Saturday, August 3, 2013

Những Pháp liên tục có thể coi là giáo lý Duyên Sinh không?

TT Giác Đẳng hỏi:Những pháp ảnh hưởng dây chuyền, do pháp này có nên pháp kia có, tương tự như Giáo Lý Duyên Khởi trong Thập Nhị Nhân Duyên. Câu hỏi là, pháp này ảnh hưởng pháp kia, do cái này có cái kia có, có thể gọi là Giáo Lý Duyên Sinh hay Duyên Khởi được không? Hay là khi nói đến Giáo Lý Duyên Khởi thì bắt buộc chúng ta phải giới hạn trong 12 nhân duyên, mở đầu là Vô Minh rồi cuối cùng là Lão Tử mà ở đây chúng ta chỉ nói là pháp này duyên pháp kia, chứ không nhất thiết là duyên sinh, tức chín pháp này có thể gọi là Duyên Sinh được không?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 7-6-2013 Thiên Ân chuyển biên)

TT Tuệ Siêu trả lời: Tất cả những hiện tưởng nhân quả tương quan hay là Y Tương Sinh, đều có thể được gọi là Giáo Lý Duyên Khởi. Nhưng, tùy trường hợp mà nói. Trong 12 nhân duyên, Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức, đó là Duyên Sinh, theo khía cạnh là tạo ra sự luân hồi Samsāra, còn những Pháp khác mà Đức Thế Tôn thuyết do cái này có mặt nên cái kia có mặt thì cũng gọi là Duyên Sinh Paticcasamuppàda, nhưng để nói đến một hệ quả chẳng hạn như được gọi là Ái căn, do ái sinh ra cảm thọ, sanh ra chấp thủ v…v, do ái sinh ra sự tầm cầu, do tầm cầu sanh ra lợi đắc, do duyên lợi đắc sinh ra có sự phân biệt, do phân biệt có tham dục, do tham dục có dính mắc, do dính mắc có chấp giữ v…v.

Thì ở trong chín pháp cần đoạn trừ cũng theo một định lý về Duyên Sinh hay là Y Tương Sinh, nó chỉ khác nhau ở chỗ là một đằng thì đem đến hệ quả là tạo ra cuộc luân hồi, còn một đằng là Đức Phật Ngài thuyết những pháp duyên sinh này sẽ tạo ra hệ quả thực tại, như cuối cùng thì chúng sanh có sự đánh giết lẫn nhau, tàn hại lẫn nhau, cũng do nguồn gốc là ái, rồi lại thêm nữa, trong bài học hôm nay nói đến sự sai biệt của các pháp Nānattā, thì sự sai biệt của các pháp ở đây, Đức Phật Ngài nói rằng, sở dĩ có sự sai biệt đó, cái này có sự sai biệt bởi vì cái tập khởi sanh ra cái này cũng là sai biệt, mà sở dĩ cái tập khởi đó có sự sai biệt về tập khởi của cái pháp đó, cũng có sự sai biệt. Dần dần Đức Phật Ngài thuyết từ gốc đến ngọn, cuối cùng thì do Giới sai biệt Dhātunānattaṃ paṭicca. Thì ở đây,như vậy chúng ta vẫn gọi là Y Tương Sinh.

Còn nếu nói theo từ ngữ thì chúng ta cần phải giải thích như thế này: 12 nhân duyên được gọi là Paṭiccasamuppāda, ở trong chín pháp này cũng đề cập đến, ví dụ như Dhātunānattaṃ paṭicca, chữ Paṭicca nghĩa là y, là nương, là do. Paṭicca uppajjati phassanānattaṃ , tức do Giới sai biệt nên sanh ra Xúc sai biệt, chữ Paṭicca và động từ Upajjati vẫn được sử dụng ở đây, nhưng ở trong Thập Nhị Duyên Khởi cũng là Paṭiccasamuppāda , mà động từ Upaccati, do khi chúng ta nhìn thấy ở trong chi pháp Pali, uppajjati thì chúng ta liên tưởng đến Paṭiccasamuppāda của 12 nhân duyên, Thập Nhị Nhân Duyên, do vậy cho nên chúng ta mới kết luận rằng bất cứ pháp nào mà cái này có mặt mới sanh ra cái kia, do có cái kia sanh ra cái nọ, thì tất cả đều gọi là Y Tương Sinh, hoặc Duyên Sinh. Chữ Paṭicca đồng nghĩa với chữ paccayā, nhưng mà Duyên Sinh trong phạm trù này hay Duyên Sinh trong phạm trù khác, hệ quả này hay hệ quả kia thì chúng ta nói tùy trường hợp, một khi chúng ta gặp trong kinh điển thì chúng ta thấy Đức Phật Ngài thuyết rất nhiều trường hợp do Duyên Sinh tạo ra các pháp.

No comments:

Post a Comment