Hỏi: Chúng ta những người Phật tử những người đang hưởng cầu giác ngộ giải thoát cách này hay cách khác thì chúng ta cảm nhận như thế nào về Niết-bàn về sự an lạc của Niết-bàn?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 14-12-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
TTGiác Đẳng: Ngày hôm nay chúng ta thường tán thán hay chú ý hoặc giả là chúng ta quan tâm đến những người khác. Chúng ta thường quan tâm đến những người nổi tiếng, những người đẹp, những người giàu, những người thành công trong cuộc sống nhất là sự nghiệp. Nhưng là một người tu tập thỉnh thoảng chúng ta nên đọc lại kinh xem Đức Phật Ngài thường ca ngợi những con người như thế nào.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 14-12-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
Hình ảnh của các bậc thánh đôi khi rất giản dị đôi khi rất tế nhị đến mức độ gần như chúng ta quên đi. Đức Thế Tôn Ngài đặc biệt tán thán và có lẽ lâu ngày chúng ta phải tự hỏi rằng là mình tu theo Đức Phật có bao nhiêu thời khắc ở trong ngày ở trong cuộc sống của chúng ta mà chúng ta cảm nhận những cái đẹp của đời sống giải thoát.
Ví dụ, Đức Phật Ngài dạy một bậc thánh như cái chuông bể hay bậc thánh như con chim thiên nga rời khỏi ao hồ bay tự tại trong hư không, hay là Đức Phật Ngài giảng dạy bậc thánh sống đời sống vô hại ở giữa cuộc đời này. Những bản trường thiên và bao nhiêu là những kệ ngôn, ví dụ như kinh Tê Ngưu Độc Hành (Kinh Tập Suttanipata) đó là những cái thiên khúc cho chúng ta biết rất nhiều về cảnh giới của các bậc thánh ở trong ngôn ngữ mà chúng ta khả dĩ có thể hiểu được. Nên chi, chúng ta chịu khó đọc chịu khó cảm nhận và một lúc nào đó chúng ta hoan hỉ được với chuyện đó thì cái đó là cái thiện duyên của chúng ta.
Cứ thử đặt một câu hỏi là ở trong đời sống hàng ngày qua những câu chuyện mà mình bàn, những câu chuyện mà mình nói, có bao nhiêu thời gian chúng ta đề cập đến hình ảnh của những bậc giác ngộ ,bao nhiêu thời gian thì chúng ta lại quan tâm đến những con người trần tục của thế gian.
Nếu hình ảnh của những bậc giải thoát giác ngộ không có một ấn tượng mạnh vào trong tâm tư của chúng ta không làm cho chúng ta hoan hỉ thì chúng ta đừng hỏi là tại sao đạo giải thoát vẫn còn xa với chúng ta .
Nên, khi nói đến Niết Bàn, khi chúng ta nói đến giải thoát ngộ thì thỉnh thoảng chúng ta hãy lật lại những trang kinh để tìm thấy những giòng chữ tuyệt đẹp mà có lẽ it có người có thể nói điều đó ngoại trừ Đức Phật.Thí dụ như kinh Pháp Cú chẳng hạn.
Và chúng tôi mong rằng tất cả chúng ta là những người tu tập bằng cách này hay cách khác, xuất gia hay tại gia, dù ít dù nhiều thì chúng ta cũng sẽ có những giờ phút lật lại những trang kinh đọc lại cuộc đời của những con người mà bắt đầu cuộc hành trình như tất cả chúng ta và ở cuối cuộc hành trình đó các vị đó đã tự nhận rằng
"Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, không còn luân hồi nữa"
Đọc về cuộc đời những vị ấy, hành hoạt của những vị ấy, thì chúng ta mới thấy rằng chúng ta cần cảm nhận nhiều hơn nữa để chúng ta tha thiết với đại nguyện chứng ngộ Niết-bàn giác ngộ giải thoát ./.
"Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, không còn luân hồi nữa"
Đọc về cuộc đời những vị ấy, hành hoạt của những vị ấy, thì chúng ta mới thấy rằng chúng ta cần cảm nhận nhiều hơn nữa để chúng ta tha thiết với đại nguyện chứng ngộ Niết-bàn giác ngộ giải thoát ./.
No comments:
Post a Comment