Hỏi : Tại sao có người sanh ra đời nhớ được kiếp trước có người không nhớ được kiếp trước?
. (Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên )
TT Giác Đẳng trả lời: Chúng ta nghe câu chuyện của nàng Patipùjikà, một người sanh ra nhớ kiếp trước mình là một vị Chư Thiên, thì thưa qúi vị, ngày hôm nay cũng có rất nhiều tài liệu cho chúng ta biết rằng có một số người nhớ được kiếp quá khứ. Chúng tôi có gặp một người họ nhớ rất nhiều về kiếp quá khứ ngày xưa đã là một vị tăng sĩ như thế nào và họ đã làm gì và ngày hôm nay thì họ vẫn còn nhớ rất nhiều kinh điển mặc dầu còn rất nhỏ tuổi. Nhưng nói chung đó là con số này rất hiếm trong cõi nhân loại này, không phải ai cũng nhớ kiếp trước hết. Thường thường những người sanh ra là hạng hoá sanh như Chư Thiên thì nhớ rất là rõ, còn những chúng sanh trải qua thời kỳ như ở trong trứng hay thai bào hay trong ẩm thấp thì nhớ rất ít, nhưng cũng có những biệt lệ tại vì do nghiệp đưa đẩy.
Nói về điểm này chúng tôi cũng đặc biệt lưu ý tất cả qúi vị rằng ở trong các quốc gia Phật Giáo và các truyền thống Phật Giáo gọi là Kim Cang Thừa hay Mật Tông rất thịnh hành ở Tây Tạng, Mông Cổ, Su....Kim..... như Phutăng... thì ở tại các quốc gia này việc tái sanh là một cái gì rất đặc biệt trong quan niệm về giáo lý người Phật tử, những người Phật tử ở đây họ luôn luôn nghĩ về kiếp trước và kiếp sau, và bởi vì sự tái sanh là nền tảng để cho họ tin vào lý nhân quả nghiệp báo, bởi vì tin vào lý nhân quả nghiệp báo do đó họ tin vào Tam Bảo rất thuần thành. Dĩ nhiên là tại tất cả các trường hợp các vị LạtMa chết tuy được trở thành những vị tuku .... tức là hậu thân của kiếp trước nhưng có một số đã cho thấy rằng các vị nhớ lại kiếp trước và bởi vì niềm tin vào tái sanh rất mạnh nên người Tây Tạng họ có một số niềm tin về nhân quả nghiệp báo, trong khi các quốc gia Phật giáo khác người Phật tử không có niềm tin mạnh như họ.
Và cũng là một điều thú vị nữa là bởi vì niềm tin của sự tái sanh rất mạnh ở trong truyền thống Phật Giáo Mật Tông do đó giáo lý về Thập Nhị Duyên Khởi (Thập Nhị Nhân Duyên) cũng là một giáo lý rất nổi bậc ở trong truyền thống của Mật Tông. Mặc dầu chúng ta biết rằng có một số quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa thì cho rằng Tứ Đế là giáo lý của hàng Thanh Văn, và Thập Nhị Nhân Duyên là giáo lý của hàng Duyên Giác tức là Độc Giác Phật. Và như vậy đã có một số truyền thống Phật Giáo Đại Thừa xem nhẹ giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên, bởi vì giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên không phải là con đường của các vị Bồ Tát mà đó là con đường của các vị Duyên Giác. Tuy nhiên Phật Giáo Kim Cang Thừa thì tự nhận mình là một phần của Đại Thừa mà còn cao hơn cả Đại Thừa nữa. Nhưng giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên thì trở lên có một địa vị rất đặc biệt. Qúi vị nhìn những bức tranh về Duyên Khởi (Thập Nhị Nhân Duyên) của Tây Tạng thì qúi vị sẽ thấy rằng họ đầu tư rất nhiều tâm trí và nghệ thuật, sự cảm nhận nghệ thuật vào đó.
Và đối với Phật Giáo Mật Tông thì người Phật tử Tây Tạng chính vì sự quan niệm về kiếp trước kiếp sau về sự tái sanh mà họ rất tin vào lý nhân quả, và vì họ có niềm tin hết sức mạnh mẽ vào lý nhân quả do đó niềm tin Phật Pháp của họ phải nói là đặc biệt. Chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi ở gần những người Phật tử Tây Tạng chúng tôi thấy rằng niềm tin của họ đối với nghiệp quả và đối với Tam Bảo hoàn toàn khác với những quốc gia Phật Giáo khác.
Do vậy ở trong trường hợp này là chúng ta nói đến trường hợp một người sanh ra đời mà đã nhớ lại kiếp trước của mình thì thưa qúi vị chính vì như vậy niềm tin vào nhân quả gần như là bất thối.
Tại Việt Nam chúng tôi nhớ ngày xưa khi chúng tôi còn ở bên nhà thỉnh thoảng có nói chuyện với một vị cao tăng của Việt Nam lúc đó là Hòa Thượng Ẩn Lâm, HT cũng có nói rằng nếu sanh ra kiếp sau mà mình nhớ được kiếp trước mình là ai, làm việc gì, mình khỏi cần chứng thiền chứng đạo chứng quả thì mình cũng có thể độ cho người khác được. Ý HT muốn nói rằng nếu có một ai trong chúng ta mà nhớ được kiếp trước một cách rõ ràng thì chúng ta có thể chứng minh được là có kiếp trước có kiếp sau và có lý nhân quả và như vậy đó số người qui ngưỡng Phật Pháp sẽ nhiều hơn./.
No comments:
Post a Comment