Sunday, December 1, 2013

Làm thiện có thể hoán chuyển được cái nghiệp quá khứ không?

Hỏi: Làm thiện có thể hoán chuyển được cái nghiệp quá khứ không?

(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Ðẳng: một người bị chứng bịnh nan y, người này đã đi chùa lam phuoc và túc nghiệp lớn này đã chuyển hoá được cái nghiệp của quá khứ. Có thể nói đây là một trong những câu chuyện rất gần với niềm tin nhân gian của chúng ta. 

Chúng ta thấy rằng ở trong đời sống đôi khi có những chứng bịnh bình thường, không phải chỉ có bịnh sida và bịnh aids mới là bịnh tuyệt chứng nan y , hoặc giả là không phải những chứng bịnh như bịnh sars hiện tại mới là bịnh tuyệt chứng, là bịnh nan y. Nhưng lại có vô số chứng bịnh hết sức tầm thường, mà không có thuốc nào chữa hết , chúng tôi vẫn nghĩ là do nghiệp. Chúng tôi gặp số người mang chứng bịnh ngoài da, mặc dầu họ được sự chữa trị tận tình của một số bác sĩ tận tâm. Tuy chứng bịnh ngoài da không là những chứng bịnh lớn, nhưng cũng không cách nào chữa khỏi, không có cách gì kể cả thay đổi chỗ ở cũng không chữa được bịnh.  Chúng ta thấy vô số chứng bệnh như vậy được tìm thấy trong xã hội ngày hôm nay, mặc dù nền y khoa đã có sự tiến bộ rất lớn.  Có những bịnh dĩ nhiên thì do thân, có thân thì phải có bịnh, thí dụ như có thân thì chúng ta phải già, có thân khi trái gió trở trời chúng ta bị đau do tự nhiên của thân, nhưng rồi cũng có những chứng bịnh bất thường lẽ ra thì nó không có mặt ở trong một người như vậy, nhưng nó lại xảy ra chứng bịnh đó dù không phải là bịnh lớn, nó là bịnh đơn giản như bịnh ngoài da chẳng hạn, nhưng lại không trị đuợc, thì trong những trường hợp này không thể làm cho chúng ta không tin vào những lời dạy trong kinh điển, đó là nghiệp quá khứ đã chi phối,đó là do túc nghiệp, trong cái túc nghiệp này nó lại trở lại vấn đề là căn bản của Đạo Phật.

 Trong kinh Pháp Cú kể câu chuyện về quận chúa Robini em của Tôn Giả Anuruddha.  Khi Ðức Phật và Chư Tăng về lại cố hương Ca Tỳ La Vệ, Ngài ngự tại công viên rất đẹp của dòng họ Thích Ca, nhiều người đến thăm Ðức Phật và Chư Tăng, trong lúc đó Tôn Giả thấy vắng mặt em tức là quận chúa Robini, một người rất thân thiết với Tôn Giả thuở thiếu thời. Tôn Giả hỏi thì mới biết rằng quận chúa Robini đang bị một chứng bịnh ngoài da trong nhiều tháng nhiều năm rồi không chữa được và dung mạo không còn đẹp đẽ như ngày xưa, những mụn lở loát đã làm cho quận chúa Robini cảm thấy hết sức là xấu hổ khi đi ra bên ngoài gặp người khác. Tôn giả Anuruddha nhắn quận chúa Robini đến và Tôn Giả đã gặp quận chúa Robini với một bức voan che mặt. Tôn Giả đã dạy cho người em của mình cách nào để chuyển hóa cái nghiệp.

 Tôn Giả Anuruddha, Ngài là đệ nhất về thiên nhãn thông và trong sự hiểu biết của Ngài là một vị Thánh, thì Ngài thấy rằng đây là cái bịnh do nghiệp nên đã dạy em bán đi một số tư trang của mình để xây dựng một tịnh xá và đem tịnh xá này cúng dường đến Ðức Phật và Chư Tăng. Theo trong kinh nói thì sau khi nàng hoàn tất ngôi tịnh thất này thì dung mạo nàng đã trở lại bình thường vì hoán chuyển được cái nghiệp.  Và khi Ðức Phật đến ngự, Ngài đã dạy câu chuyện quá khứ trước kia tiền thân của quận chúa Robini. Nguyên là một vị hoàng hậu đem tâm đố kỵ oán ghét một vũ nữ tài nhân trong cung và cũng là câu chuyện rất thường xảy ra ở trong cung đình, người vũ nữ này có lẽ được nhà vua sủng ái nên hoàng hậu đã dùng một lọai phấn bột độc ở trong đó chứa vi khuẩn của bịnh ghẻ lở ném vào người vũ nữ này, khiến người vũ nữ này đã bị một chứng bịnh ngoài da rất là đau đớn, và khuôn mặt nhan sắc vô cùng ghê sợ. Vì nghiệp đó nên kiếp này đã xảy ra như vậy, tuy rằng cái nghiệp đó đã xảy ra từ nhiều kiếp trước dai dẳng cho đến kiếp này. 

Theo trong kinh Phật nếu chúng ta tạo những công đức về phước thí , mang lại những phương tiện cho những người khác thí dụ như xe thuyền, thực phẩm , y phục v.v... thì nó trực tiếp thay đổi đời sống của người đó, và đặc biệt nếu đối tượng đó là đối tượng khả kính, đối tượng có giới đức tu hành, ví dụ như trong trường hợp này nàng Robini đã làm một tịnh xá cúng dường Ðức Phật và Chư Tăng, thì nàng đã làm được phước rất là rất là xung mãn đó là sống lâu, có sắc đẹp an vui và có sức mạnh. Những phước nghiệp nó đến bởi vì cung cấp tiện nghi cho những vị tu hành như vậy thì được phước.  

Chúng ta nói điều này là bởi vì đây là một trong truyền thống làm phước rất quan trọng xưa nay mà ít có ai để ý chuyện này.  Thí dụ trong kinh có câu nói rằng bố thí đèn là cho mắt, bố thí xe thuyền là cho sự an vui.  Chúng tôi nghĩ rằng ngày hôm nay người Phật tử làm phước ít có khi nghĩ đến chuyện này, bởi vì chúng ta sống trong xã hội đôi khi  đời sống của Chư Tăng đã khác ngày xưa và tiền bạc nó cũng đã là một đơn vị trao đổi, lâu ngày người Phật tử không còn nhớ nhiều đến việc phước sự đã được dạy tường tận ở trong kinh điển.

Chúng tôi đã được nhiều dịp gặp các vị Phật tử kỳ cựu lão thành ngày xưa, đã được gần cận các Ngài Trưởng Lão như Ngài Hộ Tông, Ngài Tịnh Luật v.v... Những vị khai sanh ra Phật Giáo Nam Tông khi Việt Nam ở trong thời kỳ chấn hưng Phật Giáo, thì những vị cư sĩ đó kể rằng các Ngài rất kiên nhẫn. Qúi Ngài thường thường đọc lại từng trang kinh và hướng dẫn cho các người Phật tử về ý nghĩa của cách làm phước. Ví dụ như chúng ta nói rằng bố thí xe thuyền là cho sự an vui, và ít có ai hiểu được rằng bố thí xe thuyền là cho sự an vui (có nghĩa là phương tiện di chuyển) Ngày hôm nay những người Phật tử họ lấy một ít tiền bạc rồi họ cúng dường cho quí Thầy, rồi Quí Thầy muốn làm sao đó thì làm, việc làm đó rất là tự tại, nhưng rồi mình có tác ý tốt, có tâm niệm tốt trong việc làm phước.  Ví dụ như một vị Thiền Sư, một vị Pháp Sư trong lúc đi đó đây hoàng pháp mà có được phuơng tiện đi lại tiện nghi thỏai mái và nó có nhiều cái lợi lạc,  cái lợi này mang lại cho sự khinh an, thì những sự tiện nghi mang lại cho mình sự khinh an, và sự khinh an mang lại cho mình 4 pháp, 4 quả phúc rất lớn, đó là thọ mạng sống lâu hơn, nói về dung sắc thì thù thắng hơn, nói về sự an vui của tâm thì tâm thanh thản hơn và nói về thể lực sức mạnh thì nó nhiều hơn, những ảnh hưởng liên quan đến những phước quả như vậy được nói nhiều trong truyền thống taọ phước của Phật tử.

Một người có thể bị một số cái nghiệp ở trong quá khứ gây cho mình một số phiền lụy ở trong đời sống hiện tại, và trong trường hợp này đối với quận chúa Robini là thân bị một chứng bịnh ngoài da, và  có một số phước hạnh tức là việc làm thiện có thể hoán chuyển được cái nghiệp quá khứ. Đây cũng là cái gì ảnh hưởng lớn đến văn hoá của Đạo Phật khi người Phật tử tin rằng  việc tạo phước có khả năng để hoán chuyển đời sống. 

No comments:

Post a Comment