Hỏi: Là một người đang tu tập, đối với những buồn vui có cách gì khiến tâm quân bình?
(Câu thảo luận trong lớp Dieu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên )
ĐĐ Pháp Tín: Câu hỏi này thật ra thì một người cư sĩ hoặc một vị tu sĩ ở trong đời sống dù tăng hay tục cũng thường bị những trường hợp này, nhưng nếu mình là một người cư sĩ có một đức tin với Tam Bảo, nghiệp và quả của nghiệp, nhờ vào sự có đức tin này chúng ta không bao giờ bị sự đau khổ chi phối.
Trước khi trả lời câu hỏi này thì xin kể với qúi vị một câu chuyện rất ngắn. Khi chúng tôi qua nước Cambochia, tại thủ đô Phnom Penh có tổ chức một lễ hội thương tưởng đến những vị tàn tật bị nhiều dị hình rất đau khổ. Khi những người tàn tật đó cầm micro nói trước công chúng;
"Họ là những người Phật tử sống trong nước Cambochia, vì rằng rất tin vào nhân quả giáo lý nghiệp của Đức Phật Ngài đã giảng dạy. Và ngày hôm nay họ mang những tật bịnh dị hình như vậy, thì họ biết là trong quá khứ đã từng tạo những nghiệp bất thiện và thiện xen lẫn nhau, thành ra ngay trong đời sống này tuy họ được làm người nhưng là một người bị bịnh tật dị hình. Thì chúng ta thấy rằng được đầu thai sanh lại làm người đây là một nhân thiện ở trong quá khứ, nhưng bị những dị hình hoặc bị những bịnh tật là do trong quá khứ đồng thời lúc đó mình cũng đã tạo một bất thiện nghiệp gì đó."
Thì khi chúng tôi qua một đất nước bạn nghe được một lời nói như vậy thì ở trong trường hợp đó rất là hoan hỉ, rất mừng. Dù gì đi nữa Đức Phật đã viên tịch hai ngàn năm trăm mấy chục năm rồi, nhưng giáo lý và lời dạy của Ngài vẫn còn rất nhiều người có niềm tin theo, và có niềm tin mãnh liệt. Thì qua vấn đề đó chúng tôi rất hoan hỉ rất cảm thương và cảm mến những người có niềm tin với lời dạy nhân quả mà Đức Phật đã thuyết.
Trở lại câu hỏi: Nếu chúng ta là một Phật tử tu theo giáo pháp của Đức Phật Gotama, thì khi những chuyện buồn vui ở trong đời, chúng ta cần phải nghĩ đến nhân quả ở trong quá khứ, chúng ta đã từng tạo những thiện nghiệp rồi sau đó chúng ta tạo bất thiện nghiệp, cứ lập đi lập lại trong đời sống sanh tử luân hồi này, chúng ta suy nghĩ như vậy, quán tưởng như vậy, và ngày hôm nay thì khi những quả bất thiện hoặc quả thiện trổ đến mình, thì nếu mình có niềm tin về nhân quả, thì mình không thể nào có sự đau buồn, mà trong hoàn cảnh đó mình sẽ cố gắng kham nhẫn chịu đựng, và mình sẽ tiếp tục tạo những thiện nghiệp để đời sau mình không bị những đau khổ này. Thì do mình nhìn quả này mà nhàm chán đời sống này, mình có một năng lực mình rất dễ dàng để tu tập tạo những thiện pháp nữa.
Chúng ta thấy rằng những người Cambochia tật quyền, nhưng người ta không đổ thừa tại bị chất độc màu da cam hay tại chiến tranh, di tích của chiến tranh để lại hoặc người ta không đổ thừa về thiên tai v.v... Họ nhìn thẳng vào nhân quả. Thì cũng vậy mình là một người đệ tử, một người tu trong giáo pháp của Đức Phật Gotama thì mình cũng phải như vậy, khi những chuyện buồn vui ở trong đời của mình thì mình cũng phải biết do nhân ở quá khứ và bây giờ trổ quả ngay trong hiện tại. Thì do chúng ta suy xét như vậy mà chúng ta cảm thấy rất sợ hãi nhàm chán trong giòng sanh tử luân hồi này, nhờ đó mà chúng ta có sự tinh tấn, có sự tỉnh thức để chúng ta tạo những thiện nghiệp càng ngày càng tốt đẹp hơn, càng ngày càng đi lên hơn. Như trong những bài kinh dạy chúng ta từ dưới đất mà leo lên chiếc kiệu, hay từ một chiếc kiệu leo lên lưng voi.
Do nhìn vào sự đau khổ này mà chúng ta có sự sợ hãi nhàm chán để chúng ta tinh tấn tạo những thiện nghiệp. Trong đời sống khi những quả trổ cho chúng ta thì suy xét rằng không phải tự nhiên, mà là do nhân ở quá khứ đã đem đến sự đau khổ cho mình ngay trong hiện tại này, khi hiểu được như vậy thì khi gặp nghịch cảnh sẽ không có sự đau buồn hay sự chán ghét đời sống này, và nhờ vào đó mà chúng ta có sự tinh tấn hoặc cố gắng tạo những thiện pháp.
Nếu mình có sự suy xét như vậy thì chúng tôi hy vọng rằng hằng ngày mình tạo càng nhiều thiện pháp thì do năng lực này sẽ đánh đổi hoặc do năng lực làm thiện nhiều, nên khi những quả bất thiện trổ cũng không đủ năng lực để làm cho tâm của chúng ta bị u sầu hay bị khổ não là vì do năng lực tâm thiện mình quá mạnh.
Chúng tôi mong rằng dù cho đối với cư sĩ hay đối với những vị tu sĩ, thì trong đời sống hàng ngày khi vui buồn hoặc đau khổ hoặc hạnh phúc, chúng ta luôn luôn suy nghĩ tới những nhân trong quá khứ, chúng ta sẽ được sự an vui ngay trong hiện tại này, và chúng ta tiếp tục tạo những thiện pháp để đời sống sanh tử luân hồi ở phía tương lai không còn bị sự đau khổ, những sự bịnh hoạn này chi phối chúng ta nữa./
No comments:
Post a Comment