Thursday, August 15, 2013

Thế nào là hữu duyên trong Phật Giáo

Sư Trưởng: Chư Tăng đi khuất thực để những người khác “để bát” cúng dường để rồi họ nguyện cầu những gì họ mong ướt đó gọi là hoá duyên. Nhưng người Tây Tạng khi có người hỏi tại sao Chư Tăng phái Kim Cang Thừa hay Mật Tông mà thông thường gọi là Phật giáo Tây Tạng lại không ăn chay mà ăn những động vật như là thịt bò thịt trừu v.v… Chúng tôi đến vài chùa ở Ấn Độ và thấy đôi khi có ngôi chùa treo khô dắt (trâu núi), khi hỏi như vậy thì những vị Tăng sĩ Tây Tạng trả lời và viết thành sách thành báo, câu trả lời là: Khi ăn những thịt chúng sanh như vậy không phải là không có tâm từ với chúng sanh mà là để kết duyên với chúng sanh.
Do đó có câu thảo luận số một là: Thế nào gọi là hữu duyên, làm thế nào đễ có duyên lành với người khác. Tức là chúng ta có thể dùng bố thí, lợi hành, đồng sự để có duyên lành với người khác hay chúng ta nên đi hoá duyên khuất thực như Chư Tăng Nguyên Thủy Nam Tông hay chúng ta nên sử dụng lối kết duyên lành của người Tây Tạng, hay còn phương pháp nào khác. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Trong câu thảo luận đầu tiên thì trước nhất có một vài trình bày quan điểm mang tính thuần túy kinh điển, sau đó xin trả lời câu hỏi mà Sư Trưởng đưa ra liên quan đến Phật giáo Tây Tạng.
Trước nhất đạo Phật quan niệm rằng ở trong cuộc đời này sự quan hệ giữa con người và con người, chúng sanh với chúng sanh nó không đơn giản là đẹp là xấu, là hay, là dở mà bên cạnh đó nó còn có những yếu tố chúng ta gọi là túc duyên hay là tiền nghiệp.
Ví dụ như qúi vị nghe pháp của vị Pháp Sư, có vị họ thuyết rất hay nhưng quí vị lại không thấm thiá, không cảm thấy gần, không cảm thấy thân thiết với vị đó, không phải vị đó thuyết dở mà tại vì giữa vị đó và qúi vị không có duyên. Trái lại có một vài vị dùng ngôn từ rất đơn giản, nói rất ngắn gọn khô khan nhưng vì vị đó có duyên lành với mình nên mình cảm thấy hết sức thân thiết, hết sức qúi mến. Thì như vậy vấn đề ở đây không phải là hay hay dở hay có tài hay không có tài.
Lấy ví dụ như hồi xưa có Ngài Hộ Tông, Ngài Hộ Tông viết nhiều sách, nhưng nếu chúng ta nói chuyện với Ngài thì chúng ta thấy Ngài không phải là vị Pháp Sư theo cách mà chúng ta nói là dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng, nói năng một cách rất mạch lạc như một bài thuyết giảng, có thể nói ngược lại là trong cách dậy đạo thì Ngài hay la hay rầy, chúng ta dùng chữ la rầy không phải là quá đáng là vì có nhiều khi Ngài la rầy Chư Tăng và quí Phật tử, nhưng ở trong chùa Ngài thì Phật tử tu tập rất đông người xuất gia cũng vậy, người tại gia cũng vậy, nhất là những vị cư sĩ, những vị tu nữ và những vị này không phải tu một cách bình thường mà tu hành rất tinh tấn. Nếu chúng ta đem vị pháp sư giỏi chưa chắc đã cảm hoá được 5 người 3 người có thể tu hành tinh tấn được như những đệ tử của Ngài, và ở gần Ngài thì chúng ta thấy rằng thường thường Ngài không dùng sự thuyết phục bằng ngôn từ nhiều, bằng mỹ từ, bằng cách nói nhẹ nhàng cảm hóa mà thường la rầy, nhưng lại có sự thành tựu rất lớn trên phương diện hoằng phápm và khi chúng ta nói về điểm này thì ai cũng nói rằng đó là đức độ của Ngài, quả thật Ngài là một vị chân tu có nhiều đức độ về niềm tin về giới hạnh v.v... Nhưng cũng phải nói thêm một điểm rằng Ngài có rất nhiều duyên lành ở trong quá khứ. Như ở Đài Loan có những vị như Pháp Sư Ấn Thuận là một vị thông suốt Tam Tạng kinh điển nhưng cũng không có nghĩa vì vậy mà Pháp Sư Ấn Thuận lại có nhiều đệ tử hơn những vị khác, có những vị không có tài năng về kinh điển như Pháp Sư Ấn Thuận trong lúc đó lại có rất đông đệ tử.
Dĩ nhiên mỗi hiện tượng, mỗi sự kiện nó có nhiều cách giải thích, nhưng riêng với đạo Phật thì chúng ta biết một điều rằng con người mà có thể cảm thông nhau, có thể thân thiết với nhau thì phải có một cái mà chúng ta nói là có duyên lành với nhau. Duyên lành đó là gi`? Hoặc ở trong quá khứ chúng ta từng là người có những pháp như bố thí, ái ngữ, lợi hành đồng sự cho nhau.
Ví dụ như mình đã từng cho ai cái gì đó mà người đó rất cảm kích rất lợi lạc, đời sau sanh ra có thể mình sẽ gặp lại người đó, người đó có thể rất cứng đầu, rất ngang bướng với người khác, nhưng mà gặp lại chúng ta, chúng ta chỉ nói một lời nhẹ thôi, một lời rất ngắn mà người đó có thể cảm thấy rằng chịu khó lắng nghe, hay không ương ạnh như đối với người khác, mặc dầu lời nói của chúng ta chưa chắc là có sức thuyết phục hơn, hay chưa chắc đã hay hơn người khác.
Nhiều khi có người nói rất hay nhưng lại không thuyết phục được chúng ta mà lại có những người có câu nói rất tầm thường mà chúng ta lại thay đổi được thì đó là có duyên lành.
Thì ở trong đời sống hàng ngày phải nói như vậy, bốn nhiếp pháp này khi chúng ta đọc vào thì chúng ta hiểu rằng đó là những pháp làm cho chúng sanh mở lòng với chúng sanh, chúng sanh gần gủi thân thiết với chúng sanh khác.
T thì ở đây bố thí tức là mình cho, cái cho đó là sự mở rộng bàn tay, mở rộng bàn tay ban bố, bố thí, giúp đỡ cái gì đó.
Ái ngữ tức là đối với người chung quanh là dùng lời nói ôn hoà, dùng lời nói vừa lòng đẹp ý, chúng ta không có dùng lời nói cáu kỉnh gay gắt khích bác người khác.
Lợi hành là chúng ta sống biết nghĩ lợi ích cho nhau.
Đồng sự là chúng ta biết chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ gánh nặng với nhau.
Bốn pháp này thật ra đều căn bản ở trên lòng từ hết, sống bằng tâm từ, thể hiện tâm từ thì con người có duyên lành với nhau. Chúng ta đừng nghĩ rằng Ðức Phật Ngài thuyết một bài pháp mà Ngài độ nhiều vị tri thức như Ngài Xá Lợi Phất hay các vị vua như vua Bình Xa Vương hay Ngài độ Chư Thiên, Phạm Thiên như Đức Trời Đế Thích, Tứ Đại Thiên Vương là tự nhiên Ngài giỏi, Ngài thuyết pháp hay là đủ, mà thật sự ở trong vô lượng kiếp Ngài đã cho, Ngài đã sống, Ngài đã ban bố, Ngài đã dùng tứ nhiếp pháp để ban bố cho những chúng sanh này rất nhiều, những chúng sanh đó thọ những ân lành của Chư Phật, thọ được ân lành của những Đức Bồ Tát trong quá khứ nên chi trong kiếp này những vị đó mà nghe các Ngài, chỉ nhìn thấy Đức Phật là mở rộng lòng ra. Như ngày hôm qua chúng ta có dịp nói về ông Cấp Cô Độc chỉ nghe nói đến Đức Phật không thì trong tâm hồn đã cảm thấy rằng rất hoan hỷ, rất mong muốn để gặp. Thật sự đó cũng là cái duyên lành.
Bởi vậy mình sống trong cuộc đời có nhiều người rất là lạ, ví dụ nói là mình đi xuất gia không muốn thọ dùng của đàn na tín thí, chỉ tiền của mình để dành rồi dùng thôi, vấn đề không phải là mình nhận hay không nhận, vấn đề là mình có cho với nhau, mình có ban bố điều gì gọi là tốt đẹp và mình có thể đón nhận những điều từ những người gọi là thiện trí hay không.
Ví dụ như mình ở gần bậc thiện trí , ở gần một vị Trưởng Lão, các Ngài cho mình một chai thuốc hay một món quà gì đó thì mình nên cảm kích điều đó, tại vì đó cũng là một duyên lành, đời sau nếu vị thiện trí đó, vị trưởng lão đó sanh lên là một vị Tam Tạng Pháp Sư, các Ngài nói đạo cho mình nghe thì mình lãnh hội rất nhanh.
Hay hoặc giả ở trong đời sống này có những pháp làm cho con người gần nhau như bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, đây là những pháp gọi là Bốn Nhiếp Pháp nhưng thật ra ở trong đó nói những cái tương duyên giữa con người với con người, điều này giữa chúng sanh với chúng sanh rất đặc biệt. Như qúi vị đã từng nghe câu chuyện là Ngài Angulimala trong một kiếp xa xưa Ngài đã từng là một vị tỳ kheo đi khuất thực rồi với phần những hạt cơm còn lại trong bình bát, Ngài úp xuống ổ kiến với tác ý dụng tâm là những hạt cơm này cho những con kiến, chỉ chừng đó thôi mà đời sau những con kiến đó sanh ra là những vị thương buôn, Ngài chỉ nói vài bài pháp mà những vị thương buôn này có thể cảm hoá, trong khi những người thương buôn này không thấy được một sự mở lòng tương tựa như vậy ở những vị khác thì đều do duyên lành hết. Nên sống trong cuộc đời này rất quan trọng để chúng ta tạo duyên lành với nhau.
Người Việt Nam chúng ta nói chữ kết duyên, chúng ta nói chữ đó có tánh cách như nam và nữ dẫn đến chỗ thành vợ thành chồng tác thành hôn sự gọi là kết duyên, nhưng người Trung Hoa đặc biệt dùng chữ kết duyên là chữ mang ý nghĩa gần với đạo Phật. Ví dụ như một người Phật tử họ đem một hầu bao, một ít tịnh tài để cúng dường cho một vị Tăng hay vị Ni, mong được kết duyên với vị Tăng vị Ni, điều đó muốn nói rằng đời sau gặp nhau sẽ là bà con bạn bè từ bi trí tuệ, điều đó nghĩa là có duyên lành với nhau. Vì vậy ở trong cuộc sống của chúng ta có nhiều khi mình hay nói ông A tốt bà B xấu, nhưng thật sự không phải ông A tốt bà B xấu. Nếu mà xấu và tốt thì thưa qúi vị đa số chúng ta sống trong cuộc đời này là trung bình hết, đa số chúng ta sống trong cuộc đời ai cũng có phần tốt, ai cũng có phần xấu, chúng tôi cũng nói là cũng có người rất tốt nhưng đa số thì hầu hết.
Nhưng lạ lắm, nếu người đó có duyên lành với mình thì họ đem phần tốt để họ đối xử với mình, nhưng nếu người đó không có duyên lành với mình thì có khi họ đối với mình một cách rất tệ. Thì chúng ta nhớ như vầy, nếu một người mà họ xử không tốt với mình thì mình đừng có nghĩ rằng người đó xấu, tại vì mình với người đó không có duyên lành với nhau.
Nhưng một người đối xử tốt với mình không có nghĩa là người đó là người bậc thiện trí hoàn toàn hay là người tốt hoàn toàn, biết đâu mình có duyên lành với người đó rồi người đó gặp mình thì tốt với mình.
Thành ra chữ nhân duyên trong đạo Phật nó cho chúng ta hiểu cái phải chăng trong cuộc đời này, vì vậy mình sống mình hay có ý nghĩ rằng có những người hoàn toàn tốt nhất là những người thương mình, những người hoàn toàn xấu là những người đối xử không tốt với mình, chuyện đó không hẳn như vậy, cái quan trọng là cái tương duyên giữa mình và người đó đối với nhau như thế nào.
Và bốn pháp này rất quan trọng đối với người tu Phật, tại sao vậy, thông thường qúi Phật tử mà nghe nói rằng những người tu tập muốn phát tâm cứu độ chúng sanh. Thật ra không phải là mình muốn cứu độ chúng sanh là mình cứu độ được, không phải như vậy, mình nói mình muốn cứu độ chúng sanh mà mình không tạo duyên lành với chúng sanh thì mi`nh không cứu độ chúng sanh được.
Ðức Phật Ngài nói rằng cái đầu của Ngài mà Ngài cắt thủ cấp đó để ban bố cho chúng sanh, người ta nói giống như đá ở trong núi, đời sống của Ngài là Ba La Mật hạnh, mà để cứu độ muôn loài chúng sanh nó là vô lượng vô biên, chúng ta không kể được. Thành ra có khi một pháp thoại của Ngài giảng ra mà mang lại không biết bao nhiêu Chư Thiên nhân loại đắc đạo chứng quả, không phải đơn giản chỉ là giá trị của pháp thoại đó mà chính rằng ở trong vô lượng kiếp Ngài cũng đã tạo nhiều BaLaMật, nhiều phước hạnh và Ngài mang lại lợi lạc cho những người đó. Những người đó gặp Ngài bây giờ tự nhiên không bỏ đi như Upaka, Upaka không có duyên lành với Ðức Phật nên gặp Ðức Phật thì thấy Ðức Phật Ngài đẹp đẽ tướng hảo phi phàm nhưng mà đến chừng đến gần thì lại bỏ đi, trong khi đó ông Cấp Cô Ðộc chưa gặp Ðức Phật, chỉ nghe tên Ðức Phật thôi, nghe danh xưng của Ðức Phật thôi thì trong lòng đã rung động, thì thưa qúi vị đó là duyên lành hết.
Thành ra nếu trong cuộc đời mình mà phát đại nguyện độ đời, thì cái đại nguyện độ đời đó không có nghĩa là mình học điều gì cho hay là mình độ đời được, hay lời đại độ đời mình phát nguyện không mà độ đời được, mà mình đem bốn pháp bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự ra để cảm hoá chúng sanh trong cuộc đời này, mình kết duyên lành với chúng sanh trong cuộc đời này, và tạo nhịp cầu để cảm thông của mình với chúng sanh trong cuộc đời này, những người nào mình cho họ thì đời sau mình gặp họ, mình nói họ, họ dễ mở lòng ra, những người nào mình đem những lời nói hoà dịu, những lời nói an ủi để mang lại hạnh phúc cho họ, đời sau gặp họ, họ dễ lắng nghe mình.
Những người nào mình sống mà nghĩ tới lợi ích cho họ mà họ cảm kích điều đó thì đời sau mình cũng có duyên lành với họ. Những người nào mà mình chia sẻ gánh nặng chia sẻ trách nhiệm với họ thì đời sau gặp nhau cũng có nhân duyên tốt với họ. Thành ra rất cần thiết để chúng ta sống trong cuộc đời này, chúng ta sống với một tâm nguyện ví dụ mình muốn cứu độ chúng sanh thì bên cạnh đó là mìnhtạo duyên lành với chúng sanh và bốn nhiếp pháp này là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự nói lên tương duyên tốt đẹp giữa mình và chúng sanh khác.
Và cũng phải nhắc lại một điều rằng nếu ở trong cuộc đời này mà một người đối xử với mình rất tốt, thì không hẳn họ đối với mọi người đều tốt như vậy, mà họ đối với mình xấu cũng không hẳn họ đối xử với mọi người xấu như vậy, tại vì họ đối xử với mình tốt biết đâu mình với họ đã có duyên lành nhiều đời nhiều kiếp, và họ đối xử với mình xấu biết đâu mình với họ có oan trái nhiều đời nhiều kiếp. Thì như vậy đối với người họ không thương mình, hay đối với người họ thương mình, thì mình nghĩ rằng con người sống cũng có xấu có tốt, bởi vì người ta nói rằng đừng bao giờ vì thương ai mà mìnhquên đi, mình không biết cái xấu của người đó, và đừng ghét ai mà không biết cái tốt của người đó.
Lý duyên sinh rất vi diệu, ở đây là một phương diện rất vi diệu khi chúng ta học về giáo lý duyên sinh, thì thưa qúi Phật tử cái gọi là hữu duyên ở trong đời sống có nghĩa là trong đời này đời trước hay một quá khứ xa xưa nào đó mình với chúng sanh hay là chúng ta đối với Phật Pháp sanh lên mà mình có duyên lành.
Như đời này quí Phật tử đừng nghĩ rằng mình lên chùa mình đem nhang đèn hương đăng hoa quả lạy Phật, mình lạy Phật như vậy là chỉ được quả phúc thôi, thật sự nó còn có một cái khác nữa đó là tạo duyên lành với Phật Pháp, tạo duyên lành Phật Pháp như thế nào. Đời này nếu mình ngồi trước cội Bồ Ðề hay trước Bảo Tháp hay trước kim thân Phật mình đảnh lễ xong, mình thành kính cúng dường đời sau mình gặp Phật Pháp mình không khó khăn, nghĩa là không tạo nhiều oan khiên chướng nghiệp, mà mình đến với Phật Pháp rất nhanh chóng.
Như quí vị nghe câu chuyện Saccaka, Saccaka mãi cho đến nhiều thế hệ sau này sanh làm vị Ty` kheo ở Tích Lan thì Saccaka mới có thể đến gần Phật Pháp, thời Ðức Phật còn tại thế Saccaka có nhiều cuộc đàm luận với Ðức Phật nhưng không bao giờ trở thành người đệ tử thật sự của Ðức Phật mặc dầu có tâm phục và khẩu phục là bởi vì thiếu duyên lành, Saccaka cũng vậy, cũng từng đến với Ðức Phật, Ðề Bà Ðạt Ða cũng vậy, những người đó họ sống kế bên Ðức Phật, nghe Ðức Phật thuyết pháp mà không lãnh hội được.
Thành ra rất quan trọng để gọi là mình biết cái nào là hữu duyên ở trong đời này. Giả sử như nhiều khi mình gặp một bậc Trưởng Lão, mình biết vị đó là vị có rất nhiều phúc nhiều đức, mình chỉ đi lấy ly nước cho vị đó hay mình cúng dường vị đó một cái gì rất nhỏ bé, đừng coi thường việc đó, đó cũng là duyên lành.
Con người mình chỉ mong một điều rằng nếu những bước chân rong rủi trong cuộc đời mà gặp bậc thiện trí thi` cái đầu mình biết cúi xuống để mà mình cung kính, cái lòng biết mở ra để chúng ta đón nhận những lời dậy của vị đó, lỗ tai mình biết lắng nghe sự hướng dẫn của các vị đó thì thật sự mìnhlà người hữu duyên. Còn nếu trong cuộc đời mình không may mà gặp bậc thiện trí mà tâm hồn mình ù cạc cạc, tánh mình cống cao ngã mạn, mình không biết lắng nghe, không biết đón nhận, không biết cảm kích những cái hay cái đẹp thi` thật sự chúng ta là người vô duyên bạc phước.
Cái khác biệt những người hữu duyên và người vô duyên là như vậy. Nên chi ngày xưa chúng ta đọc trong Túc Sanh Truyện thấy ngày xưa bậc thiện trí để ý rất nhiều là làm thế nào để tạo duyên lành. Những người mà qúi Phật tử hay chê là bà già trầu chẳng hạn đi chùa lễ bái cúng dường chùa tháp v. v.... mình đừng xem thường những vị đó, những vị đó lại có duyên lành rất tốt. Khi mình đem nhữngmình ảnh đẹp vào trong lòng, những cái gi` trang nghiêm thanh tịnh vào trong lòng mình, ở một thời gian nào đó mà mình luân hồi, nhiều khi bị rong rủi đi vào cảnh giới đau khổ tự nhiên thấy một màu y, tự nhiên thấy cái hi`nh ảnh ngọn tháp, thấy một cái gi` đó tự nhiên trong lòng mình nó trổi dậy những điều rất tốt đẹp, những điều rất cao qúi đều nhờ mình có phúc duyên, có duyên lành. Nên một người tu biết đạo không xem thường những điều đó, hoàn toàn không xem thường.
Bởi vậy chuyện hóa duyên là chuyện rất cần, hóa duyên là vị tỳ kheo buổi sáng bưng bình bát đi vào trong làng. Những người bận rộn, những người nghèo khổ, những người ít đi chùa, những người họ thường sống rất xa chùa bây giờ nhờ nhà Sư đi ngang thấy hình bóng nhà Sư họ sẽ đặt trong bình bát một trái chuối, một nắm xôi, một trái ổi hay trái gì đó, chính những điều đó nó tạo cho những duyên lành.
Vì chúng sanh ở trong cuộc đời này thật sự nếu chúng ta ngồi chúng ta xét lại thì thấy cái duyên chúng ta đối với thiện pháp ít lắm mà cái duyên đối với ác pháp rất nhiều, quí vị không tin thì qúi vị cứ để ý hằng ngày những gì chúng ta bàn chúng ta nói có bao nhiêu thứ chúng ta bàn chúng ta nói là tốt đẹp. Nói những điều mà thường thường là không tốt đẹp, và ít có khi nào chúng ta tự cho tâm hồn mình, tự cho cuộc sống của mình nó hoà nhập với những giá trị thiêng liêng cao qúi.
Thành ra chuyện đi hoá duyên là chuyện phải nói rằng ngày xưa Ðức Phật trong tôn ý của Ngài, Ngài muốn Chư Tăng ngoài chánh mạng khuất thực còn có một điểm nữa là làm thế nào đó để không rời xa quần chúng, không rời xa chúng sanh, đem duyên lành đến chúng sanh trong đời.
Quí vị Phật tử biết rằng ngày xưa có những tháng ngày chúng tôi sống ở Kanchanaburi một nơi giữa biên giới Thái Lan và Miến Ðiện, chỗ đó xa xôi hẻo lánh chúng tôi gặp những người ở trong làng, những em bé 5 tuổi 3 tuổi rất thuần thành, họ chấp tay rất đẹp, chứ không phải như người Việt Nam, người Việt Nam mình mà người có học đi nữa chắp tay cũng sượng sùng lắm, không có gọn gàng, các em 5 tuổi 3 tuổi gặp Chư Tăng gặp tượng Phật, chắp tay một cách rất nhu nhuyến, rất là nhuần nhuyễn và các em đó thật sự trong các cung cách đối với chùa chiền đối với Chư Tăng co`n biết đạo hơn là những người Phật tử chúng ta. Thì chúng ta tự hỏi rằng tại sao ở chốn hoang vu hẻo lánh này mà những người Phật tử họ lại thuần thành như vậy thì đơn giản thôi là Chư Tăng không sống xa họ, Chư Tăng mỗi ngày họ đi khuất thực, mỗi ngày họ gặp Chư Tăng họ biết phải cư xử thế nào, họ biết cúng dường thế nào thành ra đó là chuyện là đạo Phật không xa quần chúng.
Một ngày nào đó mà Phật giáo vì có chùa cao Phật lớn, vì Chư Tăng sống đời sống tiện nghi rồi quên đi chuyện khuất thực, nghĩa là sống với một số quần chúng mà mình cảm thấy là tự bằng lòng tự thoả mãn rồi mình bỏ đi quần chúng ở bên ngoài, thì lúc đó chúng ta thấy Phật giáo đi xuống. Phật giáo đi xuống thò đơn giản lắm là vì chúng ta không còn tiếp cận nữa, không chịu khó nữa, hiểu được điều đó chúng ta mới hiểu được sự hóa duyên như thế nào.
Ngài Achaan Man là một vị Thiền Sư trong thời đương đại, ở trong tiểu sử của Ngài nói rằng ngày cuối cùng trước khi Ngài viên tịch, buổi sáng Ngài vẫn bưng bình bát đi ra khỏi cổng chùa 50 thước, cho dù rằng bao nhiêu đàn tín, bao nhiêu đệ tử vẫn có mặt ở chung quanh đó nhưng Ngài vẫn đi, tại vì sao vậy? tại vì Ngài muốn làm duyên lành cho đời sau, nhưng cái hạnh của Ngài là làm sao để Chư Tăng tiếp tục trong điều kiện như vậy. Thành ra khi chúng ta nghĩ đến điều đó chúng ta mới thấy rằng chuyện sống tiếp cận và tiếp cận một cách tốt đẹp ở trong cuộc đời này là cái gi` rất quan trọng, và may mắn cho chúng ta nếu chúng ta trong cuộc đời gặp bậc thiện trí mà mình biết nghiêng mình.
Người ta nói:
“Trăm năm bố thí cúng dường, không bằng một phúc kính nhường Thánh nhân"
Mi`nh gặp bậc thiện trí mà mình biết qùi xuống lạy bậc thiện trí thì thật sự con người mình có cái may rất lớn. Còn nếu trong cuộc đời này mà mình gặp Ðức Phật đi nữa mà mình ngẩn đầu lên cống cao ngã mạn thì thật sự con người mình gọi là con người nhất xiển đề thì nó quá, nhưng phải nói là con người mình không có lợi lạc, mình là con người bạc phước, mình mất đi rất nhiều lợi ích ở trong cuộc đời.
Do vậy luôn luôn mình phải tự hỏi rằng mình có bao nhiêu duyên lành đối với bậc thiện trí, có bao nhiêu duyên lành đối với chánh pháp, có bao nhiêu duyên lành đối với những điều hay điều thiện, và liệu rằng trong những kiếp luân hồi, trong những bước chân phiêu bạc của chúng ta trong đời này và đời sau mình gặp được những điều tốt đẹp như vậy, mình có biết nghiêng mình trước những giá trị cao quí hay không, hay là chúng ta vẫn khư khư ôm chấp lấy bản ngã cái tôi đáng ghét của mình để rồi ruốt cuộc mình không được gi` hết, do đó gọi người hữu duyên và người vô duyên bạc phước nó khác nhau như vậy.
Bây giờ thì chúng ta nói đến chuyện hồi nãy Sư Trưởng có nói về chuyện người Tây Tạng ăn thịt mấy con dắt (con trâu núi) để gieo duyên với nó, thì xin thưa với qúi Phật tử một điều là ở trên thực tế thìChư Tăng Tây Tạng không ăn chay, ở trên thực tế người Tây Tạng sống ở miền núi họ không có thực phẩm nhiều, họ ăn những con trâu núi và mỗi người đều có cách giải thích khác biệt những gì chúng ta nghe giải thích nó nằm trên quan điểm cá nhân nhiều hơn là kinh điển.
Thật ra trong kinh điển Tây Tạng cũng không đến đỗi giải thích như vậy, riêng cá nhân chúng tôi thìchúng tôi cũng không nghĩ rằng mình ăn một con vật nào đó gọi là kết duyên với nó, cái đó nó mang tánh cách mà chúng tôi nghĩ là hơi ngụy biện mà thôi.
Thật sự chuyện mình ăn, nó là một chuyện chẳng đặng đừng, nói thẳng ra là chuyện ăn chẳng đặng đừng, ví dụ như mình không có cách nào khác, cuộc sống ở trong đời thi` nó tương đối thôi, người ta có gi` cho mình ăn cái đó và mình ăn trong cái tam tịnh dục, mình tránh được sự sát hại chừng nào thi` tốt chừng đó. Nhưng bảo rằng mình ăn chúng sanh để tạo duyên lành với chúng sanh thì thật ra chúng tôi không thấy quan điểm đó có một chỗ đứng trong tinh thần của Phật Pháp.
Tuy nhiên phải nhắc lại một điều là nếu chúng ta có, chúng tôi cũng đã nghe một vài vị nói những vị Tây Tạng như trường hợp Sư Trưởng đã tri`nh bày thi` điều đó cũng có một vài vị giải thích, đúng ra Phật pháp mình có vấn đề nhiều khi người ta muốn giải thích điều gi` người ta cũng giải thích hết. Ví dụ có người hỏi nhà Sư Tây Tạng là sao tu mà ăn thịt con dắt (con trâu núi) thì nhà Sư Tây Tạng nói rằng con dắt nó to như con trâu, nó là con trâu núi, mình ăn một con đỡ hơn mình ăn tôm ăn cá mìnhăn nhiều con. Thành ra đó cũng chỉ là cách giải thích thôi, chứ chúng tôi không nghĩ nó cần có một lý do, có cái gì đáng kể, đáng để ý đến chuyện đó.
Nhưng những lời giải thích đó từ những nhà Sư Tây Tạng hay là những vị nào đó thì chúng tôi nghĩ rằng nó mang tánh cách cá nhân hơn là quan điểm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng. Phật giáo Tây Tạng là một Phật giáo đầy màu sắc và nhiều cái xa lạ, và đặc biệt người Việt Nam thì thường có một cái nhi`n tương đối rất hời hợt đối với Phật giáo Tây Tạng. Chúng tôi biết rằng điều này không dễ dàng là vi` có nhiều vị cũng công kích Phật giáo Tây Tạng, chúng tôi không phải là người có đủ tư cách để phát ngôn cho Phật giáo Tây Tạng hay binh vực Phật giáo Tây Tạng, nhưng chúng tôi phải xác nhận một điểm rằng Phật giáo Tây Tạng có một kho tàng kinh điển rất lớn về đạo Phật, rất lớn không kém bất cứ một quốc gia một tông phái nào khác và người Việt Nam thì đôi lúc thích thì quá thích, mà ghét thì quá ghét. Bản thân của chúng tôi thì có những thứ mà Tây Tạng thì chúng tôi rất thích và có những thứ Tây Tạng mà thật sự chúng tôi cũng không thích.
Nhưng phải nói Ðức Dalai Lama là một vị tu sĩ Phật giáo mà chúng tôi rất kính trọng Ngài trong tinh thần của Ngài đối với quê hương đối với dân tộc và tinh thần đối với Phật pháp. Nhưng cũng có những điểm chúng tôi không đồng ý với Phật giáo Tây Tạng, tuy nhiên cái căn bản của chúng ta như vầy là nếu để học cái hay thì có nhiều điều chúng ta học được, nhưng cái dở thì Phật giáo Tây Tạng không phải là không có điểm dở, có rất nhiều điểm dở.
Nhưng chúng ta phải rất là cẩn thận là bởi vi` người Việt Nam chúng ta có tật là bảo hoàng hơn vua nghĩa là hễ mình theo ai mình theo dữ dội và mình chửi ai thi` chửi dữ dội lắm đó là cái gi` rất nguy hiểm. Ngày xưa ngày tàn tạ của Nho học thì người Việt Nam chúng ta bảo thủ hơn ai hết, rồi đến thời ky` theo Tây thì chúng ta theo Tây hơn ai hết, rồi đến thời ky` mà hễ người ta làm một thì mìnhbắt chước làm tới mười thì chuyện đó cũng tai hại.
Kính bạch Sư Trưởng con xin có một y' kiến rất nhỏ về trường hợp Phật giáo Tây Tạng rằng: nếu trong trường hợp mà vị đó nói rằng ăn thịt con dắt hay ăn thịt chúng sanh nào đó là kết duyên với chúng sanh đó thì con chỉ xin có lời tri`nh bày một cách ngắn gọn là trong y' kiến cá nhân con là con thấy rằng điều đó nó mang tính ngụy biện hơn là hữu lý. Nhưng đó chỉ là quan điểm cá nhân của con thôi, và con cũng xin thưa rằng con không nghĩ rằng đó là lời giải thích đại diện cho tất cả quan điểm Phật giáo Tây Tạng, tại vi` Phật giáo Tây Tạng có nhiều màu sắc, có nhiều quan điểm và cũng phải nói rằng đó là một đạo Phật mà có rất nhiều cái biện thuyết nghĩa là các nhà Sư Tây Tạng có khẩu tài lắm, thi` chuyện mà các vị nói như vậy nó cũng không phải là ngạc nhiên, tại vi` đôi khi các vị biện bác nhiều quá thi` cũng có những chuyện mà chúng ta nghĩ là ngụy biện. Thì ý kiến là ý kiến thôi chứ con cũng không dám đi xa hơn về điểm này./.

No comments:

Post a Comment