Tuesday, November 5, 2013

Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu"

Hỏi: ‘Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu"

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhamdhamma, ngày 18-9-2013, Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Bài học này nhắc chúng ta rất nhiều về thái độ của chúng ta trong cuộc sống này, kể cả trong sự tu tập, phần lớn chúng ta làm cái gì cũng muốn được người khác biết, ví dụ như mình làm chuyện tốt mình cần người ta biết, mình làm hay cũng cần người khác biết, bản thân mình giỏi cũng cần người khác biết. Thật ra thì cái đó một phần do sự mong muốn được chấp nhận được khen ngợi của chúng ta đó là bản năng của con người. Một phần khác có lẽ trong cuộc sống của chúng ta thông thường những giá trị của xã hội thừa nhận mình ở bên ngoài, mình mặc bộ đồ đẹp nhưng mà không ai biết mình mặc đồ đẹp, gọi là áo ấm đi đêm, áo gấm mà đi đêm thì thật ra không ai biết giá trị của nó như thế nào.
  
Tuy vậy, trong cuộc sống căn bản của người tu tập mà một cái bước của chúng ta phải trải qua là chúng ta có thể làm nhiều chuyện tốt mà không cần ai biết kể cả Đức Phật Ngài có nhận biết cho chúng ta hay không. Đây là một điểm khó cho chúng ta trong sự trưởng thành của con người. Khi mình còn nhỏ mình làm việc nhiều làm việc hăng hái cũng mong được người ta biết mình, còn người ta không biết thì mình không hăng hái làm. Nhưng mà dần dần lớn lên và sự giáo dục cho chúng ta thấy là mình làm chuyện gì đó vì sự an lạc của mình vì sự lợi ích vì sự tiến bộ của mình chứ không nhất thiết là người ta phải là có người khen mình hay mình giỏi.

 Ở đây, cái nấc thang về giá trị của xã hội  nằm ở hai điều, một là mình tự đánh giá của chính mình, hai là người khác đánh giá cho mình. 

 Người khác đánh giá cho mình thì dĩ nhiên là nó cũng có cái hay, nhưng mà Đức Phật Ngài cũng dạy là chúng ta phải biết những người đó có phải là bậc thiện trí hay không. Không phải dể để mà người khác họ đánh giá về khả năng của mình. và ngược lại thì chúng ta cũng thấy một điểm là tự đánh giá mình không phải một chuyện đơn giản có khi chúng ta chủ quan  

 Dù sao đi nữa thì chúng ta nói ở tại đây rằng nếu một lúc nào đó cái gì mà chúng ta làm cái gì học cái gì chúng ta có thành tựu được không đòi hỏi là người khác phải biết mình là có hay không. 

 Thì như chúng tôi nói rằng đây là một hành trình không đơn giản, có một số người họ chỉ thích mua cái gì sắm cái cái gì đó mà để cho người khác nhận biết là cái đó của mình, thí dụ như mình mua một cái xe đắc tiền chiếc xe đó vốn là không có thực dụng ở trong nhà, chiếc xe đó đóng tiền bảo hiểm rất nặng nhưng mà ra bên ngoài người ta trầm trồ xe đó sang quá đắc quá thì người ta vẫn thích mua chiếc xe đó mặc dù nó không là thực tế. Thì cái đó là chúng ta đặc nặng về vấn đề hào hào nhoáng ở bên ngoài, chúng ta đặc nặng về sự nhận biết của người khác.

  Khi mình chuyển cái thái độ đó từ đời sang đạo thì mình cũng thấy bản năng của mình  là mình tu thì mình cần có ông thầy biết mình, ông thầy có khen mình tinh tấn, pháp này hay quá hay là mình cảm thấy có Phật tử biết mình, Phật tử khen ông thiền sư đó hay quá, ông thầy đó giỏi quá thì mình mới hoan hỉ Ở trong cuộc sống đó nhiều khi nó làm cho mình hạn chế lại mình bị kẹt lại, nó giống như là mình không ai biết mình không ai đánh giá mình thì thông thường là chúng ta không vui không tinh tấn và điều đó khiến chúng ta khó sống một mình, sống luôn luôn phải có đám đông. Như người ta nói có những nghệ sĩ họ ghiền ánh đèn của sân khấu nếu không có sân khấu không có tiếng vỗ tay thì họ không có hăng hái. Thì ngay cả đời sống tu tập của chúng ta mong sự ngưỡng mộ sự tán thán của người khác thì điều đó nó là một sự lệ thuộc. 
  
  Và chúng tôi kể một câu chuyện là có người hỏi chúng tôi là tại sao chúng tôi không dùng chữ ưng thuận mà chỉ dùng chữ nhận biết, mình cúng dường Đức Phật Ngài có ưng thuận hay không. Chữ ưng thuận đối với chúng tôi có cảm giác là mình có chấp nhận, còn không ưng thuận tức là mình từ chối, ở đây không có nghĩa là Đức Phật Ngài từ chối mà ở đây Đức Phật Ngài có chứng minh hay không hay là Đức Phật Ngài có biết hay không, có nhận biết hay không nhận biết chứ không phải là Ngài không ưng thuận, hai nghĩa này tuy nó khác biệt nhau.
  
   Chúng tôi lấy ví dụ là người ta có câu chuyện:
   
   Có một học sinh vào lớp học trễ, thầy giáo hỏi tại sao em đi học trễ thì em đó thưa rằng:
   
   - Thưa thầy con biết là sẽ đi học trễ nhưng tại vì có bà cụ muốn băng qua đường nên con bỏ thì giờ ra để dẫn bà cụ qua bên kia đường.
   
   Ông thầy giáo nghe nói vậy nên khen, ông nói rằng em đi trễ mà em làm được như vậy rất là xứng đáng em đúng là một học sinh tốt. 
   
   Ngày hôm sau lại có một nhóm học sinh 10 em đi vào học trễ, ông thầy giáo mới hỏi:
   
   - Tại sao một số lớn các em đi trễ như vậy?
   
   Thì 10 em học sinh mới nói là hôm nay tụi em bận đưa bà lão băng qua đường.
   
   Ông thầy rất là ngạc nhiên ông nói:
   
   - Đưa giùm bà lão qua đường như vậy là tốt, nhưng lẽ ra chỉ cần một em mà sao cần đến 10 em vậy?
   
   Thì 10 em mới trả lời:
   
   - Tụi em đưa bà lão qua đường nhưng tại bà lão không ưng thuận thành ra phải 10 em mới lôi được bà lão qua đường. 
   
   Cái chuyện bà lão không muốn qua đường mà 10 em lôi kéo bà lão qua bên kia đường cái đó gọi là bà lão "không ưng thuận", cho nên chúng tôi bị dị ứng với chữ "không ưng thuận", chữ "không ưng thuận" là mình từ chối mình không đồng tình điều gì đó. Nhưng chữ "không nhận biết" tại đây cũng là chuyện của mình mà mình lại "không nhận biết", đó là chuyện của mình mình phải có sự nhận biết chứ không thể không nhận biết. Cho nên chúng tôi không dùng chữ không ưng thuận là vậy        

No comments:

Post a Comment