Wednesday, November 5, 2014

Mục đích chân chánh của đời phạm hạnh là gì?

Hỏi.  Mục đích chân chánh của đời phạm hạnh là gì?

Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 14-6-2014, Minh Hạnh chuyển biên

TT Pháp Tân: Ở đây, khi nói đến mục đích chân chánh của đời sống phạm hạnh phải nói  lý tưởng muốn xuất gia để tu tập thật sự không phải vì vui hay để thụ lợi hay để trốn tránh nợ hay là cái gì đó theo quan niệm của người thế tục. Có người nói mình xuất gia vì trốn nợ, trốn việc đời, trốn cái này trốn cái kia. Rồi có người xuất gia nói rằng mình phải được hưởng thụ cái này hưởng thụ cái kia. Những người xuất gia trong nhiều cách nghĩ ngợi khác nhau nhưng đối  với một người tu hành chơn chánh mình phải xác định mình tu tập để đạt đến sự an lạc ở nội tâm, chấm dứt phiền não, đó là điều mình mong muốn.

Đường tu rất dài, có thể mình tu tập trọn cả đời, nỗ lực làm các công đức thiện sự, tránh xa những điều xấu ác từ thân khẩu ý.

Người có tâm niệm thực hành con đường phạm hạnh chân chánh thì lý tưởng tu tập để  đạt đến là đạo quả thánh nhân, đạt đến sự giải thoát với ít nhất mình cũng được an lạc ở trong đời sống hiện tại này tức là tâm mình được thanh thản, tâm mình, giảm bớt những phiền não, mặc dù  mình chưa được giải thoát nhưng giảm bớt được những sự ràng buột do phiền não mang lại hay ràng buột của đời sống thế tục. 

Mình xác định được mục đích của phạm hạnh đó là làm sao để thành tựu được sự giải thoát là đạo quả thánh nhân. Nói đến đạo quả thánh nhân thật sự là một sự dày công rất dài phải qua bao nhiêu kiếp. 

 Không biết mình đã tu tập được bao nhiêu kiếp rồi nhưng ít ra trong đời sống hiện tại mình làm được việc những điều thiện dù là điều thiện nhỏ, thí dụ mình giữ giới, cố gắng giữ giới, bên cạnh đó cũng phải bố thí cúng dường, rồi bên cạnh đó cũng phải thực hành con đường phạm hạnh của mình trong đó những tạp niệm những ý nghĩ xấu về dục hoặc sân hận hoặc hại tư duy cố gắng tránh bỏ những điều đó, và bỏ những điều tạp niệm xấu ở trong tâm nó là cái nhân để giúp cho mình đi dần đến đời sống của phạm hạnh.

Còn nếu như không nỗ lực hành trì hoặc bỏ bớt những phiền não ở trong nội tâm của mình thì thật sự đời sống phạm hạnh của mình còn dài còn lâu. 

Một vị tu hành biết được lý tưởng tu tập của mình ngay cả việc thiện nhỏ cũng cố gắng làm dù làm trong hoàn cảnh nào cũng làm việc thiện đó.

Việc thiện về thân như bố thí, cúng dường, trì giới hoặc nghe pháp hoặc suy tư Phật pháp.Việc thiện về tâm chúng ta đình chỉ tạp niệm, tu tập chánh niệm đó là mình tu tập về tâm của mình. 

Về lời nói,  không nói những lời nói ác quấy, những lời nói không tốt, những lời nói xấu ác v.v... hoặc không nói vọng ngữ. Thì những lời nói tuy mình tu tập thân khẩu và ý, lời đó nghe đi nghe lại hoài nhưng để hoàn thiện thân khẩu ý không phải là chuyện dễ.

Con đường phạm hạnh là mình bỏ được điều ác xấu và thực hiện những điều thiện còn nó đến đâu thì nó đến, bởi vì mình dứt bỏ phiền não tới đâu con đường phạm hạnh của mình nó bước gần đến đó, nó dứt điểm đến đó. Con đường phạm hạnh việc tu tập đòi hỏi lời nói việc làm và suy nghĩ của mình từ việc nhỏ việc lớn cố gắng làm cho tốt và cố gắng tránh xa những điều ác. 

Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy dù ác nhỏ mình cũng chớ coi thường, tạp niệm nhỏ tuy mới manh múng trong những suy nghĩ  chưa đi đến hành động chưa đi đến lời nói nhưng mình biết gạt bỏ qua một bên bằng hướng tâm đến chánh niệm nào đó đến một đề mục nào đó tâm của mình sẽ hướng đến. Hoặc điều ác tuy thấy nó nhỏ nhưng mình cố gắng bỏ. Ngược lại đối với làm lành mình cố gắng làm dù làm trong nỗ lực đó việc làm phải suy xét đến bản chất của cuộc đời thế gian. 

Trong kinh Pháp Cú có câu "chính thân còn có ra gì huống là sự nghiệp còn chi của mình". Thì thân của mình còn không có ra gì nó cũng không phải là của mình nữa. Vì vậy Ngài Mahà Pàla nghĩ rằng thế giới vô sở hữu chủ mình đâu có bảo thân này không bịnh được, bảo nó không có gặp tai nạn được, bảo nó không già được, bảo nó không chết được, mình không bảo được điều đó cho nên mình không làm chủ được cái gì hết và vì Ngài nghĩ như vậy nên Ngài xuất gia. 

Người với mục đích chơn chánh xuất gia không phải là vì trốn nợ, không phải xuất gia vì buồn chán cái gì đó, cũng không phải xuất gia là vì muốn hưởng lợi lộc, cũng không phải muốn xuất gia để được cái gì. Mình xuất gia vì nghĩ rằng với con đường phạm hạnh của mình là mình đã hiểu Phật đã dạy con đường phạm hạnh giúp diệt trừ được những phiền não và mình bằng thiện pháp tu tập bỏ ác pháp của thân khẩu ý, và thực hiện những điều thiện ở trong nội tâm để mong rằng gạn lọc hay loại bỏ bớt những phiền não từ cái phiền não nhỏ lớn gì đó mình bỏ từ từ mình sớm muộn cũng sẽ đạt được, đi chậm đi mau cũng phải làm được do sự nỗ lực hay do sự quyết định lấy chính mình quyết định lấy điều đó và chính điều đó  mang lại sự thành tựu con đường phạm hạnh của mình, và sẽ đi đến  đích điểm cuối cùng của con đường phạm hạnh là đạt được sự giải thoát./.

No comments:

Post a Comment