Friday, June 6, 2014

Vượt lên trên tất cả.

Hỏi:  Vượt lên trên tất cả.

(Bài giảng trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Trong một lần Đức Phật Ngài dạy: "sống ở đời này có vợ thì khổ vì vợ, có con thì khổ vì con, có của khổ vì của, có thân thì khổ vì thân". Hầu như những cái chúng ta gọi là "có" gọi là "đuợc" thì những thứ đó bao giờ cũng có hai mặt của nó, tức là có vui và có khổ. Nhưng theo một chân lý hầu như không bao giờ thay đổi đuợc, đó là cuộc sống  vui thì ít mà khổ thì nhiều, nguy hiểm thì nhiều hơn.

Có những lần chúng tôi xem TV nhìn hình ảnh những cuộc bạo động giữa nguời Ấn giáo và nguời Hồi giáo, giữa nguời Thiên Chúa giáo và nguời Hồi giáo, giữa những nguời Tin Lành và Thiên Chúa giáo tại Á Nhĩ Lan chẳng hạn. Thì tại sao đôi khi chúng ta không có bận tâm nhiều khi thấy sự tranh chấp giữa Ấn giáo và Hồi giáo, hay là giữa Tin Lành và Thiên Chúa giáo ở Bắc Ái Nhĩ Lan, bởi vì chúng ta là những nguời đứng ngoài cuộc không có liên hệ gì với một bên nào hết. Khi không có liên hệ với một bên nào thì chúng ta nhìn vấn đề hoàn toàn khác. 

Điều đó xác nhận một việc, sở dĩ chúng ta có những phản ứng hoặc vui hoặc buồn hoặc thế này hoặc thế kia đối với trần gian này, là bởi vì trong quan niệm, trong một sự sâu xa sâu kín nào đó của tâm hồn, chúng ta đã rằn rịt mình với một phần nào đó của đời sống, chúng ta có nhiều cột trói, khoan nói đến kiết xử, khoan nói đến thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân, ngã mạn, sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn ,phóng dật vô minh, chúng ta khoan nói đến những kiết xử đó. Chúng ta hãy nói ở trong đời này mình là con nguời, và là nguời gì? nói là nguời Việt Nam, rồi là nguời Phương Đông để khi chúng ta nói đến Phương Tây mình hãnh diện về Phương Đông của mình, rồi làm nguời thì chúng ta hãnh diện về nguời Việt Nam mà chúng ta có thể chê bai những dân tộc khác như là Miên, Lào, Thái, xứ này xứ khác, khác biệt với chúng ta. Nhưng mà rồi chúng ta cũng nói là mình là nguời Bắc, nguời Nam, nguời Trung, rồi chúng ta nói mình là đàn ông, đàn bà, đàn ông thế này đàn bà thế kia, rồi chúng ta nói chúng ta là nguời sang nguời hèn, nguời có học thức, nguời trí thức hay nguời tầm thuờng. Chúng ta có vô số cảnh giới về tự ngã về biên kiến mà chúng ta ràn rịt mình trong đó. Do vậy chỉ có một cái ý niệm mảy may nhỏ thôi cũng đủ làm cho chúng ta phiền khổ rất nhiều.

Đây là "của ta", và đây là "ta", đây là "tự ngã của ta", những câu kinh này chúng ta nghe rất thuờng ở trong các bản kinh, đặc biệt là kinh Vô Ngã. Khi nói đến cái này là "ta", cái này là "của ta", là "tự ngã của ta" thì chúng ta tự lấy giây cột mình, cột tâm tư của mình vào trong  đối tuợng đó, bởi vì ít nhiều nó liên hệ đến mình. Do vậy ở trần gian này mình có vô số vuớng vấp, có vô số sự vương mang. Mình không bao giờ nghĩ rằng có một nguời nào đó sống tại New York mà nguời đó lại có một quan hệ gì đó làm cho mình phải buồn rầu, nhưng mà thưa qúi vị, nguời đó bình thuờng thì không làm gì cho mình buồn rầu hết nhưng nếu họ ở trong một bối cảnh khác mà chúng ta lấy ngã chấp của chúng ta ràng buột với họ thì mình sẽ phản ứng hoàn toàn khác về điểm này. 

Lấy một ví dụ, một lần chúng tôi xem một câu chuyện viết trên một tờ báo Christian Science Monitor, ở trong tờ báo này đề cập đến một trận đánh boxer giữa nguời Mỹ và nguời Cuba. Thì về phía Mỹ, anh đánh boxer là nguời Mỹ đen, khi anh đang đấu với nguời Cuba thì vì tinh thần dân tộc nên những nguời Mỹ ở bên này ủng hộ anh rất nhiều và ủng hộ một cách cuồng nhiệt. Chúng ta sống ở xứ này thì chúng ta hiểu rằng có một con số không nhỏ những nguời da trắng không ưa nguời da đen, nếu họ đối mặt với nhau tức là da trắng đối diện với da đen thì không ưa nhau, nhưng nếu nguời da đen đó là nguời đang đại diện danh dự cho cả nuớc Mỹ đi đánh với một quốc gia khác mà trong truờng hợp này là Cuba thì họ đứng về phía người da đen đó. Qúi vị thấy rõ ràng rằng ngã tính đó nó lại kết với chúng ta, lại cột chúng ta vào trong một cái gì đó, và cái cột cái kết đó có nhiều thứ ở trong cuộc đời này đến đỗi chúng ta không muờng tuợng đuợc, từ cái chân răng cọng tóc, từ cái vật mà chúng ta sài cho đến những khái niệm ở trong cuộc đời này "đây là đúng đây là sai, đây là thế này và nọ là thế kia", những thứ đó có hàng trăm sợi dây ràng buột chúng ta lại, và vì vậy tại sao buớc đi của chúng ta không thong dong, tại sao buớc đi của chúng ta không nhẹ nhàng, và tại sao có những cơn buồn da diết ở trong lòng và cũng nói tại sao là chúng ta không vuợt lên trên tất cả đuợc.

Khái niệm về sự vuợt lên trên tất cả, là một khái niệm tương đối hết sức đặc biệt. Đôi lúc chúng ta không có thể nào cảm nhận đuợc rõ ràng, bởi vì mỗi nguời mang một tâm tình một khác, mỗi chúng sanh đều có một trạng huống khác nhau về tâm lý của mình.

Chúng tôi nhớ hồi xưa có lúc ở trong trại gia binh thời thân sinh của chúng tôi còn đi lính trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà, và ở trong trại gia binh thỉnh thoảng anh em chúng tôi còn nhỏ có một vài xích mích với những đứa bé ở gần nhà kế bên, và trong những lần như vậy thì mình còn nhỏ thì mình chỉ muốn nói chuyện hơn thiệt thôi, ai phải ai quấy, nhưng bà mẹ của chúng tôi thì gạt ngang điều đó sang một bên không để cho chúng tôi dự vào những cuộc tranh cãi như vậy. Lúc còn nhỏ thì chúng tôi không hiểu đuợc, dĩ nhiên là mình còn qúa nhỏ để hiểu đuợc mẹ mình muốn nói cái gì, mình chỉ nghĩ rằng mình không có tranh chấp với nguời khác tức là mình bị thiệt thòi. Thật sự với tuổi thơ lúc đó thì nghĩ rằng chuyện hơn thua mới là việc có lý, còn việc mình bỏ qua không nhắc đến nữa thì không có lý. Điều đó cũng nói lên tâm trạng rằng chúng ta sống trong cảnh giới này chúng ta rất là khó để nghĩ bàn về cảnh giới khác.

 Vì vậy trong cái nhìn của một nguời phàm phu chúng ta là những nguời còn hệ lụy, còn phiền não, còn sống trong một thế giới mà thế giới đó vốn dĩ là dựa trên quan niệm đối đãi của cuộc đời, đây là thấp, đây là cao, đây là hay, đây là dở.

Trong thân, ở trong tâm của chúng ta, nói là trong ngủ uẩn này khi có những ái dục, có những cột trói, có những kiết xử thì không thể nào nó không có phiền não. Phiền não ở đây là những căng thẳng phiền não mà nên. Hễ cuộc sống vô thuờng mà chúng ta muốn nó như thế này, hoặc đừng như thế kia, mà nó không làm như vậy là chúng ta có phiền não. Chúng ta có phiền não là chúng ta có cái ý muốn và cái thực tại nó không gần với nhau không giống nhau đuợc, nhu vậy là sanh ra phiền não .

 Nên chi đối với một người tu học thì cũng nhắc nhở cho chúng ta về một thực trạng của đời sống, cuộc sống là bất toàn và cuộc sống nó vốn là có phần này và phần kia, có cái được và cái không được. Và với cái được và cái không được thì người trí sẽ chọn thái độ là sống với những gì mình tin rằng lợi ích tốt đẹp nhất./.

No comments:

Post a Comment