Friday, August 16, 2013

so sánh cách nhìn thường thức ở bên ngoài và cái nhìn của Phật học về đời sống nội tâm.

Hỏi: so sánh cách nhìn thường thức ở bên ngoài và cái nhìn của Phật học về đời sống nội tâm. 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 7-6-2013 Thiên Ân chuyển biên, Minh Hạnh hiệu đính)

 ĐĐ Pháp Tín: Trong Phật học hoặc ở trong đời sống tu tập, với những cách nói ở bên ngoài, có đôi khi sẽ làm cho những người cư sĩ rất lúng túng.

 Một lần, chúng tôi nghe một vị sư giải thích về sự ăn chay và ăn mặn ở trong đời sống tu tập và ở đời sống bên ngoài. Vị sư này từ nhỏ đến lớn xem kinh điển nhiều, nên dùng những từ Phật học, còn người nghe dùng những từ ngữ bên ngoài "có cung mới có cầu, có cầu mới có cung," vị sư đó lúng túng. Vị sư trong chùa thường xem kinh điển, ít xem sách ở bên ngoài, người kia thì không xem kinh điển mà chỉ xem sách ở bên ngoài, thành ra khi hai người ngồi nói  chuyện với nhau. Lúc đó chúng tôi ngồi nghe cảm thấy hai người nói chuyện rất là rối, vì một người cứ nói "tại vì có người giết nên mới có người ăn," người kia thì nói rằng "có cung mới có cầu, có cầu mới có cung," hai bên nói qua nói lại không hiểu nhau. Rồi vị đó mới nói rằng "bây giờ không nói về cung hay cầu nữa, có người bán có người mua, có người mua có người bán." Lúc đó chúng tôi xen vào, chúng tôi nói rằng "bây giờ đừng nói đến cung cầu," chúng tôi nói "vì có người bán có người mua, có người ăn có người giết, có người giết có người ăn v…v," thì từ ngay chỗ đó mới gỡ rối ra được, gỡ ra những mắc rối. Cuối cùng thì người dùng chữ cung và cầu họ cũng hiểu được sự tu tập nói về không sát sanh và sát sanh, chứ không liên quan gì đến với vấn đề đó.

    Cũng như, trong Phật Giáo nói về tâm hoặc là thọ, tưởng, hay tưởng uẩn v…v. Còn thế gian thì có những hội chúng mình nói về những điều này họ không hiểu, còn nói về tình cảm và lý trí thì cũng thuộc về tâm. Ví dụ, đời sống của người ta cư xử có tình có nghĩa. Hoặc, có những người Việt, khi mình đi đến mình nhờ người ta giúp điều gì hoặc mình hỏi gì, thì người ta có sự chân tình với mình, thì mình nói là người đó sống có tình cảm, có tình người. Khi mà người Việt gặp nhau ở xứ xa v…v, thì người này gặp gỡ, tiếp đãi với mình một cách nhiệt tình, thì mình thường nói người đó có tình cảm, hay có sự hiểu biết. 
Trong Phật Giáo, người được khen có tình cảm, có lý trí, có tâm tốt, hay có tâm từ, có trí tuệ, nghĩa là có sự hiểu biết. Thì lý trí này  nói về trí tuệ. Khi chúng ta học ở trong Phật Giáo, nếu chúng ta chịu khó nghiên cứu nhiều thì chúng ta không bị lầm lẫn. 
Nhiều lần chúng tôi gặp trong trường thiền, có người nói rằng tu tập không có tưởng gì hết, không cần tưởng, thì thật sự ra có nhiều khi người ta hiểu sai, có những người ngồi tưởng tượng trạng thái này giống trạng thái kia, trạng thái của sau thiền giống trạng thái của người mới vừa đi nắng về, rồi tắm rửa mát mẻ, có chỗ để nghỉ ngơi. Người ta tưởng tượng trạng thái của sơ thiền là một người đau khổ vừa được bình phục, hạnh phúc, v…v. Thì sự tưởng đó không cần ở trong thiền, vì sao, vì nó thuộc về sự tưởng tượng. Tưởng tượng thì không cần, nhưng đối với sự tưởng tu tập trong thiền, ví dụ như chúng ta cần tưởng mạnh, tức sự ghi nhớ, vị thiền sư dạy chúng ta tu tập đề mục đó như thế nào, chúng ta cần tưởng mạnh để ghi nhớ những điều đó. Từ chỗ vị thiền sư, chúng ta trở về cốc của chúng ta, trở về chỗ hành thiền, chúng ta đều nhớ được điều đó, thì chúng ta cần cái tưởng (Saññā), nhận biết như vậy, để mà chúng ta có cái tâm nhớ lại để tu tập, thì những điều đó thực sự chúng ta muốn có những cái cách như vậy thì phải nhờ vào tưởng mạnh. 
Một người hiểu rõ trong trường hợp nào được gọi là tưởng, tưởng (Saññā) để tu tập, để học hỏi, v…v, nó khác biệt với sự tưởng tượng, thì khi mình hiểu được điều đó thì mình không bị sự đối lập. Còn nếu chúng ta không hiểu những từ này, ví dụ như có những người nói rằng trong Phật giáo không có tình cảm và lý trí, thật sự ra điều này không phải.
 Ngay Đức Vua Pasenadi, có thời gian ngày nào cũng đi thăm Đức Phật, do Đức Vua có sự tôn kính Đức Phật. Còn ở ngoài đời thì người ta không biết dùng chữ này, không biết chữ tôn kính, người ta nói rằng vị đó có tình nghĩa, hoặc có một cái ơn gì đó v…v, thì những điều này gọi là Ngôn ngữ Chế Định.
 
Trong đời sống bình thường, có những người mình gọi người ta bằng “cô” họ không chịu, kêu bằng “chị” thì được. Nhưng mình chỉ dùng ngôn ngữ đó để mình giao tiếp thôi, chứ điều đó không chuyển tải gì hết. Hoặc là trong đời sống này, có nhiều khi hai người đó hay hai nhóm đó, người ta có sự qua lại với nhau, thì quý vị thấy rằng bình thường người ta cũng dùng chữ “xin lỗi”, nhưng “xin lỗi” ở đây không phải là nhóm A có lỗi hay nhóm B có lỗi, không phải như vậy, nhưng vì người ta tôn trọng mối quan hệ này nên người ta nói xin lỗi. Trong giao tiếp có khi mình dùng ngôn ngữ này ngôn ngữ kia để mình chuyển đạt lại những ý gì mà mình muốn nói cho người nghe để họ hiểu được điều đó. Trong Phật Giáo nếu một người đã từng học từng nghe rồi thì vị giảng sư khi trình bày ngũ uẩn, thức uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn để nhanh và gọn, để nhanh và không thiếu. Còn đối với những người mới vào trong Phật học thì mình phải dùng sự hiểu biết, lý trí hoặc mình dùng ngôn ngữ gì đó để mình chuyển tải cho người nghe hiểu được, như vậy mới gọi là mình biết cách để dùng ngôn ngữ chế định để mình diễn tả điều này điều kia, nhằm mục đích để cho người ta hiểu được vấn đề, thì nó sẽ giúp ích được cho mọi người trong sự tìm hiểu về Phật Giáo, do đó chúng ta liên thông hai vấn đề này thì nó cũng không ảnh hưởng gì nhiều.

No comments:

Post a Comment