Wednesday, February 5, 2014

Nên tránh né phiền não hay đương đầu?

Hỏi: TTGiác Đẳng: Nếu chúng ta có hai thái độ đối với đời sống, một là chúng ta đương đầu với hoàn cảnh hai là chúng ta tránh né với hoàn cảnh. Đương đầu với hoàn cảnh thì mình đòi sự nhẫn nại, tránh né thì chúng ta có thể quên lãng đi. Thì trong hai điều này mình nên chọn pháp nào? Có nhiều người nói rằng nếu chúng ta không chấp nhận đương đầu thì chúng ta không bao giờ trưởng thành được, có nuốt được cái cay đắng vào trong lòng thì tâm tư của chúng ta mới trưởng thành được. Nhưng, cổ nhân cũng nói rằng "tránh voi chẳng hổ mặt nào", khi thấy chuyện đó đem lại phiền não thì mình nên tránh đi, tránh né cũng là một pháp tốt cho chúng ta. Vậy chúng ta nên chọn pháp nào trong hai pháp này? 

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

ĐĐ Pháp Đăng trả lời: Đối với sự nhẫn nại, thường thường trong luật của người tu hành, có những lúc mình phải nhẫn nại để chịu đựng, có lúc mình cũng phải tránh né để bảo tồn phạm hạnh của mình, còn nếu không mình ở nơi đó mình sẽ bị thương tổn đến phạm hạnh của mình. Như vậy mình cần phải tránh né cũng được. 
Tránh né đây là tránh đi chỗ khác để mình khỏi bị phiền não, thì mình phải lựa chọn. Trong kinh luật Đức Phật Ngài cũng nói, nhiều lúc có thể gây thương tổn đến phạm hạnh của vị Tỳ khưu, nếu vị Tỳ khưu này chưa phải là vị Thánh, thì nên tránh né những chỗ gây đến sự trở ngại cho đời sống phạm hạnh của mi`nh. 
Như vậy, tùy lúc mình có thể tránh né, có lúc mình có thể kham nhẫn được, nếu mình thấy điều đó là điều chỉ một lúc một thời nào đó thôi, thì mi`nh co' thể nhẫn nại được, nhưng  nếu mình biết rằng nhân vật đó, ở chỗ đó, nhân vật đó, tồn tại ở chỗ đó, hoài như vậy thì mình sẽ không nhẫn nại được, mình cần phải nên né tránh, vì né tránh đi chỗ khác thì mình sẽ không có đối tượng này, sẽ  không bị phiền não, như vậy nên mình phải chọn lựa. 
Cũng như có câu nói rằng nhân quả nhân duyên là do trong sự ướt muốn của mình, nếu mình muốn đi thì mình đi, có nghĩa là tới đó nó cũng có thể chấm dứt được, chứ không phải là nó tiếp tục, trừ khi nào đối với bậc Đạo Sư  Ngài biết rằng những người mắng chửi Ngài không phải là  vô cớ mắng chửi Ngài, chỉ là một lúc nào đó, một thời nào đó thôi, chứ không phải là đối tượng này họ sẽ ở đó hoài để gây hấn với mình, mà do điều oan trái nào đó mà mình cần phải né tránh đi, nên Đức Phật Ngài biết được như vậy
Đối với phàm phu chúng ta  có thể mi`nh nhẫn nại được, mình nghĩ rằng sự đó chỉ  thoáng qua, hoặc chỉ nhất thời, có thể nhẫn nại được. Nhưng ngược lại nếu sự thương tổn đến phạm hạnh của mình lâu dài thì co’ thể mình né tránh được, vì mình né tránh mình co’ thể tu tập được.  Vì co’ nhiều vị Tỳ khưu khi ở chỗ đó gây trở ngại cho mình, có thể gây thương tổn đến phạm hạnh dù là mình đang nhập hạ ở đó mình vẫn phải bỏ đi, và như vậy thì cũng không phạm tội. Đức Phật Ngài khuyên rằng những chỗ như vậy thì có thể bỏ đi để không gây thương tổn đến phạm hạnh của mình. 

Như vậy, dù hai pháp này mình co’ thể lựa chọn thế nào cảm thấy cho ổn, nếu đối tượng đó chỉ thoáng qua để gây lộn với nhà mình, nhà ở kế bên thoáng qua gây lộn với mình chỉ một vài bữa, mình co’ thể chịu đựng được,nhẫn nại được, nhưng nếu đối tượng đó gần bên nhà mình mà cứ mỗi ngày họ gây phiền hà với mình hoài, mình không tu tập được thì nên né tránh, chọn chỗ ở khác thì tốt hơn. 

No comments:

Post a Comment