Thursday, July 11, 2013

Câu "tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung" có đúng với những gì được dạy trong Phật Pháp chăng?

Hỏi: Câu "tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung" có đúng với những gì được dạy trong Phật Pháp chăng?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 10-7-2013, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân trả lời: Câu nói "Tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung" thì chúng tôi nghĩ rằng là câu nói của các vị bổn sư trong truyền thống Phật Giáo Bắc Truyền. Điều này chỉ đúng một phần chứ không đúng hết.

Trong giòng sanh tử luân hồi thì không có đầu mối không có chung kết của nó, nghĩa là một người chưa đoạn tận phiền não.

Chúng ta biết căn cội gốc rễ để tạo nên giòng sanh tử luân hồi thì theo trong Phật Pháp Đức Phật Ngài dạy trong Thập Nhị Nhân Duyên chính là hai đầu mối là do phiền não và nghiệp. Phiền não tức là vô minh, tham ái và chấp thủ.

Do vô minh và tham ái chấp thủ đã xui khiến hay đã điều khiển chúng sanh hành động còn gọi là nghiệp, hành và hữu. Do nghiệp hữu hay là do sanh hữu do hành động, bao gồm các hành động thiện và bất thiện.

Thì khi mình nói đến nguồn cội để tạo nên khởi thủy luân hồi thì bắt nguồn ở phiền não mà ra, vô minh tham ái và chấp thủ. Do có tham ái và chấp thủ cho nên dẫn đến có sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, hay là xúc hoặc là thọ thì những điều đó là quả của luân hồi.

Như vậy, có nghĩa là một người còn phiền não thì không biết là mấu chốt tại đâu, không thể nói là từ ở đâu mà rõ ràng là chúng ta không có truy cội nguồn. Những thuyết tiến hóa của con người của Đắc Duyên từ ở vượn mà sanh ra thì không có cơ sở, rồi thuyết tạo hóa từ một đấng sáng tạo nào đó thì rõ ràng cũng không có chỗ đứng ở đây. Trong Phật Giáo thì Đức Phật Ngài nói là do có vô minh nên dẫn đến hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập do duyên xúc v.v... và cuối cùng thì sanh, lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não, do vậy là tiền tiền vô thỉ hậu hậu vô chung.

 Nhưng có một điều là không phải là không có chung, tại vì trong kinh Phật dạy một người mà chặc được một mắc xích trong 12 mắc xích thì đồng nghĩa 11 mắc xích còn lại cũng bị chặc đứt luôn nó không còn có cơ hội để mà dính với nhau nó nối kết với nhau trong 12 mắc xích này.

 Do vậy, chỉ cần đoạn tận ái ở trong kiếp hiện tại thì người đó không còn vô minh hay là người đó không còn sanh, lão, bịnh, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não hiện khởi nữa và như vậy thì là có điểm chung kết của nó, tức là chúng ta sẽ là có cái chung kết là không có sanh tử luân hồi, không còn tái diễn nữa bởi vì trong giòng sinh tử luân hồi thì như là Đức Phật Ngài dậy, bánh xe sanh tử luân hồi hình tròn không phải là hình vuông hay hình chữ nhật hay hình tam giác và do có hình tròn nó có thể xoay vòng, từ ở một điểm nào đó trong một bánh xe chúng ta quay một vòng thì sẽ đi đến điểm bắt đầu điểm khởi đầu, thì như vậy nó không có cái điểm cùng, không có cái bắt đầu và cũng không có cái kết cuộc của nó. Nhưng với một người đoạn tận được phiền não tức là vô minh tham ái và chấp thủ.

 Trong kinh Đức Phật Ngài nói là khổ là pháp cần phải biết  như vậy thì tiến trình sanh tử luân hồi là một cái khổ mà theo A Tỳ Đàm là 81 tâm hiệp thế 20 trạch pháp chẳng hạn.

 Như vậy thì KHỔ ở đây là chúng ta chỉ cho một cái gì đó là hiện khởi ở trong đời sống và TẬP ĐẾ là pháp cần phải đoạn trừ tức là đoạn trừ được ái tham thì tiến trình sanh tử luân hồi không còn, như vậy thì cái gọi là đến chung kết sẽ là chung kết nó không còn tái diễn lại nữa. Như trong kinh được biết là các Ngài nói: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã làm, việc nên làm đã làm, phạm hạnh đã thành, đã đặt gánh nặng sanh tử xuống, không còn trở lại trạng thái này nữa" tức là không còn sanh tử luân hồi

 Thì chúng tôi nghĩ rằng ở đây nói "tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung" tức là dựa vào giòng sanh tử luân hồi nó tiếp diễn liên tục nhưng đối với một đời sống tu tập, đối với con đường Đức Phật Ngài dạy là làm sao để đoạn tận được phiền não, mà muốn đoạn tận được TẬP ĐẾ để không còn có hiện khởi của KHỔ ĐẾ thì phải tu tập về ĐẠO ĐẾ và chỉ có ĐẠO ĐẾ tức là chỉ có phương thức BÁT CHÁNH ĐẠO.

 Nói tóm gọn, tức là nhờ BÁT CHÁNH ĐẠO tu tập để chặc đứt các mắc xích sanh tử luân hồi thì không còn hiện khởi ở trong cuộc đời này nữa.

 Như vậy thì ở đây chúng tôi nghĩ rằng câu "tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung" chỉ đúng ở một phần ở chỗ là khi chúng sanh còn phiền não thì sanh tử luân hồi không thể nào có điểm kết của nó và cũng không biết khởi đầu như chúng ta biết

 "vô minh là bất tri, quá khứ bất tri, hiện tại bất tri, vị lai hoặc vô minh là bất tri, khổ bất tri, tập bất tri, diệt bất tri đạo"

 chẳng hạn như vậy thì cái vô minh là cái mà chúng ta thấy mập mờ không biết là khởi thủy từ đâu nhưng mà cái kết cục - MINH SANH là do tu tập BÁT CHÁNH ĐẠO. Tu tập về ĐẠO ĐẾ như vậy thì đoạn tận được phiền não là cái TẬP ĐẾ hay là cái nguồn cội sanh ra dẫn đến sanh tử luân hồi thì người đó có thể chấm dứt được sanh tử luân hồi cũng như là mình đã có được điểm chung kết ./.  

No comments:

Post a Comment