Wednesday, March 5, 2014

Sự vô ý giết hại một chúng sanh có mang nghiệp không?

Hỏi: Sự vô ý giết hại một chúng sanh có mang nghiệp không?

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Theo trong lý nghiệp báo thì chữ cố ý hay vô ý chúng ta nói ở bên ngoài mang tánh cách tổng quát nghĩa là  không có  thể trả lời dựa bằng cố ý và vô ý đựơc. Chúng tôi xin đưa ra một thí dụ như vầy, đối với Ðạo Phật một hành động gọi là sát sanh đó phải hội đủ năm yếu tố:

1.- Đối tượng  bị giết phải là một chúng sanh có  thức tánh , nghĩa là  chúng sanh đó đang sống đang có  thức tánh. Một ngưòi hỏi chúng tôi: 

-Một miếng da người ta đã làm sẵn rồi đem  bịt cái trống thì điều đó có phải là làm tổn hại chúng sanh hay không? 

Thì chúng tôi thưa rằng: trên nguyên tắc khi nào quí vị cần một miếng da bò để bịt cái trống mà mình kêu người ta làm cho mình thì điều đó có thể tạo nghiệp. Nhưng nếu là miếng da bò người ta bán ở ngoài chợ khi mình mua về thì miếng da bò đó không phải là chúng sanh có thức tánh. Con vật đó có thức tánh mình phải biết là vật đó là vật có thức tánh và cái biết ở đây là cái biết về đối tượng. 

Thì cái biết về đối tựơng này có nhiều trường hợp; về phương diện giới , giả sử như chúng ta đốt  một đống lửa mà chúng ta không biết ở trong đó có một con vật gì đang nằm trong đó, chúng ta chỉ đốt một đống lá thôi thì cái đó chúng ta hoàn toàn không có biết tới đối tựơng. 

Về điểm này thì còn có rất là nhiều điểm cần phải bàn thảo. Người ta hỏi rằng; giả sử như chúng ta nói rằng trong ngũ nghịch đại tội có  tội là giết cha giết mẹ thì nếu chúng ta sanh ra làm một đứa con cô nhi không  biết  cha mình còn sống mà bây giờ lớn lên mình tham dự trong quân đội, quân đội  phía bên này đánh phía bên kia, và lúc đó cha mình ở phía bên kia và mình bắt đựơc cha mình, mình không biết đó là cha mình, mình giết cha mình thì có phạm tội ngũ nghịch đại tội hay không? Và trường hợp mình ra trận người ta nổ súng thì mình cũng nổ súng nhưng cái nổ súng  của mình nó vô tình là viên đạn đó đi vào trúng ngay người bên kia mà người đó lại là cha ruột của mình  mà mình lại không biết người đó là cha của mình và mình cũng không hề biết rằng viên đạn mình nổ súng đó nhắm vào cha của mình, thì điều đó có mang nghiệp hay không ?

            Thì đó là, một sự cố ý hay vô ý. Chúng ta phải phân biệt là chúng ta có biết đối tượng hay là không biết đối tượng và đối tựơng đó là gì và đối tựơng đó là đối tựơng của một người thường hay là đối tượng đó là vị Phật, đối tượng đó là đối tượng Thánh rồi cố ý giết , là có ý giết là có chủ tâm, là có chủ tâm để tạo một hành động là ráng sức giết. 

Thường thường cái ráng sức giết này nó đi với tà kiến nó đi với kiến hoặc. Thí dụ một người muốn làm một việc sát sanh mà họ nghĩ rằng việc sát sanh này không có tội gì hết thì  trong việc sát sanh đó họ lại đi kèm với tà kiến, và tà kiến này có thể tính vào chỗ ráng sức giết và sau cùng là con vật đã chết vì đối tượng đó đã bị  đoạn mạng vì cái sự cố ý đó.

Chúng tôi nói như vậy quí vị  thấy rằng câu chuyện nó phức tạp chứ không đơn giản là chúng sanh đó có đối tựơng và đối tựơng như thế nào, chúng ta có biết về đối tựơng đó hay không và chúng ta có lập tâm làm một hành động sát hay không và trong cái lập tâm  hành động sát đó chúng ta có gói ghém trong đó  sự rán sức. Sự rán sức ở đây chúng ta có vận dụng khả năng của mình, tâm tư của mình, vận dụng kiến chấp sai lạc của mình thì  về điểm này nó rất là phiền hạ.

Có những câu chuyện túc sanh chuyện rất là dài đề cập đến những con người mà những ngừơi đó họ hoàn toàn không biết đối tượng đó là ai và ví dụ như là  trong một bài kinh Pháp Cú kể về một vị trưởng gỉa , ông này đi dọc đường thấy một vị Samôn, vị Samôn đó có một tướng cốt cách rất là đẹp, đẹp lắm, đẹp đến nỗi ông là đàn ông mà khi thấy vị Samôn đó thấy dáng dấp của vị đó thì ông nghĩ một ý nghĩ quấy ở trong đầu, ông nghĩ rằng nếu mà vị này là con gái là phụ nữ thì bằng giá nào mình cũng cưới về làm vợ, ông nghĩ như vậy và lúc ôngnghĩ như vậy thì ông hoàn toàn không biết người mà ông đang nghĩ đó là Tôn Giả  là một vị Thánh nhân đã hòan toàn giải thoát và cái ý nghĩ này nó tạo một trọng nghiệp và ngay lúc đó trọng nghiệp đó nó biến ông từ thân nam trở thành thân nữ và đó là theo trong kinh nói như vậy thì trong trường hợp này  một người nhìn thấy một vị Samôn và họ chỉ nghĩ rằng vị Samôn đó là  vị Thầy Tu bình thừơng thôi nhưng  không biết đó là bậc thánh, giống như là  chúng ta thấy cục than  mình nghĩ nó đã nguội rồi bên ngoài không có  thấy dấu hiệu gì cục than dó là nóng hết, nhưng mà cục than đó lại là một cục than nóng đang cháy . Thì như vật có một lần chúng tôi có đề cập đến ba  yếu tố để quyết định liên quan đến nghiệp , một  là tác ý  tức là chủ tâm của chúng ta , cái tác ý này có thể nó được làm mạnh hay yếu đi là bởi khả năng gọi  vô trợ hoặc hữu trợ tức là nhậm lẹ cái tác ý này nó có thể đựơc quyết định bởi yếu tố là thọ hỷ và thọ xả  tức là cảm giác vui buồn hay là cảm giác thản nhiên.

            Tác ý  chủ tâm tạo nghệp này nó có thể quyết định bằng các yếu tố mà chúng ta gọi là có tà kiến hay không có tà kiến đó là riêng về tâm tạo nghiệp thôi, rồi cái tâm tạo nghiệp đó phải nói đến hành động tạo nghiệp có những hành động rất là dã man có những hành động không có dã man, có những hành động rất là thù thắng mà có những hành động không có  thù thắng. 

Chúng tôi muốn nói đến trường hợp là cũng thời bố thí ,có những việc bố thí mà  vật bố thí thì rất là trang trọng nhưng  hành động bố thí  kém cỏi, thì cái hành động cái việc làm cũng là một yếu tố quyết định. 
-Yếu tố quyết định sau cùng chúng tôi nói đó là đối tượng, đối tựơng ví dụ như cũng lời nói đó chúng ta nói với cha mẹ thì quả nặng hơn là với người thường với một vị có giới đức , một vị có đạo cao đức trọng nó khác với một ngừơi tầm thừơng. Thì như vậy khi mình đề cập đến chủ tâm khi đề cập đến  hành động đề cập đến tác ý đối với đối tựơng  thì cho thấy rằng sự cố ý hay vô ý của chúng ta nó hoàn toàn không thể dùng được ở đây được mà chúng ta nói là rất rõ.

             Một câu chuyện, vị thái tử cầm một cái tên một cái cung bắn vào một cái hoa và không biết rằng trong cái hoa đó có một con sâu nằm trong đó thì trong trường hợp này cái gì đã làm cho cái nghiệp nó có kết quả. Trong việc giữ giới vị này không có phạm giới bởi vì  vị này đã không có nghĩ rằng hoa có thức tánh hay là trong cái hoa đó có một sinh vật có thức tánh, nhưng mà rõ ràng vị này có lập tâm làm một hành động là bắn và vì trong cái bắn đó mà nó tạo nên một cái oan kết và cái oan kết thì đời sau chúng ta sẽ trả. Nên đôi lúc quí Phật Tử có hỏi rằng tại sao mà thỉnh thoảng chúng tôi có dề cập đến một số các điều liên quan đến hành động sát sanh rất là  thường, bởi  vì nhiều lúc chúng ta không khéo sẽ mang một mặc cảm rất lớn. Một người đề cập đến một câu hỏi là; giả sử như cắt cỏ và trong lúc cắt cỏ có con vật nó sẽ chết đi và nếu mình biết con vật chết đi thì mình có nên cắt cỏ hay không ? 

             Mặc dầu hành động cắt cỏ chỉ chủ tâm làm sao sạch sẽ sân sau sân trước chứ không có mục đích giết con vật đó nhưng mình biết rằng có thể tạo ra cái nghiệp vì vô ý, có hàng trăm ngàn thứ  trong đời sống mà chúng ta bị liên hệ, chúng tôi xin gọi đó là cái khổ của trầm luân, đôi lúc Phật Tử hỏi chúng tôi vậy chứ nếu mà chúng ta có một cách nào để tránh khỏi tuyệt đối không sát sanh không ?. 

              Bên Ấn Độ có một tông phái của Bà La Môn giáo họ chủ trương rằng một ngừơi mà muốn hoàn toàn trong sạch là đi đâu cũng phải có một khẩu trang để bịt mũi lại, vì khi hít thở vào sẽ hít các con vật vào và phải có cây chổi để quét bước đi của mình dể mình không có dẫm lên con này con khác. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta sẽ không sát sanh. Chúng tôi nói một cách đơn giản như vầy ; trong rau cải chúng ta ăn, người ta tính trung bình nếu người ăn rau cải một năm thì ngừơi ta có thể nuốt vào trong bụng khoảng hai pound (1 ký lô ) côn trùng ở trong rau cải và trong việc trồng trọt của các nhà nông thì để trồng trọt như vật ngừơi ta đã phải giết bao nhiêu sinh vật để có thể giữ được hoa màu. Có một lần chúng tôi đi với một vị Thầy vào trong một chỗ họ làm bông vải làm cotton, thì Thầy này đi ra và đã nói với chúng tôi rằng Thầy rất là phiền não và tôi hỏi tại sao thì Thầy nói rằng từ trước tới giờ Thầy tránh không có dùng tơ lụa bởi vì ở trong tơ lụa mỗi lần sài áo tơ lụa thì Thầy nghĩ rằng áo tơ áo lụa nó giết rất nhiều những con tằm khi ngừơi ta lấy kén để dệt tơ thì họ sẽ phải giết nó đi đúng thời đúng lúc thì chắc chắn rằng mặc áo tơ lụa mình đã gián tiếp sát sanh nhưng khi Thầy vô các hãng dệt bông vải cotton này thì Thầy cũng thấy người ta làm tương tợ như là khi bông vải đựơc hái về trong bông vải chứa nhiều ấu trùng , những ấu trùng này cũng có thể làm hỏng đi cái bông vải và ngừơi ta phải dùng kỹ thuật luột và họ lựa những thứ này ra. Và có thể nói rằng trong cuộc sống không thể nào cho dù quí vi sài vải tơ lụa hay là vải cotton, cho dù chúng ta chỉ ăn rau cải cho dù chúng ta chỉ làm công việc rất nhẹ nhàng thì trực tiếp hay gián tiếp chúng ta cũng thỉnh thoảng tạo nghiệp sát sanh. Và đạo Phật dạy rằng chúng ta không thể làm cái tuyệt đối đựơc là trong trần gian này tránh những cái nghiệp gọi là nghiệp vô ý thật là chúng ta không tránh khỏi, chắc chắn ít nhiều thì chúng ta cũng phạm phải.

           Giống như người ta nói rằng đã nói rằng đã vào trong cuộc trần thì nhiễm phong trần vậy. Đồng tiền  chúng ta đóng góp cho chính phủ để trả thuế thì ngừơi ta dùng cái tiền đó có thể chế tạo vũ khí có thể làm bao nhiêu việc mà chúng ta hoàn toàn không có tưởng tượng. Nên chi sống trong một thời đại, một xã hội, một cộng đồng , trong một nếp sống bao giờ chúng ta cũng có một cái cộng nghiệp mà cái cộng nghiệp này không sao tránh khỏi. Riêng về chuyện chúng ta sài giấy thôi, ngành tiêu thụ giấy ngày hôm nay cho chúng ta nhiều tiện nghi, nhất là sách vở  thì giấy đó tạo nên một cái tệ nạn rất lớn là nạn phá rừng, mà hễ người ta phá rừng thì người ta đã tiêu hủy bao nhiêu chỗ ở của các sanh vật ở trong rừng mà thậm chí bây giờ ngừơi ta báo động rằng cái việc phá rừng nó đã làm thay đổi cái môi sanh trên thế giới này.

             Hàng năm có hàng trăm loại bị tuyệt chủng bởi vì những sanh vật này không tìm thấy mảnh đất sống nữa có nghĩ như vậy thì chúng ta mới hiểu rằng tại sao kiếp trầm luân của chúng ta tạo nhiều cái nghiệp. 

Tuy vậy, khi nói về sự cố ý và vô ý chúng tôi nhắc lại là sự cố ý vô ý dựa trên nhiều các yếu tố là:
-biết hay không biết vật có thức tánh hay là vật không có thức tánh, 
-cái biết đó là một chuyện rồi chúng ta biết thứ hai là chúng ta có ý giết hay không có ý giết , ví dụ như quí vị cắt cỏ , cắt cỏ không có nghĩa là cố ý giết con vật này con vật khác mà chỉ có ý cắt cỏ thôi, 
-và rồi ráng sức giết , ráng sức giết này đi chung với tà kiến, đi chung với những cái chấp hay là với những cảm thọ thì điều nàỳ nó là một yếu tố và chúng ta phải cân nhắc. 

Và chúng tôi cũng phải nói ở đây là cái gì ở trong cuộc sống này chỉ có tương đối, chúng ta không thể tuyệt đối đuợc, khi mà đặt vấn đề tuyệt đối chúng ta tự mình đánh mất đi cái cơ sở của chính mình và nều mà chúng ta tránh đựơc sự sát sanh bằng cách trực tiếp giết thì nên và đừng bao giờ nuôi cái mặc cảm ở trong lòng, hễ nuôi dưỡng mặc cảm thì chúng ta không bao giờ thành đạt và không bao giờ  đi xa được hết và để tránh né tất cả mọi thứ nghiệp sát ngay cả quí vị ngồi một chỗ qúi vị cũng chưa chắc là chúng ta không có mang nghiệp sát.

No comments:

Post a Comment