Thảo luận 1. Tại sao có những đứa trẻ dù chưa chứng đắc thiền định mà biết được kiếp quá khứ, do nguyên nhân gì? Và phải chăng hễ kiếp trước mình là người thì sau khi chết cũng sẽ tái sanh làm người?
Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Budhadhamma ngày 4 tháng 12, 2018. Minh Hạnh chuyển biên
TT Tuệ Siêu:
Câu hỏi thứ nhất. Đã có trường hợp một cậu bé kiếp này sanh làm người đã nhớ được tiền kiếp là người ở chỗ đó chỗ đó.
Một người ở kiếp này có thể nhớ được tiền kiếp của mình thì có 3 trường hợp:
1- Trường hợp thứ nhất: Đối với các chúng sanh thuộc về loài hóa sanh có 3 cách như các vị Chư Thiên, Phạm Thiên, hoặc những hạng ngã qủi v.v..., đó là người hóa sanh cho nên khi họ là loài phi nhân họ biết được tiền kiếp của họ, khi Ngài Xá Lợi Phất đang đi kinh hành lúc còn canh hai, canh cuối của đêm thì có một bóng của một ngạ qủi hiện ra phía trước đường kinh hành của Ngài, Ngài dừng lại hỏi:
- Người là ai?
- Bạch Tôn Giả, tôi là ngã qủi.
- Tại sao ngươi đến đây?
Ngạ qủi trả lời:
- Con 5 đời trước là thân mẫu của Ngài nhưng vì kiếp đó không biết làm phước, tạo nhiều nghiệp xấu cho nên bây giờ phải sanh vào ngã qủi đói khổ, xin Ngài từ bi tế độ.
Lúc đó Tôn Giả Xá Lợi Phất Ngài nói:
- Sáng mai ta đi khất thực xong về đem cho người bát thực phẩm rồi ngươi đem cúng dường đến Chư Tăng rồi tùy hỉ với phước báu mình đã làm hoan hỉ với phước báu mình đã làm.
Ngạ qủi mới nói:
- Thân phận như thế này thì làm sao tiếp cận được với Chư Tăng.
Ngài nói:
- Vậy ta sẽ nhân danh ngươi để cúng dường thực phẩm đó đến chúng Tỳ Kheo, và người hãy tùy hỉ phước.
Qua hôm sau thực hiện như vậy ngạ qủi được tái sanh vào cõi trời.
Như vậy, loài ngã qủi biết kiếp trước, Đức Trời Đế Thích, Tứ Đại Thiên Vương cũng đều biết, các Chư Thiên nói chung, như ông Cấp Cô Độc, bà Visàkhà sanh làm Chư Thiên, là một Thiên Tử. Sau khi làm vị Chư Thiên rồi thì trở xuống cõi người đảnh lễ Đức Phật.
Đức Phật hỏi:
- Này Thiên nhân, ngươi là ai?
Vị Chư Thiên đó thưa:
- Bạch Đức Thế Tôn, con là Thiên Tử Sudatta, kiếp trước con là trưởng giả Anāthapiṇḍika Cấp Cô Độc, đệ tử của Ngài.
Đức Thế Tôn Ngài biết nhưng Ngài hỏi để có duyên cớ thuyết pháp cho các vị Chư Thiên, cho chúng Tỳ Kheo nghe luôn.
Như vậy, Chư Thiên, Phạm Thiên biết. Phạm Thiên biết thí dụ như Phạm Thiên Ghatikàra thường đến đảnh lễ Đức Phật nhắc lại chuyện quá khứ xa xưa bởi vì Phạm Thiên Ghatikàra là một vị A Na Hàm thời Đức Phật Kassapa kể lại câu chuyện trong thời quá khứ cho Đức Phật nghe, Đức Phật xác nhận điều đó, Ngài đã thấy đã biết. Cho nên, Chư Thiên, Phạm Thiên, ngã qủi, loài hóa sanh nói chung, loài phi nhân có thể nhớ được đời sống trước của họ.
2. Nguyên nhân thứ hai, một người có thể nhớ được tiền kiếp đó là vị đắc thiền có thần thông (iddhipāda) vị đó hướng tâm đến quá khứ biết ở kiếp quá khứ sanh ở đâu, giai cấp như thế nào, tên họ là gì, họ biết được là do năng lực phát sanh.
3. Nguyên nhân thứ ba, là trường hợp hy hữu, trường hợp một số người họ sanh ra có thể nhớ được tiền kiếp của họ. Trường hợp này do nơi nguyện lực, chúng ta gọi chung là nguyện lực của quá khứ. Ở trong quá khứ khi họ làm việc gì họ nguyện :"Nguyện cho tôi được đời sau có thể nhớ được kiếp sống quá khứ như thế này", thì cũng thành tựu nếu dựa trên căn bản về phước báu bố thí, trì giới người đó đã làm thì đời sau sanh ra vẫn có khả năng biết được, nhưng rất hạn chế.
Người mà biết được tiền kiếp của mình mà biết được nhiều kiếp quá khứ thì chỉ có bậc đã đắc được Túc mạng thông (pubbe-nivasanussati), do đắc thiền đạt được túc mạng thông biết được tiền kiếp của mình.
Về trường hợp có nguyện lực là:
1 - Là người đó tạo phước rồi nguyện,
2 - Là người này có cột oan trái rồi chú nguyện, do tâm lực gọi là pakatūpanissaya - thường cận y duyên mạnh hơn là nissayapaccayo - Y chỉ duyên, Thường cận y duyên là lập đi lập lại tư tưởng nhiều lần thì nhớ biết. Tức là ý muốn đời sau sẽ nhớ được kiếp trước thì chúng sanh đó đời sau sanh trở lại làm người nhớ được kiếp trước của mình, nhưng rất hy hữu. Người mà nhớ lại được tiền kiếp của mình nếu không phải do thần thông do phát sanh nếu sanh làm người mà nhớ được kiếp quá khứ là chuyện hy hữu.
Như vậy do 3 nguyên nhân này giúp chúng ta nhớ được tiền kiếp.
Câu hỏi 2. Nếu trường hợp một vài đứa bé mà có thể nhớ kiếp trước làm dân làng ở chỗ này rồi bị giết hại như thế nào, rồi được chôn thây ở đâu v.v... nó chỉ cho người ta nói người ta nghe đúng y sự thật 1.29.12 mặc dầu nó mới đến làng đó thì lần đầu tiên cha mẹ nghe câu chuyện mới nhớ, thì chúng ta hỏi rằng là nếu vậy thì đời sống quá khứ của nó cũng là kiếp người từ người rồi sanh trở lại làm người. Có phải chăng tất cả con người khi chết đều sanh trở lại làm người?
Câu trả lời là "không".
Trong Tam Tạng kinh Điển Đức Phật Ngài dậy rằng: "Này các Tỳ Kheo, ít thay một người sau khi mệnh chung từ thế giới loài người mà sanh trở lại làm người. Này các Tỳ Kheo, ít thay những người ở thế giới nhân loại sanh làm Chư Thiên sau khi chết. Này các Tỳ Kheo, nhiều thay là chúng sanh đó sau khi từ bỏ thân người mệnh chung sanh xuống địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh thì nhiều, cho nên đi đến cõi vui thì khó chứ đi đến cõi khổ thì dễ".
Còn trường hợp đứa bé nhớ từ kiếp quá khứ thì Đức Phật Ngài nói chết từ cõi người mà sanh làm người là điều ít có, Ngài nói là ít có trường hợp đó chứ Ngài không bác bỏ là không thể, từ ở thân nhân loại sau khi chết đi xuống địa ngục hay cõi súc sanh, ngã qủi, a tu la một thời gian rồi mới trở lại làm người.
Đức Thế Tôn đã dạy hiện tại thân nhân loại này chết rồi sanh trở lại cõi nhân loại là một điều hiếm có, rõ ràng là như vậy./.
No comments:
Post a Comment