Monday, July 1, 2013

Sự cung kính có đánh mất đi sự thân thiện và cởi mở hay không?

Hỏi: Sự cung kính có đánh mất đi sự thân thiện và cởi mở hay không? 

(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 7-5-2013 Thiên Ân chuyển biên)

TT Pháp Tân giảng: Trong một gia đình, người con tôn kính, kính trọng cha mẹ là điều tất nhiên, không vì sự tôn kính mà tạo nên sự khác biệt, xa lánh, bởi một người con có kính trọng cha mẹ mới có thể vâng lời. Trong bạn bè ngang hàng ngang lứa với nhau cũng cần tôn trọng lẫn nhau; tôi nói anh nghe, anh nói tôi nghe, thì như vậy mới trở nên gắn bó, khắng khít được. Còn ở trong gia đình, con biết tôn kính cha mẹ. Chữ “tôn kính” ở đây chúng tôi hiểu rằng đó chính là sự gắn bó lâu dài. Bởi bên ngoài người ta có câu là “Cá mè một lứa” tạo nên sự đấu khẩu, hoặc tranh cãi, xung đột trong gia đình. 
Trong Phật Pháp, sự cung kính, đó là sự gắn kết. Bởi vì trong kinh, Đức Phật có nói đến hai sự tiếp đãi, một là tiếp đãi bằng phương tiện vật chất, hai là tiếp đãi bằng pháp, cho nên khi khách Tăng, hoặc một vị Tăng ở phương xa đến thì mình có cách tiếp đón, như trả nước, cơm nước, dâng thực phẩm hoặc lời nói thân thiện, hoặc cách tiếp đãi bằng phương tiện vật chất, tuy rằng thanh đạm nhưng nói lên tình gắn bó. Vị khách Tăng từ phương xa đến được tiếp đón như vậy cũng là sự gắn bó, bởi mình đặt tâm lý ngược lại, khi mình đi đến một nơi nào đó mà chỗ đó họ không tiếp đón mình thì mình cảm thấy ngại, không muốn đến. Cũng như vậy, mình tiếp đón khách Tăng, các vị Chư Tăng hay bạn đồng phạm hạnh bằng của cải vật chất, ở đây không phải cao lương mỹ vị hay những gì cao sang phú quý lắm, mà chỉ là những bữa cơm thanh đạm, hay sự tiếp đón thì sự tiếp đón đó bằng phương tiện vật chất cũng là sự gắn bó. Nhưng sự gắn bó nhất chính là tiếp đón bằng pháp. 
Nên trong Phật Pháp thường thấy rằng một vị nhỏ hạ, đảnh lễ hay tôn kính vị lớn hạ hơn, đó không phải khoảng cách mà là tạo nên sự gắn bó hơn, bởi một người lớn mà đến nhà không ai tiếp đãi, không ai chào hỏi mình, không tôn trọng mình; không phải tôn trọng hay cung kính để được cái gì nhưng chính văn hóa cung kính trong Phật giáo. Ví dụ như một vị Sa Di thấy một vị Tỳ kheo đến thì mình tiếp đón vị Tỳ kheo đến, rồi mình lấy nước cho vị Tỳ kheo rửa chân, dọn chỗ cho vị Tỳ kheo ngồi hoặc nằm nghỉ, khi rước bát vị Tỳ kheo đó vào rồi thì trải chỗ ngồi rồi quý xuống đảnh lễ, thì đó là sự cung kính, đó không phải là khoảng cách, mà là tạo nên sự gắn bó, bởi một vị Sa Di hay một vị Tỳ kheo nhỏ hạ hơn mà làm đúng pháp mình đối với vị cần cung kính, đáng cung kính, chính điều đó tạo nên thiện cảm, khiến vị lớn hạ hơn cảm thấy đối với vị nhỏ sự thiện cảm và thân thiện. 
Như vậy thì sự tôn kính ở đây, không làm mất đi sự thân thiện, khi mình hiểu với nhau phẩm hạnh của một vị Tỳ kheo, thì chính đó tạo nên sự gắn bó, ví dụ như bạn đồng phạm hạnh, đồng chung niềm tin, đồng chung giới hạnh, đồng chung tri kiến thì khi mình hiểu vấn đề đó thì mình tôn kính vị đó, và vị đó cũng tôn trọng vị nhỏ, thì như vậy đó không tạo nên khoảng cách giữa vị này và vị khác mà là sự gắn bó, bởi không có gì mà đối xử tốt với nhau bằng Pháp hết, mình sống đúng theo Pháp mà Đức Phật đã ban hành trong luật thì đó cũng là sự tiếp đãi bằng Pháp, là sợi dây kết tạo nên sự gắn bó thân thiện. Ví dụ như mình nói là những vị lâu ngày sống chung với nhau, không phải là mình e dè, rụt rè, mặc dù vị đó lớn hơn mình, nhưng không vì thế mà vị nhỏ e dè, rụt rẻ, đáng sợ mà chính trong việc sinh hoạt hằng ngày, nói năng, cư xử, vị nhỏ không thể nào mất pháp cung kính được. Chính nhờ pháp cung kính đó nên trong Chư Tăng với nhau có sự gắn bó, nếu không có cung kính thì mình không biết suy nghĩ rằng mình tin tưởng vào ai, mình nghi ngờ vị này, nghi ngờ vị kia, thì đó là khoảng cách, còn khi mình đã hiểu rằng vị này có phẩm hạnh, vị này có tri kiến, vị này có niềm tin chân chánh thì mình gần gũi vị đó mình sẽ học hỏi và trao đổi với nhau một cách rất rõ ràng, thân thiện. 
Ở trong Phật Pháp, xuất thân từ mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, từ một gia đình, gia tộc khác nhau nhưng có chung với nhau là đồng chung trong Giáo Pháp này, cho nên chúng ta chỉ dựa trên Pháp và Luật, tức những điều mà chúng ta tiếp rước bằng Pháp, bằng những gì mình có được, đó là sự thân thiện. Cho nên ở đây theo chúng tôi nghĩ, điều mình tôn trọng, kính trọng một vị nào, một người nào không có nghĩa là có khoảng cách xa vời, mà chính sự tôn trọng, kính trọng đó là sợi dây gắn kết. Cũng như trong gia đình, cha mẹ, anh em, con cháu, trong Phật Pháp như sư thầy, huynh đệ hay những người đồng chung phạm hạnh có sự gắn kết với nhau, vì mình hiểu rõ sống theo Pháp để duy trì và có sự an lạc cho mình cũng như cho người khác. 
Qua câu hoi, ở đây đối với pháp cung kính thật sự ra chính là sợi dây gắn kết giữa mình và người khác, và không phải là cung kính là mất đi sự thân thiện cởi mở, đánh mất sự cung kính, tôn trọng thì đó là sự rạn nứt và xa vời, chứ không phải sự thân thiện, còn nếu mình có cung kính thì chính là sợi dây nối kết giữa mình và những người khác với nhau, đặc biệt là những chuyện tu Phật Pháp. 

No comments:

Post a Comment