Hỏi : Xin cho một hướng dẫn cụ thể về phép niệm hơi thở.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 2-9-2013, Từ Minh chuyển biên)
TT Tuệ Quyền: Niệm hơi thở bằng cách đếm số 1, 2, 3, … Hít vào 1, 2, 3,… thở ra biết. Hoặc chúng ta đếm tiến hay thối. Có nhiều người hít vào đếm 1, thở ra đếm 2. Cứ thế đếm 1, 2… 1, 2… hoặc 1, 2, 3, 4, 5,… Có thể tăng thêm từng phần, từng phần. Đó là một cách.
Còn cách thứ 2, chúng ta hít vào niệm “Arahan Đức Phật trọn lành” và thở ra niệm “Arahan Đức Phật trọn lành”. Hít vào niệm “Arahan Đức Phật trọn lành”. Đó là cách niệm vừa dựa vào hơi thở vừa niệm Phật. Hoặc người ta thở ra đếm 1, hít vào đếm 2... Đó cũng là một cách.
Nếu trên tinh thần thiền quán, hít vào, biết mình hít vào, thở ra, biết mình thở ra. Hít vào dài, biết mình hít vào dài. Thở ra dài, biết mình thở ra dài. Hít vào ngắn, biết mình hít vào ngắn. Thở ra ngắn, biết mình thở ra ngắn. Chúng ta thấy là điều cụ thể vô cùng trong bài kinh Tứ Niệm Xứ đã chỉ dạy trong tân quán đầu tiên.
Tuỳ theo duyên, có người thích niệm Phật bằng hơi thở hay niệm xuất tức niệm, nhập xuất tức niệm hay hít vào biết mình hít vào. Thở ra biết mình thở ra, ghi nhận rõ như vậy. Thường khi ngồi niệm hơi thở, chúng tôi cũng ghi nhận như vậy: không là phồng, xệp hay là gì cả, không là thọ hành, tâm hành hay thân hành, chỉ là ghi nhận hơi thở. Hít vào ghi nhận hít vào. Thở ra ghi nhận thở ra. Dựa trên chót mũi của mình, chúng ta biết như vậy. Dĩ nhiên, khi thở một thời gian dài, chúng ta sẽ theo dõi nó, có chánh niệm rõ ràng hay có chánh định, đặt tâm nơi đó. Chúng ta sẽ lắng nghe được hơi thở nhanh, chậm, thở dài, thở ngắn, thở đều như thế nào. Đây là phương pháp hành thiền quán.
Có nhiều pháp môn của nhiều thầy, nhiều bà dạy nín thở đưa về đan điền, đẩy ra, hít vào, nén ở ngay lồng ngực, từ lồng ngực đưa xuống đan điền, từ đan điền, rút hơi thở lên, đẩy ra. Hoặc đẩy ra đếm 1, hít vào... hoặc đọc hết câu này câu kia... Chúng ta chỉ nên dựa trên tinh thần pháp Phật. Hơi thở đếm số tức là niệm sổ tức quan hay niệm hơi thở theo Tứ Niệm Xứ. Đó là hai điều quan trọng nhất để chúng ta tiến tu. Đề mục Ānāpānasati, tức Nhập Tức, Xuất Tức Niệm. Nhiều phái, pháp môn như Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền... nói vậy nhưng không phải vậy. Phật dạy pháp môn rõ ràng. Ai muốn theo Như Lai, Tổ Sư hay Phật tuỳ chọn. Các vị Tổ cũng nghe theo lời Phật. Vậy nghe theo lời Phật là điều tốt hơn. Chúng tôi không chê bai hơi thở của người khác. Điều đòi hỏi là hơi thở nên dựa trên tính cụ thể, rõ ràng như trong kinh điển dạy. Đức Phật cũng như các vị Thánh hiền tăng và người đời trước đã thẩm nghiệm qua, thực hiện và có kết quả tốt đẹp. Thực sự, nếu chúng ta tập trung thở một cách tốt đẹp chính là cách chúng ta giữ được thân tâm ta khoẻ mạnh. Nếu chúng ta biết cách niệm hơi thở, máu huyết, tim chúng ta sẽ đều, lưu thông nhẹ nhàng, nhất là đối với người bệnh tim. Nếu máu không bơm về kịp, tension, thở dốc, chúng ta nên lập tức có định tâm. Niệm hơi thở sẽ tránh bớt những nguy hại. Đây là công năng của thiền định. Trường hợp đôi khi nằm ngũ ta bị tê tay, tê chân, cảm thấy ê hết cả người, không cử động được, la lên người kế bên không nghe, khiều họ không biết, khi đó gọi là "Ma đè". Chúng ta nên nhớ niệm Phật sẽ hết ngay. Ở đây, có hai điều. Một là, có oai lực. Hai là, khi tim chúng ta mệt hay máu huyết không đều, tâm đang nằm mơ, sẽ định lại, hơi thở và tim chúng ta cũng sẽ nhẹ nhàng lại, không bị khó thở. Có lúc phi nhân ám hại chúng ta. Nhưng thường do chúng ta bị bệnh hay vì nằm đè bên này hay kia,... Khi có niệm về hơi thở hay thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng về pháp môn niệm hơi thở, chúng ta sẽ ít gặp những tình huống đó hay tật bệnh. Ngược lại, chúng ta ngũ rất ngon, không bị mộng mị xấu xa, thân không bấn loạn, mệt mỏi, uất ức,...
Nhắc lại cách niệm hơi thở. Một chúng ta niệm xuất. Nhập xuất tức niệm tức là niệm hơi thở theo số đếm: thở hít vào đếm 1. Thở ra đếm 2 hoặc hít vào đếm... tiếp tục như vậy. Chúng ta tăng dần lên hoặc niệm theo hơi thở của thân quán niệm xứ.
No comments:
Post a Comment