Hỏi: Một người Phật tử phải có thật sự an lạc mới có thể chia sẻ Phật pháp với người khác.
Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 4-10-2014, Minh Hạnh chuyển biên.
Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 4-10-2014, Minh Hạnh chuyển biên.
TT Giác Đẳng: Phật pháp không phải chỉ mang lại lợi ích cho chúng ta khi chúng ta đắc đạo chứng quả mà ngay trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng tìm thấy được rất nhiều lợi ích nếu chúng ta hiểu được Phật pháp và chẳng những vậy chúng ta cũng có thể chia sẽ cho người khác. Lấy ví dụ, không nhất thiết mình là một người đầu bếp rất giỏi hay nổi tiếng thì mình mới có thể chỉ người khác nấu thức ăn, nếu mình có thể nấu một vài món gì đó ngon mình cũng có thể chia sẻ cho người khác được. Sự chia sẻ đó không đòi hỏi sự hoàn hảo ở trong chúng ta nhưng nó đòi hỏi sự hiểu biết thật sự.
Chúng ta hãy nhìn vào ân đức Pháp Bảo về những đặc tính của Pháp Bảo thì có những điểm như:
- Svàkkhàto bhagavato dhammo - là Pháp được Đức Thế Tôn khéo giảng - nói một cách khác là Đức Thế Tôn giảng dạy có phương pháp chứ không phải là chỉ nói để nói mà thôi. Đây là một điểm hết sức là cần chúng ta để ý. Đức Phật Ngài không hướng dẫn chúng sinh chỉ bằng sự ca tụng điều thiện và chê điều ác, nhưng Ngài dạy cho chúng ta những phương pháp làm sao để huân tu chánh niệm, làm sao để trưởng dưỡng tâm từ, làm sao để tiết chế những phiền não. Như Đức Phật đã dạy, thí dụ trong kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc, Đức Phật Ngài cho chúng ta những phương pháp làm thế nào khi chúng ta đối diện với phiền não thì chúng ta có được những trang bị gì; như là có những phiền não được diệt tận do sự do tri kiến, có những phiền não được chế ngự do sự nhẫn nại, có những phiền não chế ngự do quán tưởng trong sự thọ nhận khổ nạn. Thì chính Phật Pháp được Đức Phật dẫn dạy có phương pháp hay là có sự hướng dẫn cụ thể do vậy gọi là Svàkkhàto bhagavato dhammo.
Sandiṭṭhiko là ý nghĩa thứ hai, là thiết thực hiện tiền. Nghĩa là chánh pháp đó chúng ta áp dụng có lợi lạc ngay trong đời hiện tại. Ví dụ như Đức Phật Ngài dạy chúng ta khi những gì xảy ra đến chung quanh chúng ta phản ứng nếu chúng ta phản ứng với khéo suy nghĩ với chánh tư niệm yoniso-manasikāra thì chúng ta có được lợi ích rất nhiều. Khéo suy nghĩ ở đây đó là cái nhìn cho nó tốt, nhìn cho chính xác. Thí dụ như bây giờ qúi Phật tử vào rơom nghe pháp có một vị giảng sư vào thuyết pháp và vị đó bị trục trặc kỹ thuật vì đường truyền nói rất khó khăn thì chúng ta có thể phản ứng là "vô nghe pháp mà nói không rõ nói chậm nói rời rạc bực mình quá", chúng ta có thể phản ứng như vậy. Nhưng nếu chúng ta nhìn lại chúng ta nghĩ rằng "thật là một sự cố gắng, mặc dù các vị gặp rất nhiều khó khăn mặc dầu đường truyền không tốt, mặc dầu cầm mic mà cứ phải trở đi trở lại hoài nhưng cho thấy rằng vị này vẫn cố gắng, vẫn dành thì giờ, vẫn tiếp tục vẫn kiên nhẫn, dầu nói một lời một chữ cho qúi Phật tử nghe Phật Pháp vị này vẫn cố gắng, thì là điều đáng hoan hỉ". Khi chúng ta nhìn vào điều đó chúng ta phản ứng khác hoàn toàn, thì Đức Phật dạy đó là yoniso-manasikāra là khéo tác ý, khéo suy nghĩ. Khi mình suy nghĩ như vậy mình được an lạc, suy nghĩ như vậy mình không có phiền não. Thành ra pháp của Phật dạy thiết thực hiện tiền là mình áp dụng được điều nào thì điều đó mang lại lợi ích cho chúng ta trong hiện tại. Pháp của Đức Phật thiết thực hiện tiền bởi vì không phải chờ cho đến kiếp sau sau khi chết rồi chúng ta mới thấy quả đó, Pháp Đức Phật thiết thực hiện tại tại vì pháp đó trên diện hiển hoá bản thân của chúng ta.
- Một pháp khác gọi là Akāliko là vượt ngoài thời gian. Akāliko vượt ngoài thời gian được hiểu theo nhiều ý nghĩa. Nhưng thưa qúi vị, chánh pháp được nói thẳng nói trực tiếp là ngay ở trong cuộc sống câu chuyện Đức Phật đã giảng cách đây 26 thế kỷ về trước cho đến hôm nay vẫn như vậy không hơn không kém. Và cho đến Chư Phật ở trong tương lai xuất hiện thì chúng sanh vẫn sống trong vô minh ái dục, chúng sanh vẫn hằng dưỡng tánh chất của chánh pháp, chúng sanh vẫn cần vượt qua bể khổ để đạt đến sự giác ngộ đích thực. Tất cả những điều đó là những gía trị vượt thời gian. Khi chúng ta thấy chuyện vượt thời gian là nó không bị biến tướng hay bị đánh mất giá trị theo văn hoá, theo giai đoạn, theo lịch sử, mà tại vì Phật Pháp nói rất thẳng rất rõ vào những vấn đề căn bản nhất: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã là những pháp chúng ta biết ở mỗi thời, ở mỗi quốc độ ở mỗi cảnh giới thì đều có thể thể nghiệm được thế nào là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Do vậy Phật Pháp là Akāliko.
- Ehipassiko đến để mà thấy. Thấy ở đây tức là Phật Pháp dạy chúng ta mở rộng mắt ra nhìn thật thẳng tìm hiểu thật rõ ràng và tự mình trải nghiệm. Cái trải nghiệm của bản thân, thí dụ như Đức Phật dạy:
Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm chủ trì, tạo tác
Nói năn hay hành động
Với tâm ý nhiễm ác
Thì khổ sẽ theo ta
Như xe theo chân con vật kéo
Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm chủ trì, tạo tác
Nếu tâm thanh tịnh
Nói năng hay hành động
An lạc sẽ theo sau
Như bóng không rời hình
Chúng ta cứ thử làm như vậy xem Đức Phật Ngài dạy có đúng không, ở trong tất cả mọi trường hợp rối ren, tất cả mọi trường hợp phiền lụy, tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác thì nếu tâm chúng ta thanh tịnh mà nói năng hay hành động thì hạnh phúc có theo hay không, chúng ta cứ thử bởi vì Đức Phật dạy rằng giáo pháp của Ngài là Ehipassiko đến để trải nghiệm đến để thực nghiệm, đến để chứng nghiệm chúng ta sẽ thấy điều đó. Bởi vậy thế hệ này qua thế hệ khác chính những người sống với Phật Pháp đem Phật Pháp vào trong cuộc sống của mình thì những người đó mới thắp sáng và cho chúng ta những giá trị, chúng ta không cần phải tranh luận nhiều, nếu chúng ta có đủ sự an lạc ở trong chánh pháp thì điều đó cho thấy rằng chánh pháp có một giá trị và chính chúng ta là người làm chứng cho việc đó
- Opaneyyiko là chánh pháp có khả năng hướng thượng làm thăng hoa cuộc sống, làm cho đời sống của chúng ta hướng cầu đến những điều tốt đẹp hơn, là một người Phật tử ở trong chúng ta không có ai mà nghĩ rằng mình chém đầu người khác mình giết hại người vô tội, mình đả kích người khác, mình sống bằng tâm sân hận mà việc đó có lợi ích. Sự hướng thượng là đặc điểm của Phật Pháp. Opaneyyiko ở trong mọi hoàn cảnh mình làm sao tốt hơn mình làm sao làm đẹp đời làm đẹp cuộc sống của mình đó là sống hướng thượng, hướng thượng là đặc tính của Phật Pháp
- Paccattaṃ veditabbo viññūhi là Phật Pháp dành cho người hiểu biết chứ không phải dành cho người không hiểu biết. Cuộc sống khác biệt với nhau giữa những người hiểu biết và những người không hiểu biết. Người hiểu biết có thể có cân nhắc, người hiểu biết là thấy được nhân quả, người hiểu biết là biết người biết ta, có nghĩ mình và có nghĩ người, đời sống là hiểu biết. Đức Phật dùng chữ viññūhi là bậc trí giả, bậc thiện trí hay là người hiểu biết. Thì Phật Pháp dành cho người hiểu biết không phải dành cho người cực đoan hay cho người ích kỷ.
Thì khi chúng ta đọc vào những điều đó và chúng ta tâm niệm thì 23.41 sẽ thấy rằng Phật Pháp không phải chờ đến kiếp sau hay là chờ đến khi chúng ta đắc đạo chứng quả rồi chúng ta mới nếm được hương vị Phật Pháp mà ngay cả trong giờ phút này nếu chúng ta ngồi đây chúng ta khéo hướng tâm khéo tác ý thì chúng ta cũng có nếm được hương vị Phật Pháp và điều đó có thể chia sẻ được. Khi nãy chúng tôi có trình bày với qúi vị là không phải chúng ta là một đầu bếp nổi danh thì chúng ta mới có thể chỉ cách nấu ăn ngon cho người khác nấu ăn, chúng ta có nấu món gì đó thấy ngon chúng ta có thể chia sẻ cho người khác món đó hoặc là cách làm món đó thì trong cuộc sống người Phật tử nếu chúng ta thật sự muốn hoằng pháp thì chúng ta phải thể hiện ý chí của mình, thể hiện sự tôn trọng của mình đối với tha nhân và chúng ta thể hiện sự an lạc của mình, một người Phật tử hoằng pháp muốn đem Phật Pháp đến chúng sanh khác mà bản thân chúng ta phiền não quá thì không làm được chuyện gì hết đó là điều tự nhiên. Qúi vị có bao giờ thấy rằng một người đầy tham đầy sân đầy si mà có thể giúp ích cho người khác, ít nhất người đó phải có được những cái an lạc tối thiểu, người đó phải có sự hiểu pháp tối thiểu thì mới chia sẻ cho người khác
Về điểm này, chúng tôi tin rằng sự trường tồn của Phật Pháp đó là chính ở mỗi chúng ta, nếu chúng ta có thể thấy, có thể đem ứng dụng được Phật Pháp vào trong đời sống và tìm được những lợi lạc thiết thực chúng ta đem chia sẻ cho người khác ./.
No comments:
Post a Comment