Hỏi: Nếu so sánh hai hạng hành giả một “ nhạy cảm”, một “ dửng dưng” thì ai dễ thay đổi bản thân hơn?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma, ngày 22-11-2013, Tín Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Trên phương diện giáo dục, thì cả hai hạng người trên là hai thái cực, người nào cũng khó dạy nhắc bảo, chúng tôi cảm nhận điều này qua kinh nghiệm dạy học trò nhiều năm.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma, ngày 22-11-2013, Tín Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Trên phương diện giáo dục, thì cả hai hạng người trên là hai thái cực, người nào cũng khó dạy nhắc bảo, chúng tôi cảm nhận điều này qua kinh nghiệm dạy học trò nhiều năm.
Ở đây khi một người “dửng dưng”, họ bất chấp những lời nói của người khác thì người đó trở nên có tánh khó dạy, mặc dù chúng ta thấy một người dửng dưng như vậy, tâm của họ không bị phiền muộn quở trách. Họ sẽ không có thu hoạch được những điều tốt đẹp do người khác chỉ bảo.
Còn một người tâm rất “nhạy cảm”, họ rất dễ tự ái khi có một lời nói khiển trách nhẹ, là họ cảm thấy họ có lỗi tày trời lỗi lớn, mà họ luôn luôn lúc nào cũng khổ ải buồn bực với những lời khiển trách nhắc nhở. Như vậy hạng người thứ hai này, cái tâm của họ bị chộn rộn do bị chi phối, họ sẽ không bao giờ lãnh hội được những tinh hoa những lời nói chỉ bảo nhắc nhở. Thế là hạng người thứ hai cũng khó dạy.
Hơn nữa có hai hạng người khác, đó là hạng người “dễ dạy” luôn cởi mở đón nhận những lời người khác chỉ bảo. Họ không phải dễ dàng bị chi phối những lời chỉ bảo hay những lời khiển trách. Những điều nào đúng thì họ mới chấp nhận, còn những việc nào sai họ bỏ ngoài tai, họ không đếm xỉa đến những lời khen tiếng chê, những lời chỉ trích hay là những lời nhắc nhở khuyên bảo. Những pháp có lợi ích, thì họ nghe theo và đón nhận một cách hoan hỷ thật lòng. Nói trên phương diện giáo dục, thì hạng người thứ ba này dạy rất dễ và tiếp thu cũng rất dễ, bởi vì một người trí họ sẽ không khuyên bảo một người bất chấp lời nói của họ. Và một người trí cũng sẽ không khuyên bảo nhắc nhở nhiều với một người có tánh dễ tự ái mặc cảm và luôn luôn có sự dao động. Mà người trí thích hoan hỷ nhắc bảo người có tâm cởi mở, biết nhận thức lời khuyên nào hữu ích và những lời khen chê nào vô ích, họ sẽ bỏ qua và chỉ biết lãnh hội tiếp thu những lời nói tốt đẹp mà thôi. Đó là hạng người dễ dạy.
Chúng ta nói đến hạng người thứ tư, người được xem như là “bậc đại trí” ở trong đời. Vị này không phải là không biết tôn trọng những lời khuyên răn dạy bảo của kẻ khác, nhưng mà vị ấy có sự cẩn trọng về thân về khẩu. Tức là về hành động, lời nói cũng như tư tưởng, vị ấy cẩn trọng không để nhầm lỗi trước khi bị khiển trách. Như vậy hạng người thứ tư này, có thể toàn hảo như là Bồ Tát kiếp chót Thái tử Sĩ-Đạt-Ta chẳng hạn. Khi Ngài xuất gia làm đạo sĩ cũng như thế, Ngài luôn luôn biết tự sửa chính mình, tự khắc phục chính mình không cần người khác chỉ dạy răn bảo. Hạng người thứ tư này là người tuyệt hảo.
Tuy nhiên chúng ta trở lại câu hỏi về hai hạng người trên, so sánh hai hạng hành giả một “ nhạy cảm”, một “ dửng dưng”. Một người rất nhạy cảm với những lời khiển trách phê phán, còn một người dửng dưng bất cần với những lời khiển trách phê phán thì ai ai dễ thay đổi bản thân hơn? Đây là một câu hỏi khó, chúng tôi chỉ trả lời là không ai có thể thay đổi bản thân mình.
· Đối với người “ nhạy cảm”, trừ khi họ bớt đi cái tánh tự ti và thay vào đó sự hoan hỷ với người đã khuyên bảo nhắc nhở mình, thì như vậy người đó có sự tiến bộ và thay đổi bản thân được.
· Đối với người “dửng dưng”, nếu như họ có thêm trí tuệ suy xét những điều mà người khác đã khuyên bảo nhắc nhở, thì người này có sự tiến bộ và có sự thay đổi bản thân.
Cả hai hạng người vừa nhạy cảm, vừa dửng dưng. Cái tâm “nhạy cảm” và “dửng dưng” của hai hạng người này trước những lời khen tiếng chê, nếu mà bản chất của họ như vậy mà họ không có trí tuệ. Một đằng thì họ cố chấp cho nhạy cảm, còn một đằng thì họ bất chấp cho dửng dưng. Họ không dùng trí tuệ mà họ sống với tính buông thả độc lập, thì như vậy cả hai hạng người này nếu theo bản chất của họ thì họ khó có sự tiến bộ cho bản thân được./.
No comments:
Post a Comment