Hỏi: Người tu tập cầu giải thoát có cần thể hiện hạnh bố thí chăng?
Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma. Ngày 11-1-2015, Minh Hạnh chuyển biên
TT Pháp Tân: Trong kinh Đức Phật Ngài dạy trong sự tu tập có ba loại phước, đó là: phước vật, phước đức và phước trí.
Trong giai đoạn tu của một người tu tập có loại phước như phước vật, bồi bổ phước vật rồi bồi bổ phước trí cũng như bồi bổ phước đức. Như mười công đức thiện sự chư Phật tử chúng ta cũng thường nghe từ việc bố thí, trì giới, rồi tham thiền, cung kính phục vụ, tùy hỉ phước, hồi hướng phước và thính pháp, thuyết pháp chánh tri kiến, đó là mười việc làm tạo nên ba loại phước là phước đức, phước vật và phước trí.
Đối với người cư sĩ có những điều kiện thuận lợi để bố thí, tùy vào mỗi một người, tùy vào những hoàn cảnh đời sống khác nhau nhưng có những điều kiện thuận lợi để bố thí cúng dường. Vì người cư sĩ có công việc làm tạo ra tài sản bằng bàn tay lao động chính đáng của mình tạo ra.
Đức Phật Ngài dạy trong kinh Thi Ca La Việt, một người cư sĩ tạo ra tài sản chia làm 5 phần, là trả nợ cũ cho vay nợ mới, đền ơn cha mẹ ông bà, nuôi cha mẹ ông bà, nuôi con cái cháu chắc, nuôi những người thân của mình, rồi lo chi dụng cho đời sống hàng ngày, để dành tiếp đãi một phần là chôn của để dành, tạo phước để dành hoặc để dành của trong tương lai. Khi nói chia tài sản ra làm 5 trong đó có một phần là bố thí cúng dường để tạo phước cho mình, người cư sĩ có những thuận lợi là do tạo ra những của cải tài sản nên chúng ta có thể dể dàng bố thí cúng dường.
Trong kinh Tăng Chi, công chúa Sumana hỏi Đức Phật: "có khác chăng giữa hai người xuất gia đồng niềm tin, đồng chí tuệ, đồng giới hạnh giống nhau nhưng một người có bố thí một vị không bố thí có khác nhau ở chỗ nào?"
Đức Phật Ngài dạy rằng: "vị có bố thí vị đó sẽ được những vật dụng thí dụ như được những người đàn tín mời đi trai tăng cúng dường những vị đó sẽ được y áo cũng sẽ được những thuận lợi trên phương diện vật chất. Còn vị không bố thí sẽ bị thiếu đi những điều đó".
Chúng ta chưa kể những nhân chúng ta gieo làm cản trở phước. Chẳng hạn như chúng ta thấy trong những đệ tử của Đức Phật có vị đệ nhất về tài vật là Ngài Sivali Ngài có đầy đủ những tài vật đi đâu dù Chư Tăng ở trong rừng trong một đoạn đường vắng không có xóm làng thôn ấp nhưng nếu có Ngài Sivali trong đoàn thì Chư Tăng không bao giờ bị thiếu thốn về vật thực, tức là do phước của Ngài Sivalilớn vậy. Nhưng ngược lại, một vị cả một buổi ăn cũng không được no đó là Tôn Giả Losaka, Tôn Giả bị đói là do quả của đời trước có thể một là do không bố thí hoặc do cản trở hay hủy hoại vật thực của một vị Alahán nên bị quả đói trong nhiều kiếp, kiếp cuối cùng mặt dù đã chứng quả vị Alahán nhưng vẫn bị đói không có một bữa no cuối cùng thì Ngài Xá Lợi Phất biết được điều đó Ngài mới cho dùng một bữa cơm cuối cùng rồi Ngài Losaka tịch diệt.
Đó là chúng tôi nói hai mảnh đời cuả hai vị Thánh, một vị đầy đủ về vật thực, một vị thiếu thốn về vật thực. Thì ở đây, hạnh bố Đức Phật Ngài dạy chung, dạy cho những ai biết tu. Trong mười pháp độ Balamật có pháp bố thí Ba la Mật. Thì bây giờ muốn tu để đạt được sự giải thoát, mình tu ở vai trò một người cư sĩ hay tu ở vai trò của một bậc xuất gia thì hạnh bố thí vẫn cần thiết cho đời sống tu tập của mình.
Người ta có câu "Tại gia thí tài, xuất gia thí pháp". Thí pháp thì tạo phước trí có thể là nhân để tạo phước trí. Nhưng thí tài là nhân tạo phước vật. Nếu mình tạo phước vật thì mình có nhiều thuận duyên hơn như trường hợp chúng tôi đã nói khi nãy Đức Phật trả lời công chúa Sumana là :"cả hai vị xuất gia cùng đồng niềm tin, đồng giới hạnh, đồng trí tuệ thì chuyện đắc đạo đắc quả giống như nhau nhưng về một vị có bố thí cúng dường thì vị đó sanh trong đời nhiều kiếp sẽ đầy đủ vật dụng hơn, còn nếu như vị không bố thí cúng dường thì vị đó sẽ thiếu thốn vật thực thiếu thốn về tài vật v.v...
Thì ở đây, nếu như mình có nhiều thuận lợi về vật chất tuy rằng vật chất của cải cũng chỉ là vật tạm thôi, mình hiểu trong lý của Phật giáo nó cũng là vật ngoài thân, nó cũng chỉ là một phương tiện nhưng nếu như mình có được những sự thuận lợi đó giống như chúng tôi thường nói câu "lấy củi đậu nấu đậu" tức là mình có phước thì mình bố thí cúng dường để mình tạo những sự thuận lợi nữa để mình tu tập thêm nữa. Vì vậy cho nên việc tu tập chúng tôi nghĩ rằng dù một vị xuất gia hay một vị tại gia hạnh bố thí là hạnh rất cần thiết.
Nhưng nói về người cư sĩ thì có những sự thuận lợi hơn. Người cư sĩ tạo ra tài sản bởi vì: Một là có tinh cần, có sự siêng năng để tạo ra tài sản. Hai là có phước để giữ được tài sản, hay có được sự thuận lợi để giữ được tài sản, đó là nhờ mình có phước.
Cho nên, tu tập bố thí cúng dường để tạo phước, vừa là tập hạnh xả ly cho chính mình và vừa tạo phước cho chính mình để có những sự thuận lợi ở trong đời sống hiện tại, cũng như là đời sống tương lai. Trong đời sống luân hồi mình cầu đạo giải thoát mình nhờ có hạnh bố thí.
Tuy nhiên, trong mười thiện sự thì thiện sự nào mình có thể làm được thì mình vẫn phải làm chứ không nhất thiết phải là hạnh bố thí là dành cho người cư sĩ mà bậc xuất gia cũng có. Nhưng người cư sĩ có những sự thuận lợi do phương diện vật chất tạo ra của cải vật chất có thể bố thí cúng dường một cách dễ còn Chư Tăng xuất gia sống nhờ phước nhờ sự hộ độ của những người đàn na tín thí nhưng Chư Tăng thì thí pháp, và nếu Chư Tăng có tài vật thì đó là một sự thuận lợi để Chư Tăng bố thí cúng dường đến Tăng Chúng đó là cái điều cần thiết ./.
No comments:
Post a Comment