Tuesday, June 20, 2017

Phải chăng tụng kinh Paritta có uy lực giải trừ bịnh?

Thảo luận: Phải chăng tụng kinh Paritta có uy lực giải trừ bịnh?

Câu thảo luận giảng trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma.

 Minh Hạnh chuyển biên

TT Tuệ Siêu: Bệnh phát sanh do 4 nguyên nhân: 

1 . Bệnh do vật thực.
2.  Bệnh do thời tiết.
3. Bệnh do tâm phiền não.
4. Bốn là bệnh do nghiệp.

- Bệnh do vật thực thì phải điều chỉnh vật thực. 
- Bệnh do thời tiết thì phải  tránh thời tiết khắc nghiệt. 
- Bệnh do nghiệp thì phải làm phước, phải tạo duyên. Nghiệp nào mạnh hơn chúng ta chú nguyện để chuyển nghiệp. 
-  Bệnh do phiền não, bệnh này chúng ta phải trị bằng mẹo tức là chúng ta phải thuyết phải nói cái gì để cho người bệnh họ giải toả được phiền não đó. 

Và thuyết nói cái gì đó không nhất thiết phải là kinh Parritta. Bởi vì có những trường hợp người ta nói lời chân ngôn người bịnh cũng sẽ hết bịnh như trường hợp bài kinh hôm nay (Tăng Chi Bộ - Chương 6 - Phẩm  Cần Phải Nhớ bài (VI) (16) Cha Mẹ Của NakuLa (1).

Nữ gia chủ mẹ của Nakula nói với nam gia chủ cha của Nakula 6 điều, thì trong ba điều được nêu lên như sau:

Điều thứ nhất là:

 - "Chớ để mệnh chung một cách đau khổ vì nghĩ rằng sau khi ông chết tôi sẽ không nuôi dưỡng được con cái và duy trì đời sống gia đình ông yên tâm tôi rất khéo tay dệt vải và trải lông cừu hai nghề đó tôi kiếm tiền nuôi con được rồi".
Lời nói như vậy trấn an ông ta không phải băn khoăn lo nghĩ.

Điều thứ hai Mẹ Nakula nói với cha Nakula: 

"Ông chớ có băn khoăn chớ suy nghĩ rằng sau khi ông chết rồi tôi sẽ đi đến một gia đình khác tái giá, ở đây sống chung với nhau 16 năm trời thì ông đã biết phạm hạnh của tôi như thế nào". 
Nói như vậy khiến ông ta yên tâm giải toả được điều thứ hai.

Điều thứ ba, mẹ của Nakula với cha của Nakula:

"Ông chớ có nghĩ ngợi rằng sau khi ông mệnh chung thì tôi không có thường xuyên đi đến yết kiến Đức Phật và yết kiến Chư Tăng, ở đây ông hãy yên tâm sau khi mệnh chung tôi còn đi đến yết kiến Đức Phật và yết kiến Tăng Chúng nhiều hơn nữa". 

Nói như vậy có nghĩa là bà khẳng định lòng tin của bà đối với Tam Bảo không phải là vì chồng là người Phật tử mà vợ phải theo mà chính bà đã là người đạt đến lòng tin bất động, bà nói để ông giải toả.

Chúng tôi chỉ muốn nói 3 điều đầu rõ ràng ở đây mình nói bất cứ điều gì để giải tỏa cho người khác cái tâm trạng nhưng mà ở đây chúng ta nói nên nhớ những điều gì chúng ta nói điều đó là nói chân ngôn tức là lời nói chân thật bởi vì chỉ có lời nói chân thành chân thật mới có uy lực chúng ta gọi là saccavādī  là chân ngôn.

Chẳng hạn như trong chuyện tiền thân của Đức Phật khi còn là vị Bồ Tát lúc mẹ của Ngài bị bệnh thầy thuốc nói phải bắt con thỏ còn sống đem về cắt cổ lấy máu tươi hoà thuốc cứu mẹ mới được. Người anh của Bồ Tát sai Ngài đi đặt bẫy, khi Ngài đặt bẫy một buổi thì bẫy được con thỏ mắc vào Ngài nhìn thấy nó hốt hoảng và trong ánh mắt của nó như là rưng rưng nước mắt Ngài động lòng nên đã tháo bẩy thả con thỏ vào rừng. Khi Ngài về nhà anh Ngài hỏi thì Ngài thú thật như vậy người anh mắng Ngài Ngài im lặng trú trong tâm từ bi như khi nãy lúc Ngài đã thả con thỏ Ngài đi vào giường bệnh của người mẹ chú nguyện rằng: 

- "Hôm nay đi vào rừng đánh bẫy được con thỏ ta có tâm bi mẫn thả con thỏ không có một ác ý giết hại chúng sanh mong với sự thật này xin cho mẹ ta hết bịnh

Lúc Bồ Tát chú nguyện lời chân ngôn xong Ngài nắm tay bà mẹ và bà mẹ của Ngài tức khắc được thuyên giảm khỏi cần uống thuốc. Lời chân ngôn như vậy.

Cho nên ở đây chúng ta hãy nói lời chân ngôn cho dù một đề tài ý nghĩa như thế nào nhưng mà nó là chân ngôn thì chúng ta chú nguyện cũng trở thành uy lực chứ không nhất thiết phải là tụng kinh tụng pháp.

Khi chúng ta nói đến vấn đề tụng kinh Paritta. Thì ở đây chúng tôi cũng xin nhắc thêm để các Phật tử ghi nhớ. 

Không phải lúc nào tụng kinh Paritta cũng có hiệu lực. 

Người nghe kinh Paritta và người tụng kinh Paritta mỗi người đều phải có những yếu tố. 

Nếu Chư Tăng tụng kinh Paritta thì:

- Thứ nhất. Tụng kinh Paritta một vị Tỳ Kheo tụng kinh Paritta hay Chư Tăng tụng kinh Paritta lúc đó Chư Tăng phải có CHÁNH NIỆM, không được phóng dật không phải là tụng ê a mà tụng phải có sự CHÁNH NIỆM.

Thứ hai là phải có sự chú tâm về lòng bi mẫn đối với người bệnh thì lúc đó mới thành tựu được uy lực của kinh Paritta do vị đó tụng.

Còn về người bệnh thì:

Trong kinh Milindapañhā, Ngài Nāgasenai có nhắc đến vấn đề tụng kinh Paritta cho người bệnh và người đó thành tựu được năng lực kinh Paritta một là do:

- Thứ nhất, họ có đức tin

- Thứ hai, trong khi nghe kinh Paritta tâm của họ chăm chú không bị thất niệm

- Và thứ ba, họ có tạo được một phước thiện gì giống như cây trồng xuống đất rễ còn tươi tốt và cây đó còn sống thì lúc bấy giờ người ta vun phân tưới nước cây mới phát triển thêm. Còn nếu như cây khô đem cặm xuống đất dầu cho có vun phân tưới nước thì cây nó không thể mọc ra lá được không thể phát triển được. Cũng vậy chỉ có người đã tạo được một thiện hạnh công đức gì thì lúc bấy giờ Chư tăng tụng kinh Paritta hổ trợ mới có hiệu lực chứ còn nếu như một người ác tà kiến và không tin Phật Pháp họ không làm điều thiện gì mà họ chỉ làm việc ác thì như vậy đối với người này dầu tụng kinh Paritta cũng vô ích thôi. Đó là điều chúng ta phải lưu ý là như vậy.

Những trường hợp như Đức Phật thuyết kinh Thất Giác Chi cho Tôn Giả MahaKassapa bị bệnh Ngài nghe xong thì hết bịnh, hay là Ngài thuyết cho Tôn Giả Mahamoggallana - Mục Kiền Liên bị bịnh Đức Phật Ngài thuyết kinh Thất Giác Chi cho Tôn Giả Mục Kiền Liên nghe Ngài cũng hoan hỉ mà hết bịnh, hoặc chính bản thân của Đức Phật khi bị bệnh Ngài bảo Tỳ Khưu MahaCudan thị giả của Ngài thuyết lại kinh Thất Giác Chi cho Ngài nghe, Ngài nghe xong Ngài hết bệnh. Thì trong những trường hợp này không phải là vì các vị đó cần phải tu tập hay là có nhiều thiện pháp bởi vì Đức Phật và hai vị Tôn Giả kia đều là bậc Alahán là bậc giải thoát  những gì các Ngài đã đạt được do sự tu tập viên mãn về Thất Giác Chi nên bây giờ nghe lại Pháp Thất Giác Chi với tâm tư hoan hỉ, ngay tức khắc dứt khỏi bịnh, và cũng vậy Đức Phật sau khi nghe xong Pháp Thất Giác Chi này có sự hoan hỉ với Pháp thì Ngài dứt được bệnh thì trong trường hợp này chúng ta thấy đó là trường hợp đặc biệt các bậc Thánh vô lậu như Đức Phật và hai vị Thinh Văn đã có sự hoan hỉ trong pháp chứng đạt.

 Đối với phàm phu chúng ta khi được nghe kinh Paritta thì chỉ có hai điều làm chúng ta hết bịnh:

- Một là chúng ta nghe với tâm hoan hỉ để chúng ta dẹp được phiền não uẩn khúc ở trong lòng.

- Hai là chúng ta tạo được duyên phước công đức gì giờ nghe kinh Paritta có uy lực để chuyển hướng làm chúng ta hết bịnh. 

Chỉ như vậy thôi, chúng ta lưu ý hai điểm này./.

Xem tiếp : Kinh Paritta là kinh gì? 

2 comments:

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete