Hỏi: . Xin cho một đề nghị về pháp tu giúp giảm thiểu phiền não si
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 20-3-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 20-3-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT PhápTân: Như được biết khi tham sanh khởi cũng có si, mà sân sanh khởi thì cũng có si. Đọc trong kinh biết rằng cách đối trị của tâm tham cần quán về bất tịnh, tâm sân thì tu tập tâm từ chẳng hạn. Nhưng tâm si trong mọi trường hợp nó rất là sâu rộng, ở trong trường hợp nào cũng có si, ngoại trừ những bậc thánh hoàn toàn là bậc thánh vô lậu giải thoát mới không còn si.
Khi tâm tham sanh khởi thì do ái, và đã có ái thì trong đó có si. Nếu muốn diệt bỏ si thì điều trước tiên là phải khéo tác ý trong mọi trường hợp. Ví dụ, tham sanh khởi. Tham sanh khởi là do mình, do mình tham về nhục dục, tham về sắc đẹp tiếng hay mùi thơm, vị ngon, xúc lạc. Tham về đối tượng nào đó mình ưa thích thì do mình không khéo tác ý, do mình nắm giữ tướng chung tướng riêng nên phiền não sanh khởi thấy điều đó khả ái khả lạc khả hỉ thấy những đối tượng mình nhìn là do mình nắm giữ tướng chung tướng riêng cho nên tham khởi lên. Mà tham khởi lên thì bắt nguồn từ việc mình không suy xét thấu đáo, bởi vì do mình không khéo tác ý. Nếu như có khéo tác ý thì tuy rằng người nào cũng là thân tứ đại cũng là ở trong sự bất tịnh ở trong sự vô thường chịu sự vô thường rồi ở trong chịu sự khổ khi có thân 5 uẩn này là khổ. Nếu như mình có sự suy xét như vậy gọi là khéo tác ý khéo suy xét thì cái si nó cũng có thể giảm.
Và ở đây là hễ tham sanh khởi thì có si nhưng nếu mình khéo tác ý như vậy thì làm cho mình giảm bớt tâm tham và đồng thời có nghĩa là tâm si sẽ bị tiêu mòn, sẽ được giảm thiểu.
Điều thứ hai. Trong trường hợp mình là người tu thì mình nhìn vật gì, nhìn sự việc gì mình luôn luôn suy xét dựa trên 3 tính chất nền tảng đó là suy xét về vô thường, suy xét về sự khổ, suy xét về vô ngã. Thì nếu như mình có suy xét những điều đó thì trí tuệ sẽ mở ra và trí tuệ mở ra thì cái si của mình nó sẽ tiêu dần.
Cũng như đối với một người tu tập về thiền quán là khả năng để tiêu diệt phiền não đặc biệt là trí tuệ phát sanh. Trí tuệ ở đây là trí tuệ trong nghĩa là một người có trí tu thiền quán khi thực hành thiền quán do đời sống của một vị hành giả đã có chánh niệm lâu dài bền vững thì trí tuệ phát sanh thì vô minh diệt. Cho nên trí tuệ của một người hành thiền quán tùy theo mức độ tùy theo trình độ của một vị hành giả tu tập, hễ trí tuệ phát sanh ở chỗ nào thì ánh sáng sẽ sua đi bóng tối, trí tuệ sẽ sua đi những sự si mê của mình hay bóng tối của sự si mê là vô minh.
Tóm lại, điều trước tiên thì mình phải khéo suy xét trong mọi trường hợp vấn đề gì thì có phát sinh lên thì liền có một sự suy xét khéo tác ý trong đó, do khéo tác ý cho nên nó có thể là một cái nhân để giảm thiểu đời sống sự si mê. Còn một người quán về vô thường, quán về khổ, quán về vô ngã, liên quan với 5 uẩn của mình, tức là nói một người tu tập thiền quán thì người đó cũng là người thực hiện nhân làm cho phiền não ở trong nội tâm của mình giảm đi, đặc biệt là sự si mê hay là vô minh giảm đi.
Thì như vậy ở đây, có hai cách: một là mình khéo suy xét trong mọi vấn đề tức là khéo tác ý. Thứ hai là mình quán về vô thường, khổ, vô ngã, liên quan đến sự việc, rồi liên quan đến đời sống bản thân của mình và thường xuyên tu tập về thiền quán như vậy thì khả năng giảm thiểu về trí tuệ giảm thiểu về vô minh có thể là bớt đi dần dần. Và đây là cách diệt tâm si cũng như một người mà tu tập về thiền quán thì để diệt bỏ tâm si của mình diệt bỏ phiền não của mình vì si là gốc ./.
No comments:
Post a Comment