Hỏi: bài học hôm nay có một câu "này chư tỳ kheo nếu chấm dứt thì đoạn tận sanh tử đó là đoạn tận tham" . Thì chữ tham ở đây được hiểu ở phạm trù nào?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 12-3-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Ở trong câu Phật ngôn này có nói đến việc Đức Phật bảo đảm rằng hễ diệt trừ tham thì sẽ không trở lại,
Chữ Anàgàmi nghĩa là không trở lại,
Ở trong phạm trù này, y cứ vào sự đoạn trừ do thành đạo thành quả siêu thế và đoạn trừ được thì chúng ta không trở lại.
Chữ Anàgàmi có ba nghĩa:
- Nếu như một bậc đã đoạn trừ tham tà kiến, tham tương ưng tà kiến Ditthigatasampayutta đoạn trừ được tham tà kiến này thì không có trở lui bốn đường ác đạo tức là vị Tu Đà Hườn.
- Nếu đoạn tận được dục tham (Kàmaraga) chứng quả A Na Hàm thì không trở lui cõi dục giới, bậc A Na Hàm do đoạn tận tham đoạn tận sân nên vị đó cho dù không có đắc thiền thì vị A Na Hàm khô phiền não này sau khi từ giả cõi người thì hóa sanh về cõi sắc giới sơ thiền, còn nói chi nếu vị này chứng được nhị thiền tam thiền tứ thiền ngũ thiền với lại đắc quả A Na Hàm thì sẽ hóa sanh về cõi sắc giới tịnh cư và không trở lui lại cõi dục giới nữa Anàgàmi gọi là bất lai, nghĩa là không trở lại cõi dục giới.
Và nếu như một vị đã đoạn tận luôn cả Rūparāga Arūparāga tức là sắc ái vô sắc ái, tham ở trong thượng phần kiết sử đo đó là quả vị Alahan, vị đó sẽ chấm dứt sự sanh tử luân hồi không có sanh lại trong tam giới nữa không còn luân hồi.
Thì như vậy, ở đây trong câu nói rằng "Hãy từ bỏ tham ta đảm bảo cho các ngươi sẽ không có trở lại". Chữ tham trong trường hợp này nếu chúng ta phân tích ra thì trong ba phạm trù tức là nếu đoạn tận tham tà kiến thì không trở lui lại bốn đường ác đạo địa ngục ác quỉ xúc sanh a tu la.
nếu đoạn tận tham ly tà kiến như là đoạn tận dục tham ly tà kiến thì sẽ không trở lại cõi dục giới này nữa đắc A Na Hàm.
, nếu đoạn tận tham ly tà kiến mà thuộc về sắc ái vô sắc ái thì không trở lại sanh tử trong vòng luân hồi trong tam giới này nữa.
Đó là ý nghĩa chữ "tham" trong Phật ngôn Đức Phật giảng trong bài học này./.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 12-3-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Ở trong câu Phật ngôn này có nói đến việc Đức Phật bảo đảm rằng hễ diệt trừ tham thì sẽ không trở lại,
Chữ Anàgàmi nghĩa là không trở lại,
Ở trong phạm trù này, y cứ vào sự đoạn trừ do thành đạo thành quả siêu thế và đoạn trừ được thì chúng ta không trở lại.
Chữ Anàgàmi có ba nghĩa:
- Nếu như một bậc đã đoạn trừ tham tà kiến, tham tương ưng tà kiến Ditthigatasampayutta đoạn trừ được tham tà kiến này thì không có trở lui bốn đường ác đạo tức là vị Tu Đà Hườn.
- Nếu đoạn tận được dục tham (Kàmaraga) chứng quả A Na Hàm thì không trở lui cõi dục giới, bậc A Na Hàm do đoạn tận tham đoạn tận sân nên vị đó cho dù không có đắc thiền thì vị A Na Hàm khô phiền não này sau khi từ giả cõi người thì hóa sanh về cõi sắc giới sơ thiền, còn nói chi nếu vị này chứng được nhị thiền tam thiền tứ thiền ngũ thiền với lại đắc quả A Na Hàm thì sẽ hóa sanh về cõi sắc giới tịnh cư và không trở lui lại cõi dục giới nữa Anàgàmi gọi là bất lai, nghĩa là không trở lại cõi dục giới.
Và nếu như một vị đã đoạn tận luôn cả Rūparāga Arūparāga tức là sắc ái vô sắc ái, tham ở trong thượng phần kiết sử đo đó là quả vị Alahan, vị đó sẽ chấm dứt sự sanh tử luân hồi không có sanh lại trong tam giới nữa không còn luân hồi.
Thì như vậy, ở đây trong câu nói rằng "Hãy từ bỏ tham ta đảm bảo cho các ngươi sẽ không có trở lại". Chữ tham trong trường hợp này nếu chúng ta phân tích ra thì trong ba phạm trù tức là nếu đoạn tận tham tà kiến thì không trở lui lại bốn đường ác đạo địa ngục ác quỉ xúc sanh a tu la.
nếu đoạn tận tham ly tà kiến như là đoạn tận dục tham ly tà kiến thì sẽ không trở lại cõi dục giới này nữa đắc A Na Hàm.
, nếu đoạn tận tham ly tà kiến mà thuộc về sắc ái vô sắc ái thì không trở lại sanh tử trong vòng luân hồi trong tam giới này nữa.
Đó là ý nghĩa chữ "tham" trong Phật ngôn Đức Phật giảng trong bài học này./.
No comments:
Post a Comment