều quan trọng chúng ta phải tự hỏi rằng mình là một người Phật tử mình đã làm được cái gì để thể hiện được cái tinh hoa của đạo, để phát huy được cái hay của lời dậy của Đức Phật, để làm sống được lời dậy của Đức Phật ở trong lòng của chính mình. Nếu mình có thể phát huy được cái hay của đạo thì chúng ta đã không phải bận lòng với chuyện của nhân thế.

Và thưa qúi vị, người quân tử sống ở trong đời nếu thấy được cái đạo mà nó sống mạnh ở trong lòng của mình thì đã đủ an tâm rồi, hà tất phải bận rộn với đảo điên của thiên hạ./.

Wednesday, November 27, 2013

Tại sao tâm chúng ta dễ bị chao động?

Hỏi: Tại sao tâm chúng ta dễ bị chao động?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Đức Phật Ngài đề cập đến sự tu tập nội tâm,  Ngài nhắc cho chúng ta biết rằng nội tâm của mỗi chúng ta vốn dĩ là một trạng thái không phải đơn giản, ngay cả ở một người đơn giản nhất, đó là một nội tâm dễ hoảng hốt và dễ dao động.

Dễ hoảng hốt là bởi vì con người trong đời sống ai cũng thích tìm về một thế giới bình yên, không phải chỉ có thế giới bình yên làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy vững lòng, mà chúng ta luôn luôn tìm cách để nhốt mình vào trong tháp ngà, và tìm thấy sự che chở trong sự che chở này dường như chúng ta thấy rằng ít nhất cũng có 5, 7 phần được bảo đảm sự an bình của mình, do vậy chúng ta luôn luôn mong mỏi rằng mình không gặp tai ương nào. 

Như vậy nói rằng cuộc sống là một cái gì bấp bênh vô định, không phải chỉ có những tai ương, không phải chỉ những tai bay hoạ gửi đến bất ngờ, mà ngay cả cái vui cái buồn ở trong đời sống như Đức Phật Ngài đề cập đến 8 ngọn gió đời khen chê vui khổ, đặng danh mất danh, đặng lợi mất lợi. Cái đặng cái thất cũng làm cho chúng ta hồi hộp, cũng làm cho chúng ta phân tán, làm cho chúng ta lo sợ. Chúng ta càng ưa thích nhiều thì chúng ta lại càng lo sợ nhiều, tham muốn sanh ra lo sợ, và sự lo sợ đó là một bản năng tìm ẩn trong mỗi chúng ta, và rất dễ dàng để nỗi lo sợ, nỗi hoảng hốt trổi dậy. Và bởi vì hoảng hốt là một bản chất cố hữu của nội tâm chúng ta, do vậy dẫn đến tình trạng gọi là khó trì, khó giết .

Chúng ta cứ tưởng tượng ngày xưa nếu qúi vị nào sống ở miền quê, qúi vị biết rằng nếu chúng ta đi chăn vịt ở ngoài đồng và trong lúc chúng ta đi chăn vịt thì sẽ rất dễ dàng nếu không có chuyện gì xảy ra làm cho bầy vịt sợ hãi, nhưng chỉ có một con chó săn chạy ngang hay một tiếng động lớn bày vịt sợ hãi, nó sẽ chạy tán loạn hết. Tâm tư của chúng ta cũng vậy nếu chúng ta có một nội tâm tương đối ổn định, không biết sợ trước sự chết, không biết hồi hộp trước những điều bất trắc, và những gì bất ngờ xảy ra mà không làm cho chúng ta lao chao loạn động, thì , có lẽ tâm đó dễ điều phục, dễ phòng hộ hơn nhiều.

Đức Phật Ngài cho chúng ta biết bản chất dể hoảng hốt, dễ dao động, chính hai bản chất rất tự nhiên của đời sống nội tại, và một người tu tập là người phải rất thành thật nhận ra điều đó. Chúng ta dao động bởi vì tâm tư của chúng ta giống như mặt hồ mênh mông, mặt hồ đó trước những cơn gió rất khó có thể giữ bằng phẳng, cho dù chúng ta nhìn thấy mặt hồ thật phẳng, nhưng lúc nào cũng có những gợn sóng lăn tăn, bởi vì bản chất của nước là không thể nằm yên được.

Đời sống nội tâm vốn dĩ là một đời sống hết sức phức tạp, chúng ta thường có những đinh ninh về cuộc sống của mình, mình lớn lên ở trong một gia đình tương đối có tiền bạc xung túc, sống trong một xã hội nền pháp trị vững mạnh, ở một quốc gia tương đối về tiền hưu bổng, về vật chất mọi thứ đều có thể được xem như đã được an bày, đã được xắp đặt một cách rất trật tự, một cách rất ngăn nắp.

Nhưng mà rồi, những thứ đó chỉ là một sự bình an giả tạo, bởi vì rõ ràng nỗi nguy hiểm vẫn là cái gì chờ đợi chung quanh chúng ta, cho dù chúng ta không nhận ra điều đó, nhưng chúng ta tận trong đáy lòng, từ trong bản năng của mình vẫn cảm nhận được như vậy.

Chúng tôi có nghe nhiều người đi về Việt Nam nói rằng, đất nước Việt Nam ngày hôm nay khi đi ra ngoài đường rất dễ bị sợ hãi trước cách lái xe của những người lái xe mô tô, tức là giao thông ở Việt Nam tương đối dễ gây nhiều tai nạn. Chúng tôi nghĩ rằng không riêng về Việt Nam mà có nhiều quốc gia, ngay cả những nơi đường xá rộng rãi tương đối việc lái xe lưu thông có trật tự đi nữa, thì khi chúng ta cầm tay lái để lái xe, có thể vì một cơn buồn ngủ, hay vì một người nào đó uống rượu họ có thể đâm vào xe của chúng ta, và chính bản thân của mình không lái xe mà mình ngồi, mình cũng giao mạng của mình cho người tài xế lái xe.
Như vậy chỉ riêng một khía cạnh nhỏ cũng cho thấy đời sống của chúng ta luôn luôn bấp bênh vô định, và trong cái bấp bênh vô định đó chúng ta hiểu nhiều, chúng ta cảm thấy bị đe doạ rất nhiều.

Cho dù ở thời buổi nào, dù ở cuộc sống ra sao, mỗi chúng ta ở trong lòng đều cảm thấy một sự bất an len lén thầm kín mà chính chúng ta cũng không nhận ra được. Mình nghĩ rằng mình rất vững lòng, nghĩ rằng mình có đầy đủ sự điềm tỉnh, nghĩ rằng có thể đối diện với bất cứ cái gì ở cuộc đời này kể cả cái chết, nhưng thật sự đó chỉ là một cái đinh ninh, một sự tưởng tượng , hay một sự ngây thơ của chúng ta, mỗi chúng ta đều bị run sợ khi chúng ta đối diện với sự chết, mỗi chúng ta đều cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy những con số của thị trường cổ phiếu lên hoặc xuống, chúng ta nghe nói chiến tranh xảy ra thì cũng hoang mang, không biết tương lai của mình như thế nào.

Tất cả những điều đó cho chúng ta thấy rằng bản tâm của chúng ta vốn dĩ có hai trạng thái được Phật nói ở đây là tâm dễ bị hoảng hốt, và tâm luôn lao chao giao động. Chính hai bản chất này dẫn đến một hệ quả đó là một tâm rất khó để hộ trì, hộ trì tức là chúng ta gìn giữ mà chúng ta có thể bảo đảm được nó và nhiếp phục, có nghĩa là chúng ta sẽ hướng tâm ở trong một cảnh giới, một trạng thái chúng ta mong muốn, hai điều này là hai điều hết sức khó khăn. Đúng ra chỉ có những người nào đã dành thời gian sống với nội tâm của mình, ví dụ như bỏ 5 ngày, 10 ngày đi tập thiền, hay làm một cố gắng nào đó để sống với đời sống nội giới, mới hiểu được là tại sao điều phục tâm trí lại khó như vậy.

Thì tất cả chúng ta đều nhận rằng đời sống nội tại của chúng ta là một đời sống có nhiều giông bão, đời sống nội tại của chúng ta là đời sống có nhiều xáo trộn và hiểu được nội tâm đó thì chúng ta nên làm một việc là hãy cho tâm tư của mình sống theo một số nguyên tắc nhất định.

Chúng ta phải đối diện với tâm của mình, đó là một trạng thái tâm không có hướng đi rõ ràng nó dễ bị xao động, dễ bị hoảng hốt và vì vậy chúng ta nên tìm chỗ cho nó tựa, tìm chỗ cho nó nương nhờ, tìm hướng đi chúng ta cắm những cọc quy định rõ ràng, những cột móc này chỉ ra rằng là tâm chúng ta nên sống như thế nào, nên làm gì tại vì nguyên tắc đó và những thái độ rõ ràng, thái độ thiện xảo đó sẽ giúp cho chúng ta chống lại được với trạng thái hoảng hốt giao động là một trạng thái cố hữu ở trong lòng của mỗi chúng ta.

Tại sao tâm chúng ta dễ bị chao động?

Hỏi: Tại sao tâm chúng ta dễ bị chao động?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Đức Phật Ngài đề cập đến sự tu tập nội tâm,  Ngài nhắc cho chúng ta biết rằng nội tâm của mỗi chúng ta vốn dĩ là một trạng thái không phải đơn giản, ngay cả ở một người đơn giản nhất, đó là một nội tâm dễ hoảng hốt và dễ dao động.

Dễ hoảng hốt là bởi vì con người trong đời sống ai cũng thích tìm về một thế giới bình yên, không phải chỉ có thế giới bình yên làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy vững lòng, mà chúng ta luôn luôn tìm cách để nhốt mình vào trong tháp ngà, và tìm thấy sự che chở trong sự che chở này dường như chúng ta thấy rằng ít nhất cũng có 5, 7 phần được bảo đảm sự an bình của mình, do vậy chúng ta luôn luôn mong mỏi rằng mình không gặp tai ương nào. 

Như vậy nói rằng cuộc sống là một cái gì bấp bênh vô định, không phải chỉ có những tai ương, không phải chỉ những tai bay hoạ gửi đến bất ngờ, mà ngay cả cái vui cái buồn ở trong đời sống như Đức Phật Ngài đề cập đến 8 ngọn gió đời khen chê vui khổ, đặng danh mất danh, đặng lợi mất lợi. Cái đặng cái thất cũng làm cho chúng ta hồi hộp, cũng làm cho chúng ta phân tán, làm cho chúng ta lo sợ. Chúng ta càng ưa thích nhiều thì chúng ta lại càng lo sợ nhiều, tham muốn sanh ra lo sợ, và sự lo sợ đó là một bản năng tìm ẩn trong mỗi chúng ta, và rất dễ dàng để nỗi lo sợ, nỗi hoảng hốt trổi dậy. Và bởi vì hoảng hốt là một bản chất cố hữu của nội tâm chúng ta, do vậy dẫn đến tình trạng gọi là khó trì, khó giết .

Chúng ta cứ tưởng tượng ngày xưa nếu qúi vị nào sống ở miền quê, qúi vị biết rằng nếu chúng ta đi chăn vịt ở ngoài đồng và trong lúc chúng ta đi chăn vịt thì sẽ rất dễ dàng nếu không có chuyện gì xảy ra làm cho bầy vịt sợ hãi, nhưng chỉ có một con chó săn chạy ngang hay một tiếng động lớn bày vịt sợ hãi, nó sẽ chạy tán loạn hết. Tâm tư của chúng ta cũng vậy nếu chúng ta có một nội tâm tương đối ổn định, không biết sợ trước sự chết, không biết hồi hộp trước những điều bất trắc, và những gì bất ngờ xảy ra mà không làm cho chúng ta lao chao loạn động, thì , có lẽ tâm đó dễ điều phục, dễ phòng hộ hơn nhiều.

Đức Phật Ngài cho chúng ta biết bản chất dể hoảng hốt, dễ dao động, chính hai bản chất rất tự nhiên của đời sống nội tại, và một người tu tập là người phải rất thành thật nhận ra điều đó. Chúng ta dao động bởi vì tâm tư của chúng ta giống như mặt hồ mênh mông, mặt hồ đó trước những cơn gió rất khó có thể giữ bằng phẳng, cho dù chúng ta nhìn thấy mặt hồ thật phẳng, nhưng lúc nào cũng có những gợn sóng lăn tăn, bởi vì bản chất của nước là không thể nằm yên được.

Đời sống nội tâm vốn dĩ là một đời sống hết sức phức tạp, chúng ta thường có những đinh ninh về cuộc sống của mình, mình lớn lên ở trong một gia đình tương đối có tiền bạc xung túc, sống trong một xã hội nền pháp trị vững mạnh, ở một quốc gia tương đối về tiền hưu bổng, về vật chất mọi thứ đều có thể được xem như đã được an bày, đã được xắp đặt một cách rất trật tự, một cách rất ngăn nắp.

Nhưng mà rồi, những thứ đó chỉ là một sự bình an giả tạo, bởi vì rõ ràng nỗi nguy hiểm vẫn là cái gì chờ đợi chung quanh chúng ta, cho dù chúng ta không nhận ra điều đó, nhưng chúng ta tận trong đáy lòng, từ trong bản năng của mình vẫn cảm nhận được như vậy.

Chúng tôi có nghe nhiều người đi về Việt Nam nói rằng, đất nước Việt Nam ngày hôm nay khi đi ra ngoài đường rất dễ bị sợ hãi trước cách lái xe của những người lái xe mô tô, tức là giao thông ở Việt Nam tương đối dễ gây nhiều tai nạn. Chúng tôi nghĩ rằng không riêng về Việt Nam mà có nhiều quốc gia, ngay cả những nơi đường xá rộng rãi tương đối việc lái xe lưu thông có trật tự đi nữa, thì khi chúng ta cầm tay lái để lái xe, có thể vì một cơn buồn ngủ, hay vì một người nào đó uống rượu họ có thể đâm vào xe của chúng ta, và chính bản thân của mình không lái xe mà mình ngồi, mình cũng giao mạng của mình cho người tài xế lái xe.
Như vậy chỉ riêng một khía cạnh nhỏ cũng cho thấy đời sống của chúng ta luôn luôn bấp bênh vô định, và trong cái bấp bênh vô định đó chúng ta hiểu nhiều, chúng ta cảm thấy bị đe doạ rất nhiều.

Cho dù ở thời buổi nào, dù ở cuộc sống ra sao, mỗi chúng ta ở trong lòng đều cảm thấy một sự bất an len lén thầm kín mà chính chúng ta cũng không nhận ra được. Mình nghĩ rằng mình rất vững lòng, nghĩ rằng mình có đầy đủ sự điềm tỉnh, nghĩ rằng có thể đối diện với bất cứ cái gì ở cuộc đời này kể cả cái chết, nhưng thật sự đó chỉ là một cái đinh ninh, một sự tưởng tượng , hay một sự ngây thơ của chúng ta, mỗi chúng ta đều bị run sợ khi chúng ta đối diện với sự chết, mỗi chúng ta đều cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy những con số của thị trường cổ phiếu lên hoặc xuống, chúng ta nghe nói chiến tranh xảy ra thì cũng hoang mang, không biết tương lai của mình như thế nào.

Tất cả những điều đó cho chúng ta thấy rằng bản tâm của chúng ta vốn dĩ có hai trạng thái được Phật nói ở đây là tâm dễ bị hoảng hốt, và tâm luôn lao chao giao động. Chính hai bản chất này dẫn đến một hệ quả đó là một tâm rất khó để hộ trì, hộ trì tức là chúng ta gìn giữ mà chúng ta có thể bảo đảm được nó và nhiếp phục, có nghĩa là chúng ta sẽ hướng tâm ở trong một cảnh giới, một trạng thái chúng ta mong muốn, hai điều này là hai điều hết sức khó khăn. Đúng ra chỉ có những người nào đã dành thời gian sống với nội tâm của mình, ví dụ như bỏ 5 ngày, 10 ngày đi tập thiền, hay làm một cố gắng nào đó để sống với đời sống nội giới, mới hiểu được là tại sao điều phục tâm trí lại khó như vậy.

Thì tất cả chúng ta đều nhận rằng đời sống nội tại của chúng ta là một đời sống có nhiều giông bão, đời sống nội tại của chúng ta là đời sống có nhiều xáo trộn và hiểu được nội tâm đó thì chúng ta nên làm một việc là hãy cho tâm tư của mình sống theo một số nguyên tắc nhất định.

Chúng ta phải đối diện với tâm của mình, đó là một trạng thái tâm không có hướng đi rõ ràng nó dễ bị xao động, dễ bị hoảng hốt và vì vậy chúng ta nên tìm chỗ cho nó tựa, tìm chỗ cho nó nương nhờ, tìm hướng đi chúng ta cắm những cọc quy định rõ ràng, những cột móc này chỉ ra rằng là tâm chúng ta nên sống như thế nào, nên làm gì tại vì nguyên tắc đó và những thái độ rõ ràng, thái độ thiện xảo đó sẽ giúp cho chúng ta chống lại được với trạng thái hoảng hốt giao động là một trạng thái cố hữu ở trong lòng của mỗi chúng ta.

Tuesday, November 26, 2013

Nếu tu mà thấy chán tất cả các pháp, nhàm chán thế gian

Hỏi: Nếu tu mà thấy chán tất cả các pháp, nhàm chán thế gian, và không thích thú khi làm những việc thiện. Nếu tu để đi tới kết qủa như vậy thì mới đúng là tu, riêng cảm nhận của con thì con thấy như vậy có phải là yếm thế hay không? Và nếu với tâm trạng như vậy nếu là con thì con sẽ không làm gì hết và con chỉ ngồi tự mình để hành thiền và để tiến tới đạo quả giải thoát cho riêng mình mà thôi, đó là sự suy nghĩ của con như vậy. Con kính mong Sư từ bi giảng giải rõ cho chúng con về sự nhàm chán trong tất cả các pháp. 

(Câu hỏi được hỏi trong rơom Diệu Pháp , Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu : Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Một câu hỏi rất hay, một câu hỏi mà nếu như quí vị không nêu lên thì rất tiếc là vì sẽ không có cơ hội để trình bày cho quí vị nghe về điểm này.

Bây giờ chúng ta đặt vấn đề: Người tu có phải là người yếm thế hay không? ở đây thưa quí vị, chữ yếm thế, yếm là chán, thế là thế gian hay là đời, yếm thế có nghĩa là chán đời. Người tu có nên chán đời hay không? Thật sự thưa quí vị, người tu là người nên chán đời.

Người ta thường dùng từ ghép với nhau là yếm thế bi quan, hễ yếm thế là nghĩ bi quan, nhưng thật sự thưa qúi vị không phải như vậy, yếm thế không phải là bi quan, chưa hẳn là như vậy. Chúng ta đưa ra một trường hợp như thế này, một người mà họ từ trước đến nay đã sống vui chơi với bè bạn trong tửu lầu say sưa chè chén hay trong hí viện đàn điếm chẳng hạn, cuộc sống trụy lạc vô thả như vậy khiến cho đời sống của họ phải mất danh dự và sa sút, thì sau một thời gian người đó ý thức được, và bắt đầu người đó cảm thấy nhàm chán trong những cuộc truy hoan, những cuộc vui chơi, vô bổ, vô ích như thế, và người đó bắt đầu cải thiện hoàn lương, bắt đầu năng tu tập để tạo dựng tài sản sự nghiệp, sống giữ mình đàn hoàng đứng đắn.

Xin hỏi rằng người chán cuộc sống phóng túng buông lung hư hỏng như vậy, thì người đó gọi là người bi quan được hay không ?. Ở đây thưa quí vị, không thể nói là người đó là người bi quan. Bi quan là như thế nào ?, khi mà nhìn thấy cuộc đời họ chỉ nhìn thấy trong ngõ cụt, họ ngao ngán cuộc đời, họ chán nản, họ không còn biết phải làm gi` nữa, họ không thiết ăn, không thiết uống, họ không thiết đi, không thiết đứng, không thiết làm bất cứ việc gì hết, chỉ ngồi ủ rủ ở đó, như vậy người đó mới thực sự là người bi quan, và thái độ bi quan này là không nên có đối với người Phật tử.

Nhưng trường hợp đối với người Phật tử yếm thế, có nghĩa là chúng ta chán cuộc đời vì thấy cuộc đời giả tạm qúa, tranh đấu với nhau để dành giựt từng miếng ăn, tranh đấu với nhau để dành giựt từng chỗ ngồi, từng địa vị, từng cái ghế ở trong xã hội, để cuối cùng nhắm mắt xuôi tay, trở lại không có cái gi` cả, hoàn tay trắng, thi` cuộc đời nó vinh nhục được mất như vậy, thi` thử hỏi đối với người trí khi nhi`n cuộc đời như vậy, họ có tham đắm được không ?. họ không có sự tham đắm.

Người Phật tử chúng ta tu tập thì khi quán thấy sự vô thường, khổ và vô ngã đối với vạn pháp đó là sự sáng suốt, và khi chúng ta nhàm chán cuộc đời vậy, chúng ta tiến đến sự viễn ly sự khổ tham sân si, thì đây là một sự tích cực, nỗ lực của tinh thần chớ không phải là sự bi quan yếm thế như người đời họ suy nghĩ .

Thái độ giống nhau, nhưng tâm lý khác nhau, chúng ta phải hiểu hai chỗ đó. Một người ngồi vào bàn ăn nhìn vật thực, vẻ mặt của họ thờ ơ, họ không thèm gắp món này, không thèm ăn món kia, và người thứ hai cũng vây, họ nhìn vào bàn ăn với nhiều thức ăn thượng vị, họ nhìn thấy như vậy họ cũng im lặng và họ không thiết tha với việc ăn. Hai người này chúng ta đừng nói rằng tâm trạng họ giống nhau. Người này sở dĩ họ thấy nhiều thức ăn mà họ ngao ngán, họ không ăn, họ chán ăn là người đó bị bịnh, vì bị bịnh tiêu hoá hay bịnh tỳ vị, bịnh đau bao tử, cho nên gặp những món ăn không thích hợp cho nên họ ngao ngán, họ chán ăn. Còn người kia tại sao họ chán ăn?, tại sao họ không muốn ăn ?, chúng ta cần xét lại. Có đôi khi người này đã no rồi, cho nên họ không muốn ăn nữa, người đã no rồi không muốn ăn nữa, hoặc là người này cảm thấy những thức ăn này, ở chỗ này nếu ăn quá nhiều thì sẽ bị người ta cười, người ta nói mình chết đói v.v...cho nên người này có thái độ dửng dưng, không thèm ăn, thì đó là trạng thái khác nữa.

Cũng như trong cuộc đời này khi chúng sanh gặp hoàn cảnh khổ đau, họ không biết phải làm sao nữa, lúc ban đầu thì họ lúng túng, sau đó họ quằng quại, họ than thở và họ không thiết tha gì đến việc sống để làm việc hết, thì người đó mới gọi là người bi quan. Còn đối với người Phật tử chúng ta khi gặp cuộc sống là như vậy, chúng ta không khởi lên sự tham muốn, không khởi lên sự ướt muốn để chúng ta dành giựt để tranh đấu với cuộc đời, trạng thái đó là trạng thái chúng ta chối bỏ cuộc đời, vì chúng ta thấy nó không đáng để chúng ta phải đắm nhiễm. Trong trường hợp đó là trạng thái tích cực, chúng ta phải hiểu hai trạng thái khác nhau.

Bây giờ chúng ta nói qua vấn đề khác, khi một người đã tu, thấy được vô thường, khổ, vô ngã, người đó họ không muốn làm phước nữa, họ không thiết tha làm thiện nữa, như vậy có nên chăng ?. Có nên ngồi lại chỉ để mà tu thiền thôi, để mà tu quán thôi?

Thưa quí vị, ở đây có hai vấn đề, một là người đáng khen và một người đáng trách, hai thái độ lơ là với chuyện làm phước, có một thái độ đáng khen và một thái độ đáng trách.

Một người khi đã vượt qua khỏi phận sự cần phải làm, việc nên làm đã làm, tức là chỉ cho vị ALaHán, lúc bấy giờ Ngài đã qua đến bờ bên kia bấy giờ Ngài mới lên trên bờ, và ra đi bỏ chiếc bè lại sau lưng, không còn đoái hoài đến chiếc bè đó nữa, như vậy là hợp lý.

Còn một người đang đứng bờ bên này, đang gặp sự nguy hiểm, giặc rượt ở phía sau, thú dữ đang rượt đuổi ở phía sau, mà trong khi đó người này không cố tạo một chiếc bè, hoặc là đang ở trên bè, nhưng người đó lại tháo gởi chiếc bè đó, cho nó tan tác trôi theo giòng, người này không thiết tha ôm giữ chiếc bè để qua sông, thì như vậy người này kết qủa là phải chết giữa giòng sông hay là chết bên bờ bên này do bị thú dữ ăn.

Chỉ khi nào chúng ta thành tựu tuệ giải thoát, chấm dứt được phiền não, việc nên làm đã làm, không còn sự tái sanh nữa thì lúc bấy giờ chúng ta mới bỏ thiện pháp, còn khi chúng ta vẫn là kẻ phàm phu, vẫn còn chịu lăn trôi trong bể khổ trầm luân mà bỏ thiện pháp, chúng ta sẽ không bao giờ thành tựu sự an vui cả, trái lại chúng ta sẽ chết. 
Nhưng nói đúng lý thì chúng ta phải nói như thế này. Làm sao ? Thiện pháp là gi`. Tất cả những gì thuộc về tâm thiện dục giới, tâm thiện sắc giới, tâm thiện vô sắc giới hay tâm thiện xu thế đều là thiện pháp.

Nhưng ở đây, thường thường phàm phu chúng ta sử dụng tâm thiện dục giới. Tâm thiện dục giới của chúng ta dùng để tu tập, dùng để bố thí, dùng để tri` giới, dùng để cung kính, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, tùy hỉ phước. Bây giờ chúng ta dùng trí tuệ sáng suốt hàng ngày chúng ta ngồi lại để tu thiền, đó cũng là một thiện pháp, một thiện nghiệp, đó cũng là một cơ hội để tạo phước báu. Chứ Sư không nói đó là không phải thiện pháp, Sư không nói là quí vị nên bỏ phước báu, nếu khuyên quí vị bỏ phước báu đừng làm nữa, thì Sư khuyên quí vị tu thiền để làm gì ? Tu thiền tức là để tạo phước báu, quí vị nên hiểu rằng phước ở đây có nhiều dạng, phước vật, phước đức, phước trí . Phước vật chất là phước phát sanh lên sự may mắn hanh thông trong đời sống, phước phát sanh lên sự sáng suốt thông minh, trí tuệ hiểu thấu đáo các pháp gọi là phước trí.

Ba phước, phước vật, phước đức, phước trí , quí vị muốn tạo phước nào cũng được. Muốn có tài sản thì nên bố thí, nên cúng dường, sự bố thí cúng dường để tạo phước vật chất. Muốn tạo phước đức thì giữ ngũ giới hay tu tâm tứ vô lượng, hoặc hạnh phạm trú. Muốn tạo phước trí để cho trí tuệ càng ngày càng sáng lên tỏ rõ được pháp vô thường, khổ và vô ngã, để đừng đắm nhiễm say mê với cuộc đời này, thì hãy tạo phước trí, tức là việc tu thiền của chúng ta, hay là chúng ta thính pháp để tạo phước trí.

Phước nào cũng là tạo phước cả, chúng ta tạo phước nào cũng tốt cả, đó là chúng ta chưa nói đến vấn đề hồi nãy, Sư khuyên quí vị là việc tu tập của chúng ta hãy gấp rút nhắm vào một tiêu nhắm cứu cánh phạm hạnh để giải thoát thân này chứ đừng tạo phước để sanh về cõi người cõi trời, đó là Sư phân ra hai loại phước, tức là phước hiệp thế và phước siêu thế. Phước hệ thuộc luân hồi, và phước dẫn đến xuất luân hồi, thì hai loại phước đó khác nhau, một người Phật tử chúng ta, nếu như làm phước mà cứ để kết buột vào vòng sanh tử luân hồi mãi như vậy không đáng.

Đức Phật dạy: "này chư Tỳ kheo, vị Tỳ kheo tu tập với mục đích mong rằng nhờ phạm hạnh này tôi được sanh vào cõi người, cõi trời chẳng hạn thì vị Tỳ kheo này thực hành phạm hạnh, xem như phạm hạnh bị bể vụn, bị sức mẻ, bị tỳ vết, phạm hạnh đó không được viên mãn, không được thanh tịnh hoàn toàn. Mục đích của vị Tỳ kheo xuất gia tu tập phạm hạnh không phải để sanh về cõi trời, cõi người mà vị đó cố gắng tạo những phước vật, phước đức, phước trí là để nhắm vào sự giải thoái trong tương lai, như vậy mới gọi là tạo phước.

Tạo phước để dẫn xuất luân hồi, hay không hệ thuộc luân hồi, thì phước đó là phước dẫn đến quả vô lậu giải thoát thì chúng ta nên làm. Còn phước để phát sanh quả hữu lậu để đời sau chúng ta sanh ra để được làm vua, làm chúa làm quan hay được làm chư thiên, hoặc làm những cô gái đẹp, hoặc làm những anh chàng tài tử có danh tiếng, thì cuộc sống cũng chẳng vui vẻ gì, điều này hết sức nguy hiểm. Cho nên ở đây Sư muốn nhắc thêm quí vị điều này, chúng ta đừng có hiểu lầm, mà cần phải phân tích rõ ràng. Mong rằng các Phật tử chúng ta hãy vững tâm, chúng ta cũng phải làm phước, nhưng làm phước với mục đích giải thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi thì tốt hơn, chứ chúng ta làm phước để kết hợp luân hồi, hệ thuộc luân hồi thì điều đó không tốt, đó là những điều chúng tôi muốn nhắc như vậy. Đây là câu trả lời của chúng tôi. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Monday, November 25, 2013

Bốn nhân nào khiến một người có ngoại hình đẹp và khả ái?

Hỏi: Bốn nhân nào khiến một người có ngoại hình đẹp và khả ái?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Chúng tôi muốn nói đến bốn nhân khiến cho một người có ngoại hình đẹp và khả ái. Dĩ nhiên là từ bốn nhân này chúng ta có thể nhìn qua một khía cạnh khác.

1. Nhân đầu tiên chúng ta được biết một người có tướng hảo quang minh hay có thân tướng đẹp là do nghiệp ở trong quá khứ đã tạo. Một bài kinh ở trong Trường Bộ Kinh đó là kinh Lakkhana Sutta được dịch là Tướng Kinh nói về 32 đại trượng phu tướng của Đức Phật từ: răng, tóc, da, vóc dáng v.v.... Những thứ này đẹp, Đức Phật Ngài cho biết rằng mỗi một đặc điểm trong đại trượng phu tướng là kết tinh của thiện nghiệp trong quá khứ, và khi thiện nghiệp đó kết tinh trổ quả thì được tướng đó và chẳng những được cái tướng đó không mà từ cái tướng đó nó cũng tiêu biểu cái phúc quả liên quan đến tướng đó. Đọc bài kinh Tướng Kinh ở trong Trường Bộ Kinh chúng ta sẽ thấy ba khía cạnh luôn luôn được đề cập đến đó là nghiệp quá khứ và biểu tướng do quả của nghiệp quá khứ trổ ra trong hiện tại và điểm thứ ba là từ biểu tướng này một người được cái gì ở trong đời sống? được thọ mạng, được uy đức v.v... 
2. Một đặc điểm khác, sau khi chúng ta nói về nghiệp quá khứ thì phải nói đến chủng loại. Dĩ nhiên chủng loại này bị ảnh hưởng bởi nghiệp quá khứ.  Thế giới chúng sanh ở trong đời này thì trong sự mô tả của kinh điển cho chúng ta biết thì bốn loài trong cõi khổ là, địa ngục, a tu la, ngả qủi và bàng sanh, thì có thiên hình vạn trạng nhiều thân tướng khác nhau duy chỉ có loài người là có một số có tướng cách giống như Phạm Thiên giống như Chư Thiên. Trong kinh thường dùng hai thuật ngữ: một thuật ngữ là bàng sanh, chữ bàng sanh có nghĩa là những chúng sanh đi ngang là loại đưa lưng lên trời chỉ cho loài bốn chân. Một loại khác chúng ta gọi là lưỡng túc là loài hai chân, loài hai chân thường được chỉ loài người, chỉ cho chư thiên, phạm thiên. 
3. Điểm thứ ba là là tâm từ. Có thể nói rằng tâm từ và tâm sân không những chỉ về những trạng thái hoặc giả là nung nấu hoặc giả là làm mát mẻ nội tâm của chúng ta mà còn biểu hiện ra bên ngoài.
Có một lần Hoàng Hậu Millika nói chuyện với Đức Phật, và Đức Phật có đề cập rằng một trong những lý do làm cho con người xấu xí không được khả ái đó là vì họ có nhiều sân tâm, và một trong những lý do làm cho con người có màu da tươi sáng diện mạo khả ái đó là từ tâm. Vẻ đẹp của từ tâm là cái đẹp rất lạ lùng. Trong cuộc đời của chúng tôi được gặp một vài vị cao tăng, có vị là thiền sư, có vị là pháp sư, và tâm tư của các vị đó có rất nhiều lòng từ, mình biết mình cảm nhận được tâm từ ở trong tâm tư của những vị này, tuy rằng mình không đọc được tâm vị đó nhưng qua ánh mắt qua cử chỉ thái độ có nét khả ái khả kính lạ lùng. Về điểm này thì ở loài người ít có thấy. 
Người Việt Nam, chúng ta có đề cập đến một sự kiện khác biệt nói về cái đẹp thì có người có vóc dáng đẹp nhưng lại không có duyên, nhưng đôi khi có những người không đẹp nhưng họ có duyên, chữ có duyên đó là nói lên một sự khả ái mà không thể nói bằng lời. Chúng tôi nhớ có một lần tình cờ đọc một bài đăng trên tờ báo Houston Today nói về một số tài tử ở trong đó có bà Meryl Streep, nếu nói về nét đẹp về thẩm mỹ thì bà không phải là người đẹp lắm nhưng người tài tử này đóng phim rất ăn khách tại vì có duyên. Dĩ nhiên, có nhiều lý do nhưng căn bản mà nói thì con người không phải chỉ đẹp là do màu sắc, do đường nét, do kích thước. Nhưng người đẹp của từ tâm thì chúng ta thường quan niệm là một sự biểu tỏ của một trạng thái sâu kín trong lòng có từ tâm. Người có từ tâm là người luôn luôn mang lại sự an lạc cho những người chung quanh mình, người có từ tâm là luôn luôn mát mẻ luôn luôn không nuôi sân tư duy, hại tư duy với những người chung quanh mình và cái từ tâm này mang lại cho họ cái nét đẹp một sự toả sáng rất đặc biệt.
4. Chúng ta đã nói về nghiệp trong quá khứ, chúng ta nói về chủng loại, chúng ta nói về tâm từ, đó là ba yếu tố đầu tiên mà trong kinh thường nói đến, bây giờ chúng ta nói đến yếu tố sau cùng làm cho một người có thân tướng đặc biệt và đẹp. Về điều này thì rất ít khi ở trong thế gian này chúng ta tìm thấy. Đó là các căn trong sáng. Về điểm này thì mới nói ra thì có nhiều vị không quen vì khó hình dung ra. Các căn ở đây là, nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý hay nói cách khác là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Con mắt của một người có tâm từ và con mắt của một người đầy dục vọng, đầy phiền não sân hận thì có khác nhau. Về điểm này rất lạ. Chúng tôi có thời gian ở gần các thiền sinh sống trong rừng thiền có một vài vị tu tập rất tinh tấn, khi tiếp xúc với các vị đó thì chúng tôi nhận ra được cái ý nghĩa thế nào gọi là các căn thanh tịnh. Có lẽ về điểm này chúng ta không để ý nhưng khi nào mình đi đâu sống gần với thiên nhiên ít có phiền não ít có những u uẩn trong lòng, những lúc chúng ta tu tập ở trong các khóa tu chẳng hạn thì những lúc đó, một ngày, hai ngày, ba ngày, mười ngày, chúng ta gọi là các căn được trong sáng không có phiền não ấp đầy trong tâm, không bị chi phối bởi những nghiệp não, lo âu, phiền muộn. Thì trong kinh dùng chữ các căn trong sáng để chỉ cho những người lục căn thanh tịnh không phiền não, sự trong sáng này toát ra một ấn tượng, một hào quang ít khi chúng ta thấy. 
Khi chúng ta nói đến bốn điểm này là: phước nghiệp ở trong quá khứ, chúng ta nói đến chủng tộc, về từ tâm, và nói đến các căn thanh tịnh. 
Nói tóm lại, chúng ta đã nói về bốn nguyên nhân tạo nên ngoại hình, tạo nên dáng cách:
1- Túc nghiệp ở trong quá khứ. Túc nghiệp tức là cái nghiệp đã tạo ra trong đời trước, hễ người tạo nghiệp thiện thì đời sau sinh ra thân tướng đẹp đẽ.
2 - Điểm thứ hai, chúng ta biết cũng liên quan đến nghiệp nhưng có liên quan đển chủng loại.
3 - Và chúng ta cũng nói hai yếu tố của nội phần đó là từ tâm và sự thanh tịnh. Người có từ tâm thì trong cử chỉ ánh mắt, trong lời nói chúng ta thấy có chứa tính chất của từ bi.
4 - Và khi nói đến các căn thanh tịnh thì chúng ta đặc biệt phải nói rằng một người tu tập trên hành trình tu tập hay là đã hoàn tất con đường tu tập và sáu căn được phòng hộ không phiền não, không bị chi phối, không bị chao động thì các căn thanh tịnh toát ra một vẻ đẹp cao qúi mà có lẽ khó có ai có thể sánh được.

Sunday, November 24, 2013

Người nữ cư sĩ tu thiền và chứng đắc thiền thì sanh về cõi nào, có còn giữ hình tướng nữ sắc không?

Hỏi:: Ở cõi thiền Phạm Thiên chỉ có chư thiên nam không có chư thiên nữ, vậy một người nữ cư sĩ tu thiền và chứng đắc thiền thì sanh về cõi nào, có còn giữ hình tướng nữ sắc không? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 16-10-2013, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu: Theo Vi Diệu Pháp thì trên các cõi Phạm Thiên, cõi Phạm Thiên vô sắc thì không nói, những cõi Phạm Thiên sắc giới mặc dầu còn thân tướng sắc pháp nhưng đối với các vị Phạm Thiên do mãnh lực của pháp thiền mà các vị ấy đã chứng có tính cách là ly khai những phiền não thô, do vậy cho nên một vị Phạm Thiên thì không còn ba loại sắc: 
- Sắc thần kinh tỉ tức là cơ quan dùng để ngửi mùi thơm,  
- thần kinh thiệt là cơ quan để thưởng thức những vị của vật thực, 
- không có sắc thần kinh thân tức là một cơ quan thâu bắt cảnh xúc để cảm nhận được lạc thọ hay là khổ thọ.
Thì vị Phạm Thiên không có ba sắc thần kinh đó.

Đồng thời là một vị Phạm Thiên thì không có hai sắc giới tính là:  giới tính nam - purisasindriya, và giới tính nữ - Itthiliṅga. Bởi vì nếu như ở đâu có các giới tính thì ở đó còn sự ái luyến giữa nam nữ. Như ở cõi dục giới của chúng ta có chư thiên nam chư thiên nữ do đó các vị chư thiên nam chư thiên nữ vẫn có sự ái luyến lẫn nhau, ở cõi người chúng ta có người nam người nữ cho nên cũng sự ái luyến,  do đó cho nên cũng có sự ái luyến và đi đến chỗ sự giao phối. 

Những vị Phạm Thiên do vì mãnh lực tâm định thiêu đốt phiền não ngăn những phiền não, khống chế được những phiền não do vậy cho nên những phiền não thô như là vấn đề ngửi , nếm đụng để mà phát sanh nên những phiền não không có, hoặc là giới tính không có, không riêng gì giới tánh nữ mà cả giới tánh của người nam cũng không có, chúng ta nhớ điều đó. 

 Có câu Đức Phật Ngài dạy rằng: Người nữ không ở trong những trường hợp sau:
- Người nữ không thể là một vị Arahan Chánh Đẳng Giác,
- Người nữ không thể là một vị Chuyển Luân Vương, 
- Một vị Phật không thể là người nữ.
- Một vị vua Trời Đế Thích không thể là nữ nhân được, phải là nam nhân.
- Một vị Phạm Thiên không thể là nữ nhân được, tức là không có Phạm Thiên nữ, chỉ có Chư Thiên nữ chứ không có Phạm Thiên nữ, chúng ta phải nói rõ là như vậy. 

Còn hỏi rằng người nữ tu thiền chứng đắc thiền thì họ sanh về đâu? 

Thì ở đây, vấn đề này rất dễ hiểu, một hành giả là người nữ sau khi chứng đắc thiền và duy trì được tâm thiền đó cho đến lúc mạng chung không bị hoại thiền thì chính tâm thiền này tạo ra quả thức được tái sanh vào cõi Phạm Thiên và đã sanh về cõi Phạm Thiên thì không còn bị liên hệ bởi giới tính nam hay nữ nữa, chuyện đó là lẽ đương nhiên khi tái sanh về cõi giới khác thì không có giới tính. Cũng giống như là trường hợp Hoàng Hậu Maha Maya chẳng hạn, ở dưới cõi người Hoàng Hậu Maha Maya thân nữ nhân tức là là thân mẫu của Thái Tử Sĩ Đạt Đa, sau khi bà xong phận sự do cái duyên hạnh nguyện sanh làm người nữ làm mẹ của vị Phật thì lời nguyện đó pháp balamật đã giúp cho bà được hoàn thành khi bà sanh Thái Tử được bảy ngày bà băng hà sanh về cõi trời Đâu Xuất thì lúc bấy giờ vị Thiên đó không phải là nữ nữa mà là một Thiên tử ở cung Trời Tusita, không phải là một Thiên nữ . 

Chúng tôi kể cho qúi vị nghe điều này chắc qúi vị lấy làm lạ cho nên khi mà Đức Phật Ngài lên cõi trời Đao Lợi thuyết pháp cho Đức Trời Đế Thích cõi trời Đâu Xuất mời thân mẫu của Ngài xuống là vị Chư Thiên đó xuống, vị Chư Thiên đó là hậu thân của Hoàng Hậu Maha Maya thân mẫu của Ngài, dầu cho tái sanh ở kiếp này là một vị Chư Thiên nam nhưng mà vì nhớ ơn ở quá khứ ở kiếp trước đã hoài thai cưu mang Ngài cho nên Ngài báo hiếu mẫu thân, thì chúng tôi nhắc điểm này hơi dài một chút xíu không phải là lạc đề mà chúng tôi muốn nhắc điểm này để cho thấy rằng là thậm trí một người nữ ở cõi dục giới mà đầy đủ những phước báu khi mà mệnh chung sanh về cõi trời vẫn chuyển tánh làm thân nam nhân được như thường. Còn chuyện một nữ nhân hành giả mà đắc thiền ở dưới cõi người thì sau khi mệnh chung sanh về cõi Phạm Thiên thì không còn thân tướng nữ không còn sắc tố nữ hay là sắc giới tính nữ - Itthiliṅgak trong cõi Phạm Thiên. Chúng ta phải hiểu rõ vấn đề đó.

 Ở đây, nói thêm về pháp thiền thì ở cõi nhân loại chúng ta pháp thiền sắc giới, thiền vô sắc giới dầu cho là nữ nhân họ vẫn có thể chứng và trú vào pháp thiền, Đức Phật Ngài không phủ nhận điều đó, Ngài chỉ nói vấn đề là ở cương vị một vị Phạm Thiên không thể là nữ nhân, chúng ta nên phân biệt điều đó. 

Bây giờ chúng ta học bộ kinh Milindapanha, dần dần chúng ta làm quen với cách phân tích, nghe một vấn đề chúng ta phân tích giống như Ngài Nāgasena khi  Đức Vua Milinda hỏi Ngài các vấn đề có tánh cách hai chiều tức là hai câu nói hai Phật ngôn có vẻ như là chống trái lẫn nhau   mâu thuẫn nhau nhưng khi Ngài phân tích ra thì chúng ta thấy chuyện đó không có gì chống trái nhau, khi ở trường hợp này nó là như vậy nhưng mà khi khác nó lại như vậy v.v...

Ở đây cũng vậy, khi mà chúng ta nói đến chuyện nữ nhân có đắc thiền hay không chúng ta nói có, nữ nhân đắc thiền được.
Người nữ nhân có sanh về cõi Phạm Thiên được không thì chúng ta nói rằng lúc tái sanh về cõi Phạm Thiên thì lúc bấy giờ không còn là nữ nhân nữa./.  

Saturday, November 23, 2013

Tâm giải thoát là như thế nào?

Hỏi: Tâm giải thoát là như thế nào?

(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Đã có bao nhiêu lần chúng ta phải đối diện với những trường hợp cá nhân này và cá nhân khác có những đụng chạm xích mích mất lòng nhau dẫn đến bao nhiêu là tranh tụng, bao nhiêu là phiền toái, người này đúng kẻ kia sai, người này phải kẻ kia quấy, v.v... chúng ta có bao nhiêu lý do rồi dẫn đến tỵ hiềm tranh chấp. 

Điều căn bản là, trong đời sống nội tại của mình phải không có chuyện đối đãi thị phi nhân ngã, và đời sống đó  không còn có một cái gì vui hay không vui với chuyện hơn thua. Đối với đất người ta ném lên nó vật dơ hay vật sạch thì nó cũng không buồn. Cái vui cái buồn không có khi mình bị người khác đối xử mình như vậy, thì làm sao một con người có tâm hồn như vậy lại cố ý mang lại tổn thương cho người khác, chuyện đó hoàn toàn không có.

Đây là bài học rất qúi giá là nếu chúng ta có thể sống được bình an giữa cuộc đời này để có thể sống và có thể làm những gì mà thật sự có lợi ích thì nội tâm của chúng ta, thì trước nhất nó phải đủ rộng để bao dung, nó phải đủ an lạc để tự nó không đi tìm một niềm vui tầm thường nào khác trong sự hơn thua, tự nội tâm đó phải có khả năng kiên định giống như một cột trụ đá chôn trong công viên là một biểu tượng gì đó, và nó giống như một hồ rộng cái hồ đó không dễ gì mà người ta có thể pha màu, người ta có thể làm cho nó nhiễm dơ được. Những ví dụ này để cho chúng ta thấy rằng sự rộng lớn trong tâm hồn hết sức quan trọng với đời sống của mỗi chúng ta. Cổ nhân có rất nhiều câu chuyện về những người có thể ẩn nhẫn được nhờ suy nghĩ vào chuyện lớn. Chúng ta nghe câu chuyện của Lưu Pha, ngày xưa hai vị quan đại thần ở trong triều có sự xích mích với nhau, một trong hai vị đó đã không muốn đối đầu với người bạn đồng lưu của mình, mỗi lần thấy người bạn đồng lưu của mình đi xe ngược chiều thì vị này sai những người đánh xe tránh né đi, và những người theo hầu cận vị quan này cảm thấy rất bực bội tại vì chủ nhân của mình cũng là một người có quyền thế, có ảnh hưởng lớn trong chiều, và chủ nhân của mình cũng là đường đường nam tử hán nếu mà phải đương đầu với một bạn đồng lưu khác mà nhút nhát như vậy thì đâu phải khí phách của trượng phu, nhưng vị quan này thì không nói như vậy, vị quan này lại nghĩ khác, nói rằng ta với người ấy vốn là hai cột trụ của quốc gia này, nếu hai bên xích mích nhau mà ra mặt chống đối nhau thì sẽ làm điên đảo vận nước.

Và, cái nhìn đó là cái nhìn rất rộng, nếu chúng ta có một lý tưởng lớn, nếu chúng ta có nghĩ đến đại sự, nếu chúng ta nghĩ có chuyện gì mà nó đủ gọi là quan trọng hơn là cái hơn thua trong lòng của chúng ta, thì tâm của chúng ta có thể bao dung được đời này như là đại dương mênh mông, như là hồ thẳm như là mặt đất. Sở dĩ chúng ta còn phiền lụy còn khổ sở là bởi vì một lý do đơn giản đó là chúng ta không đặt tâm tư của chúng ta ở trong một lý tưởng cao cả. Ở thời đại nào mà con người càng nghĩ nhiều về tranh chấp quyền lợi của hơn thua dầu đó là hơn thua của ý thức hệ, ở thời đại nào mà con người càng nghĩ đến cá nhân của mình, thì cuộc sống ở đó còn nguy hiểm bởi vì nó hứa hẹn sẽ có trăm ngàn cái phiền lụy xảy ra. 

Chúng ta đọc sách xưa nhìn thấy tâm tư của các bậc cổ đức sở dĩ các Ngài có thể bao dung được thế gian này, bởi vì khi các Ngài nghĩ về đạo không giống như chúng ta nghĩ tới đạo ngày hôm nay, có đôi khi chúng ta rất thương đạo của mình nhưng khi nói đến đạo của mình thì chúng ta lại ngay cả trong tâm hồn đối với đạo rất là hẹp hòi, cái đạo của chúng ta là cái đạo không có khả năng bao dung. Người ta nói rằng nếu một tôn giáo nào, một nền đạo học nào mà có giá trị chân thật thì nền đạo học đó tôn giáo đó phải có khả năng đào tạo được những tâm hồn thật sự yêu thương, và thật sự bao dung, và thật sự có khả năng để chuyên chở cho muôn loài. Nếu một nền đạo học mà chỉ sản sinh được những tâm hồn nghèo nàn chật hẹp không thể bao dung người khác, thì nền đạo học đó hoặc giả là thất bại từ ở trong lời cơ sở căn bản, hoặc là thất bại ở chỗ người hành trì, và chúng ta thật sự không muốn thấy nền đạo như vậy, và chúng ta không quy ngưỡng nền đạo như vậy. Vì vậy đạo Phật không phải là một tôn giáo dễ dàng để chúng ta lãnh hội tại vì đạo Phật nền đạo của chúng ta không đòi hỏi chỉ đơn thuần một niềm tin hay là sự chung thành với đạo, mà cần đến một sự cảm nhận đủ rộng đủ sâu đủ kiên định để chúng ta có thể chấp nhận được cuộc đời.

Cách nay khoảng chừng gần hơn 30 năm chúng tôi có đọc một quyển sách do cụ Hiến Lê dịch mang tựa đề là "Chấp nhận cuộc đời," trong quyển sách này tác giả đã cố gắng làm một công việc mới nghe thì rất dễ nhưng nghĩ lại thì quả thật là một câu chuyện đòi hỏi một nỗ lực vượt bậc của chúng ta, đó là làm thế nào mình có thể chấp nhận được cuộc đời, chấp nhận những người ở chung quanh mình. Không phải chỉ ngồi đó để đưa ra một lý thuyết một nền đạo đức nào hay là một lời kêu gọi của một vị giáo chủ tôn giáo để chúng ta có thể chấp nhận được cuộc đời. Chấp nhận ở đây trong ý nghĩa trung thực nhất của nó có nghĩa là cuộc đời ra sao thì mình nhận nó như vậy, mình không đòi hỏi, mình không bực bội, mình không có thái độ hằn học với cuộc đời, mà mình nhận rằng nó là như vậy, cái nhìn nó vốn dĩ là như vậy, làm cho chúng ta bình an hơn rất nhiều.

Bây giờ thì các em nhỏ không như thời chúng tôi còn nhỏ, lúc chúng tôi lên năm lên sáu tuổi chúng tôi nhớ rằng những trẻ em dưới miền quê thì thường không mang dép, chỉ mặc quần đùi rất ngắn và khi các em chạy bị vấp té trầy chân rất thường, và những vết trầy đó không được chăm sóc đầy đủ nên tạo ra ghẻ lở, chúng tôi cũng bị như vậy lở chân hay đầu gối bị ghẻ, mỗi lần mẹ kêu vào xức thuốc thì chúng tôi sợ lắm, tìm cách chạy ra ngoài hay là đi nơi khác nhưng mà rồi cuối cùng cũng bị kêu vào để rửa vết thương và xức thuốc, những lần như vậy thì chúng tôi rất là sợ vì ở Việt Nam ngày xưa họ dùng loại thuốc đỏ rát lắm và thân mẫu chúng tôi nhiều khi dùng một loại alcohol để rửa sạch vết thương sát trùng. Hồi nhỏ có lẽ chúng tôi sợ nhất là hai điều; một là cạo tóc và hai là bị rửa ghẻ ở dưới chân, hồi ở nhà mà rửa ghẻ là một điều rất là sợ và sau này đi chùa cạo tóc, có những thời lưỡi lam rất khó tìm, một cái lưỡi lam mà cạo mấy chục cái đầu, cứ mài đi mài lại, nhiều người bị sướt đầu. Thỉnh thoảng đọc ở trong kinh Đức Phật dạy rằng trong tâm của con người mình giống như một vết thương mà đụng vào, làm chúng tôi nhớ kỷ niệm đó.

Phải nói rằng tâm tư của chúng ta thường rất nhảy cảm, nó không phải nhảy cảm mà có thể nói rằng nó mẫn cảm đến mức độ dễ vui dễ buồn dễ bị tổn thương, cái gì cũng có thể làm cho chúng ta nhức nhối, cái gì cũng có thể làm cho chúng ta sầu muộn và đây có thể nói là một điều không may không những cho một người hai người mà cả một thế hệ của chúng ta. Con người càng lúc càng đòi hỏi sự tự do cá nhân càng nhiều nhưng mà nghịch lý hết sức là càng lúc chúng ta lại càng sống gần với nhau hơn ở trong nếp sống đô thị và chúng ta càng đụng chạm nhau hơn. Tại Hoa Kỳ có những trường hợp vợ chồng cãi nhau đưa ra toà tại vì một trong hai người đó khi ngủ gáy lớn quá, hoặc giả người ta đề cập đến một chuyện là hàng xóm nếu mình sơn cái nhà mà sơn không đúng màu người ta cũng có thể kiện mình, người ta có trăm ngàn lý do để nói lên là cá nhân của họ được bảo vệ, sự bảo vệ đó mới xem ra thì dường như là bảo đảm lắm nhưng về lâu về dài thì điều đó giống như là một vết thương được bưng bít lại, cái vết thương mà nó được băng hầm kín lại thường nó lại không mau lành như là vết thương được rửa sạch được làm cho thoáng làm thế nào để sát trùng chăm sóc đầy đủ, chúng ta không chăm sóc vết thương bằng cách lấy vải với băng bọc kín lại từ ngày này qua ngày khác mà không chịu rửa không chịu xức thuốc. Tâm tư của chúng ta cũng vậy, ở cái nhìn của Đức Phật là chúng ta luôn luôn tìm cách bảo vệ cái mà chúng ta quan niệm bản ngã của mình, bảo vệ cảm giác của mình, và nếu trước đó chuyện gì đụng chạm đến thì chúng ta đau giống như một đứa bé mà mỗi lần rửa ghẻ nó khó chịu nó xốn xao.

Chúng ta rất sợ hãi phải đối diện với thực tại, mình sống giữa hàng triệu người sống giữa hàng trăm người ở trong một đô thị đông đảo vậy mà chúng ta cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết, chúng ta rút vào cái tháp ngà của mình, rút vào vỏ ốc của mình để mong tìm được thế giới bình yên, nhưng thế giới đó sẽ không bao giờ được bình yên nếu vẫn còn quá mẫn cảm, nó vẫn chưa giống như đất, chưa giống như cột trụ đá, nó không có cái căn bản cơ sở đủ ổn định đủ rộng lớn để vượt xa hơn, để vượt lên trên những thị phi những hiềm khích bình thường trong đời sống này. Tôn Giả Xá Lợi Phất Ngài cũng nói lên một cái ý nghĩa hết sức quan trọng mà ý nghĩa đó được Đức Phật Ngài lập lại ở trong câu kệ này, nếu một người không còn đặt nặng vấn đề vui buồn nữa thì người đó khó mà gây ra sự tổn thương cho người khác, những người nào mà gây tổn thương cho người khác thì tự họ cũng rất dễ bị tổn thương tại vì họ không có căn bản.

Ngài Wallpola Rahua viết về Đạo Đế, Ngài Walpola Rahula bàn về giới định tuệ. Ngài bàn về giới thì Ngài có đưa ra một ý kiến một ý nghĩ là; thật ra trong giới của đạo Phật từ không sát sanh không trộm cắp v.v... nói lên một sự tôn trọng đối với tha nhân, và sự tôn trọng này phát xuất từ lòng từ, phát xuất từ một sự rất ổn định, những cái mà chúng ta gọi là nội lực hay nội hàm của mình. Tâm tư của chúng ta có thăng bằng có ổn định thì chúng ta mới có khả năng để hoá giải cái vui cái buồn, nên những thứ này xem ra thì nó nhất là riêng biệt nhưng nó lại liên hệ chằng chịt với nhau. Mình tưởng đâu giữ giới có nghĩa là chỉ đơn thuần là tự mình làm sao để giữ những điều mà chúng ta xem là điều răn Đức Phật để lại, nhưng thật ra đó là lời dạy của Đức Phật cho sự tu tập. Nghĩ như vậy thì thật sự rất đơn giản tại vì một người muốn giữ giới thì người đó họ cần phải có lòng từ, lòng từ đối với chúng sanh khác họ mới giữ được. 

Đức Phật là  bậc thánh đức mà trí tuệ lòng bi mẫn và sự thanh tịnh của Ngài đã cho chúng ta gương lành để chúng ta có thể đi vào cảnh giới không thể tư nghì bởi bất cứ ai trong chúng ta, những bậc thánh đó đã nói về cuộc đời như vậy, nói về tâm tư như vậy, và bậc thánh đó nói về hành xử là như vậy, không có lý do gì mà những điều này mà chúng ta có thể quên lãng dễ dàng bởi vì tự những thứ đó có một giá trị hết sức là lớn lao, chúng ta hãy nhất tâm nuôi dưỡng một chí nguyện rằng mỗi chúng ta trong đời sống này và đời sống sau những người đã lựa chọn đi theo con đường của Đức Phật, xin cho tâm của chúng ta cũng rộng lớn như đại địa, cũng vững vàng như cột trụ, nếu chúng ta làm được như vậy thì quả thật con nhà công không giống lông cũng giống cánh, chúng ta không hoàn toàn giải thoát nhưng ở một phương diện nào đó thì chúng ta cũng có thể học đòi để có thể làm như Đức Phật như đại đệ tử của Ngài, chỉ có ở đó chúng ta mới tìm thấy được sự bình an thật sự, mong rằng sự bình an đó sẽ có và tồn tại trong ta