Hỏi : Khi xin giới con thường nghe Chư Tăng nói "Chúng sanh giàu sang cũng nhờ giữ giới." Con kính xin TT Giảng Sư từ bi giảng để con được hiểu thêm
(Bài giảng trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp ,Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Việc này thật sự rất đơn giản là một người có được tài sản nếu người đó không giữ giới hay không có thái độ tự chế vừa phải thì rất dễ đưa mình vào con đường đọa lạc và đánh mất cái gì mình đã có. Chúng tôi lấy ví dụ như tại Hoa Kỳ hiện nay cộng đồng người Việt đang rơi vào tình trạng đa số gia đình, có khi hai ba chục năm cần cù lập nghiệp rồi vợ chồng tuổi bốn mươi mấy, năm mươi, tích tụ được một gia sản tương đối khá lớn, tương đối ổn định, tức là có nhà cửa, có tiền bạc, có công ăn việc làm ổn định, rồi bỗng nhiên người chồng về thăm Việt Nam có vợ bé khi trở qua thì ly dị vợ. Hay có gia đình thì vợ đi chơi bài ở các sòng bài (Casino), ở đây người Việt Nam đi đánh bài ở các Casino rất nhiều, khi đã rơi vào con đường đó thì tài sản làm cả năm trời bị phá hủy một sớm một chiều rất dể dàng.
Mình làm giàu có tài sản và phải có kỷ luật nữa, không có kỷ luật thì con đường mình đi vào chỗ chết chỗ sa đọa rất dễ dàng. Là bởi vì sao? Bởi vì thưa qúi vị khi người ta nói giàu có thì sanh tật, hay hoặc giả khi chúng ta có nhiều tự nhiên chúng ta sanh ra đọa lạc sống phóng túng và từ chỗ đó chúng ta phá vỡ đi cái mình đã có.
Và thật sự thì giữ giới cũng làm cho chúng ta được giàu sang, theo trong kinh thì những vị Chư Thiên sanh lên cõi trời là do phước của bố thí có hào quang nhưng hào quang không sáng, và khi một người bố thí có giới thì do bố thí và chất của giới làm cho vị đó trở lên hào quang rất trong sáng, chiếu sáng rất xa.
Đức Phật Ngài cũng đề cập đến trong kinh là giới làm thuần hoá nội tâm và giới làm đẹp cõi lòng, và với tấm lòng đó đem bố thí thì sự bố thí đó thù thắng hơn. Người cho không có giới và người nhận không có giới thì phước báu đó không thù thắng bằng trường hợp người bố thí có giới người nhận cũng có giới. Giữ giới trong sạch ở người cho, giới trong sạch ở người nhận làm cho công đức trở nên thù thắng hơn.
Rất đơn giản để hiểu rằng mình làm việc phước thiện bố thí thì bằng phẩm chất của tâm và phẩm hạnh đến từ giới. Người cho có giới người nhận có giới thì phước báu thù thắng vô cùng và khi sanh thiên thì hào quang sáng hơn thù thắng hơn và khi sanh trở lại làm người thì giàu, giũ gìn được tài sản, hưởng được cái giàu và không để đồng tiền làm nô lệ và không để đồng tiền đưa họ về chỗ chết. Cũng có những người sanh nhờ có phước là giàu có nhưng vì kiếp trước họ bố thí không trì giới nên cái giàu có đó làm cho họ phóng túng sa đoạ.
Nói một cách khác là giàu cũng vậy, sang cũng vậy, nó đến từ công đức và nếu công đức đó đi với giới thì sự giàu sang đó thù thắng bền chặc được. Có nhiều thí dụ trong kinh, nhiều đoạn nói về giới giúp cho việc giàu sang như thế nào ngay cả trong công đức bố thí.
Tại các quốc gia Phật giáo Nam Tông thì đã có niềm tin ở điều này, là một vị mà mới xuất gia mới thọ giới thì vị đó rất trong sạch tại vì chưa phạm giới, giữ giới một cách trong sạch, thì bố thí người đó rất có phước. Hay sau mùa an cư khi Chư Tăng làm lễ sám hối tự tứ cúng dường rất có phước. Hoặc giả khi làm lễ trai tăng Phật tử xin giới để họ được trong sạch vì lý do vị thí chủ cúng dường bố thí trong lúc có giới thì sẽ làm cho công đức thù thắng hơn.
Câu hỏi tại sao "Chúng sanh giàu sang cũng nhờ giữ giới" được trả lời như vậy./.
No comments:
Post a Comment