Hỏi: Giáo lý duyên khởi là do nhiều điều kiện từ bên ngoài và bên trong, chúng ta làm được gì và điều gì chúng ta không thể làm được?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Thiên Ân chuyển biên, Minh Hạnh hiệu đính)
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Thiên Ân chuyển biên, Minh Hạnh hiệu đính)
TT Tuệ Siêu: Trong tinh thần Phật Pháp, thái độ của một người tu tập trước hết là phải tự mình nỗ lực, thứ hai nữa là chúng ta phải có sự tích cực để chúng ta thực hiện tu tập.
Khi nói đến tự mình, thì Đức Phật có thuyết là Attaa hi attano naatho ko hi naatho paro siyaa , chính mình là chỗ nương tựa cho chính mình, không ai là nơi nương tựa cho mình, và tự chúng ta phải nỗ lực, chúng ta phải sống với chân thật, tích cực, nhiệt tâm.
Thanh niên Sotaka đi đến Đức Phật, “Bạch Đức Thế Tôn xin Ngài hãy giải thoát cho con”.
Đức Phật Ngài dạy rằng, “Này Sotaka Pháp mà Như Lai đã thuyết giảng một cách rõ ràng về con đường đưa đến giải thoát, một vị đệ tử hãy tự mình thực hành theo Pháp ấy, tất sẽ đưa đến giải thoát." Đức Phật Ngài khuyên Sotaka như thế. T
rường hợp mà chúng ta nhắm mắt đưa chân thì thái độ đó không có trong Đạo Phật. Đối với Thập Nhị Nhân Duyên, ở trong đó thì những Pháp nào thuộc về quả luân hồi thì Pháp đó chúng ta cần phải biến tri, điều này thì chúng ta khó mà sửa được, nếu nhắm mắt đưa chân thì chỉ có quả luân hồi là chúng ta phải chịu thôi. Bởi vì nó sanh khởi do nhân đã tạo.
Nhưng khi nói đến nghiệp luân hồi, tức Hành và Hữu, thì điều đó chúng ta cần tích cực để chấn chỉnh lại, sửa lại, chúng ta hành động chỉnh sửa lại. Nhưng, chúng ta muốn chỉnh sửa cho dễ thì chúng ta cần chú ý những pháp cần đoạn trừ là phiền não luân hồi, Vô Minh, Ái và Hữu. Như vậy, khi chúng ta học về Pháp Thập Nhị Nhân Duyên thì chúng ta tu tập, chúng ta dùng đến phương pháp thực hành, tức là Hành và Hữu và chúng ta cố gắng đoạn trừ phiền não luân tức Vô Minh, Ái, Hữu. Khi chúng ta đã làm xong hai việc đoạn trừ phiền não và chấn chỉnh hành vi, hành động thân, khẩu, ý thì như vậy chúng ta sẽ tự giải thoát được. Chứ không phải Thập Nhị Nhân Duyên khi nói đến là chúng ta xem như định mệnh an bài, hễ việc đó sanh ra do Tập Khởi có mặt, do Tập Khởi có mặt nên pháp này có mặt rồi chúng ta cứ để như vậy. Ở đây, phiền não là thứ chính, phiền não sanh khởi tự nơi đây và chính hành động theo phiền não cho nên nó đưa đến hậu quả.
Thì bây giờ biết như vậy thì chúng ta kiểm soát và tẩy chay phiền não. Khi kiểm soát tẩy chay phiền não thì bây giờ thân, khẩu, ý chúng ta mới định hướng lại theo đường lối của thiện pháp một cách đúng nghĩa. Tức là thiện pháp thực hành không phải do mãnh lực của phiền não Vô Minh, Ái, Hữu, Sanh, Tử mà thiện pháp đó do nơi mãnh lực của đức tin, tin tấn, trí tuệ cùng với chí nguyện đạt đến sự giải thoát, thì như vậy nó sẽ đưa đến sự tốt đẹp.
No comments:
Post a Comment