Thursday, April 3, 2014

bây giờ có Phật tử muốn tu để giảm bớt tâm tham thì những pháp tu nào giúp chúng ta giảm được tâm tham?

Hỏi: . bây giờ có Phật tử muốn tu để giảm bớt tâm tham thì những pháp tu nào giúp chúng ta giảm được tâm tham? 

(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 4-3-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Quyền: Pháp tu để giảm bớt tâm tham thì trước nhất chúng ta phải tu tập pháp đối trị. Chúng ta quán về bất tịnh quán, về thể trược, quán về nhờm gớm. Thí dụ như 32 pháp thể trược. 

Kinh Pháp Cú có câu: Nhìn ta thân thể mỹ miều, tấm thân chồng chất bao nhiêu khổ sầu. Chẳng qua 32 thể trược được bao bọc bởi một lớp da. Nhìn bên ngoài thấy lớp da bao phủ thì nó đẹp nhưng sự thật khi dưới lớp da đó phơi ra thì chúng ta thấy khủng khiếp vô cùng. 

Có một lần, bên Thái Lan có chụp lại cảnh mổ sẻ xác của một tử tù rất khủng khiếp, từng bộ phận gan phèo phổi thì con người như là con heo mổ ra như thế nào thì con người thể trược cũng như vậy. 

Thì ở đây, thí dụ cho chúng ta thấy nhàm chán về xác thân và chính là quán về thể trược quán về bất tịnh, hay các vị tu Thiền Quán thường lấy tử thi hay lấy xương khô để các thiền sinh tu tập. Hoặc quán xác thân con người mình cũng giống như khúc xương khô có gì đâu mà phải câu chấp có gì đâu mà phải ái chấp liên tục. Quả thật nó nguy hiểm chứ không đơn giản như chính chúng ta thấy.

Tập cho tâm mình tu tập quán về bất tịnh, quán về nhờm gớm thì chúng ta mới có sự tu tập được. Nếu như chúng ta không có quán, không có một sự thiểu dục thì khó giảm thiểu tâm tham. Thí dụ, chúng ta thấy ai cũng thích tiền nhưng là người tu tập thì chúng ta phải quán thí dụ như một người nào đó, vì tiền bạc mà phải đau khổ thế này đau khổ thế kia, phải mất đi tình thân, mất đi tình bạn, tình vợ chồng cha con. Thì suy nghĩ như vậy mình cảm thấy sợ thấy ngán đồng tiền và cảm thấy rằng do chính đồng tiền này do lòng tham mà chúng ta làm những điều tội lỗi. 

Thì khi quán về sự mất mát sự bất tịnh, chính đồng tiền này đã khiến cho ta gây ra biết bao nhiêu là điều tội lỗi biết bao nhiêu là điều khổ sầu. 

Mặt khác, chúng ta phải có tâm thiểu dục tri túc. Đây chính là một điều chúng ta biết đủ chúng ta thiểu dục thì lòng tham mói giảm thiểu được. Cuộc đời này chúng ta luôn luôn nô lệ phục vụ cho tham ái, nô lệ phục cho tham ái tức là chúng ta muốn, chúng ta mong cầu, con người chúng ta đa tham cái gì cũng muốn. Một người sống thiểu dục tri túc thì không bị lệ thuộc không bị dính mắc đối với người khác,

  không phải vay mượn cái ân tình rồi phải nặng nề phải mệt mỏi. Bởi vì chính sự phục vụ nô lệ cho tham ái của mình mà tham ái này là một túi tham không đáy, nó là hố sâu vô tận. Nếu như chúng ta không biết dừng lại thì không bao giờ có thể chấm dứt được và sự đau khổ nó dài lâu. 
  
  Quả thật, đúng vậy, chính vì tham ái này là nguồn gốc của biết bao điều tội lỗi nó là nguồn cơn của biết bao điều mà chúng ta phải trả giá, phải khổ sầu vì nó.

    Nguồn cơn của tất cả sự khổ là chính lòng tham.  Một người biết tu tập để giảm thiểu tham thì người đó phải biết ly tham, mà muốn ly tham thì người đó phải quán về bất tịnh phải tu tập về thể trược, tu tập về tri túc. Một người nào có sự tu tập về tri túc thì người đó sống một cách vững chắc. Vì hạnh phúc bao nhiêu cũng đủ bao nhiêu cũng thiếu, sự thật là như vậy.

   Cuộc đời này do nghiệp duy trì do nghiệp vận hành. Chúng ta tin và chúng ta suy nghĩ như vậy chứ đừng bao giờ chúng ta cứ trông cứ ngóng cứ chờ cứ đợi. Phải biết chúng ta có một phước lành và nếu chúng ta có phước thì phước đó sẽ hổ trợ cho ta sẽ đạt được an lạc tốt đẹp. Nếu như chúng ta có sự tu tập có sự an trú pháp và đặc biệt muốn thiểu dục thì chúng ta phải tu tập pháp tri túc. Thứ hai nữa là chúng ta tu tập về pháp quán thân bất tịnh hay quán về thể trược cái thân này quán về bất tịnh để nhàm chán nó và ly tham và sợ hãi trước tội lỗi ./.

No comments:

Post a Comment