Hỏi: Ý niệm hơn thua, mà được khả dĩ chấp nhận trong Phật Giáo trong kinh điển có hay không có?
(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu : Câu hỏi về ý niệm hơn thua, mà được khả dĩ chấp nhận trong Phật Giáo trong kinh điển có hay không có?
Thì ở đây theo quan điểm dựa vào chỗ biết của chúng tôi, có những trường hợp một khái niệm hơn thua khả dĩ chấp nhận. Còn nếu như sự hơn thua tranh chấp, cạnh tranh bằng những trạng thái tâm bất thiện pháp, như là tâm tham vọng hoặc là tâm sân hận, thù oán đối nghịch, thì cái sự hơn thua đó, chắc chắn không được hoan nghinh ở đây, quan niệm hơn thua đó, cạnh tranh đó nó sẽ đưa đến một cái sự tai hại không lường.
Nhưng nếu quan niệm hơn thua , tức là sự cạnh tranh để rồi mình có tiến bộ về tinh thần. Chẳng hạn như tranh đức, tranh tài . Tranh tài thì có trường hợp chấp nhận, có trường hợp không chấp nhận. Nhưng tranh đức có thể hoàn toàn chấp nhận, tại sao vậy? bởi khi một người họ nghĩ đến phải thắng người khác về đức độ, mà người kia cũng muốn hơn người này về đức độ, trên phương diện đức độ muốn thực hiện đức, thì con người phải có nội tâm hiền thiện, cách cư sử hiền thiện. Do vậy, trong khi hai người cùng tranh đức, trong sự việc đó sẽ khởi lên một sự xung đột tai hại, bởi vì khi tâm thiện với thiện thì không mang đến sự hại nào, nhưng nếu với ý bất thiện với bất thiện cạnh tranh với nhau, đấu tranh với nhau thì đưa đến một sự không tốt đẹp.
Tất nhiên cho dù cạnh tranh bằng hình thức nào, tranh tài cả cũng đều do xuất phát từ nơi bản ngã, người này nghĩ mình sẽ hơn người kia, sẽ hơn người khác, ta sẽ tốt hơn người khác, nhưng chúng ta nói lấy độc trị độc, tức là dĩ mạng trị mạng trong cái việc mà chúng ta học tập, về đức độ nếu như không có sự so sánh và chúng ta không có sự cạnh tranh nhau thì không có sự tiến bộ, vì vậy, trong trường hợp này có thể khả dĩ chấp nhận được.
Như khi xưa trong kinh điển Phật Giáp có ghi lại . Thời Ðức Phật, có hai nhóm thiện nam , hai nhóm thiện nam đó cũng đều là những người có tâm thiện tu tập, họ tranh nhau trong việc làm phước, họ tranh nhau trong việc nghe pháp, xem nhóm nào thu thập được kiến thức rộng hơn. Rồi sau đó họ tranh nhau về giữ giới, xem có ai giới hạnh cao hơn và từ ngũ giới, họ tranh nhau về bát quan trai giới, và cuối cùng họ nghĩ rằng chỉ có đời sống xuất gia như vậy sẽ thắng được người.
Một nhóm xuất gia, nhóm khác thấy vậy họ cũng từ bỏ gia đình, để sống không gia đình đi xuất gia, và họ cứ tranh vậy đến một lúc kia, cả hai nhận chân được cái sự thật giác ngộ đựơc trí, và họ đều chứng quả A la Hán. Ðến lúc bấy giờ sự cạnh tranh hơn thua chấm dứt, và tất cả đều là những bậc đoạn lậu đã bỏ tất cả những sự hơn thua v.v…
Trong trường hợp chúng ta sẽ nhìn thấy một cái ảnh, mà ta hiểu rằng trong kinh Phật Giáo cũng có trường hợp chấp nhận sự cạnh tranh hơn thua, nhưng phải nằm ở trong phạm trù thiện, tức là cả đôi bên chỉ tranh với nhau về thiện pháp và cố gắng duy trì để cho tốt đẹp hơn về thiện , như vậy mới đều đưa đến sự tốt đệp.
Như ta thấy có trường hợp thứ hai là, trong Pháp Cú . Trường hợp đức vua Ba Tư Nặc đã cạnh tranh làm việc phước với dân chúng. Dân chúng họ nghĩ rằng vua sang trọng và đầy đủ quyền lực, tài sản. Nhưng chỉ một mình vua làm những việc cúng dường trai Tăng , thì chút ta ở đây những người dân không thể hơn được, về tài sản. Nhưng chúng ta có số đông, cho nên họ đã đồng tâm hiệp lực để tổ chức những lễ cúng dường , những cuộc lễ cúng dường long trọng đến Ðức Phật và Chư Tăng.
Và đức vua thì lại nghĩ, dân chúng tổ chức một sự làm phước long trọng như vậy. Thì làm một đấng quân vương như ta đây làm sao có thể hẹp hòi được. Thế là đức vua cúng nhiều hơn nữa, sau bảy lần hơn thua. Ðến lần thứ bảy thì đức vua nhờ có hoàng hậu Malica cố vấn . Ðức vua đã tổ chức một bữa trai Tăng mà trong đó vận dụng đến 500 ngôi chip, để làm lộng đứng hầu 500 vị Tỳ Kheo trong đó có đức Phật. Những người dân không thể nào có được số chip như thế đó để làm hình thức như vậy. Bởi thế cho nên cuối cùng đức vua đã thắng.
Trong cái sự thắng bại tất cả đều có sự hoan hỷ trong việc tích tụ thiện pháp, khó có sự thất vọng, và không có sân sanh khởi ở đây. Bởi vì trong việc chúng sanh tu tập thì ai nỗ lực hơn, tinh tấn hơn, trí tuệ hơn và xả bỏ nhiều hơn, cũng có xen lẫn một bất thiện pháp đó là ngã mạn. Nhưng cuối cùng thì chính do cái sự cạnh tranh so sánh hơn thua như thế khiến cho được tốt đẹp hơn, được thánh thiện hơn.
Chính đây là một ý nghĩa mà chúng ta cần nhận biết, rằng việc hơn thua nếu nằm trong phạm vi thiện pháp, và đức độ thì chính sự kiện này là một sự kiện khả dĩ được chấp thuận trong Phật Giáo, chúng tôi đã nêu lên hai trường hợp trong kinh điển có ghi chép lại như vậy. Và ở trong hai trường hợp Ðức Phật không hề quở trách, mà Ngài còn tán thán khen ngợi họ ./.
No comments:
Post a Comment