Wednesday, April 9, 2014

Tại sao trong những pháp lậu không có sân?

Hỏi: Tại sao trong những pháp lậu không có sân?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 7-4-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

ĐĐ Pháp Tín: Đối với 4 pháp lậu hoặc dục lậu, hữu lậu thì chi pháp của nó là tham tâm sở chi pháp là tham, còn vô minh lậu chi pháp là sở hữu si, tà kiến lậu chi pháp là tâm sở tà kiến. Vậy thì ở trong đây tại sao đối với pháp hữu lậu không có sân trong khi sân cũng là nhân dẫn chúng sanh đến sanh tử luân hồi.

Điều này, có nghĩa là 4 pháp lậu này là pháp làm chúng sanh rơi rớt thì trạng thái đối với pháp lậu có nghĩa là làm cho chúng sanh ngâm tẩm. Trạng thái tham hoặc tà kiến hoặc vô minh thì nó sẽ ngâm tẩm trong pháp đó. Thí dụ, nói về dục lậu hữu lậu thì chúng sanh đó bị ngâm tẩm bị dinh mắc bị đeo bám ở trong cảnh giới. Những chúng sanh bị tà kiến lậu hoặc chi phối thì những chúng sanh này sẽ bị dính mắc bị trầm luân bị ngâm tẩm ở trong sự hiểu sai của mình thành ra nó được gọi là pháp ngâm tẩm

Đối với sân thì chúng ta hiểu rằng trạng thái không ngâm tẩm mà ngược lại nó là sự phản kháng cảnh hoặc là nó muốn hủy diệt cảnh thành ra sân không được xếp vào trong lậu hoặc.

Điều này, chúng ta hiểu chữ "lậu" có nghĩa là ngâm tẩm. Ví dụ như đối với tà kiến lậu khi một người có sự hiểu biết sai do ngâm tẩm như vậy thành ra lăn trôi trong cảnh giới mà mình ngâm tẩm. Thí dụ như đối với tà kiến làm cho mình rơi vào khổ cảnh sự hiểu sai làm cho chúng sanh đó sẽ bị cảnh giới địa ngục. Hoặc là có những chúng sanh do ham thích những ngũ dục những dục lạc thành ra cứ ngâm tẩm ở cõi người cho đến cõi trời hoặc sanh xuống cõi khổ. 

Đây là nói về những chất liệu làm cho có sự dai dẳng hoặc có sự ngâm tẩm nên những điều này  mới được liệt kê vào phần lậu, còn đối với thành phần không phải là trạng thái ngâm tẩm nên không được liệt kê vào trong phần lậu

 Trạng thái sân hận thì trạng thái muốn hủy diệt những cảnh, muốn hủy diệt những điều tạo nên sân do đó chúng ta không có ngâm tẩm trong đó mà ngược lại tính chất của lậu nó lại là chất ngâm tẩm thành ra hai điều này có sự đối nghịch với nhau, sự không thuận với nhau nên nó không được xếp vào chung ở trong một hàng.

Trong Vi Diệu Pháp phân tích về tham phần thì tham, ngã mạn, tà kiến có những tính chất có những trạng thái giống nhau nên được xếp vào ở trong tham phần. Còn đối với sân phần cũng có nhiều chi phần ở trong đó thí dụ như sân tật lận hối thì tại sao nó không được xếp vào ở trong tham phần hoặc nó không được xếp vào nhóm nào mà nó lại xếp vào ở trong nhóm sân phần tại vì những tính chất của tật đố của ganh tị của sân hận v.v... nó có một trạng thái giống nhau sẽ đưa nó vào một phần riêng có sự giống nhau như vậy. 

Thì ở đây cũng vậy, đối với lậu hoặc thì do những pháp nào mà nó đóng vai trò hoặc là nó làm thành lậu hoặc ở trong phần pháp lậu. Còn đối với sân phần thì tuy nó cũng là phiền não nhưng mà vai trò của nó hoặc là tính chất của nó không giống như là những pháp lậu thành ra nó được xếp riêng ra đây là những tánh chất cá biệt.

 Như lời chúng tôi giải thích thì qúi vị thấy rằng là trong những pháp lậu mà không có sân là do tại tính chất trạng thái của sân nó khác với những trạng thái của các lậu hoặc, nó khác ở chỗ là một pháp thì hủy diệt còn một pháp lại là có sự ngâm tẩm thành ra nó không giống trạng thái của pháp kia nên không được xếp vào ở trong phần lậu./.

No comments:

Post a Comment