Wednesday, April 2, 2014

Một người chưa đoạn tận tham nhưng giảm thiểu tham có được chăng?

 Hỏi: Một người chưa đoạn tận tham nhưng giảm thiểu tham có được chăng? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 12-3-2014, Minh Hạnh chuyển biên)

ĐĐ Pháp Tín: Trong cuộc sống của chúng ta, phần nhiều tham là nhân dẫn dắt mình đi sanh tử luân hồi. Một người tu tập biết để làm giảm thiểu lòng tham của chúng ta. 

Thời gian qua chúng tôi thấy có những người thì bịnh bứu, người thì bị tai nạn. Thì mình nhìn những người đó thấy rất là tội nghiệp nhưng mà nhìn lại những chốn ăn chơi thì chúng ta thấy rằng có những người có thú đi câu cá hoặc đi săn thú hoặc giết những con vật để ăn sống bằng cách này cách kia. Thì nguyên nhân làm cho chúng ta bị khổ đau là do chúng ta không kềm chế được ý của mình và hành động về thân của mình nên mới có cái nhân rồi một lúc nào đó nó sẽ trổ quả.

Thí dụ, chúng ta bị khổ đau hoặc bị chứng bịnh hành hạ chúng ta khổ đau thì bây giờ hỏi thử chúng ta biết tu tập. Tuy rằng tham tùy miên nghĩa là gốc tham của mình chưa có dứt được nhưng ít nhiều gì ở trong cuộc đời này mình đã ngăn trừ sự sát sanh, mình ngăn trừ sự hành hạ chúng sanh khác. 

Chúng ta ngồi suy ngẫm lại ít nhiều gì từ ngày mình biết Phật Pháp mình cũng không hành hạ con gì, mình cũng không giết con cá hoặc con gà hoặc mình đánh đập ai một cách tàn nhẫn v.v... tuy rằng ý nhiều khi mình còn giận người này người kia. Chúng ta giữ được như vậy thôi thì nếu ở trong giòng sanh tử luân hồi nếu mình sanh lại làm người thì chắc chắn rằng mình là người khỏe mạnh vì ở ngay trong đời này chúng ta không sát sanh đánh đập hay hành hạ những chúng sanh nào hết. Do cái nhân này nếu ở trong giòng sanh tử luân hồi nếu chúng ta sanh lại làm người thì cũng không bị bịnh tật hoằng hành, chúng ta không bị người khác đánh đập.

Chúng tôi nói điều này không phải để khuyến khích ai đời sau có tham đắm thân người. Nhưng chúng tôi nói quả báo là như vậy. Một người giảm thiểu được tham, thí dụ như ở một cấp độ thô thiển thôi thì chúng ta có được những phước báu đó chẳng những chúng ta tránh được bốn đường ác đạo.

Nhiều khi có những người chán đời thì người ta không sợ nhưng thật sự nếu đọc trong kinh điển nói về sự khổ trong bốn đường ác đạo, sự khổ không nguôi hoặc sự khổ đó cùng tột mình không thể nào chịu nổi, thành ra trước nhất là mình giữ tránh tham ác, chẳng hạn như do mình tham sự ăn uống mà mình phải giết con vật. Giữ giới không trộm cắp. Có những trường hợp tham dẫn đến trộm cắp thì mình ngăn ngừa được những điều này. 

Thì nếu nói về hai giới này thôi cũng tránh không sa vào 4 đường ác đạo. Nếu mình có sanh lại làm người là người có sức khỏe hoặc có tuổi thọ. Chỉ mới có sự tác ý thôi mà đã ngăn ngừa được thân khẩu ý của chúng ta. 

Bây giờ, nếu nói ngay trong hiện tại, tại sao chúng ta khổ, tại vì sự ham muốn của chúng ta đòi hỏi quá nhiều. Một người tri túc là biết vui với cái mình có. Người không biết tri túc là thấy người ta có máy laptop hiệu Apple mới ra mình mơ ước hiệu đó hoài, tâm ao ước cũng làm cho tâm chúng ta khổ. Do vậy, một người biết tri túc với những gì mình đang có thì mình sẽ được thảnh thơi, tâm không lo ngại nhiều. Đó là lợi ích ngay trong hiện tại.

Tại sao mà người ta khổ hoặc tại sao người ta dẫn đến những phạm tội thì cũng do nhân tham dẫn đầu, đa phần là do tâm tham dẫn đầu. Vậy, một người biết tu tập thì con người mình thoát hoặc là chúng ta không có sự tham đắm quá, chúng ta biết cái gì cũng vừa sức mình, làm ra được nhiêu đó thì mình sẽ hưởng bấy nhiêu v.v... chúng ta không có sự vọng móng ở cái khía cạnh nào hết,  thành ra chính ở trong hiện tại mình được an vui.

Vậy thì ở trong câu thảo luận này, tuy rằng chúng ta chưa nhổ được tận gốc hoặc đoạn tận tham nhưng ở trong đời sống chúng ta nếu giảm thiểu được những tham mà ở trong A Tỳ Đàm gọi là tâm tham thô thì chúng ta sẽ được an lạc ngay trong hiện tại, và trong tương lai chúng ta sẽ được thân thể khỏe mạnh, đời sống an vui v.v... nếu chưa đoạn tận được tham do hoài nghi do việc .... tham san đoan tan duoc phan thi du nhu vị thánh Tu Đà Hườn đã không còn tà kiến, hoài nghi ngủ ngầm trong tâm và các Ngài không còn tâm tham, Các Ngài không còn tái sanh vào khổ cảnh nữa.. Vị thánh A na hàm đoạn tận tham trong dục giới. Do vậy từ một phàm nhân tu tập đoạn tận tham hướng đến quả vị thánh là như vậy./.

No comments:

Post a Comment