Monday, December 9, 2013

Hỏi: Thế nào là pháp tu cho tâm được thanh tịnh ?

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Đăng: Trong kinh Ðức Phật Ngài dạy, chúng ta muốn tu cho tâm được thanh tịnh thì những pháp môn như là giữ giới cũng làm cho tâm thanh tịnh, chứ không nhiều khi mình nghĩ rằng phải đi từ thấp đến cao.

          Ngài dạy rằng khi mình chưa biết cách tu tập thì mình có thể giữ giới, vì giữ giới ngăn ngừa mình không làm các ác nghiệp như vậy tâm mình có tu tập.  ÐứcPhật Ngài nói thất tịnh, giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh, đoạn nghi tịnh, như vậy mình muốn tâm mình tịnh thì mình có thể giữ giới trong sạch thanh tịnh.

Thì mình muốn tu tập cho tâm được thanh tịnh thì mình phải có giới.

           Giới thanh tịnh ở đây liên hệ đến năm giới như, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Giữ năm giới tâm mình được thanh tịnh, thanh tịnh là do giới.

 Bởi vậy Ðức Phật dạy rằng: không phải do ai làm cho mình không có dơ bẩn, mà do chính giới của mình. Một khi mình phạm giới đồng nghĩa với làm cho tâm mình bị ô nhiễm, và mình không thể nào bỏ một nấc thang. 

Ðức Phật nói rằng giới là nấc thang, một người bước lên từng nấc thang thì sẽ đến, thí dụ như giới khôngsát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, nếu mình giữ giới trong sạch như vậy là những nấc thang mình bắt lên cõi trời và cũng mở cửa ngõ Niết Bàn. Có nghĩa là mình mở được cửa đó khi mình hành giới trong sạch. Đó là sự chói sáng, mà chỉ người có trí mới giữ giới được, nên Ðức Phật nói những người có trí sống cao thượng nhất là đời sống có trí tuệ.

          Bởi vậy đức tin là vật trang sức đẹp nhất của người nam người nữ, sự chân thật là hương vị ngọt ngào nhất, đời sống có trí tuệ là đời sống cao thượng nhất.  Và mình có trí tuệ thì mình mới giữ giới được, những người tu giới được là người có trí, chính giới làm cho tâm mình tịnh, như vậy câu trả lời này là như vậy, và những lần trước chúng tôi cũng có trả lời bằng cách thiền định và có những cách khác.

         Nhưng chúng tôi muốn dẫn chứng hôm nay là về giới làm cho tâm mình thanh tịnh và mọi người không chán ghét mình, và giữ giới làm tâm mình có sự bất hối.  Vì giới là sự bất hối, Ðức Phật Ngài nói với Ðại Ðức Ananda như vậy, nó có tính cách làm cho người ta bất hối, có nghĩa là nhớ lại thì không có sự hối hận, mình nhớ lại giới mình hoan hỷ hơn, mình trong sạch hơn, tâm mình thanh tịnh hơn, nên được gọi là giới tịnh thì tâm tịnh, mà tâm tịnh thì sẽ được kiến tịnh.  Ðó là câu trả lời của chúng tôi.  

No comments:

Post a Comment