Thursday, April 30, 2015

Kinh Phật Tự Thuyết - Đường Rẽ Hai Nhánh

Kinh Phật Tự Thuyết - Kinh Đường Rẽ Hai Nhánh.

Bài giảng trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma ngày 20-3-2015, Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Tôn giả Nàgasamàla vốn xuất thân từ giòng họ Thích Ca tính trên phương diện huyết thống bà con với Đức Thế Tôn là người có cá tính riêng của mình, nếu chúng ta đọc trong kinh Sư Tử Hống Đại Kinh có nhắc đến Tôn Giả  Nàgasamàla. Vị này vào tu thời gian ban đầu không thể hiện được tâm nhu nhuyến nhưng về sau khi phát triển tuệ quán Tôn Giả trở thành một vị Alahán như chúng ta thấy ở trong Theragatha kệ. Câu chuyện vị này tu tập chứng quả không phải đề tài chúng ta nói hôm nay, đề tài chúng ta đề cập đến hôm nay một giai thoại Tôn Giả Nàgasamàla có hành xử cứng đầu ương ngạnh khi đi với Đức Phật.

      Phải nói đây là một trong những giai thoại thỉnh thoảng ở trong cuộc sống chúng tôi cũng có tâm niệm khi nghĩ đến giai thoại này, bởi vì trong sinh hoạt hàng ngày ở trong việc làm có những điều không nên làm và mình thấy rõ ràng có vấn đề nhưng chúng ta không có nói được không thuyết phục được một số người nào đó vì tính họ như vậy thì mình nên chịu, mình hoàn toàn không có thể nào nói gì được. Những lúc đó thay vì buồn phiền chúng tôi lại nhớ đến hình ảnh của Đức Phật, Đức Thế Tôn là Phật, Thế Tôn là bậc Thiên Nhân Chi Đạo Sư và đôi lúc có những đệ tử Ngài không biết lắng nghe không biết làm theo cho đến khi gặp những chuyện không hoan hỉ trở về trình với Đức Phật, Đức Phật Ngài mới khai thị cho những vị này. Không phải một trường hợp, đôi khi có vài ba trường hợp như vậy như các Tỳ Kheo ở Kosambì chẳng hạn. 
 
Ở đây, Đức Phật Ngài đưa ra hình ảnh loài chim diệc khi người ta nuôi nó bằng sữa, giống như mình nuôi chim sáo trong nhà. Loài chim diệc được nuôi với sữa khi gặp nước lạnh nó không uống chỉ uống sữa. Ví như ở Mỹ thường người ta nuôi chó với một thực phẩm riêng của nó tới khi cho ăn những thứ khác nó không ăn vì nó  ăn thực phẩm riêng của nó đã trở thành thói quen như vậy. 


Trong bài kinh Đức Thế Tôn đã nói lên lời cảm hứng:

 Cùng đồng hành, cộng trú 
 Khó phân biệt trí ngu 
 Một khi đã nhận rõ
 Nên rời người thiếu trí 
 Như chim nuôi bằng sữa
Không chịu uống nước lã. 

 Loài chim diệc được nuôi ăn với sữa nó không uống nước. Bậc trí không thân cận người ngu. Bài kinh có ý nghĩa   trong lúc đồng hành trong lúc cộng trú tức cùng đi và cùng sống thì ai cũng giống nhau nhưng một khi đã phân biệt được người trí và kẻ ngu thì nên từ bỏ kẻ ngu giống như loài chim con sáo hay chim diệc được nuôi với sữa khi gặp nước nó không uống nước mà nó chỉ uống sữa. Đại khái bài kệ ý nghĩa như vậy.

Về điểm này phải nhìn nhận trong cuộc sống có những suy vong có những dấu hiệu sống với một người ác quấy biết rằng sai nhưng thật sự họ không bao giờ bỏ hết không có thái độ dứt khoát, chuyện này là một chuyện rất bình thường nói về cá tính nó không phải nói về sự nhu nhược mà nói về sự thiếu quyết đóan của bản thân, với một người trí giống con chim diệc bình thường không phải là uống sữa nhưng khi nó được nuôi bằng sữa nó đã quen khi gặp nước nó không uống.

Ở trong lời dạy này của Đức Phật Ngài nói lên thái độ của một người có trí có sự phân biệt và khi có trí có sự phân biệt rồi người đó có làm sự lựa chọn có thái độ rõ ràng. Giống như trong đời sống chúng ta hàng ngày chúng ta đi chung một xe sống chung trong một hội chúng hay giao tiếp với nhiều người chúng ta không biết ai là ai nhưng một khi chúng ta đã nhận ra người đó như vậy rồi thì chúng ta không có qua lại kết nối bởi vì chúng ta biết người đó là người không nên thân cận.

 Ở đây chúng tôi xin được nói như vầy, có một thái độ không rõ ràng trong cuộc sống và thái độ này trừ khi chúng ta nghĩ rằng nó không có vấn đề gì bởi vì có những người sống họ giao thiệp rộng, ai cũng giao thiệp, ai cũng thân thiết qua lại được, ai cũng là người cộng tác được. Riêng chúng tôi biết một điểm rất rõ ràng có những người quen sống chung với một số người nào đó lâu ngày họ bị những người đó ảnh hưởng và ảnh hưởng một cách rất sâu đậm trong tư tưởng, hành động, lời nói ở trong sự sinh hoạt hàng ngày, họ thay đổi đến nỗi chúng ta không ngờ được bởi vì do sự thân cận mà ra. 

Trong kinh Hạnh Phúc (Kinh Điềm Lành) Đức Phật dạy: 


"Không gần gủi kẻ ác, thân cận bậc trí hiền". 

Điều đó rất cần thiết rất quan trọng. Chúng ta không nên quá tin hay không nên quá tự thị nghĩ rằng mình có thể không bị thay đổi hoặc có thể giữ được lập trường tốt, giữ được hướng đi tốt, giữ được cuộc sống tốt dù ở trong bất cứ sự thân cận nào. Thật tình mà nói sự thân cận và người thân cận ảnh hưởng chúng ta nhiều hơn chúng ta suy nghĩ, nhiều hơn chúng ta tưởng. 

Chúng tôi để ý thấy một điểm ở trong một ngôi chùa sự sinh hoạt của một ngôi chùa nào vị thầy thích chuyện trang trí thì những người Phật tử đi theo cũng thích trang trí và vị thầy thích chuyện làm ăn buôn bán những người Phật tử cũng thích làm ăn buôn bán cả hội chúng như vậy, vị thầy thích khuynh hướng nào thì người đệ tử đi theo khuynh hướng đó là đa phần, ngay cả một vị thầy thích đám đông chúng ta tạm gọi là thích nổi xum xoê ở bên ngoài thì những người học trò cũng mang tính cách giống như vậy. Đó là một điều có lần Đức Phật Ngài dạy khi Ngài nhìn thấy những vị Tỳ Kheo đi theo các vị trưởng lão như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên, Ngài Anirudha v.v... Đức Phật Ngài lưu ý những vị Tỳ Kheo đi theo những vị Trưởng Lão nào thì những vị đó cũng có cùng khuynh hướng của vị Trưởng Lão đó.

Bài kinh hôm nay nói về Tỳ Kheo  Nàgasamàla khi đi chung với Đức Phật tới con đường rẽ hai ngã và vị Tỳ Kheo này mặc dầu đi với Đức Phật nhưng vị Tỳ Kheo này mới xuất gia và lại trở thành một người thị giả tạm thời không phải như thị giả Ananda theo hầu Đức Phật. Khi thấy con đường rẽ hai ngã, Đức Phật Ngài nhận thấy có một con đường nguy hiểm là hiểm lộ Ngài không đi và Ngài dặn đi bên đây. Có lẽ con đường hiểm lộ đó có cây cao bóng mát sơn thủy hữu tình sao đó vị thị giả lại quyết định đi trong khi Đức Phật Ngài dạy đừng đi, Sau cùng vị này đặt y Tăng già lê và bình bát của Đức Phật trước mặt đức Phật và lễ Đức Phật xong quyết định đi theo con đường hiểm lộ đó. Đúng như lời Đức Phật dạy, đi một đoạn thì nhiều người đã rơi vào tai nạn tại vì có nhiều cướp, bọn cướp biết người lạ hay chọn con đường hiểm lộ và vị Tỳ Kheo này cũng bị bọn cướp đánh đập bị thương tích, bể bình bát rách y nhưng cũng thoát thân được về gặp Đức Phật.

  Dĩ nhiên, chúng ta nói như vậy nếu một vị Tỳ Kheo sống có hiểu biết thì không nói nhưng những người không có hiểu biết không có trọn niềm tin không đặt mình ở dưới sự hướng dẫn hoàn toàn của Đức Phật thì chuyện đó vẫn có xảy ra thời Đức Phật còn tại thế.
  
   Cái khó khăn tất cả chúng ta phải đối diện ở trong đời sống hàng ngày, chúng tôi gặp không biết bao nhiêu người không biết bao nhiêu thứ tuy nhiên với người Phật tử thường thường có cái nhìn ngược lại,  nếu chúng ta đọc vào trong kinh sách có cái nhìn thực tế cụ thể đời sống, cái thực tế người Phật tử nhìn đó là nếu mình đi trên con đường hay mình sống ở một nơi nào đó có một con kinh đào và mình muốn qua con kinh đào đó thì mình phải xây cầu và xây  cầu đó để mình muốn đi qua ngang một con nước mình không thể lội, mình không muốn lội, mình xây cầu vì cái cầu đó nó xây lên chỉ với mục đích để vượt qua con nước đó, chúng ta gọi là đáp ứng với nhu cầu thực tế. Và cũng có những người họ quá mê làm cầu, chúng tôi lấy ví dụ như mình làm vườn kiểng ở trong vườn kiểng mình muốn làm một cây cầu thì người ta bắt cây cầu rồi người ta mới đem nước đổ vào tại vì nếu cây cầu bắt ngang vùng đất khô nhìn không có giá trị thành ra người ta phải đổ nước vào. Bắt cây cầu rồi lấy nước đổ vào làm một con đường nước ở phía dưới nó không phải thái độ thực tiễn trong sinh hoạt hàng ngày của người Phật tử.

  Khi mình làm một sự chọn lựa gì đó đa phần chúng ta chạy theo cái gì mình thích nhiều hơn làm vì nhu cầu thực tế. Ví dụ có hai con đường đi, một con đường mình đi được ngắm cảnh đẹp cho vui, một con đường đi an toàn nhanh chóng nhẹ nhàng vì mình chỉ muốn dùng con đường đó làm một phương tiện để đi qua đi tới một nơi nào đó thay vì đi ngắm cảnh thay vì chỉ đi cho có đi. Thì bao nhiêu thứ trong cuộc sống cần tinh thần thực tiễn để chúng ta đến gần với giáo pháp, Đức Phật Ngài thường ví dụ giáo pháp như một phương thuốc để trị bệnh hơn giáo pháp như một thứ phù phiếm của cuộc sống. Trong sự thân cận với bạn bè, trong sự giao tiếp với xã hội nếu chúng ta tìm được nhu cầu thực tế tương đối chúng ta có thể đứng vững được là chúng ta biết chúng ta cần gì muốn gì và mình nên thân cận với ai. 
   
   Nhưng một khi con người không có được mục đích rõ ràng đó dễ rơi vào tình trạng trù trừ. Chúng tôi lấy ví dụ như mình chơi thân với người khác chỉ vì mình cô đơn mình thích tụm năm tụm ba tại vì mình chán sống một mình, không thích đời sống một mình. Hoặc giả mình muốn thuộc một nhóm nào đó thuộc một số người nào đó. Chúng tôi gặp rất nhiều vị đi tập thái cực quyền hoặc giả tham gia một nhóm người sinh hoạt gì đó chỉ đơn thuần họ rảnh quá không biết làm gì, khi rảnh quá không biết làm gì thì họ lại tham gia cái này tham gia cái kia. Khi tham gia cái này tham gia cái kia bởi vì mình không biết làm gì rảnh trong đời sống điều đó rất khác biệt với một người cũng tập thái cực quyền nhưng họ tập bởi vì họ có nhu cầu về sức khỏe họ cần làm như vậy. Hai điều đó nhìn bên ngoài không khác nó giống nhau. Tuy nhiên từ mục đích từ sự cảm nhận xâu kín trong thâm tâm mình, chuyện đó mình biết chứ không ai biết hết thì mình thấy giá trị nó khác biệt. Điều chúng tôi muốn nói ở tại đây một người đi tập thái cực có mục đích về vấn đề sức khỏe khác với một người đi tập thái cực bởi vì buồn quá muốn tham gia vào nhóm nào đó. 
   
   Cũng như mình bắt cây cầu là mình có nhu cầu đi ngang một con nước khác với mình bắt cây cầu tại vì mình muốn làm sân kiểng, mình bắt xong rồi mình làm con đường nước ở dưới cây cầu đó là mục đích khác. 
   
   Thì một khi mình được nuôi nấng ở trong ngôi nhà giáo pháp mình được hưởng dụng lời dạy của Đức Phật để lại và chúng ta thấy được giá trị chân chính của cuộc sống rồi chúng ta biết rằng những việc làm những gì mình thay đổi có mục đích rõ ràng có ý nghĩa của nó hơn chỉ vì phù phiếm mà làm, chỉ vì không công rỗi nghề rảnh rỗi quá mà làm. Không phải như vậy. Và đây là một thái độ sống rất khó để một người bình thường nghĩ rằng nó là một thứ đạo lý màu nhiệm mà kỳ thật khi chúng ta đọc vào trong kinh điển của Đức Phật, Ngài dạy chúng ta nên đem cái nhìn thực tiễn như vậy vào trong cuộc sống hàng ngày.
   
    Chúng tôi lấy một ví dụ tại sao tinh thần và thái độ lựa chọn thực tiễn lợi lạc cho đời sống của chúng ta. Nếu mục đích của cuộc sống mang lại sự an lạc cho bản thân mang lại an lạc cho nội tại chúng ta không cần phải rộn ràng nhiều chúng ta cũng không cần phải đặt để cho chúng ta quá nhiều điều kiện sống bởi vì sự an lạc nó có thể đến ở trong một cái gì rất ư nhẹ nhàng rất ư bình dị chứ không phải cầu kỳ như chúng ta muốn nếu mục đích của chúng ta là làm cho đời sống an lạc. Lấy một ví dụ một ngày chúng ta có được 3, 4 tiếng đồng hồ rảnh rỗi có thể đi bộ có thể ngồi đó uống một chum trà lắng nghe một cái gì đó có ý vị, suy nghĩ chuyện gì đó mang lại lợi lạc cho mình thì điều đó vẫn có ý nghĩa hơn chúng ta tất bật rộn ràng với việc gì đó mà rốt cuộc nó không đáp ứng được nhu cầu. Chúng tôi nghe nhiều vị than phiền cả năm trời mới được 2 tuần lễ nghỉ hè, cứ nghĩ nghỉ hè là dịp để làm cho mình vui hơn làm cho mình thoải mái hơn. Sau 2 tuần lễ nghỉ hè về thấy 2 tuần lễ nghỉ hè vất vả quá phải lo lắng cho nhiều người phải tính toán đủ điều tốn bao nhiêu tiền bạc rồi đi chơi một tuần lễ chỉ mong cho nghỉ hè kết thúc để mình khỏe thôi. Chúng tôi rất hiểu tâm trạng như vậy, tại vì sao vậy, có những bà mẹ có những ông cha đặc biệt có những người phụ nữ rất đảm đang có nhiều trách nhiệm cho chồng cho con khi đi nghỉ hè cả gia đình người này phải lo thức khuya dạy sớm để lo miếng ăn cho tất cả mọi người lo cái này lo cái khác trong khi mọi người vui vẻ thì mình lo cho 2 tuần lễ nghỉ hè về mình rất mệt nhọc rất mệt mỏi mặc dù đi nghỉ hè tạo cho mình sự khỏe khoắn. Có lẽ về điểm đó chúng ta nên thay đổi làm sao đi nghỉ hè để mang cho mọi người được thời gian an lạc không phải chỉ có một số người này không có số người kia, điều đó khó, nó đòi hỏi sự phân chia công việc một cách tổ chức không đặt gánh nặng lên một người nào đó. 
  
 Chúng tôi nói nhiều thí dụ để thấy một điều, nếu mục đích của cuộc sống là làm cho chúng ta an lạc thì chúng ta phải thấy rõ mục đích đó. Tại sao Đức Phật Ngài nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần về sự Khổ, Ngài nhắc đi nhắc lại nhiều lần về những điều liên hệ đến đời sống bởi vì Ngài khuyên chúng ta nên trở về với giá trị chúng ta nên quan tâm nhiều nhất đó là trạng thái an lạc hay trạng thái thanh tịnh hay phiền não của nội tâm cho dù chúng ta có làm việc gì đi nữa cho dù chúng ta có những thành công gì đi nữa nhưng nó cứ làm cho chúng ta phiền não và tiếp tục phiền não, phiền não càng ngày càng chồng chất thêm thì chúng ta thử đặt lại vấn đề là mình có nên theo đuổi nó hay không? 

 Hay hoặc giả qúi vị thấy ở trong đời sống chúng ta đọc những câu chuyện rất thương tâm, có những người phụ nữ hay người đàn ông sống chung với vợ sống chung với chồng, sống suốt cuộc đời như địa ngục, có khi bị hành hạ bị ngược đãi nhưng họ vẫn theo đuổi vì cái gì đó, đôi khi họ quên hẳn đi họ đã hoang phí cuộc sống rất dài chỉ sống trong  phiền não.

  Thì cái nhìn thực tế cái nhìn thực dụng trong đời sống luôn luôn là một cái gì đó Đức Phật Ngài khuyên chúng ta nên trở lại với đời sống này. Thông điệp muôn thuở của Đức Phật thông điệp của thực tiễn đây là KHỔ, đây là NHÂN SANH KHỔ, đây là sự DIỆT KHỔ, đây là CON ĐUỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ DIỆT KHỔ. Chúng ta thấy được có những gì chúng ta nên làm chúng ta cần làm.
  
  Đức Phật Ngài dạy ở trong đời sống một người trí đã thấy được điều này nên, điều kia không nên, thì có thái độ giống như thái độ của loài chim diệc được nuôi bằng sữa nó không bao giờ chịu uống nước lã tại vì nó quen uống sữa rồi. Tương tựa như vậy nếu trong mỗi chúng ta có chất của Pháp Phật có chất cảm nhận lời Phật dạy thì luôn luôn chúng ta có thể nhất thời có những sai lầm nhất thời có những lúc không sáng suốt nhưng một khi đã nhận ra điều đó là như vậy đó thì chúng ta có thái độ lựa chọn, có thái độ dứt khoát.
  
  Chúng tôi thường học điều này ở rất nhiều nơi, con người chúng ta hay có thái độ trù trừ, có thái độ không dứt khoát, thái độ không rõ ràng ở trong sự lựa chọn của mình, đơn giản là bởi vì chúng ta đã quen như vậy chúng ta ít bao giờ thấy được những sự việc đó ảnh hưởng lớn lao như thế nào hệ trọng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Hồi xưa chúng tôi rất thường uống nước coke có lẽ vì một thói quen nào đó nhưng khi chúng tôi biết mình bị tiểu đường rồi thì chúng tôi biết thứ nước uống đó không nên uống nữa và từ lúc đó tới bây giờ chúng tôi không hề uống coke là tại vì chúng tôi ý thức được điều mình bị tiểu đường không nên uống nước coke vậy thôi, nó không có chuyện gì phải suy nghĩ về chuyện đó.  Đó là một trong những thí dụ.

Đôi khi mình nghĩ mình bắt buột phải sống thế này không thể sống thế kia, mình không thể thay đổi được bởi vì mình đã quen như vậy rồi. Ví dụ như mình quen tụm năm tụm ba, mình quen những chuyện phiếm luận, mình quen chuyện sinh hoạt nào đó, lúc nào không có cái đó mình cảm thấy rất buồn. Nhưng cũng có những Phật tử có được thời gian mươi ngày sống trong một khoá tu sống trong một khoá thiền cũng nhận ra rằng không nhất thiết mình lúc nào cũng phải sống như vậy, không nhất thiết lúc nào mình cũng phải theo đuổi con đường như vậy, sự dứt khoát giống như loài chim nuôi bằng sữa khi gặp nước nó không uống. 

Thì trong đời sống chúng ta là một chuỗi dài của sự lựa chọn. Như mình lái xe lựa chọn dừng lại hay chạy tới, quẹo trái hay quẹo phải, chúng ta không thể nói mình lái xe trên đường mà không có sự lựa chọn. Tất cả chúng ta đều phải làm những lựa chọn của đời sống nhưng trong sự lựa chọn đó có khi trù trừ có khi dứt khoát. 

Chúng tôi ở bên Mỹ thấy có trường hợp rất nhiều là chạy trên xa lộ ở những ngã rẽ để đi ra khỏi xa lộ chẳng hạn, tại những ngã rẽ đó người ta để những thùng phi có khi bằng thùng nước có khi bằng thùng cát, họ xử dụng vật liệu đó để khi chiếc xe đụng vào không dễ làm chết người, chúng ta để ý thấy những thùng phi chặn đó bị đụng rất thường. Chúng tôi có nói chuyện với một vị cảnh sát quen ông nói có một số người tuyệt đối không bao giờ họ đụng như vậy nghĩa là hoặc giả lựa bên trái hoặc lựa bên phải thì họ quyết định lựa, nhưng có những người gặp lúc cần phải lựa chọn quẹo trái hay phải thì họ không làm được sự lựa chọn đó và cuối cùng họ đâm vào giữa đâm vào các thùng phi chặn đó. Nghe rất khôi hài rất vô lý nhưng có nhiều người đâm như vậy tức là thay vì lúc đó phải quẹo trái quẹo phải bây giờ thì họ không làm quyết định được họ trù trừ ruốt cuộc đâm vào giữa, do đó chính phủ phải chuẩn bị để làm sao khi xe đâm vào chỗ giữa như vậy đỡ gây ra tai nạn chết người vì thái độ trù trừ. 

Thì đời sống của chúng ta không dễ dàng để lựa chọn như lời Đức Phật dạy trong bài học này bình thường mình không biết ai là thiện nhân hiền trí ai là người ngu ai là kẻ ác quấy nhưng một khi mình đã biết rồi thì mình nên có thái độ rõ ràng giống như loài chim diệc nuôi bằng sữa thấy nước lạnh thì nó không uống, một người có trí và là người có sự hiểu biết một khi nhận ra  người đó không đáng cho mình thân cận thì sẽ không thân cận ./. 


No comments:

Post a Comment